MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG KINH DOANH. Error! Bookmark not defined.
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Error! Bookmark not defined.
1. Khái niệm về vốn kinh doanh. Error! Bookmark not defined.
1.1 Vốn chủ sở hữu. Error! Bookmark not defined.
1.2 Nợ phải trả. Error! Bookmark not defined.
2. Phân loại vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Error! Bookmark not defined.
2.1 Vốn cố định: Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn cố định: Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Hình thái biểu hiện của vốn cố định: Error! Bookmark not defined.
2.2 Vốn lưu động: Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động: Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Hình thái biểu hiện của vốn lưu động: Error! Bookmark not defined.
II. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN, CHI PHÍ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined.
1. Nguồn hình thành: Error! Bookmark not defined.
2. Cơ cấu vốn: Error! Bookmark not defined.
3. Nội dung hoạt động quản lý vốn cố định và vốn lưu động Error! Bookmark not defined.
3.1 Hoạt động quản lý vốn cố định : Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Khấu hao tài sản cố định Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Quản lý quỹ khấu hao: Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Quản lý vốn lưu động: Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Quản lý tiền mặt: Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Quản lý phải thu: Error! Bookmark not defined.
4. Hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.
4.1. Quan điểm về hiệu quả: Error! Bookmark not defined.
4.2 Hiệu quả sử dụng vốn Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Hiệu quả kinh doanh Error! Bookmark not defined.
5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. Error! Bookmark not defined.
5.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: Error! Bookmark not defined.
5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Error! Bookmark not defined.
5.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Error! Bookmark not defined.
5.4. Mức độ bảo toàn và phát triển vốn: Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN TRƯỜNG GIANG Error! Bookmark not defined.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG Error! Bookmark not defined.
1. Lịch sử công ty. Error! Bookmark not defined.
2. Cơ cấu tổ chức - nhân sự Error! Bookmark not defined.
2.1. Mô hình họat động kinh doanh: Error! Bookmark not defined.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của công ty. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Chức năng của công ty Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty. Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Quyền hạn. Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Nguồn nhân lực: Error! Bookmark not defined.
3. Các phòng ban công ty: Error! Bookmark not defined.
3.1 Phòng giám đốc và phó giám đốc: Error! Bookmark not defined.
3.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán. Error! Bookmark not defined.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự: Error! Bookmark not defined.
3.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý tàu : Error! Bookmark not defined.
3.5. Chức năng nhiệm vụ phòng tổ chức - khai thác vận tải: Error! Bookmark not defined.
3.6. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch tổng hợp: Error! Bookmark not defined.
3.7. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm thuyền viên Error! Bookmark not defined.
3.8. Chức năng và nhiệm vụ của đại lý tại Hải Phòng. Error! Bookmark not defined.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh. Error! Bookmark not defined.
4.1.Sản phẩm, dịch vụ: Error! Bookmark not defined.
4.2. Thị trường: Error! Bookmark not defined.
4.3. Khách hàng của công ty. Error! Bookmark not defined.
II.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG Error! Bookmark not defined.
1 .Vốn và cách thức huy động của công ty Error! Bookmark not defined.
1.1. Nhu cầu vốn của công ty Error! Bookmark not defined.
1.2. Phương thức huy động vốn của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang Error! Bookmark not defined.
2. Phân tích tình hình quản lý vốn cố định Error! Bookmark not defined.
2.1. Cơ cấu vốn cố định, tình hình biến động của vốn cố định Error! Bookmark not defined.
2.2. Khấu hao tài sản cố định Error! Bookmark not defined.
2.3. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định Error! Bookmark not defined.
2.4.Tình hình quản lý vốn lưu động Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức: Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Cơ cấu vốn lưu động Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Tình hình bảo toàn vốn lưu động Error! Bookmark not defined.
2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang Error! Bookmark not defined.
2.5.1.Tình hình sử dụng vốn ở công ty TNHH vận tải biển Trường Giang qua một số chỉ tiêu cơ bản. Error! Bookmark not defined.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Error! Bookmark not defined.
