Trong bảo hiểm XDLĐ công tác hạn chế tổn thất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các công trình được bảo hiểm thường là các công trình có giá trị cao và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp. Nếu không có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất tốt thì mức độ rủi ro xảy ra chẵc chắn sẽ rất lớn và hậu quả sẽ rất nặng nề.
Việc đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ thuộc trách nhiệm người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc. Người nhận tái cũng cần phải chú trọng công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Hai khía cạnh khiến cho người nhận tái trong TBH XDLĐ phải quan tâm đến công tác đề phòng hạn chế tổn thất :
- Để có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất hữu hiệu phải đánh giá được những nguy cơ tiềm ẩn, những khả năng rủi ro có thể xảy ra. Đây là một trong những công việc khó khăn nhất trong bảo hiểm XDLĐ đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. Và đây là một trong những lí do công ty bảo hiểm gốc cần tới người nhận tái. Người nhận tái trong nhiều trường hợp phải trực tiếp cùng với người bảo hiểm đánh giá rủi ro và tư vấn cho người bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng -lắp đặt ở công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tính đến chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Thêm vào đó, các công ty bảo hiểm môi giới bảo hiểm nước ngoài đã lợi dụng sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước để hoạt động bất hợp pháp. Các công ty này khai thác dịch vụ một cách bất hợp pháp rồi để cho các công ty bảo hiểm Việt Nam cấp đơn nhưng các công ty này thu hoa hồng môi giới rất cao, ép các công ty trong nước phải hạ phí, tuân theo những điều kiện điều khoản của họ và phải TBH theo chỉ định với tỉ lệ cao. Tình hình đó gây khó khăn không nhỏ cho nghiệp vụ. VINARE nhận có khi phải nhận các dịch vụ xấu do các công ty gốc khai thác.
2.3.Khung pháp lý của hoạt động bảo hiểm chưa hoàn thiện :
Các văn bản pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế: vừa thiếu lại vừa chồng chéo, thiếu sự đồng bộ, nhiều kẽ hở. Hiệu lực của các văn bản pháp lý rất thấp, không được tuân theo do khả năng giám sát còn yếu.
Thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm các qui định về bảo hiểm là khá phổ biến. Các công ty bảo hiểm gốc đã công khai vi phạm qui định về biểu phí các điều kiện điều khoản về khai thác bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vi phạm các qui dịnh về bảo hiểm ở Việt Nam một cách phổ biến. Thêm vào đó, các công ty bảo hiểm trong nước không thực hiện nghiêm chỉnh qui định TBH bắt buộc. Như đã trình bày ở trên, những vi phạm đó gây rất nhiều khó khăn cho thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, cho VINARE nói riêng.
III. Tình hình triển khai nghiệp vụ TBH XDLĐ:
1. Nhận TáI bảo hiểm.
Nhận TBH là khâu đầu tiên của nghiệp vụ có vai trò chi phối quyết định trực tiếp đến các khâu tiếp theo của nghiệp vụ và do đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiệp vụ .
Nhận TBH còn có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo qui luật số đông- qui luật quyết định sự thành bại của nghiệp vụ .
Như vậy, nhận TBH giống như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh TBH. VINARE được phép nhận TBH bắt buộc từ các công ty bảo hiểm gốc trong nước. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong việc triển khai các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ TBH XDLĐ .
Tuy nhiên ,là một pháp nhân kinh doanh hạch toán độc lập nên VINARE xác định mục tiêu khi triển khai các nghiệp vụ nói chung, nghiệp vụ TBH XDLĐ nói riêng là phải thu hút tối đa TBH tự nguyện từ các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.
Qui trình nhận TBH nghiệp vụ TBH XDLĐ của VINARE.
Do sự khác nhau về bản chất và thủ tục của hình thức TBH tạm thời và cố định nên qui trình nghiệp vụ TBH XDLĐ có thể tách riêng theo từng hình thức.
