Chuyên đề Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền nam

PHẦN MỤC LỤC

 

Phần mục lục 2

Phần giới thiệu 3

Phần nội dung 10

Chương 1 : Phân tích về tình hình tiêu thụ 10

Chương 2 : Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ 16

Chương 3 : Dự báo khối lượng tiêu thụ 21

Kết luận và kiến nghị 37

Tài liệu tham khảo 40

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp so sánh tương đối Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Một trong những phương pháp so sánh số tương đối được sử dụng: Số tương đối hoàn thành kế hoạch (STĐHTKH) Mức độ thực tế đạt được trong kỳ STĐHTKH (%) = x 100% Mức độ cần đạt được kỳ kế hoạch Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm (%) là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó, số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của một chỉ tiêu kinh tế. * Phương pháp so sánh tuyệt đối Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. * Phân tích tiêu thụ theo bộ phận: Nguyên tắc: Không được bù trừ lẫn nhau. Tổng giá trị sản lượng tiêu thụ thực tế (Không kể phần vượt mức) Mức độ HTKHTT mặt hàng = Tổng giá trị sản lượng tiêu thụ kế hoạch * Ngoài ra, dựa vào các số liệu có được ta sử dụng phương pháp thống kê, sử dụng mô hình kinh tế với phương pháp hồi qui, ta tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá để thấy được tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam. IV. Phạm vi nghiên cứu 1. Phạm vi không gian Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam (SNFOOD) 2. Phạm vi thời gian Chuyên đề được thực hiện từ 01/01/2010 đến 03/03/2010, số liệu trong đề tài từ 01/01/2009 đến 31/12/2009 3. Phạm vi nội dung Nghiên cứu phân tích tình hình tiêu thụ ở Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam PHẦN NỘI DUNG Chương 1 PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Số sản phẩm của công ty rất nhiều, nhưng trong năng lực của chúng em chỉ phân tích một số sản phẩm chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam I. Phân tích khái quát 1. Phân tích về mặt sản lượng Bảng 1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của SNFOOD năm 2009 theo hình thức số lượng STT Sản phẩm Đơn giá sản phẩm ĐVT Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 Độ Lệch % Hoàn Thành 1 Kẹo cứng cao cấp Casoni 32000 Túi 150000 185300 35300 123.53 2 Ngũ cốc dinh dưỡng Resoni 31000 Túi 30000 20500 -9500 68.33 3 Bánh qui le petit beurre Bisoni 16000 Hộp 120000 135222 15222 112.69 4 Bánh qui kem hai mùi Creamsoni 9000 Túi 123000 126000 3000 102.44 5 Bánh qui hỗn hợp hộp giấy 26500 Hộp 210000 195000 -15000 92.86 6 Bánh qui hỗn hợp hộp thiếc 44500 Hộp 210000 233000 23000 110.95 7 Bánh Bisoni dinh dưỡng 16000 Hộp 100000 50000 -50000 50 (Nguồn: Công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng miền Nam) Nhận xét chung: Tình hình tiêu thụ thực tế của đa số các sản phẩm của công ty đều vượt mức kế hoạch đề ra.Tuy nhiên, vẫn có các mặt hàng chưa đạt mức kế hoạch đề ra Nhận xét từng sản phẩm: - Đối với sản phẩm Kẹo cứng cao cấp Casoni: tình hình thực hiện tăng 35300 túi (tăng 23.53 %) so với kế hoạch - Đối với sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng Resoni: tình hình thực hiện giảm 9500 túi (giảm 31.67%) so với kế hoạch - Đối với sản phẩm Bánh qui le petit beurre Bisoni: tình hình thực hiện tăng 15222 hộp (tăng 12.69%) so với kế hoạch - Đối với sản phẩm Bánh quy kem hai mùi Creamsoni: tình hình thực hiện tăng 3000 túi (tăng 2.44 %) so với kế hoạch - Đối với sản phẩm Bánh quy hỗn hợp hộp giấy: tình hình