1.Những thuận lợi Error! Bookmark not defined.
2. Những khó khăn chủ yếu Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG. Error! Bookmark not defined.
1. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN Error! Bookmark not defined.
1.1 Những ưu điểm chủ yếu Error! Bookmark not defined.
1.2 Những hạn chế chủ yếu Error! Bookmark not defined.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG Error! Bookmark not defined.
2.1 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung tại Công ty TNHH VTB Trường Giang Error! Bookmark not defined.
2.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Error! Bookmark not defined.
2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Error! Bookmark not defined.
2.4. Một số kiến nghị Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Vận Tải Biển Trường Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kì dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi các khoản vay hay các khoản phải trả.
- Kĩ thuật sản xuất:
Các đặc điểm riêng có về kĩ thuật tác động liên tục với một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian, công suất.
Nếu kĩ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện, máy móc, thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên VCĐ nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kĩ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề công nhân, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm lợi nhuận vốn cố định.
- Đặc điểm về sản xuất:
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và cũng chứa đựng doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu bia... thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá trị thấp, do vậy dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn, được sản xuất trên dây chuyền có giá trị lớn như máy thu hình, ôtô, xe máy... sẽ là tác nhân hạn chế doanh thu.
- Tác động của thị trường:
Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia sẽ tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh theo những khía cạnh khác nhau. Nếu thị trường đó là cạnh tranh tự do, những sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín lâu đối với người tiêu dùng thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường. Đối với thị trường sản phẩm không ổn định (theo màu, theo thời điểm, thị hiếu) thì hiệu quả sử dụng vốn cũng không ổn định qua việc doanh thu biến động lớn qua các thời điểm này.
- Trình độ tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất, hạch toán nội bộ doanh nghiệp:
Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, trùng khớp nhịp nhàng với nhau, với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có những tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy định vận hành máy móc, số ca, số tổ sản xuất , số bộ phận phục vụ sản xuất ...
Mặt khác, đặc điểm của công tác hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp (luôn gắn với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lí trong cùng doanh nghiệp) có tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình để đo hiệu quả sử dụng vốn... Kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.
- Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp:
Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ cao đủ để thích ứng với trình độ công nghệ dây chuyền sản xuất thì các máy móc trong dây chuyền sẽ được sử dụng tốt hơn và năng suất chất lượng sẽ cao hơn. Song trình độ lao động phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc... thì hiệu quả công việc mới cao.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định trách nhiệm không rõ ràng, dứt khoát sẽ làm cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Các nhân tố khác:
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác dụng một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, thuế vốn, thuế doanh thu... đến chính sách cho vay bảo hộ và khuyến khích một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng, giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ của doanh nghiệp.
Mặt khác, cơ chế chính sách cũng tác động đến kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp được hưởng nguồn nguyên vật liệu, chọn được người cung cấp tốt nhất. Doanh nghiệp phải kết hợp được yêu cầu của chính sách này với yêu cầu của thị trường. Từ đó tác động tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
VẬN TẢI BIỂN TRƯỜNG GIANG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG
1. Lịch sử công ty.
Công ty TNHH vận tải biển Trường Giang là một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở luật Doanh nghiệp được Quốc hội Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 01 tháng 01 năm 2000.