1.1.1. Qui trình nhận TBH cố định:
Kí kết hợp đồng:
Việc thu xếp hợp đồng cố định được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần công ty bảo hiểm gốc phải gửi bản chào tái. Sở dĩ như vậy là vì, VINARE được phép nhận TBH bắt buộc. Các công ty bảo hiểm gốc có trách nhiệm TBH cho VINARE một phần trách nhiệm của nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ. Các công ty hiện nay đều được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ và để thuận tiện, hầu hết các công ty đều thu xếp một hợp đồng cố định với VINARE ngay từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ.
Như vậy ,ngay từ khi các công ty bảo hiểm gốc triển khai nghiệp vụ, các cán bộ nghiệp vụ của VINARE đã chủ động gặp gỡ các công ty gốc để đàm phán kí kết hợp đồng .
Khi kí kết hợp đồng cố định hai bên thường thương lượng về các nội dung chủ yếu sau:
- Dạng hợp đồng
- Điều kiện chung:
Bao gồm các điều kiện
+ phạm vi hợp đồng.
+ giới hạn trách nhiệm của hợp đồng
+ quyền, nghĩa vụ của người nhượng
+ quyền kiểm soát của người nhận
- Tỉ lệ nhượng và hoa hồng:
- Điều kiện về thanh toán:
+ bảng thanh toán
+ bảng kê
+ số lần thanh toán.
+ thanh toán tổn thất.
Nếu như công ty bảo hiểm gốc chỉ TBH cho VINARE theo đúng tỉ lệ qui định của Bộ tài chính thì hoa hồng cũng xác định theo tỉ lệ do Bộ tài chính qui định và hợp đồng sẽ là hợp đồng số thành.
Trong trường hợp công ty bảo hiểm gốc và VINARE đạt được thoả thuận về phần TBH tự nguyện thì phần TBH tự nguyện được thu xếp trong cùng một hợp đồng mà không tách riêng. Nếu phần tự nguyện được nhượng cũng theo phương thức số thành thì thường áp dụng tỉ lệ hoa hồng chung cho cả phần bắt buộc và tự nguyện. Tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ qui định và phụ thuộc vào phần nhượng tự nguyện. Nếu phần tự nguyện thực hiện theo phương thức mức dôi thì áp dụng tỉ lệ hoa hồng riêng.Đây là nội dung quan trọng nhất phải đàm phán giữa hai bên.
Quản lí hợp đồng :
+ Hàng quí ,các công ty bảo hiểm gốc phải gửi bảng kê phí và tổn thất cho VINARE trong vòng 2 tuần sau khi hết quí. Việc thu phí và thanh toán bồi thường dựa trên các bảng kê và bảng thanh toán. Các bảng thanh toán cũng được gửi theo định kì hàng quí cùng với các bảng kê.
+ Các cán bộ kiểm tra các bảng kê và các bảng thanh toán và phải xác nhận trong vòng hai tuần. Nếu phát hiện thấy có gì không bình thường hoặc chưa rõ VINARE có thể yêu cầu các công ty kiểm tra lại.
Bảng thanh toán bao gồm các mục sau:
- phí phát sinh phải chuyển cho VINARE trừ đi các khoản hoàn phí.
- số tiền bồi thường trừ đi các khoản bồi hoàn hoặc các khoản có thể thu hồi, nếu áp dụng phương pháp nhận và rút dự phòng bồi thường thì phải ghi theo năm xảy ra tổn thất và xác định riêng tất cả các khoản thiệt hại trả ngay mà VINARE đã đóng góp.
- hoa hồng TBH và các chi phí.
+VINARE sẽ thanh toán cho công ty gốc ngay nếu như được yêu cầu trong trường hợp tổn thất xảy ra lớn mà công ty gốc phải trả tiền bồi thường mà số tiền đó lớn hơn một mức qui định trong hợp đồng, thường qui định là 10000USD. Trong trường hợp đó công ty bảo hiểm gốc phải gửi ngay cho VINARE bảng thông báo tổn thất, biên bản giám định. Trong nhưng trường hợp xảy ra tổn thát lớn VINARE thường cử đại diện tham gia vào việc giải quyết bồi thường.