thực hiện giảm 15000 hộp (giảm 7.14 %) so với kế hoạch - Đối với sản phẩm Bánh quy hỗn hợp hợp thiếc: tình hình thực hiện tăng 23000 hộp (tăng 10.95 %) so với kế hoạch - Đối với sản phẩm Bánh Bisoni dinh dưỡng: tình hình thực hiện giảm 50000 hộp (giảm 50 %) so với kế hoạch 2. Phân tích về mặt giá trị Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của SNFOOD năm 2009 theo hình thức giá trị TT Sản phẩm Đơn giá sản phẩm ĐVT Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 Giá trị kế hoạch (VNĐ) Giá trị thực hiện (VNĐ) 1 Kẹo cứng cao cấp Casoni 32000 Túi 150000 185300 4800000000 5929600000 2 Ngũ cốc dinh dưỡng Resoni 31000 Túi 30000 20500 930000000 635500000 3 Bánh qui le petit beurre Bisoni 16000 Hộp 120000 135222 1920000000 2163552000 4 Bánh qui kem hai mùi Creamsoni 9000 Túi 123000 126000 1107000000 1134000000 5 Bánh qui hỗn hợp hộp giấy 26500 Hộp 210000 195000 5565000000 5167500000 6 Bánh qui hỗn hợp hộp thiếc 44500 Hộp 210000 233000 9345000000 10368500000 7 Bánh Bisoni dinh dưỡng 16000 Hộp 100000 50000 1600000000 800000000 Cộng 25267000000 26198652000 % hoàn thành kế hoạch 103,69% Tình hình chung về tiêu thụ đạt 103.69% là tốt (tăng 3.69% so với kế hoạch đề ra) đạt được như vậy là nhờ lượng bán ra tăng hơn so với kế hoạch của một số loại sản phẩm (như Kẹo cứng cao cấp Casoni, Bánh quy le petit beurre Bisoni, Bánh quy kem hai mùi Creamsoni, Bánh quy hỗn hợp hộp thiếc). Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm tiêu thụ bị giảm (như ngũ cốc dinh dưỡng Resoni, bánh quy hỗn hợp hộp giấy, bánh Bisoni dinh dưỡng). Vì thế cần phải xem xét lại khả năng tiêu thụ trên thị trường của các loại bánh này, tình hình thực hiện các hợp đồng, chất lượng sản phẩm hoặc các phương pháp bán hàng… II. Phân tích bộ phận Mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng: Vậy theo cách phân tích này, doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch 94.1% chứ không phải 103.69 % như trên. Trong tình hình nền kinh tế vừa phục hồi sau khủng hoảng của năm 2008 và Việt Nam cũng là một nước không ngoại trừ, nên kết quả đạt được như vậy là đáng ghi nhận( chỉ giảm 5.9% so với kế hoạch). Chương 2 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Những nguyên nhân chủ quan: Có sáu nguyên nhân chủ quan có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp là: - Tình hình cung ứng vốn - Tình hình dự trữ hàng hóa - Giá bán - Chất lượng hàng hóa - Phương thức bán hàng - Tổ chức kỹ thuật, thương mại Trong trường hợp của công ty SNFOOD có 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm như sau: 1. Giá bán sản phẩm Giá cả trước tiên phải nói đến là giá cả các loại sản phẩm hàng hóa, sự thay đổi giá cả một số loại sản phẩm hàng hóa này có thể làm thay đổi giá cả các sản phẩm hàng hóa khác, nhưng sự thay đổi này không đồng đều với nhau dẫn đến sự tác động của nhân tố này tới các chỉ tiêu doanh nghiệp và các chỉ tiêu chi phí không giống nhau. Giá cả ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí của doanh nghiệp bao gồm: giá các yếu tố đầu vào như giá nhân công, giá nguyên vật liệu…., giá phí vận chuyển, giá phí tài chính, giá phí dịch vụ, tỷ giá hối đoái….và giá bán sản phẩm hàng hóa. Từ đó, các yếu tố này lại ảnh hưởng ngược trở lại giá bán, nó có thể làm tăng hay giảm giá bán của hàng hóa.Sự biến động này là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Giá bán các sản phẩm của SNFOOD là khá “mềm”, phù hợp với túi tiền của người dân.