Chuyên đề Phân tích tình hình thực hiện chi phí và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 3

Danh mục các chữ viết tắt 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH

DOANH TRONG DOANH NGHIỆP .6

I. Những vấn đề chung về chi phí kinh doanh . . 6

1. Khái niệm, phân loại chi phí kinh doanh 6

1.1. Khái niệm chi phí kinh doanh . . 6

1.2. Phân loại chi phí kinh doanh . .8

1.3. Đặc điểm một số ngành kinh tế . 10

1.4. Nội dung chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp . 15

2. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí kinh doanh . 17

II. Nội dung và phương pháp phân tích . 18

1. Nội dung . .18

1.1. Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu . 18

1.2. Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng của chi phí .18

1.3. Phân tích chi phí kinh doanh theo yếu tố chi phí .19

1.4. Phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu . .19

2. Phương pháp phân tích .20

2.1. Phương pháp so sánh . 20

2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch . .23

2.3. Phương pháp cân đối . .25

2.4. Các phương pháp khác . .25

III. Nguồn tài liệu . 26

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ

KINH DOANH . . . .27

I. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty . .27

1. Quá trình hình thành và phát triển . .27

2. Chức năng và nhiệm vụ . .29

3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh . . 30

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . .34

5. Một vài chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh . .36

II. Nội dung công tác quản lý chi phí . .40

III. Phân tích tình hình thực hiện chi phí kinh doanh . .42

1. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí . 42

2. Phân tích tổng hợp chi phí theo chức năng hoạt động . .44

3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí quản lý . .45

4. Phân tích tình hình thực hiện chi phí giá vốn hàng hoá . .47

5. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí tiền lương . .51

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ

CÁC GIẢI PHÁP . . 57

I. Nhận xét, đánh giá . .57

1. Mặt mạnh . .57

2. Tồn tại . .59

2.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định . .59

2.2. Chi phí tiền lương . .59

2.3. Chi phí mua hàng . .60

II. Biện pháp nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí .60

1. Biện pháp chung nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí . 61

1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí . .61

1.2. Biện pháp chung làm giảm chi phí . .61

2. Biện pháp nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí . .62

2.1. Mở rộng thị trường kinh doanh . 62

2.2. Nâng cao trình độ của người lao động . .65

2.3. Có phương hướng kinh doanh hợp lý . 65

3. Những đề xuất nhằm hạ thấp chi phí . .66

3.1. Chi phí mua hàng (trị giá hàng mua, chi phí thu mua) . .66

3.2. Chi phí tiền lương . .66

3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định . .67

3.4. Chi phí quản lý . .67

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 71

Nhận xét của đơn vị thực tập 72

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3192 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình thực hiện chi phí và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIA 239.959.200,00 Tháng 09/2003 08 26-022003/ HĐKT/ MTHN-NXBPN Nhà xuất bản Phụ Nữ 274.639.000,00 Tháng 12/2003 09 16-032004/ HĐKT/ MTHN-T.AN Cty Xây Dựng Trường An-BQP 277.124.848,00 Tháng 03/2004 10 19-042004/ HĐKT/ MTHN-DAPD Dự án phát triển điện lực – Cty Điện I 218.199.200,00 Tháng 04/2004 11 17-032005/ HĐKT/ HNC-JICA Tổ chức JICA - Nhật Bản 860.370.700,00 Tháng 03/2005 12 11-072005/ HĐKT/ MTHN-VIETTEL Tổng Cty Viễn Thông Quân Đội 206.167.500,00 Tháng 07/2005 Đó là những thành quả mà công ty đã thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Thành quả đó đạt được chính là nhờ sự vun đắp, xây dựng của từng thành viên trong công ty và sự định hướng đúng đắn của ban Giám đốc công ty với phương châm hoạt động: “Luôn phấn đấu đạt được chất lượng dịch vụ tốt nhất” Ngoài các