1.1.2.Qui trình nhận TBH tạm thời:
Kí kết hợp đồng:
* Khi nhận được bản đề nghị TBH của công ty nhượng trước tiên các cán bộ nghiên cứu kĩ bản đề nghị. Để quyết định có nhận hay không thì các yếu tố được xem xét là:
- Công ty nhượng:
Khi nhận TBH tạm thời cần thiết phải biết rõ khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng từ đó có thể đánh giá phần nào về dịch vụ được nhượng
Đối với các cán bộ nghiệp vụ của VINARE thì các công ty trong nước không còn xa lạ. Các cán bộ nghiệp vụ đều nắm được khả năng của từng công ty về tài chính , năng lực chuyên môn , tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ. Chính vì vậy, nhận TBH từ các công ty nhượng trong nước có nhiều thuận lợi. Hiện nay, VINARE cũng ít tiến hành nhận tái từ các công ty nước ngoài trong nghiệp vụ TBH XDLĐ, chỉ nhận theo phương thức trao đổi dịch vụ.
- Bản thân dịch vụ được chuyển nhượng:
Các yếu tố mà các cán bộ nghiệp vụ của VINARE xem xét về dịch vụ :
+ Số tiền bảo hiểm
+ Vị trí, địa điểm công trình ( có gần sông, biển hay không, vùng đó có chịu bão, lũ lụt thường xuyên hay không).
+ Đặc trưng của công trình: đó là công trình thuộc lĩnh vực nào, chẳng hạn ngành công nghiệp hoá chất, khách sạn hay văn phòng.
+ Các nhà thầu chính và phụ, đơn vị thi công
+ Điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm áp dụng cho dịch vụ (rộng hay hẹp), các qui định về loại trừ hoặc điều khoản mở rộng, tỉ lệ phí áp dụng.
+Tỉ lệ hoa hồng đề nghị.
+Mức giữ lại của người nhượng
Đó là những căn cứ để đánh giá mức độ rủi ro. Dựa trên các yếu tố đó các cán bộ nghiệp vụ xác định tổn thất tối đa có thể xảy ra .
Sau khi xem xét đánh giá các cán bộ nghiệp vụ sẽ quyết định nhận hay không nhận.
* Trong trường hợp VINARE chấp nhận dịch vụ. Nếu:
- dịch vụ không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của hợp đồng nhượng tái cố định của VINARE, có thể đưa dịch vụ vào hợp đồng thì VINARE xác nhận cho công ty nhượng bằng điện thoại, fax.
- nếu dịch vụ có giá trị quá lớn, không đưa vào được trong hợp đồng thì VINARE phải chào dịch vụ nhượng cho một công ty khác. Nếu công ty đó đồng ý nhận thì VINARE mới xác nhận nhận dịch vụ với công ty nhượng.
* Sau khi VINARE xác nhận chấp nhận dịch vụ , công ty nhượng sẽ phải gửi cho VINARE hai bản chào giống nhau. Các cán bộ của VINARE sẽ kiểm tra bản chào. Nếu thấy bản chào không đúng hoặc không chính xác các cán bộ nghiệp vụ của VINARE sẽ yêu cầu công ty gốc xem xét lại. Khi nào thấy bản chào đúng thì các cán bộ nghiệp vụ sẽ kí vào hai bản chào và gửi lại cho công ty nhượng một bản. Bản chào có giá trị như hợp đồng TBH.
* Trong trường hợp VINARE nhượng tái dịch vụ cho một công ty khác (nhượng theo hình thức tạm thời) thì VINARE lại lập hai bản chào giống như qui trình vừa mô tả trên.
Quản lý hợp đồng:
- Người nhượng phải nộp phí cho VINARE theo đúng thoả thuận và đáp ứng mọi yêu cầu về cung cấp thông tin cuả VINARE .
- Trong trường hợp xảy ra tổn thất người nhượng phải lập tức thông báo cho VINARE bằng cách nhanh nhất. VINARE có quyền tham gia vào việc giải quyết bồi thường.