Điều này là do các sản phẩm của SNFOOD được sản xuất hoàn toàn theo công nghệ của Châu Âu, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiết kiệm chi phí và làm hạ giá thành sản phẩm. 2. Chất lượng hàng hóa Đây là công ty do những người có tâm huyết, có kinh nghiệm và nhiệt tình với nghề, trực tiếp bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. Tất cả các thành viên sáng lập của công ty SNFOOD đều là những chuyên gia có thâm niên hơn 10 năm trong nghành sản suất, kinh doanh bánh kẹo, đã từng là những nhà quản lý cao cấp trong các công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Thế mạnh của Công ty SNFOOD là sự am hiểu thị trường bánh kẹo, có công nghệ cao về chế biến thực phẩm, khả năng sáng tạo và sự linh động. Bên cạnh đó, công ty còn được sự trợ giúp, tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam Công ty đã tham gia nhiều đợt bán hàng tại các tỉnh thành trong cả nước. Đây là cơ hội để công ty khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, tổ chức hoạt động xã hội (tặng quà cho học sinh), kết nối với nhà phân phối, nhà bán lẻ tại các địa phương, tạo dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu, tạo mối thiện cảm với người tiêu dùng. Đây được xem là công việc cần thiết để giúp công ty phát triển vững mạnh, mở rộng thị trường nông thôn, góp phần đẩy lùi các mặt hàng nhập khẩu kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường từ cuối năm 2008 nên sản phẩm của công ty vẫn chưa thật sự được biết đến rộng rãi. Công ty đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm RESONI với mục đích làm phong phú thêm nguồn thực phẩm trong các bữa ăn phụ cho người bệnh đái tháo đường cũng như người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, sản phẩm RESONI còn được bổ sung thêm các loại vitamin A, C, B6, B12, Acid Folic và chất xơ rất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho người bệnh, người cao tuổi. Công ty còn tung ra thị trường dòng sản phẩm bánh kẹo Tết gồm các loại bánh hộp thiếc hình tròn, hộp thiết chữ nhật, hộp giấy, các loại kẹo hộp, được chế biến từ bò sữa cùng các thành phần nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Bao bì được thiết kế sang trọng, hiện đại, hoa văn trang nhã. Đặc biệt, bánh kem CreamSoni là sản phẩm biscuit cứng duy nhất tại Việt Nam được sản xuất bằng công nghệ sản xuất bánh Petit Beurre của Châu Âu Các sản phẩm của SNFOOD không chỉ ngon mà còn có những công dụng hữu ích khác như: Kẹo gừng- mật ong có tác dụng giúp thông cổ, chống say xe. Kẹo bạc hà-mật ong giúp thư giãn phấn chấn, sảng khoái tinh thần. Resoni plus là sản phẩm được bổ sung các vi chất dinh dưỡng: vitamin A, C, B6, B12 và Acid Folic có tác dụng hổ trợ tăng trưởng phát triển trí lực và tinh thần. Resoni calcium là sản phẩm được bổ sung canxi, vitamin A, C, D6 có tác dụng hổ trợ tăng trưởng chiều cao và phòng bệnh loãng xương. 3. Ảnh hưởng của phương thức bán hàng Công ty đã tham gia nhiều đợt bán hàng tại các tỉnh thành trong cả nước.Đây là cơ hội để công ty khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, tổ chức hoạt động xã hội (tặng quà cho học sinh), kết nối với nhà phân phối, nhà bán lẻ tại các địa phương, tạo dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu, tạo mối thiện cảm với người tiêu dùng. Đây được xem là công việc cần thiết để giúp công ty phát triển vững mạnh, mở rộng thị trường nông thôn, góp phần đẩy lùi các mặt hàng nhập khẩu kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chú ý nhiều đến việc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến như tivi, báo đài… Chi phí quảng cáo của công ty trong năm 2009 là 4,456 tỷ đồng (khoảng 17% doanh thu bán hàng).Nhìn chung, khoản chi phí này là chưa cao, việc phân bổ chi phí cho quảng cáo vẫn chưa hợp lý.Việc quảng cáo của công ty chỉ chủ yếu trên trang web của công ty nên chỉ thu hút được ít người xem.