dự án cung cấp thiết bị, giải pháp trên công ty có triển khai nhiều hợp đồng cung cấp thiêt bị tin học khác. Công ty đã có quan hệ với hàng trăm khách hàng và luôn để lại cho khách hàng niềm tin tưởng ở khả năng chuyên môn, lòng nhiệt tình, tính chu đáo với các dịch vụ bảo hành, bảo trì sau bán hàng. Không những thế công ty còn hoàn thành 100% nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước bình quân mỗi năm từ 2001 đến nay công ty nộp 50 đến 200 triệu đồng. Công ty đang được đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh có lãi, khá ổn định và đang có hướng phát triển trong các doanh nghiệp thương mại. 2. Chức năng, nhiêm vụ của công ty Công ty TNHH máy tính Hà Nội là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính có tài khoản mở tại Ngân hàng cổ phần á Châu- chi nhánh Hà Nội, có con dấu riêng với thể thức do nhà nước qui định. 2.1. Chức năng Công ty TNHH máy tính Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ. Vì là một tế bào của nền kinh tế thị trường nên cũng như các doanh nghiệp khác công ty cũng có chức năng chung sản xuất ra của cải vật chất để cung cấp cho nhu cầu của xã hội mà trong tự nhiên không có hoặc thiếu hụt. Ngoài ra còn có chức năng riêng như: - Tin học. - Điện - điện tử. - Viễn thông. Đặc biệt trong lĩnh vực Tin học công ty chú trọng các hoạt động như: + Thiết kế giải pháp tổng thể (thiết kế hệ thống, xây dựng mạng LAN, WAN,…). + Cung cấp thiết bị tin học (máy chủ, máy tính PC, linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng, các ứng dụng). + Cung cấp phần mềm cuả các hãng trên thế giới, các phân mềm quản lý, truyền thông,… + Tư vấn và đào tạo cho khách hàng. + Triển khai các dịch vụ bảo hành, bảo trì,… Qua 5 năm hoạt động với thời gian ngắn nhưng công ty đã chứng tỏ khả năng đem lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao đi kèm với chất lượng dịch vụ sau bán hàng tốt nhất. Công ty dã và đang đứng vững trên phạm vi hoạt động trên, góp phần vào công cuọc hiện đại hoá đất nước, đưa công nghệ thông tin vào trong cuộc sống. 2.2. Nhiệm vụ + Đối với nhà nước: Tuy công ty là doanh nghiệp do các thành viên tự bỏ vốn để kinh doanh nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Trong hoạt động kinh doanh công ty phải nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật nhà nước đã ban hành như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp,…,và tham gia các hoạt động xã hội do nhà nước tổ chức. + Đối với khách hàng: Công ty có nhiêm vụ tổ chức các khối kinh doanh thương mại, dịch vụ nhằm cung cấp một cách tốt nhất các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng,… + Đối với cấp trên: Công ty phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như nộp ngân sách, báo cáo tài chính xác tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty cho các cấp có thẩm quyền. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Do có chức năng đa dạng như trên nên hoạt động kinh doanh của công ty có đặc điểm là thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cả kinh doanh lẫn dịch vụ. Trong các lĩnh vực hoạt động thì kinh doanh mua bán máy tính vẫn là hoạt động chủ yếu của công ty. 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH máy tính Hà Nội hiện nay có gần 50 nhân viên làm việc trực tiếp tại công ty và chi nhánh, đồng thời làm việc với nhiều cộng tác viên từ các Viện nghiên cứu và các Trưòng đại học kỹ thuật, công nghệ. Công ty có một mô hình tổ chức quản lý hoạt động theo cấu trúc kết hợp. Các bộ phận công ty được chia thành các phòng ban theo chức năng hoạt động và có quan hệ với nhau được đặt dưới sự chỉ đạo chung của giám đốc công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Phòng HC- KT Phòng KT- dự án 0Phòng kinh doanh Triển khai KT Kế toán HC Bán lẻ Bán buôn Nhân viên Nhân viên Nhân viên Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Phòng tổ chức Hành chính – Kế toán: + Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý công ty, trong công tác quản lý nhà cửa, đất đai, sức khoẻ và tài sản phục vụ sinh hoạt đời sống của cán bộ công nhân