- khi người nhượng yêu cầu bồi thường thì phải gửi đầy đủ các tài liệu theo qui định.
Trên đây là những nét khái quát nhất về qui trình nghiệp vụ của nhận TBH nghiệp vụ TBH XDLĐ ở VINARE.Để có thể đánh giá về kết quả của qui trình trên cần thiết phải xem xét các kết quả đạt được trong việc nhận TBH qua bảng 1: tình hình nhận TBH bắt buộc
Bảng 1: Tình hình nhận TBH bắt buộc.
Đơn vị :USD
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng phí TBH
869.888
1.213.927
1.346.120
1.403.755
949.719
1.543.427
1.543.060
- TBH cố định
598.135
813.574
902.977
973.504
880.105
1.277.495
1.311.601
- TBH tạm thời
271.753
400.353
443.143
430.251
69.614
265.932
231.459
Hoa hồng TBH
152.230
267.064
323.069
336.901
246.927
401.291
401.196
Nguồn: VINARE (2002), Tài liệu hội thảo TBH Việt Nam lần 1.
Từ bảng thống kê kết quả nghiệp vụ trong 7 năm qua có thể nhận thấy: Doanh số phí nhận TBH XDLĐ bắt buộc của VINARE tăng trưởng không nhiều, bình quân chỉ đạt 13%/năm trong khi mức độ tăng trưởng của doanh thu phí BH gốc tính cho giai đoạn 1995-2001 là 19,5%. Trong các năm đầu, tỉ trọng phí thu được theo hình thức cố định chiếm tỉ lệ khá lớn, thường 70% nhưng có thể thấy xu hướng tăng dần tỉ trọng phí nhận TBH theo hình thức tạm thời. Tuy nhiên, VINARE đã rất tích cực tăng cường khả năng nhận TBH của mình thông qua việc đẩy mạnh thu xếp TBH trong và ngoài nước. Đối với những trường hợp 20% trách nhiệm TBH bắt buộc cho VINARE theo hợp đồng cố định lớn hơn giới hạn đã qui định trong thoả thuận TBH thì VINARE đã cố gắng nhận TBH bổ sung theo hình thức TBH tạm thời. Do đó, trong hầu hết các trường hợp VINARE đều đảm bảo khả năng nhận TBH bắt buộc là 20%. Tỉ trọng của phí nhượng TBH XDLĐ cố định bắt buộc chiếm 76% tổng doanh thu nhận TBH XDLĐ bắt buộc của VINARE thể hiện vai trò quan trọng của TBH cố định bắt buộc đối với kinh doanh nhận TBH của VINARE và tạo cơ sở cho việc tăng cường khả năng giữ lại trong nước thông qua hoạt động nhượng TBH lại của VINARE cho các doanh nghiệp BH trong nước. Kết quả kinh doanh nhận TBH XDLĐ bắt buộc của VINARE rất tốt do tỉ lệ bồi thường của loại hình BH XDLĐ thấp, tỉ lệ hoa hồng bắt buộc thấp.
Nói chung, thị trường TBH XDLĐ bắt buộc là thị trường độc quyền, mang tính bắt buộc. Tỉ lệ nhận TBH và tỉ lệ hoa hồng TBH bắt buộc là một tỉ lệ cố định, không hoàn toàn dựa trên cơ sở cung cầu. Do tỉ lệ hoa hồng TBH XDLĐ bắt buộc thấp và TBH bắt buộc gây tiết lộ thông tin cho đối thủ cạnh tranh nên hầu hết các doanh nghiệp đều không thực sự muốn TBH bắt buộc cho VINARE
Tuy nhiên, TBH bắt buộc đã tạo điều kiện để VINARE tích luỹ tài chính, mở rộng khả năng nhận TBH, tăng cường khả năng giữ lại cho ngành BH trong nước. Thị trường này có ưu điểm là ổn định, dễ thu xếp TBH, an toàn, thuận tiện trong thanh toán. Chính TBH XDLĐ bắt buộc đã giúp các công ty BH nâng cao khả năng BH, chủ động hơn trong khai thác BH.