Đặc biệt, công ty cũng chưa chú trọng phát triển những sản phẩm tiềm năng của mình (RESONI và BISONI) nên tình hình tiêu thụ sản phẩm này còn thấp mặc dù nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. II. Nguyên nhân khách quan 1. Chính sách của Nhà nước Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, tích cực hưởng ứng cuộc vận động này, SONIFOOD luôn đồng hành cùng các chương trình bán hàng về nông thôn, phiên chợ vui cho công nhân, phát triển mạnh mạng lưới bán hàng ở nông thôn…Vì vậy, sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến nhiều hơn và tiêu thụ rộng hơn. 2. Xã hội Theo hàm tiêu dùng Keynes, khi thu nhập thay đổi một đơn vị thì tiêu dùng thay đổi một lượng luôn lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1, phần còn lại là tiết kiệm. Ta có công thức: Y=b0 + b1X Trong đó: -b0: mức tiêu dùng tự định -b1: hệ số thay đổi mức tiêu dùng -X: thu nhập -b1X: mức tiêu dùng tăng tương ứng với mức tăng thu nhập -Y: mức tiêu dùng tổng cộng Theo công thức trên, mức tiêu dùng trung bình năm 2009 tăng so với mức tiêu dùng năm 2008. Vì theo dự báo của Tổng cục thống kê thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2009 là khoảng 1050 USD/người (cao hơn mức 1024USD/người của năm 2008). Cũng có thể tính được kết quả này bằng cách chia tổng GDP của năm 2009 (1566000 tỷ đồng - Tổng cục thống kê) cho dân số Việt Nam năm 2009 (85789154 người - UB dân số Nhà nước) và chuyển sang tỷ giá USD/VND bình quân năm 2009. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng doanh số tiêu thụ của công ty năm 2009. Chương 3 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam được thành lập vào tháng 8/2008, có thể nói đó là một trong những công ty “trẻ” nhất tham gia vào thị trường bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng Việt Nam. Mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ năm 2009 là 94.1% (giảm 5.9% so với kế hoạch) đây là một kết quả đáng ghi nhận trong khi bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chỉ đang bắt đầu phục hồi, doanh thu của công ty trong năm 2009 đối với 7 loại sản phẩm chính là hơn 26 tỷ đồng (chưa kể các lĩnh vực hoạt động khác như đầu tư tài chính và các dòng sản phẩm khác). Doanh thu đạt mức khá, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với các công ty có có thương hiệu lớn như công ty cổ phần Kinh Đô, công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica)… Trong thời gian tới công ty cần có những chiến lược mới nhằm nâng cao doanh thu và tăng lợi nhuận, góp phần làm tăng thị phần của công ty trên thị trường bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng Việt Nam.Để làm được điều này, công ty cần xem xét chi tiết từng loại sản phẩm để có chiến lược hợp lý. Một trong những công cụ quan trọng để dự báo được tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2010 là phương trình thể hiện mối quan hệ giữa tổng sản lượng tiêu thụ với giá bán và chi phí quảng cáo. Gọi Yi là sản lượng tiêu thụ của loại sản phẩm i, ai là giá bán của sản phẩm i, bi là chi phí quảng cáo sản phẩm i. Dựa vào bảng số liệu, sau khi chạy hồi quy ta có được mô hình ở dạng tổng quát: Y = c + β1a + β2b + e Đối với sản phẩm kẹo cứng CASONI Bảng 3.1 Tình hình tiêu thụ kẹo cứng CASONI năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (túi) 