Sự tồn tại và phát triển của Công ty được quyết định bởi niềm tin, lòng yêu mến của khách hàng tiêu dùng sản phẩm cho Công ty. Đối tượng khách hàng của Công ty được phân thành:
- Khách hàng nội bộ: Bao gồm toàn bộ nhân viên của Công ty đi tiêu thụ hàng hóa, với một khối lượng lớn (gần 50% giá trị sản lượng hàng hóa).
- Khách hàng bên ngoài cũng có thể được chia thành:
+ Khách hàng mua hàng hóa để tiêu dùng: Họ có thể là các hộ gia đình, các tập thể trong và ngoài tỉnh mà chủ yếu là người tiêu dùng trong tỉnh, họ mua hàng hóa bằng cách đến tận Công ty để mua.
+ Khách là các trung gian phân phối bao gồm: các đại lý, các nhà bán buôn, bán lẻ mua hàng hóa của Công ty với khối lượng lớn để bán lại cho người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lời từ việc chênh lệch giá.
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tạo nguồn - Mua hàng tại Công Ty Cổ Phần Bỉm Sơn VIGLACERA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.00
0,00
0.002
0.00
0,00
0.002
0.002
3. Doanh thu từ hoạt động khác
0.14
2,04
25.15
50,52
0.17
0,53
25.01
17.764,29
-24.62
-99,32
II. Tổng chi phí
7.58
100
51.79
100
27.73
100
44.21
583,24
-24.06
-46,47
1. Giá vốn hàng bán
5.70
75,20
19.83
38,29
18.98
68,45
14.13
247,89
-0.85
-4,29
2. Chi phí bán hàng
0.35
4,62
1.16
2,24
0.76
2,74
0.81
231,43
-0.4
-34,48
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
0.54
7,12
1.72
3,32
2.39
8,62
1.18
218,52
0.67
38,95
4. Chi phí hoạt động tài chính
0.99
13,06
1.91
3.69
5.30
19,11
0.92
92,93
3.39
177,49
5. Chi phí hoạt động khác
27.17
52,46
0.31
1,12
-26.86
-98,86
III. Tổng lợi nhuận
-0.72
100
-2.01
100
4.08
100
-0.37
179,17
6.09
-102,99
1. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng
0.13
-18,06
1.92
-95,52
9.5
232,84
1.79
1376,92
7.58
394,79
2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-0.99
137,5
-1.91
95,02
-5.3
-129,9
-0.92
92,93
-3.39
177,49
3. Lợi nhuận từ hoạt động khác
0.14
-19,44
-2.02
100
-0.13
-13
-2.16
-1342,86
-1.5
-93,56
IV. Thuế thu nhập doanh nghiệp
V. Lợi nhuận sau thuế
-0.72
-2.01
4.08
-1.29
179,17
6.09
VI. Các chỉ tiêu
1. LN/DT
-10.71
-8,16
12,90
2. LN/CP
-9.50
-3,88
14,71
3. LN/Vốn
-0.15
-5,60
10,10
( Nguồn: Phòng kế toán-tài chính)
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠO NGUỒN – MUA HÀNG CỦA CTCP BỈM SƠN VIGLACERA
3.1. Môi trường kinh doanh của Công ty
Môi trường KD của Công ty bao gồm tất cả những điều kiện, yếu tố bên trong lẫn bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động KD của Công ty.
Sự thành công trong hoạt động KD của Công ty, nếu không tính đến vận may, chỉ xuất hiện khi kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, do vậy việc phân tích môi trường KD mới có thể giúp DN đề ra các mục tiêu và CLKD đúng đắn.
Môi trường KD của Công ty bao gồm:
- Môi trường vĩ mô
- Môi trường vi mô.
3.1.1. Môi trường vĩ mô
3.1.1.1 Môi trường kinh tế
Đây là yếu tố hết sức quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các Công ty. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tác động trực tiếp và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với Công ty. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam lớn hơn, khi đó đời sống nhân dân được nâng cao và đây là cơ hội cho Công ty tăng cường hoạt động SXKD để đáp ứng sản phẩm ra thị trường có nhu cầu ngày càng cao. Bên cạnh đó, sự biết đến của các quốc gia đối với Việt Nam ngày càng nhiều và họ có nhu cầu sử dụng các mặt hàng của Công ty. Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ của mặt hàng các nước như: Trung Quốc, Đài Loan cũng rất khốc liệt. Đây chính là những cơ hội và thách thức đặt ra đối với ngành VLXD Việt Nam nói chung và CTCP Bỉm Sơn Viglacera nói riêng.