1.2.Xét theo cơ cấu nhận Tái bảo hiểm.
Tiếp theo, để có thể đánh giá hoạt động nhận TBH của công ty một cách toàn diện cả về thực hiện các chức năng nhiệm vụ của công ty cũng như hoạt động kinh doanh cuả công ty ta xem xét tình hình nhận TBH theo cơ cấu TBH bắt buộc và tự nguyện .Tình hình nhận TBH nghiệp vụ TBH XDLĐ theo cơ cấu bắt buộc tự nguyện được thể hiện ở : Bảng 2 : Tình hình phí nhận TBH theo hình thức cố định-tạm thời
Bảng 2 : Tình hình phí nhận TBH theo hình thức cố định-tạm thời
Đơn vị :USD
Năm
Hợp đồng TBH cố định
Hợp đồng TBH tạm thời
Tổng
phí nhận
Tăng (+)
/Giảm (-)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
1995
502.661
68,8
228.396,4
31,2
731.057,4
1996
938.274,3
65,2
500.617,5
34,8
1.438.891,8
+49,2%
1997
1.096.223,1
67,1
537.375,7
32,9
1.633.598,8
+11,9%
1998
748.500,3
68,6
342.143,6
31,4
1.090.643,9
-49,8%
1999
1.109.451.1
93,9
70.878,2
6,1
1.180.329,3
+7,6%
2000
1.215.993,6
84,3
225.652,8
15,7
1.441.646,4
+18,1%
Nguồn:Phòng TBH Kĩ thuật- Dầu khí, VINARE
Từ bảng 2, ta thấy : doanh số phí nhận TBH hợp đồng cố định có xu hướng tăng theo các năm, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước và tỉ trọng trong tổng doanh số là đại đa số. Đặc biệt riêng năm 1999, tỉ lệ phí nhận tái theo hợp đồng cố định tăng cao, gần 94%.
Tuy nhiên ,nếu chỉ dựa vào số liệu trên thì không thể đánh giá chính xác tình hình thực hiện nhận TBH. Việc nhận TBH còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác. Vì vậy, cần thiết phải xem xét tình hình nhận TBH trong từng năm .
Năm 95 là năm đầu tiên công ty triển khai nghiệp vụ nên gặp không ít khó khăn:
Quyết định TBH bắt buộc của Bộ tài chính được đưa ra quá chậm lại chưa phù hợp với tình hình thực tế gây rất nhiều khó khăn cho cả VINARE và các công ty bảo hiểm gốc. Văn bản đưa ra nhưng không có hướng dẫn cụ thể, không thông báo cho các đối tượng có liên quan biết để thực hiện .
Các công ty bảo hiểm gốc phối hợp với nhau chưa tốt, các môi giới và các công ty bảo hiểm nước ngoài đã lợi dụng sự cạnh tranh giữa các công ty gốc để kiếm lời.
Công ty mới đi vào hoạt động nên còn có nhiều trục trặc, đội ngũ cán bộ còn thiếu và mới nên chưa có kinh nghiệm.Tuy gặp nhiều khó khăn song các cán bộ của công ty đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các cán bộ nghiệp vụ đã :
Chủ động gặp gỡ, thương lượng với các công ty bảo hiểm gốc để kí kết, thực hiện các hợp đồng TBH .
Kết hợp chặt chẽ với các công ty gốc nhầm nâng cao mức giữ lại của phía Việt Nam trong các công trình liên quan đến nước ngoài như nhà máy xi măng Chin Fon , Morning Star, khu công nghiệp Nomura Hải Phòng do Bảo Việt cấp đơn, công trình cầu Thuận Kiều, nhà máy Vina Kyoei do Bảo minh cấp đơn, qua đó phần TBH qua VINARE tăng hơn nhiều.
Đào tạo cán bộ nghiệp vụ cho Bảo minh, PJICO....