01/2009 30000 45000 25000 02/2009 34000 30000 10000 03/2009 32500 35000 13000 04/2009 32500 31000 13100 05/2009 30000 31500 12900 06/2009 34000 30000 10300 07/2009 31500 42000 20000 08/2009 32000 40000 17000 09/2009 32000 35000 12500 10/2009 32000 38000 13500 11/2009 32000 38000 14500 12/2009 30000 45000 23500 Intercept 57949.87 X1(GB) -1881.56 X2 (QC) 0.4046298 Ta có phương trình hồi quy: Y = 57949.87 – 1881.560a1 + 0.405b1 Như vậy, khi giá tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm lượng tiêu thụ giảm xuống 1881.56 đơn vị trong trường hợp chi phí quảng cáo không đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng lên 1 đơn vị thì lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên 0.405đơn vị trong trường hợp giá bán không đổi. Kẹo cứng CASONI là loại sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty (hơn 5.9 tỷ đồng, tương đương 26.7%), vì vậy trong thời gian tới công ty cần đưa ra những chiến lược thích hợp như: giữ giá bán và tăng chi phí quảng cáo hay tăng chi phí quảng cáo và giảm giá để tăng doanh số tiêu thụ. Sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng RESONI Bảng 3.2 Tình hình tiêu thụ kẹo cứng RESONI năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (túi) 01/2009 30000 45000 2800 02/2009 32000 30000 1000 03/2009 31000 35000 1400 04/2009 31000 31000 1400 05/2009 32000 31500 1050 06/2009 31000 30000 1150 07/2009 31000 42000 2100 08/2009 31000 40000 1950 09/2009 31500 35000 1500 10/2009 31000 38000 1700 11/2009 31000 38000 1900 12/2009 30000 45000 2550 Coefficients Intercept 13700.56 X1 (GB) -459.4472 X2 (QC) 0.0326196 Ta có phương trình hồi quy: Y= 13700.560 – 459.447a 2 + 0.033b2 Có nghĩa là: khi giá bán tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm giảm đi 459.447 đơn vị trong điều kiện chi phí quảng cáo không thay đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng một đồng thì lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng 0.03396 đơn vị với điều kiện giá bán không đổi. Doanh thu của dòng sản phẩm RESONI năm 2009 chỉ thực hiện được 68.33% so với kế hoạch, tương đương 635 triệu đồng (hay khoảng 2.86%) trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu thấp là do dòng sản phẩm này vừa được tung ra trên thị trường và chi phí quảng cáo chi cho nó còn thấp. Tuy nhiên, đây là dòng sản phẩm dự báo sẽ có doanh thu cao trong thời gian tới do có những ưu điểm sau: + Bột ngũ cốc RESONI được sản xuất chủ yếu từ ngũ cốc (lúa mì, ngô,…), bột đậu nành, bột đậu xanh,đạm đậu nành, chất xơ hoà tan, Isomalt, có bổ sung vitamin A, C, B6, B12 và Acid florid. + Đậu xanh giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bảo vệ gan và giải độc + Đậu nành chứa nhiều thành phần chất béo không bão hòa, nhiều chất xơ, nhiều Vitamin B1, B2, B6, vitamin E, acid folic và khoáng chất sắt, canxi, phốt pho rất có lợi cho sức khỏe, giúp phòng chống được nhiều bệnh thời đại như béo phì, tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, loãng xương, tim mạch, kể cả ung thư hay các bệnh liên quan đến gan mật. - Theo kết quả phân tích của VIỆN DINH DƯỠNG VIỆT NAM, bột ngũ cốc RESONI có chỉ số đường huyết là  34,6 %  ( < 40 % ) sử dụng tốt cho người bị bệnh đái tháo đường, 100gr bột ngũ cố RESONI cung cấp năng lượng 435,9 Kcal. - Bột ngũ cốc RESONI được đóng gói 25 Gr/ Gói, 16 Gói / Túi 400 Gr. - Việc bổ sung bột đậu xanh, đậu nành vào thành phần nguyên liệu làm cho mùi vị của bột ngũ cốc RESONI thơm ngon hơn so với các lọai bột ngũ cốc thông thường  và giá trị