3.1.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật
Trong những năm qua, tình hình chính trị khu vực và thế giới có nhiều biến động khá phức tạp, dù vậy nước ta vẫn duy trì được một chế độ chính sách pháp luật khá ổn định. Nhà nước ta vẫn kiên định với đường lối XHCN, với cơ chế, cơ sở pháp luật nghiêm minh để chèo lái con thuyền đất nước, chinh phục thành công sự nghiệp đổi mới, thực hiện điều tiết thị trường, hạn chế lạm phát, ổn định môi trường vĩ mô.
Đứng trước xu thế quốc tế hóa toàn cầu như hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước hòa mình vào nền kinh tế thế giới bằng những sự kiện trọng đại như bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, gia nhập ASEAN, WTO từ đó mở ra những cơ hội và lộ trình mới cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khẳng định vị thế vững chắc và có được tiếng nói trên trường quốc tế và khu vực.
Với môi trường chính trị, pháp luật ổn định, Việt Nam được biết đến như một điểm đến an toàn, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên phạm vi toàn cầu. Đây là một hình thức liên kết nguồn lực trong và ngoài nước một cách có chọn lọc, có định hướng nhằm phát triển kinh tế, XD đất nước bền vững và lâu dài. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc đổi mới công nghệ , thương mại, tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến, làm bàn đạp cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm và không ngừng bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với hệ thống thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây, nhiều đạo luật được ban hành như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Dân sự và ban hành hệ thống thuế mới (VAT), nhằm từng bước tự do hóa thương mại, thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt. Với những sự kiên định và những thay đổi tích cực về chính trị pháp luật trên đã ngày càng thu hút được sự quan tâm và đầu tư của nước ngoài vào nước ta, đồng thời tạo ra được sự an toàn trong SXKD cho mọi thành phần kinh tế.
3.1.1.3 Môi trường tự nhiên
Thời gian qua, mải miết chạy theo nhịp điệu phát triển hối hả của nền kinh tế, chúng ta đã quay lưng lại với môi trường tự nhiên – cái nôi của sự sống trên toàn cầu. Và giờ đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nạn nhân cho nhân loại trên toàn thế giới.
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ số quan trọng cần theo dõi nhưng không phải là chỉ tiêu bằng mọi cách phải đạt được kể cả hi sinh chất lượng tăng trưởng. Do vậy mà vấn đề phát triển bền vững được đặt ra.
Qua nhiều năm chiến tranh và các hoạt động khai thác bừa bãi ở những năm mới phát triển, môi trường tự nhiên bị phá hủy nặng nề, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, mất dần khả năng khôi phục.
Như chúng ta đã biết nguồn tài nguyên để phát triển ngành công nghiệp XD ở nước ta là rất lớn nhưng hôm nay cũng dần bị kiệt quệ. Tất cả những mất mát trên là lời cảnh báo cho toàn bộ các Công ty cần quan tâm chú trọng hơn trong vấn đề SXKD đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên; điều kiện địa lý nước ta cũng có nhiều thuận lợi cho việc hợp tác, giao lưu, chuyển giao công nghệ, cho những ngành nghề phát triển nhanh, mạnh, bắt kịp xu thế chung của các nước phát triển trên thế giới.
3.1.1.4 Môi trường khoa học công nghệ
Yếu tố công nghệ không chỉ được quan tâm bởi các nhà SX mà nó còn là mối quan tâm của các đơn vị KDTM. Sự thay đổi nhanh của công nghệ cũng có nghĩa là rút ngắn chu kỳ sống hoặc vòng đời trung bình của sản phẩm. Việc du nhập và nắm vững tình hình công nghệ sẽ giúp DNTM có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn KD mặt hàng nào. Ngoài ra, đối với DNTM thì việc nắm bắt những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang là yêu cầu thiết yếu. Hiện nay, ở nước ta khoa học tự nhiên và công nghệ được tập trung triển khai những đề tài cấp Nhà nước và cấp bộ, tỉnh, thành phố. Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong SX, KD và trong đời sống xã hội. Trình độ công nghệ trong một số ngành SX, XD, dịch vụ đã được nâng lên và đổi mới đáng kể.