viên, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức lao động khoa học cho công nhân viên chức, lập kế hoạch sử dụng quỹ tiền lương hàng năm, đồng thời còn giải quyết các nghiệp vụ về công tác nội chính của công ty. + Phòng tài chính kế toán: có chức năng phản ánh và giám đốc tất cả các hoạt động kinh tế trong toàn công ty, phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo công ty điều hành chỉ đạo kinh doanh và thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ, chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Lập sổ sách kế toán, các hoạt động về tài chính, kiểm tra việc sử dụng, tài sản, vật tư, tiền vốn đưa vào kinh doanh phải đảm bảo đúng chế độ nhà nước mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển vốn. - Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức quản lý kinh doanh hàng ngày, trực tiếp làm các nghiệp vụ chung của công ty. Thực hiện công việc kinh doanh theo đường lối của ban giấm đốc. Nghiên cứu theo dõi diễn biến của thị trường báo cáo ban giám đốc để kịp thời có phương hướng thích hợp, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. - Phòng kỹ thuật – dự án: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật. Phòng kỹ thuật dự án được chia ra làm 2 bộ phận: + Nhóm nghiên cứu – phát triển và đào tạo: Có chức năng nghiên cứu các công nghệ mới và các công nghệ chuyên dụng, tích hợp hệ thống, thiết kế các giải pháp, lập trình hệ thống, viết website. Đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ trong công ty cũng như cho khách hàng, tư vấn giải đáp cho khách hàng. + Nhóm triển khai và bảo hành: có chức năng cài đặt hệ thống máy tính, lắp đặt thiết bị, bảo hành sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị,… 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Công ty TNHH máy tính Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán tài chính theo hình thức tập chung (tất cả công việc đều thực hiện tập chung ở phòng kế toán). Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập hoạt động theo quy chế riêng (được chủ động quản lý thu chi theo quyết định của công ty), có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại ngân hàng. - Nhiệm vụ của phòng kế toán: Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức điều hành bộ máy kế toán thống kê phù hợp với qui mô phát triển của công ty, lập và nộp đúng thời hạn báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, báo cáo tài chính quý, năm, báo cáo doanh thu, chi phí từng loại, từng mặt hàng, cung cấp đầy đủ kịp thời số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo kinh doanh của giám đốc. Theo dõi thanh toán với người bán, người mua, thanh toán chi phí cho từng chuyến hàng, thanh toán trực tiếp với công ty quản lý, hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, lệ phí cầu đường, các khoản công nợ khác trong và ngoài công ty. Theo dõi hoạt động của cửa hàng, các đại lý trong cả nước, các hợp đồng vận chuyển cung cáp thiết bị máy tính. Theo dõi thanh toán tạm ứng nội bộ, từng bước đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào công tác kế toán. - Hình thức kế toán của công ty: Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Hình thức này được cải tiến và phát triển trên cơ sở nội dung, nguyên tắc của bảng kê tổng hợp chứng từ ghi sổ. Hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế đều được căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để phản ánh vào nhật ký chứng từ. Hình thức này mang tính chất của một nhật ký, vừa mang tính chất chứng từ ghi sổ và được áp dụng khá phổ biến. Với hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, bộ máy kế toán gọn nhẹ đảm bảo tính thống nhất, đảm bảo thuận tiện cho việc ứng dụng phương tiện làm việc và tính toán đó là sử dụng máy vi tính để làm việc nhằm nâng cao năng xuất lao động của nhân viên kế toán. Trình tự của nhật ký chứng từ : Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký CTừ Tờ kê chi tiết Sổ cái Tkhoản Tổng hợp SCT Bảng cân đối KT và Báo cáo KT Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Công ty áp dụng tính hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: Do có chức năng đa dạng như vậy nên hoạt động kinh doanh của công ty có đặc điểm là thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty có mảng hoạt động dịch vụ như nhận ký gửi đại lý,… Tuy vậy trong các lĩnh vực hoạt động của công ty thì kinh doanh thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hàng hoá) vẫn là chủ yếu. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Biểu 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Doanh thu 22.135.136 32.083.126 62.927.084 9.947.990 44,94 30.843.958 96,14 Chí phí kinh doanh 22.085.186 31.938.567 62.713.318 9.853.381 44,62 30.774.751 96,36 Tỷ suất chi phí (%) 99,77 99,55 99,66 - 0,22 0,11 Lợi nhuận 49.950 144.559 213.766 94.609 89,41 69.207 47,87 Tỷ suất lợi nhuận(%) 0, 23 0,45 0,34 0,22 - 0,11 Qua số liệu của biểu trên ta thấy: Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng với số tiền là: 9.947.990 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là: 44,94%. Đây là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được sau 3 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2004 so với 2003 tăng lên với số tiền: 9.853.381 nghìn đồng, tỷ lệ: 44,62%. Như vậy, cả hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí điều này đã làm cho tỷ suất chi phí giảm 0,22%, công ty đã tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn (- 0,22% x 32.083.126 = - 70.582,88 nghìn đồng). Với khoản chi phí này công ty có thể tham gia vào các hoạt động đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp như mở rộng quy mô công ty bằng cách mở thêm cửa hàng mới, nâng cấp các trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh,… Qua đó ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2004 so với năm 2003 là tốt hơn và ngày càng có nhiều triển vọng để phát triển, kết quả doanh nghiệp đạt được trong năm 2004 cũng đã cho thấy phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp là đúng đắn, công ty đã sử dụng hợp lý các khoản chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt hơn và có lợi nhuận. Năm 2004 lợi nhuận tăng so với năm 2003 với số tiền là: 94.609 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 89,41% khiến tỷ suất lợi nhuận tăng 0,22%. Đạt đựơc lợi nhuận đó chứng tỏ công ty không ngừng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao các hoạt động dịch vụ để thu hút khách hàng đến với công ty. Sang năm 2005 ta thấy công ty kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm 2004 ở doanh thu tăng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ. Với số tiền chênh lệch khá cao 30.843.958 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 96,14%. Kết quả này chứng tỏ sự phát triển không ngừng của công ty trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty vẫn tiếp tục mạnh dạn nâng cấp mạng lưới thông tin, đầu tư vào tài sản cố định, thay đổi phương thức phục vụ khách hàng sao cho phù hợp, … Tuy nhiên để đạt được mức tăng về doanh thu như vậy công ty đã phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn với số tiền là: 30.774.751 nghìn đồng, tỷ lệ 96,36%. Nhưng tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất chi phí tăng 0,11% dẫn đến lãng phí số tiền là: 0,11% x 62.927.084 = 69.219,79 nghìn đồng. Mặc dù vậy, song do số chênh lệch về doanh thu lớn hơn về chi phí cho nên lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng với số tiền 69.207 nghìn đồng, tỷ lệ: 47,87%, làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm 0,11%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã nâng cao được doanh thu nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm vì chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra là cao hay doanh nghệp sử dụng chi phí có chỗ vẫn chưa hợp lý. Như vậy năm 2005 công ty kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2004 nhưng doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, công ty không ngừng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh làm cho qui mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà công ty đạt được sau một