dinh dưỡng cũng được gia tăng, rất phù hợp cho bữa ăn sáng hoặc bữa ăn phụ cho người đái tháo đường. - Theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có 3.2 triệu người chết vì đái tháo đường, Việt Nam nằm trong nhóm mười nước có tỷ lệ người bệnh đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trên cả nước là khoảng 1.6 triệu người. Cũng theo khuyến cáo của tổ chức này, người bị bệnh đái tháo đường vẫn phải đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng đặc biệt là hạn chế sử dụng đường saccarose thay vào đó có thể sử dụng đường Isomalt (đây cũng là loại đường được Tổ chức nông lương thế giới FAO khuyên dùng thay cho saccarose). Với những lợi thế của mình về thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và những thông tin có lợi từ phía các nhà chuyên môn, dòng sản phẩm RESONI trong thời gian tới chắc chắn sẽ có kết quả khả quan về doanh thu tiêu thụ. Trong thời gian tới, công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới cho dòng sản phẩm này như: đẩy mạnh chiến lược quảng cáo có kèm với thông tin sức khoẻ để đánh vào tâm lí của người tiêu dùng, đặc biệt là những người đang và có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao. Song song đó, công ty cũng nên cân nhắc đến việc tăng sản lượng để tăng doanh thu tiêu thụ. 3. Sản phẩm bánh quy LE PETIT BEURRE BISONI Bảng 3.3 Tình hình tiêu thụ bánh quy LE PETIT BEURRE BISONI năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (hộp) 01/2009 15000 45000 20222 02/2009 16500 30000 7000 03/2009 16000 35000 10000 04/2009 16000 31000 8000 05/2009 16000 31500 8000 06/2009 16500 30000 7000 07/2009 16000 42000 13000 08/2009 15500 40000 13000 09/2009 16000 35000 10000 10/2009 15500 38000 11000 11/2009 15500 38000 13000 12/2009 15000 45000 15000 Coefficients Intercept 16613.49 X1 (GB) -1413.786 X2 (QC) 0.4429837 Ta có phương trình hồi qui như sau: Y = 16613.49 – 1413.786a3 + 0.443b3 Có nghĩa là: khi giá bán sản phẩm tăng lên một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm giảm 1413.786 đơn vị với điều kiện chi phi quảng cáo không thay đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm tăng 0.443 đơn vị với điều kiện giá bán không đổi. Như vậy, với dòng sản phẩm này công ty có thể áp dụng chiến lược dẫn giá để tăng doanh thu Cũng có thể kết hợp cả giải pháp tăng hoạt động quảng cáo để đẩy mạnh lượng tiêu thụ. Trong năm 2009, doanh thu của sản phẩm này là hơn 2.1 tỷ đồng (gần 10%) trong tổng doanh thu Việc chú trọng tăng doanh thu sản phẩm này sẽ góp phần đẩy nhanh tổng doanh thu trong năm 2010. 4. Sản phẩm bánh quy kem hai mùi CREAMSONI Bảng 3.4 Tình hình tiêu thụ bánh quy kem hai mùi CREAMSONI năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (túi) 01/2009 8000 45000 20000 02/2009 9500 30000 5000 03/2009 9000 35000 9500 04/2009 9000 31000 6500 05/2009 9000 31500 6500 06/2009 9500 30000 5000 07/2009 9000 42000 13000 08/2009 9500 40000 12200 09/2009 9000 35000 9800 10/2009 9000 38000 11000 11/2009 9000 38000 12500 12/2009 8000 45000 15000 Coefficients Intercept 57473.64 X1 (GB) -5825.748 X2 (QC) 0.0857318 Ta có phương trình hồi qui sau: Y = 57473.64 – 5825.487a4 + 0.086b4 Có nghĩa là: khi giá bán tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm giảm 5825.786 đơn vị với điều kiện chi phí quảng cáo không thay đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm tăng 0.0.086 đơn vị với điều kiện giá bán sản phẩm không thay đổi. Như vậy, trong thời gian tới công ty có thể cũng áp dụng chiến lược dẫn giá và tăng cường hoạt động quảng cáo