3.1.1.5 Môi trường văn hóa – xã hội
Một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm đó là dân số. Đối với sản phẩm VLXD thì khi dân số gia tăng thì ăn ở là một nhu cầu tất yếu khách quan dẫn đến sự hình thành các công trình XD.
Bên cạnh đó, cơ cấu dân số cũng như trình độ văn hóa của người dân cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm cho tiêu dùng. Các thói quen tiêu dùng có sự thay đổi theo chiều hướng hiện đại và yêu cầu cao hơn đối với chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ đi kèm.
Do đó, Công ty cần nghiên cứu, phân tích từng loại khách hàng, từng khu vực dân cư để có kế hoạch và chiến lược nguồn hàng hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đúng lúc, đúng nơi.
3.1.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô là tổng thể tất cả các tác nhân có tác động trực tiếp đến hoạt động và hướng KD của Công ty bao gồm: Các sản phẩm thay thế, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian Marketing, các khách hàng và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Sức ép của các tác nhân này đối với Công ty có thể là điều hạn chế mà cũng có thể là cơ hội KD đối với Công ty tùy theo mức độ tác động mạnh hay yếu của nó.
3.1.2.1 Nhà cung ứng
Để hoạt động SXKD được tiến hành liên tục, đáp ứng đủ đầu vào SX, tránh bị đình trệ thì CTCP Bỉm Sơn Viglacera đã chủ động tìm kiếm các nguồn hàng rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là nguyên liệu “đất sét” hết sức quan trọng và cấp thiết trong việc SX ra VLXD. Ngoài ra, Công ty còn chọn các đơn vị nguồn hàng có chính sách cởi mở tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc mua bán với Công ty. Các đơn vị cung ứng hàng hóa cho Công ty sẽ được đề cập chi tiết hơn trong công tác tạo nguồn hàng.
3.1.2.2 Khách hàng
Sự tồn tại và phát triển của Công ty được quyết định bởi niềm tin, lòng yêu mến của khách hàng tiêu dùng sản phẩm cho Công ty. Đối tượng khách hàng của Công ty được phân thành:
- Khách hàng nội bộ: Bao gồm toàn bộ nhân viên của Công ty đi tiêu thụ hàng hóa, với một khối lượng lớn (gần 50% giá trị sản lượng hàng hóa).
- Khách hàng bên ngoài cũng có thể được chia thành:
+ Khách hàng mua hàng hóa để tiêu dùng: Họ có thể là các hộ gia đình, các tập thể trong và ngoài tỉnh mà chủ yếu là người tiêu dùng trong tỉnh, họ mua hàng hóa bằng cách đến tận Công ty để mua.
+ Khách là các trung gian phân phối bao gồm: các đại lý, các nhà bán buôn, bán lẻ mua hàng hóa của Công ty với khối lượng lớn để bán lại cho người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lời từ việc chênh lệch giá.
3.1.2.3 Các nhà trung gian
Các nhà trung gian là các cơ sở KD hỗ trợ cho Công ty trong việc tiêu thụ và phân phối hàng hóa. Chính vì vậy mà các nhà trung gian được xem như là “gạch nối” gắn kết giữa Công ty với người tiêu dùng, giúp rút ngắn khoảng cách về mặt không gian lẫn thời gian giữa đôi bên.
- Các trung gian phân phối hàng hóa: Phương thức phân phối của Công ty là phương thức phân phối rộng rãi, Công ty thực hiện phân phối qua các đại lý và bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Các trung gian phân phối chủ yếu của Công ty là các đại lý (đại lý cấp 1); trong đó có: đại lý Vũ Thị Thúy (khu phố 2 Phường Lam Sơn Bim Sơn Thanh Hoá); Nguyễn Văn Đức (Khu phố 4 Phường Đông Sơn - Bim Sơn Thanh Hoá); Nguyễn Hữu Tiền (Ba Đình - Nga Sơn - Thanh Hóa; Vũ Văn Tư (Khu phố 1- phường Lam Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hóa; Trần Văn Phú (Khu Phố 2 - Phường Lam Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hoá... và bán qua các điểm bán như: Hoàng Minh Hiền (đường Hoàng Hoa Thám); Mai Thị Diên (khu phố 5 - TP Ninh Bình; Trần Xuân Thư (phố Lê Hoàn TP Thanh Hoá)...