quá trình kinh doanh hay một chu kỳ sản xuất và nó cũng là mục tiêu đề ra hàng đầu. Trong 2 năm vừa qua mặc dù lợi nhuận của công ty tăng lên song sự tăng đó còn chưa cao so với khả năng thực tế của công ty cho nên để đạt đựoc lợi nhuận tối đa công ty TNHH máy tính Hà Nội nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung đều cho đó là mục tiêu hàng đầu khi bước chân vào con đường kinh doanh, bởi lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Ngày nay, nhu cầu sử dụng máy vi tính cũng như công nghệ thông tin nói chung của nguời dân ngày càng tăng, yêu cầu về mỗi loại là khác nhau, nó đa dạng phong phú làm thế nào để lấy được lòng tin với khách hàng khi mà nhiều công ty ngày càng tung ra thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm với khối lượng lớn, mẫu mã đẹp. Do vậy hoạt đông kinh doanh càng trở lên quan trọng, công ty phải không ngừng cải tiến và đưa vào thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, các hoạt động dịch vụ sau bán hàng ngày càng tốt, thái độ phục vụ lịch sự nhã nhặn,… Từ đó, doanh nghiệp cũng phải xem xét đánh giá kỹ càng hơn công tác quản lý và thực hiện chi phí. Đây là một công tác có thể nói là xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của công tyTNHH máy tính Hà Nội. 5. Một vài chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty Căn cứ vào: Biểu 2.1 (một vài chỉ tiêu về tình hình tài chính), biểu 2.2 (chỉ tiêu kinh doanh tài chính) của công ty qua năm 2004 và năm 2005 Biểu 2.2: Chỉ tiêu kinh doanh tài chính của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm2005 so với năm 2004 1.Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 0,45 0,34 - 0,11 2.Tỷ suất lợi nhuận/NVCSH (%) 9,38 4,59 - 4,79 3.Khả năng thanh toán hiện hành 1,38 2,95 1,57 4.K/ năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,38 2,76 - 1,38 Trong đó: Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận x 100 Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/ NVCSH = Lợi nhuận x 100 NVCSH Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản x 100 Tổng nợ phải trả Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Biểu 2.1 : Một vài chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005 so với năm 2004 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) A. Tổng tài sản 5.632.278.798,00 100,00 7.050.780.497,00 100,00 1.418.502.000,00 25,19 I. Tài sản lưu động 5.632.278.798,00 100,00 6.591.694.686,00 93,49 959.415.888,00 17,03 1. Tiền 86.884.993,00 1,54 227.590.413,00 3,23 140.705.420,00 161,94 2. Khoản phải thu 899.227.088,00 15,97 1.586.504.003,00 22,5 687.276.915,00 76,43 3. Hàng tồn kho 4.617.556.142,00 81,98 4.582.606.352,00 64,99 -34.949.790,00 - 0,76 4. Tài sản lưu động khác 28.610.575,00 0,51 194.993.918,00 2,77 166.383.343,00 581,54 II. Tài sản cố định 459.085.811,00 6,51 459.085.811,00 1. Tài sản cố định hữu hình 459.085.811,00 6,51 459.085.811,00 B. Nguồn vốn 5.632.278.798,00 100,00 7.050.780.798,00 100,00 1.418.502.000,00 25,19 I. Nợ phải trả 4.090.677.067,00 72,63 2.391.490.716,00 33,92 - 1.669.186.351,00 - 41,54 1. Nợ ngắn hạn 4.090.677.067,00 72,63 2.391.490.716,00 33,92 - 1.669.186.351,00 - 41,54 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.541.601.731,00 27,37 4.659.289.781,00 66,08 3.117.688.050,00 202,24 a. Nguồn vốn quỹ 1.541.601.731,00 27,37 4.659.289.781,00 66,08 3.117.688.050,00 202,24 1. Nguồn vốn kinh doanh 1.500.000.000,00 22,63 4.500.000.000,00 63,82 3.000.000.000,00 200,00 2. lãi chưa phân phối 41.601.731,00 0,74 159.289.781,00 2,26 117.688.050,00 282,89 b. Nguồn vốn kinh phí Qua 2 bảng biểu ta thấy a. Việc bố trí cơ cấu tài sản Ta biết tài sản là một bộ phận rất quan trọng của công ty, nó giúp doanh nghiệp có thể hoạt động một cách bình thường do đó khi thay đổi kết cấu của tài sản nhà quản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng sao cho có lợi nhất bởi đây là những quyết định mang tính dài hạn ảnh hưởng lớn đến chi phí hay kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bảng số liệu, tình hình tài sản của công ty qua 2 năm có sự thay đổi lớn: Tổng