Bằng những biện pháp như vậy, VINARE đã tranh thủ được sự hợp tác của các công ty bảo hiểm gốc trong việc thực hiện quy định TBH bắt buộc của Bộ tài chính đồng thời được các công ty bảo hiểm mới ra đời Bảo Minh, PJICO tin cậy tái cho VINARE 100% phần vượt quá mức giữ lại. Bảo Việt cũng kí hợp đồng Số thành tái cho VINARE một phần tự nguyện. Năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ công ty đã thành công. Đó thực sự là bước khởi đầu tốt đẹp.
Với kết quả đạt được của năm 95 công ty tự tin bước vào năm 96 với kế hoạch đề ra cho nghiệp vụ là đạt doanh số phí 1.438.891 USD
Năm 1996 là năm cũng có nhiều thuận lợi đối với VINARE.Chính vì vậy,kết quả nhận TBH nghiệp vụ TBH XDLĐ năm 96 rất đáng khích lệ: tổng phí nhận TBH đạt 1.438.891,8USD tăng 49,2% so với năm 95.
Năm 1997, năm thứ ba triển khai nghiệp vụ việc nhận TBH có thêm những điểm không thuận lợi. Ngoài những khó khăn trong các năm trước vẫn tồn tại thì cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Nhịp độ tăng trưởng giảm xuống, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng bắt đầu suy giảm. Trên thị trường xuất hiện thêm một công ty bảo hiểm gốc: Công ty bảo hiểm liên hợp UIC - Liên doanh giữa Bảo minh với hai công ty bảo hiểm của Nhật bản khiến cho năng lực khai thác bảo hiểm XDLĐ tăng lên xong lại càng làm cho sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt hơn. Tổng kết năm 97, doanh số phí nhận tái nghiệp vụ đạt 1.633.598,8 USD tăng 11,9% so với năm 96. Đây là doanh số cao nhất trong các năm qua. Tuy nhiên , đến cuối năm 97, cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực đông nam á đã báo hiệu một năm 98 sẽ gặp nhiều khó khăn.
Năm 98 ,nền kinh tế chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh do các nhà đầu tư nước ngoài e ngại môi trường đầu tư bất ổn định vì sự tác động của cuộc khủng hoảng; nhiều dự án đang tiến hành phải tạm ngừng, một số dự án bị huỷ bỏ do các chủ đầu tư mà chủ yếu là các chủ đầu tư châu á gặp khó khăn về mặt tài chính. Bảo hiểm XDLĐ là một trong những nghiệp vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình hình đó.
Trong khi đó,tình hình cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm gốc từ khi có thêm hai công ty liên doanh bảo hiểm càng quyết liệt và phức tạp. Các công ty bảo hiểm và môi giới nước ngoài vẫn tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp.
Năm 98 thực sự là năm khó khăn đối với các cán bộ nghiệp vụ phòng Kỹ thuật - Dầu khí.
Kết quả nghiệp vụ năm 98 không nằm ngoài dự đoán của các cán bộ nghiệp vụ. So với năm 97, doanh số phí nhận tái giảm tới 49,8% .Phần TBH theo hình thức cố định cũng như tạm thời giảm mạnh.
Năm 1999, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu trở lại bình thường thì tình hình khai thác TBH XDLĐ có phần lạc quan hơn .Sau những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ của VINARE nói chung và phòng Kĩ thuật- Dầu khí nói riêng thì kết quả của năm nghiệp vụ 1999 là: doanh thu phí TBH là 1.180.329,3 USD , tăng 7,6% so với năm 1998.