- Các cơ sở hỗ trợ cho hoạt động phân phối: Kho bãi của Công ty được đặt tại Công ty và các đội xe vận chuyển.
- Các trung gian tài chính: Công ty có quan hệ với CTCP VLXD Lam Sơn, ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, các ngân hàng cổ phần khác thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng cũng như việc vay vốn. Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, dịch vụ bưu điện mà việc thanh toán tiền, chuyển qua tài khoản dễ dàng, thuận lợi cho việc quản lý vốn của Công ty.
Các trung gian Marketing đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Nói cách khác nhờ các trung gian Marketing mà việc lưu thông hàng hóa diễn ra một cách trôi chảy và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2.4 Các sản phẩm thay thế
Ngày nay với sự bùng nổ của khoa học, kỹ thuật và công nghiệp hiện đại thì các sản phẩm hàng hóa trên thị trường luôn phải chịu sức ép của các sản phẩm thay thế với hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng tốt, được SX trên dây chuyền công nghệ hiện đại thì sự ra đời các sản phẩm thay thế là điều khó tránh khỏi. Do là một Công ty mới chuyển đổi thành CTCP nên việc thay thế bằng các sản phẩm khác là điều hạn chế. Nên Công ty chọn việc thay thế bằng các NVL tốt hơn. Các sản phẩm với kiểu dáng đẹp, chất lượng tốtluôn chiếm lĩnh trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ cũng như hiệu quả KD của Công ty. Do đó, Công ty cần liên tục có những chính sách hợp lý về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng để phát triển mạnh hơn trong tương lai.
3.1.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Ngày nay KDTM không còn là lĩnh vực độc quyền của các đơn vị Nhà nước và tập thể mà là một lĩnh vực tự do cho mọi thành phần kinh tế, điều này đã tạo nên động lực lớn để khuyến khích cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào KDTM với nhiều loại hình DN khác nhau như: CTCP, hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạnDo đó một luồng sinh khí mới được tạo ra, đồng thời tính chất cạnh tranh trong ngành cũng trở nên gay gắt hơn cả đầu vào lẫn đầu ra.
Hiện nay, các sản phẩm mà Công ty SX được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, bên cạnh đó dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng cũng khá tốt. Trên thị trường của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh khác cũng có những sản phẩm được SX với chất lượng và dịch vụ khác nhau. Mục tiêu của các Công ty này là mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Ngoài ra, họ còn có các chương trình khuyến mãi, giảm giá Do đó, làm cho sự cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty đang KD với các Công ty khác càng gay gắt hơn. Cho nên, muốn khẳng định và giữ vững vị trí của mình trên trương trường thì việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là một việc làm cần thiết và mang tầm chiến lược..
- Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty:
Các đối thủ cạnh tranh cùng ngành của Công ty bao gồm các đối thủ cạnh tranh chính như sau:
Bảng 4: Các đối thủ cạnh tranh cùng ngành chính của Công ty trên địa bàn Thanh Hóa.
Tên đơn vị
Loại hình doanh nghiệp
Hàng hóa
cạnh tranh chính
1. CTCP VLXD Bỉm Sơn
CTCP
Xi măng, sắt, thép, tôn, gạch tuynel,ngói
2. CTCP xi măng Bỉm Sơn
CTCP
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker; sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác
3. Công ty SX VLXD Thanh Xuân
Công ty TNHH
Xi măng, sắt, thép, tôn
4. CTCP VLXD Lam Sơn
CTCP
Gạch, ngói
Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh cùng ngành của CTCP Bỉm Sơn Viglacera thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình DN khác nhau. Nhưng chủ yếu là các CTCP. Tính chất cạnh tranh rất phức tạp, nếu xét ở khía cạnh đầu vào thì Công ty phải cạnh tranh với các đơn vị này về nguồn hàng, nếu xét ở khía cạnh đầu ra thì cạnh tranh về sản phẩm. Do đó, Công ty cần có những chính sách, chiến lược tốt để cạnh tranh ngày càng tốt hơn không những đầu ra mà cả đầu vào nữa.