cho sản phẩm này để tăng lượng tiêu thụ. 5. Sản phẩm bánh quy hỗn hợp hộp giấy Bảng 3.5 Tình hình tiêu thụ bánh quy hỗn hợp hộp giấy năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (hộp) 01/2009 23000 45000 27000 02/2009 27000 30000 10000 03/2009 26500 35000 15500 04/2009 26500 31000 13000 05/2009 26500 31500 12000 06/2009 27000 30000 10000 07/2009 26500 42000 18500 08/2009 26000 40000 18000 09/2009 26500 35000 14000 10/2009 26500 38000 16000 11/2009 26500 38000 18000 12/2009 23000 45000 23000 Coefficients Intercept 1069.227 X1 (GB) -481.1408 X2 (QC) 0.56278751 Ta có phương trình hồi qui sau: Y = 1069.227 – 481.141a5 + 0.563b5 Có nghĩa là: khi giá bán sản phẩm tăng đi một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm 481.141 đơn vị với điều kiện chi phí quảng cáo không thay đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng 0.563 đơn vị. 6. Sản phẩm bánh quy hỗn hợp hộp thiếc Bảng 3.6 Tình hình tiêu thụ bánh quy hỗn hợp hộp thiếc năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (hộp) 01/2009 40000 45000 32000 02/2009 46000 30000 13000 03/2009 45000 35000 17000 04/2009 44500 31000 15000 05/2009 44500 31500 16000 06/2009 46000 30000 13000 07/2009 44500 42000 23000 08/2009 44500 40000 21000 09/2009 45000 35000 17000 10/2009 44500 38000 19000 11/2009 44500 38000 21000 12/2009 40000 45000 26000 Coefficients Intercept 128288.76 X1 (GB) -2473.812 X2 (QC) 0.0044297 Ta có phương trình hồi qui sau: Y = 128288.76 – 2473.812a6 + 0.004b6 Có nghĩa là: khi giá bán sản phẩm tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm 2471.812 một đơn vị với điều kiện chi phí quảng cáo không thay đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng một đơn vị sẽ cho lượng tiêu thụ sản phẩm tăng 0.004 đơn vị với điều kiện giá bán sản phẩm không thay đổi. Đây là sản phẩm đóng góp vào tổng doanh thu lớn nhất với hơn 10.3 tỷ đồng (tức gần 46.4%). Có thể kết hợp cả hai chiến lược dẫn giá và tăng cường hoạt động quảng cáo để tăng doanh thu cho hai loại sản phẩm này. Tuy nhiên, hai loại sản phẩm này lại phải chịu sự cạnh tranh của các loại sản phẩm tương tự từ các đối thủ cạnh tranh lớn như Kinh Đô, Bibica… Do đó, khi đưa ra chiến lược để tăng doanh thu cần chú trọng tính toán điều chỉnh mức giá sao cho hợp lí và tận dụng nhiều phương pháp tiếp thị mới với chi phí thấp nhằm tiếp cận sâu thị trường. Đối với hai sản phẩm này, công ty cũng cần chú trọng cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã để tiếp tục tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. 7. Sản phẩm bánh dinh dưỡng BISONI Bảng 3.7 Tình hình tiêu thụ bánh dinh dưỡng BISONI năm 2009 Tháng Giá (VNĐ) Chi phí quảng cáo (1000VNĐ) Số lượng (hộp) 01/2009 15000 45000 8000 02/2009 16500 30000 2600 03/2009 16000 35000 3500 04/2009 16500 31000 3200 05/2009 16500 31500 3200 06/2009 16500 30000 2700 07/2009 16000 42000 4800 08/2009 16000 40000 4300 09/2009 16000 35000 3800 10/2009 16000 38000 3900 11/2009 15500 38000 4000 12/2009 15500 45000 6000 Coefficients Intercept 35165.74 X1 (GB) -2228.061 X2 (QC) 0.0672275 Ta có phương trình hồi qui sau: Y = 35165.74 – 2228.061a7 + 0.067b7 Có nghĩa là: khi giá bán sản phẩm tăng một đơn vị thì lượng tiêu thụ giảm 2228.061 đơn vị với điều kiện chi phí quảng cáo không đổi. Và khi chi phí quảng cáo tăng một đơn vị thì lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 0.067 đơn vị. Chiến lược dẫn giá là phù hợp để làm tăng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_pthdkd__4_11.doc
  • ppt4_1_slides1.ppt
Tài liệu liên quan