Kết quả nhận TBH của VINARE được thể hiện qua : Bảng 3 : Kết quả nhận TBH XDLĐ 1995-2000
Bảng 3 : Kết quả nhận TBH XDLĐ 1995-2000
Đơn vị :USD
Năm
phí nhận
TBH
Hoa hồng nhận tái
Bồi thường nhận tái
tỉ lệ tổn thất
VINARE
Khác
Tổng
1995
731.057,4
139.852,7
84.029,5
0
84.029,5
11,5
1996
1.438.891,8
341.303,3
411.865,9
0
411.865,9
28,6
1997
1.633.598,9
401.763,9
426.052,9
161.760,9
587.813,8
36
1998
1.090.643,9
277.054,7
413.088,1
75.581,7
488.669,8
44,8
1999
1.180.329,3
319.225,9
341.582,5
169.481,1
511.063,6
43,3
2000
1.441.646,4
382.266,3
102.613,9
65.000
167.613,9
11,6
Tổng
7.516.167,7
1.861.466,8
1.779.232,8
471.823,7
2.251.056,5
29,9
Nguồn: phòng Kĩ thuật -Dầu khí, VINARE
Qua việc đánh giá quá trình thực hiện nhận TBH của VINARE trong những năm qua có thể rút ra một số nhận xét:
Việc nhận TBH bắt buộc theo qui định của Bộ tài chính được các cán bộ thực hiện tốt . Phí nhận TBH bắt buộc luôn tăng cùng với tốc độ tăng của phí bảo hiểm kỹ thuật của thị trường.
Tỉ trọng phí TBH tự nguyện giảm dần. Có hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
- các công ty bảo hiểm gốc ngày càng trưởng thành, có thể triển khai nghiệp vụ một cách ổn định không cần nhiều sự trợ giúp của các cán bộ nghiệp vụ VINARE. Trình độ về kỹ thuật TBH cũng ngày càng vững, có thể tự thu xếp chương trình TBH. Do vậy các công ty gốc giảm dần phần nhượng tự nguyện cho VINARE.
- mức hoa hồng của VINARE không thực sự hấp dẫn đối với các công ty gốc. Khi nhượng cho các công ty bảo hiểm, TBH nước ngoài ngoài khoản hoa hồng phí thông thường với tỉ lệ không thấp hơn 30%, các công ty này còn nhận được khoản hoa hồng phí theo lãi. Như vậy, xét trên góc độ hiệu quả của công ty thì nhượng cho các công ty nước ngoài mang lại hiệu quả hơn.
Đây là hai nguyên nhân chính khiến cho VINARE không còn nhận dược các hợp đồng cố định của các công ty bảo hiểm gốc nhượng TBH ngoài phạm vi bắt buộc. Tình hình đó đòi hỏi VINARE phải thay đổi chiến lược nhằm tăng tỉ trọng phí nhận TBH tự nguyện trong các năm tới.
2.Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Trong bảo hiểm XDLĐ công tác hạn chế tổn thất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các công trình được bảo hiểm thường là các công trình có giá trị cao và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp. Nếu không có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất tốt thì mức độ rủi ro xảy ra chẵc chắn sẽ rất lớn và hậu quả sẽ rất nặng nề.
Việc đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ thuộc trách nhiệm người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc. Người nhận tái cũng cần phải chú trọng công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Hai khía cạnh khiến cho người nhận tái trong TBH XDLĐ phải quan tâm đến công tác đề phòng hạn chế tổn thất :
- Để có biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất hữu hiệu phải đánh giá được những nguy cơ tiềm ẩn, những khả năng rủi ro có thể xảy ra. Đây là một trong những công việc khó khăn nhất trong bảo hiểm XDLĐ đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. Và đây là một trong những lí do công ty bảo hiểm gốc cần tới người nhận tái. Người nhận tái trong nhiều trường hợp phải trực tiếp cùng với người bảo hiểm đánh giá rủi ro và tư vấn cho người bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.
- Kết quả nghiệp vụ TBH phụ thuộc rất lớn vào kết quả của nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Người nhận tái và người bảo hiểm cùng chia sẻ rủi ro. Như vậy, việc đề phòng hạn chế tổn thất liên quan trực tiếp đến người nhận tái, đặc biệt là những dịch vụ mà phần tham gia của người nhận tái lớn.
ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm Việt Nam hầu hết mới ra đời nên khả năng thực hiện việc đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình còn rất hạn chế, các công ty này mới chỉ dừng lại ở việc khai thác dịch vụ còn công việc đề phòng hạn chế tổn thất chủ yếu do các công ty nhận tái đảm nhận.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đề phòng hạn chế tổn thất, trong nghiệp vụ TBH XDLĐ, VINARE đã rất chú trọng tới công tác này. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện dưới các hình thức:
+ Tư vấn, hỗ trợ các công ty bảo hiểm gốc trong việc tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình được bảo hiểm.