3.2 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ và thị trường nguồn hàng của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
3.2.1 Tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty qua 3 năm 2006 – 2007
Để thực hiện tốt công tác tạo nguồn - mua hàng thì không những thu thập kịp thời thông tin từ các đơn vị nguồn hàng, tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua, áp dụng các chính sách kinh tế trong hoạt động khai thác và tạo nguồn hàng... mà Công ty cần phải nắm rõ tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty qua từng thời kỳ để có phương án thu mua hợp lý để phục vụ cho hoạt động SX của Công ty. Để hiểu rõ tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty qua 3 năm 2006 - 2008 ta xem bảng sau:
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty có xu hướng tăng lên trong 3 năm. Trong đó, mặt hàng gạch xây là mặt hàng chủ lực và chiếm trên 73% tỷ trọng doanh số tiêu thụ của Công ty. Năm 2006, doanh số tiêu thụ của Công ty là 18.873,30 triệu đồng và đến năm 2008 con số này đã lên tới 28.829,89 triệu đồng.
Năm 2007, doanh số tiêu thụ mặt của mặt hàng gạch xây đạt 16.367,16 triệu đồng, tăng 18,00% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 50,33% so với năm 2007. Sự tăng lên của doanh thu tương ứng với lượng tiêu thụ hàng hoá tiêu thụ tăng lên. Qua đó, ta cũng có thể thấy rằng, mặt hàng gạch xây là mặt hàng KD chính của Công ty. Sản lượng tiêu thụ qua các năm rất lớn và tốc độ tăng doanh thu đều đạt mức tăng trưởng cao. Là do nhu cầu xây nhà ở và các công trình ngày càng tăng lên. Mặt hàng này chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Ninh Bình, Nam Định...
Ngoài những mặt hàng chính ra thì việc đa dạng hoá danh mục hàng hoá KD cũng rất cần thiết trong việc góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của Công ty. Công ty cũng tiến hành bán gạch nem chẻ và ngói lợp cho những nơi có nhu cầu. Đây là hai mặt hàng có doanh số lớn và ảnh hưởng khá lớn đến tình hình biến động của doanh thu. Năm 2007, doanh số tiêu thu gạch nem chẻ là 4.328,34 triệu đồng tăng 18,14% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 mặt hàng này lại giảm 818,87 triệu đồng tương ứng với giảm 18,92% so với năm 2007. Đối với mặt hàng ngói lợp, doanh số tiêu thụ năm 2007 là 712,12 triệu đồng giảm 34,54% so với năm 2006, và năm 2008 doanh số này là 495,53 triệu đồng giảm 216,59 triệu đồng tương ứng với giảm 30,41% so với năm 2007. Doanh số giảm như vậy là do Công ty tăng giá 2 mặt hàng này lên, nguyên liệu đầu vào để phục vụ SX lại tăng lên. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng khắc phục điều này để tăng doanh số tiêu thụ cho hai mặt hàng trên vì hai mặt hàng trên đang được xem là tiềm năng để tăng doanh số tiêu thụ cho Công ty.
Doanh số tiêu thụ của gạch chống nóng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến biến động doanh thu của Công ty. Năm 2007, doanh số tiêu thụ gạch chống nóng là 184,46 triệu đồng giảm 72,36 triệu đồng tương ứng giảm 28,18% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 doang số tiêu thụ là 219,94 triệu đồng tăng 35,48 triệu đồng tương ứng với tăng 19,23% so với năm 2007. Đây là mặt hàng bán chạy nhất vào các tháng 2 và tháng 3 vì lúc này nhu cầu xây nhà của các hộ dân cư đều tăng lên.
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty về mặt giá trị có chiều hướng tăng lên qua 3 năm. Tuy nhiên, sự biến động còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường cũng như lượng hàng hoá tiêu thụ. Qua đó, cũng phần nào thấy được nhu cầu của khách hàng và khả năng tiêu thụ hàng hoá cũng như uy tín của Công ty.