tài sản cố định đầu năm 2004 là 23.431.872 đồng, trong năm công ty đã khấu hao gần hết giá trị tài sản, nhưng sang năm 2005 tổng giá trị tài sản cố định là 459.085.811 đồng. Năm 2005 so với năm 2004 tài sản cố định tăng lên với mức tăng tuyệt đối là 459.085.811 đồng và tỷ lệ tăng là 100%. Còn tổng tài sản lưu động tăng từ 5.632.278.798 đồng lên 6.591.694.686 đồng tương ứng với số tuyệt đối là 959.415.888 đồng, tỷ lệ tăng 17,03%. Như vậy sự tăng lên của tài sản dài hạn mạnh hơn mức tăng của tài sản ngắn hạn cả về số tiền và tỷ lệ, nhưng tỷ trọng của tài sản lưu ngắn hạn trong tổng tài sản lại tương đối lớn: +Tài sản dài hạn: Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh trong năm 2005 là do công ty đầu tư thêm một xe ô tô có chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng phục vụ của người tiêu dùng khiến cho tài sản cố định hữu hình của công ty tăng lên 459.085.811 đồng, tỷ lệ tăng 100% so với năm 2004. Đây là chiều hướng tốt có thể mang lại kết quả cao trong tương lai bởi công ty dã kịp thời nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tạo lòng tin với khách hàng, bằng các dịch vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, công ty cần chủ động khai thác tối đa năng lực phục vụ của chiếc xe mới này để thu hồi vốn, mang lại hiệu quả nhanh chóng và tối đa nhất. Doanh nghiệp đầu tư thêm ô tô đã làm cho việc vận chuyển hàng hoá từ kho này đến kho kia hay từ công ty đến nơi tiêu thụ được thuận tiện và nhanh chóng hơn, hàng hoá được lưu thông hơn. + Về tài sản ngắn hạn: Với công ty tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, nó có ảnh hưởng lớn đến tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong tài sản ngắn hạn thì tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác đều tăng nhưng mức tăng của các loại khác nhau, cụ thể: các khoản phải thu tăng từ 899.227.088 đồng năm 2004 lên 1.586.504.003 đồng tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 687.276.915 đồng, tỷ lệ tăng 76,43%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn.Tiền tăng thêm 140.705.420 đồng tỷ lệ tăng 161,94%, tiếp đến là tài sản ngắn hạn khác cũng tăng với mức tăng tuyệt đối 166.383.343 đồng, tỷ lệ tăng 581,54%, và nó cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản, cuối cùng là hàng tồn kho giảm so với các khoản khác tương ứng số tiền là 34.949.790 đồng, tỷ lệ giảm 0,76%. Như vậy, qua các số liệu thu thập được có thể đánh giá một cách khái quát về việc quản lý sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm là chưa tốt đặc biệt công ty cần quan tâm đến việc xử lý các khoản phải thu tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn và việc xử lý tốt hàng tồn kho để cho nguồn vốn được lưu động hơn. b. Về kết cấu nguồn vốn kinh doanh Tương ứng với sự tăng giảm của tài sản là sự biến động của nguồn vốn. Vì vậy muốn phân tích được tổng hợp tình hình tài chính, doanh nghiệp không những cần xem xét việc phân bổ nguồn vốn kinh doanh qua cơ cấu tài sản mà còn phải xem xét, đánh giá tình hình huy động vốn để thấy được trong năm doanh nghiệp có sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh không? Nếu doanh nghiệp huy động và sử dụng tốt nguồn vốn tự có sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh và nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Với số liệu thu thập được ở trên ta nhận thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty trong năm 2004 chưa cao nhưng đến năm 2005 dã có sự thay đổi khá, vốn chủ sở hữu trong năm 2004 là 1.541.601.731 đồng, chiếm tỷ trọng 27,37% và vốn huy động từ bên ngoài chiếm 72,63%, năm 2005 vốn chủ sở hữu là 4.659.289.781 đồng, chiếm tỷ trọng 66,08% là do ban giám đốc tăng thêm nguồn vốn kinh doanh, trong khi đó vốn huy động chiếm 33,92%. Năm 2005 so với năm 2004 thì ta thấy về số tuyệt đối, nguồn vốn huy động giảm 1.699.186.050 đồng, tỷ lệ giảm 41,54%. Còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng với số tiền 3.000.000.000 đồng, tỷ lệ tăng 200% . Điều này là do công ty đã thực hiện tốt việc quản lý nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên nợ phải trả đã giảm đi rất nhiều kinh doanh được tốt hơn, công ty tự chủ hơn về tài chính. Cũng phải thấy rằng trong nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì khoản vay dài hạn và nợ khác không có mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Cụ thể: năm 2004 vay ngắn hạn 4.090.677.067 đồng, tỷ trọng là 72,63%, năm 2005 vay ngắn hạn là 2.391.490.716 đồng tỷ trọng chiếm 33,92% trong nguồn vốn, năm 2005 so với năm 2004 nợ ngắn hạn giảm với số tiền 1.699.186.351 đồng, tỷ lệ giảm là 41,54%. Nhưng dựa vào các hệ số khả năng thanh toán ta thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả vì hệ số thanh toán tăng, năm 2005 so với năm 2004 hệ số khả năng thanh toán hiện hành tăng 1,57, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng 1,38. Doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ cuả mình, làm cho doanh nghiệp ít phải lệ thuộc vào khoản vay bên ngoài. Còn nguồn vốn huy động trong công ty lại tăng lên chủ yếu do nguồn vốn quỹ tăng 3.117.688.050 đồng, tỷ lệ tăng 202,24% (năm 2004 là 1.541.601.731 đồng và năm 2005 là 4.659.289.781 đồng), trong đó tăng chủ yếu do nguồn vốn kinh doanh với số tiền 3.000.000.000 đồng, tỷ lệ tăng khá lớn (với năm 2004 là 1.500.000.000 đồng, năm 2005 là 4.500.000.000 đồng). Ngoài ra lãi chưa phân phối cũng tăng lên với số tiền 117.688.050 đồng. Chứng tỏ công ty kinh doanh hiệu quả chưa được cao và không ngừng bổ sung nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Kết quả kinh doanh còn được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 0,11%, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 giảm so với năm 2004 là 4,79%. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được tốt doanh thu hàng năm tăng nhưng vốn công ty bỏ ra cũng tăng, nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được bù đắp và ngày càng được cải thiện dẫn tới lợi nhuận tăng lên góp phần tích luỹ và bổ sung vào các quỹ kinh doanh. II. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty TNHH máy tính Hà Nội Công tác quản lý chi phí kinh doanh là một công tác rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ hay đơn thuần chỉ là sản xuất. Do đó việc kiểm tra, quản lý chi phí kinh doanh phải tiến hành thường xuyên, công khai và phải đạt được những mục tiêu: Trước hết, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải đảm bảo thực hiện tốt việc lập kế hoạch kinh doanh với yêu cầu là đảm bảo tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh. Thứ hai là: Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tốc độ chu chuyển hàng hoá, nâng cao chất luợng dịch vụ để tăng doanh thu. Đồng thời, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải gắn chặt với nguyên tắc sử dụng hợp lý, tiết kiệm mọi nguồn vật tư, tiền vốn, sức lao động của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí nào đó thì phải đạt được một khoản doanh thu cao hơn. Nhận thức được tầm quan trọng này, ban lãnh đạo của công ty đã đề ra cho người làm công tác quản lý chi phí là phải lập kế hoạch chi phí kinh doanh một cách kỹ lưỡng. Có thể thấy rằng quá trình lập kế hoạch thực chất là hình thức tiền tệ hoá việc tính toán các chỉ tiêu về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho sản suất kinh doanh trong kỳ kế hoạch, cùng các biện pháp phấn đấu thực hiện kế hoạch đó. Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập kế hoạch chi phí kinh doanh là phát hiện và động viên mọi nguồn tiềm năng sẵn có để không ngừng mở rộng doanh thu, trên cơ sở tiết kiệm mọi khoản chi phí kinh doanh ở tất cả các giai đoạn, các thời điểm khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận trên thị trường. Từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh doanh nâng cao thu nhập cho mọi thành viên. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch chi phí kinh doanh cần phải căn cứ vào các kế hoạch kinh tế liên quan như: Kế hoạch lưu chuyển vận chuyển hàng hoá, kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, khấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc301.doc
Tài liệu liên quan