+ Với những dịch vụ mà VINARE tham gia nhận tương đối lớn hoặc các dịch vụ mà công ty là người đứng đầu nhận tái, các cán bộ nghiệp vụ của công ty phối hợp với các cán bộ nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm gốc đến tận công trình để khảo sát đánh giá rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất mà người được bảo hiểm và các công ty bảo hiểm gốc phải thực hiện. Chi phí cho những công việc như vậy là do VINARE tài trợ.
+ Phối hợp với công ty bảo hiểm gốc hoặc người tham gia bảo hiểm tổ chức các cuộc hội thảo về bảo hiểm cho các công trình lớn. Trong các cuộc hội thảo đó có mặt người tham gia bảo hiểm, các cán bộ nghiệp vụ của công ty bảo hiểm gốc và của VINARE, các chuyên gia kỹ thuật và các cơ quan chức năng có liên quan như cảnh sát phóng cháy chữa cháy, các lực lượng vũ trang v.v...Mục đích của các cuộc hội thảo như vậy là nâng cao ý thức đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng, người bảo hiểm và qua đó tìm ra các biện pháp phối hợp thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất hữu hiệu nhất.
Chi phí cho các biện pháp đó chiếm tỉ trọng lớn trong mục khoản chi khác (80-85% ). Khoản chi đó trong các năm được thể hiện qua bảng 4: chi đề phòng hạn chế tổn thất.
Bảng 4: Chi đề phòng hạn chế tổn thất
Đơn vị:USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Chi phí
3484
6344
9516
9308
11.255
11.787
Nguồn: Phòng Kĩ thuật –Dỗu khí, VINARE.
Từ bảng 4, có thể nhận thấy chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất các năm luôn tăng điều đó cho thấy công tác đề phòng hạn chế luôn được chú ý.
Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất mà VINARE thực hiện không chỉ góp phần giảm bớt tổn thất mà còn có tác dụng lớn trong việc tuyên truyền cho công ty, nâng cao uy tín của công ty góp phần thắt chặt mối quan hệ với các công ty bảo hiểm gốc.
3. Công tác giám định bồi thường.
Bồi thường là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động bảo hiểm nhằm khôi phục lại tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất. Bồi thường là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của người bảo hiểm. Trước khi bồi thường thì cần thiết phải thực hiện giám định nhằm đảm bảo việc bồi thường chính xác, thoả đáng.
Về mặt nguyên tắc, trong mọi trường hợp người bảo hiểm luôn là người chịu trách nhiệm duy nhất trước người được bảo hiểm. Do vậy, trong giải quyết bồi thường người bảo hiểm phải hành động như không có người nhận tái phía sau. Người bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện việc giám định, bồi thường sau đó mới yêu cầu người nhận tái thanh toán trách nhiệm bồi thường nếu tổn thất đó rơi vào trách nhiệm của người nhận tái. Người nhận tái trên nguyên tắc "tín nhiệm tuyệt đối" sẽ thanh toán theo phần trách nhiệm của mình mọi khoản chi phí mà người bảo hiểm đã bỏ ra khi nhận được các tài liệu cần thiết.
Trong nghiệp vụ TBH XDLĐ ỏ VINARE viêc bồi thường được thực hiện theo qui trình sau:
Công ty sẽ bồi thường cho người bảo hiểm theo phần trách nhiệm đã qui định toàn bộ số tiền bồi thường mà công ty nhượng đã trả cho người được bảo hiểm và tất cả các chi phí phát sinh trong giải quyết bồi thường, tất nhiên loại trừ lương và các khoản trả theo lương cho nhân viên và các chi phí quản lý nội bộ. Công ty có quyền nhận một phần các khoản bồi hoàn và các khoản có thể thu hồi được.
Đối với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34293.doc