Bảng 5: Doanh số tiêu thụ hàng hoá của Công ty qua 3 năm 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Hàng hoá
2006
2007
2008
2007/2008
2008/2008
Giá trị
Giá trị
Giá trị
+/-
%
+/-
%
Tổng doanh thu
18.873,30
21.592,08
28.829,89
2.718,78
114,07
7.237,81
133,52
Gạch chống nóng
256,82
184,46
219,94
-72,36
71,82
35,48
119,23
Gạch xây
13.869,95
16.367,16
24.604,95
2.497,21
117,00
8.237,79
150,33
Gạch nem chẻ
3.663,59
4.328,34
3.509,47
664,75
118,14
-818,87
81,08
Ngói lợp
1.087,94
712,12
495,53
-375,82
65,46
-216,59
69,59
(Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính)
3.2.2 Danh mục các hàng hoá KD chính của Công ty
CTCP Bỉm Sơn Viglacera hoạt động chủ yếu là SX hàng hoá để bán ra thị trường. Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông và lực lượng LĐ lớn., hoạt động của Công ty bên cạnh mặt hàng chủ lực thì Công ty còn có SX một số mặt hàng khác để có thêm công ăn, việc làm cho lực lượng LĐ ở đây. Trong những năm qua, mặt hàng KD chính của Công ty là các sản phẩm VLXD như gạch, ngói các loại và các mặt hàng này chiếm trên 90% doanh thu bán hàng của Công ty. Sản phẩm VLXD của Công ty được khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá là sản phẩm có chất lượng và có uy tín. Đặc biệt, các sản phẩm này rất hợp trong việc XD nhà ở và các công trình XD. Để có được thành công đó thì Công ty không ngừng tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Từ đó, không những phấn đấu để hoàn thiện sản phẩm các loại hàng hoá KD sao cho ngày càng trở thành sản phẩm thiết yếu của người dân trong và ngoài tỉnh. Gạch là mặt hàng chiến lược của Công ty, doanh số tiêu thụ luôn đạt trên 17 tỷ đồng chiếm 74% trong tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2006 - 2008.
Ngoài ra, Công ty còn SX và KD một số mặt hàng, NVL khác như nem các loại bao gồm: nem tách (250 x 250 x 50), nem tách (300 x 300 x 50), nem kép (250 x 250 x 50), nem kép (300 x 300 x 50)...
Ngoài việc khai thác tối đa khả năng sinh lợi của các hàng hoá chủ lực thì việc làm phong phú thêm danh mục các mặt hàng SX là quan trọng. Khi KD nhiều mặt hàng như vậy, mặt hàng nào không còn thích hợp nữa thì Công ty sẽ dần loại thải ra khỏi danh mục để SX, tìm kiếm mặt hàng khác phù hợp hơn và điều này phụ thuộc rất lớn vào công tác tạo nguồn - mua hàng thật tốt. Với việc đa dạng hoá danh mục hàng hoá KD như vậy sẽ góp phần san sẻ và hạn chế bớt rủi ro so với chỉ tập trung vào các mặt hàng chính. Ngoài ra , việc đa dạng hoá danh mục hàng hoá KD còn giúp Công ty tận dụng tối đa nguồn lực và tránh lãng phí.
Công tác tạo nguồn và mua hàng không chỉ dừng lại ở việc thiết lập danh mục hàng hoá KD mà còn phải bao gồm cả việc quản lý danh mục này để đưa ra những quyết định KD mặt hàng theo hướng có lợi nhất. Từ đó, sắp xếp các hàng theo hướng lợi ích mà nó mang lại. Để làm cơ sở cho việc ra quyết định nên phân bổ bao nhiêu nguồn lực cho việc KD của từng mặt hàng, nên phát triển hay loại bỏ mặt hàng nào ra khỏi danh mục hàng hoá KD.
3.3 Tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng của Công ty qua 3 năm 2006 - 2008
3.3.1 Tình hình khai thác nguồn hàng của Công ty
Để tạo nguồn hàng tốt và ổn định, Công ty đã tổ chức tốt công tác tạo nguồn. Dựa vào nhu cầu của mình về khối lượng, chất lượng, thời gian và giá cả mà Công ty chủ động nghiên cứu các nguồn hàng có khả năng đáp ứng vào điều kiện thực tế của Công ty cũng như hiểu sâu về nhà cung ứng để có chính sách thu mua đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian
3.3.2. Các phương thức thanh toán của Công ty
Thanh toán là nghĩa vụ chủ yếu của người mua trong quá trình mua bán hàng hoá. Việc lựa chọn phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán không phải chỉ do một bên mua quyết định mà phải có sự thoả thuận đồng ý của cả hai bên. Trong thương mại hiện nay, việc thanh toán có thể diễn ra trước hoặc sau khi bên mua nhận hàng. Phương thức thanh toán hiện nay rất đa dạng như: bằng chuyển khoản, bằng tiền mặt, bằng phương thức L/C. Nhưng CTCP Bỉm Sơn Viglacera chọn hai phương thức đó là: bằng chuyển khoản và bằng tiền mặt. Lựa chọn được phương thức thanh toán hợp lý giúp cho hoạt động thu mua của Công ty giảm được thời gian luân chuyển vốn, từ đó làm tăng vòng quay của vốn hay tăng hiệu quả của đồng vốn đưa vào thu mua.
Trong những năm qua, hoạt động thu mua hàng hoá của Công ty áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau tuỳ theo từng đơn vị nguồn hàng cung ứng và tuỳ từng điều kiện, thời điểm nhất định. Vì Công ty chủ yếu mua hàng thông qua các hợp đồng nên việc thanh toán bằng tiền mặt là rất thuận lợi. Nó vừa nhanh lại vừa chính xác tạo ra mối làm ăn lâu dài. Quan trọng hơn là khi thanh toán bằng phương thức tiền mặt thì không phải trả phần trăm cho ngân hàng như phương thức chuyển khoản. Nhưng bất lợi cho người đi mua hàng là khi nào đi mua cũng phải mang theo tiền mặt dễ dẫn đến tình trạng mất mát tiền bạc.
Do đó, Công ty chọn hình thức thanh toán thứ hai là bằng chuyển khoản. Hình thức thanh toán này, chủ yếu được Công ty áp dụng khi mua hàng hoá với hợp đồng có giá trị lớn và đối với những đơn vị nguồn hàng ở xa. Vì đa số các đơn vị cung ứng nguồn hàng đều là bạn hàng thân quen nên thanh toán bằng phương thức này là khá thích hợp. Không những thế, phương thức này còn rất dễ dàng sử dụng, bởi bất kỳ một nhân viên nào cũng có thể biết được phương thức này. Một ưu điểm nữa khi sử dụng phương thức thanh toán này đối với các đơn vị nguồn hàng là Công ty có thể nhận hàng trước và thanh toán sau (theo thoả thuận giữa bên cung ứng và Công ty) nên có thể chiếm dụng khoản tiền phải trả cho người bán này để tăng thêm nguồn vốn lưu động của mình. Nhưng phương thức này có nhược điểm là : khi thanh toán qua ngân hàng phải mất lệ phí và thủ tục rườm rà. Nhưng hiện nay, các DNTM vẫn chọn phương thức này vì nó mang lại sự nhanh chóng, dễ dàng cho họ.
Đối với những đơn vị nguồn hàng cần vốn để tiến hành khai thác hàng hoá, Công ty có thể hỗ trợ tiền trước, tuy nhiên hình thức này rất ít. Khi mua từ nhiều nguồn hàng trong thời gian ngắn mà chưa có đủ tiền để đáp ứng thanh toán, Công ty phải vay vốn để trả tiền hàng và vì thế Công ty phải chịu thêm một khoản chi phí là lãi vay.
Nói chung, với hình thức thanh toán nào thì Công ty cũng tìm cách giữ vững uy tín và đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Bên cạnh đó phải thu được nguồn hàng tốt để đáp ứng cho nhu cầu SX.
3.3.3 Hệ thống kho hàng của Công ty
Kho hàng là những công trình kiến trúc của Công ty để chứa đựng, bảo quản hàng hoá trong một thời gian nhất định. Kho hàng là điều kiện tất yếu để dự trữ hàng hoá ở bất kỳ hình thái kỹ thuật xã hội nào và tuỳ thuộc vào mức độ và điều kiện hoạt động của từng DN và quy mô, kiến trúc, kết cấu của các nhà kho khác nhau.
Bất kỳ một DNTM nào, việc lưu thông hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi là rất cần thiết. Để làm được điều này thì việc phân bố các kho hàng cho phù hợp là vô cùng quan trọng. Để thấy được tình hình phân bố kho hàng của CTCP Bỉm Sơn Viglacera ta xem xét bảng sau:
Bảng 6: Hệ thống kho hàng của Công ty
Phân loại
Tên kho
Theo nhiệm vụ
Theo diện tích
Kho trung chuyển
Kho dự trữ
Kho giao hàng
>=80m2
<80m2
Kho vật tư, thiết bị, cơ giới
x
x
x
Kho Đông Thôn
x
x
Kho Đoài Thôn
x
x
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
- Theo nhiệm vụ chính của kho, ta có thể chia hệ thống kho của Công ty thành:
+ Kho trung chuyển: Làm nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2418.doc