- Giấy phép kinh doanh số 0702000578 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 20/10/2003. Thay đổi lần 3 vào ngày 30/10/2007.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Vận tải biển và viễn dương bằng tàu biển
+ Kinh doanh dịch vụ thương mại
Stt
Tên ngành
Mã ngành
(theo phân ngành kinh tế)
1
Khai thác thủy sản biển
A03110
2
Khai thác thủy sản nước lợ
A03121
3
Nuôi trồng thủy sản biển
A03210
4
Nuôi trồng thủy sản nước lợ
A03221
5
Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh
C10202
6
Bán buôn thủy sản
G46322
7
Đóng tàu và cấu kiện nổi
C30110
8
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải
C33150
9
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
G46599
10
Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan
G46613
11
Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng
H49331
12
Vận tải hàng hóa bằng ô tô các loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
H49332
13
Vận tải hàng hóa ven biển
H50121
14
Vận tải hàng hóa viễn dương
H50122
15
Vận tải đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
H50221
16
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho khác
H52109
17
Hoạt động dịch vụ vận tải hỗ trợ trực tiếp cho vận tải ven biển và viễn dương
H52221
18
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy nội địa
H52222
19
Bốc xếp hàng hóa cảng biển
H52243
20
Bốc xếp hàng hóa cảng sông
H52244
21
Dịch vụ đại lý tàu biển
H52291
22
Dịch vụ đại lí vận tải đường biển
H52292
23
Khách sạn
I55101
24
Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán
J66120
25
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất
L68100
26
Cung ứng và quản lí nguồn lao động trong nước
N78301
27
Cung ứng và quản lí nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài
N78302
Tên đăng ký kinh doanh theo giấy phép kinh doanh số: 0702000578 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 20/10/2003, thay đổi lần 3 vào ngày 30/10/2007 là:
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN TRƯỜNG GIANG
Trụ sở giao dịch : Hải Xuân – Hải Hậu – Nam Định
Mã số thuế : 0600322023
Điện thoại : 03503.874.507
Fax : 03503.213.214
Email : VTBTRUONGGIANG@yahoo.com.vn
Tài khoản : 421101000131 tại NHNo&PTNT H.Hải Hậu – Tp.Nam Định
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được các thành viên sáng lập thông qua ngày 10 tháng 10 năm 2003.
Thực hiện chương trình phát triển kinh tế của biển của Tỉnh, huyện và địa phương trú trọng nghề vận tải biển là lĩnh vực giải quyết nhiều công ăn việc làm và mang lại thu nhập cao cho người lao động. Công ty TNHH vận tải biển Trường Giang thành lập từ năm 2003, giám đốc là người có thâm niên trong ngành vận tải biển, các thành viên Công ty là những người làm nghề vận tải biển có kinh nghiệm sản xuất và thực tế đi biển lâu năm.
Với một đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thuỷ thủ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm nghề biển, có sức khoẻ tốt, thông thạo luồng tuyến, đảm bảo an toàn phương tiện tài sản. Công ty sẽ trú trọng việc nâng cấp thiết bị phương tiện với mục tiêu không ngừng nâng cao khối lượng hàng hoá vận chuyển an toàn, quan tâm tới việc đào tạo nâng cao tay nghề của đội ngũ thuyền viên và sỹ quan điều khiển kỹ thuật, cụ thể có bốn người qua Đại học Hàng Hải, mười người qua trung cấp Hàng Hải và hai mươi người đã qua các khoá cập nhật sỹ quan đã thu hút được nhiều khách hàng, đối tác trong và ngoài quốc doanh.
Hiện nay công ty đang khai thác hữu hiệu tàu Trường Giang 09, Trường Giang 54 khai thác vận chuyển hàng hoá tuyến Bắc – Nam Việt Nam.
Trong đó:
- Tàu Trường Giang 09 có trọng tải 1981 tấn là tài sản thuê bao tài chính của công ty Cho Thuê Tài Chính 1- NH No và PTNT Việt Nam.
- Tàu Trường Giang 54 – BIDV có trọng tải 1970 tấn là tài sản thuê bao tài chính của công ty Cho Thuê Tài Chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2. Cơ cấu tổ chức - nhân sự
2.1. Mô hình họat động kinh doanh:
- Loại hình doanh nghiệp: TNHH
- Loại hình kinh doanh : vận tải đường biển nội địa Việt Nam và Viễn dương, thương mại vận tải, dịch vụ đại lý hàng hải, môi giới vận tải hàng hóa...
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của công ty.
2.2.1 Chức năng của công ty
Là một doanh nghiệp chuyên ngành vận tải biển nhưng công ty không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng vận tải biển bên cạnh đó còn có một số chức năng khác như kinh doanh các thiết bị hàng hải, cung ứng lao động trong lĩnh vực hàng hải.
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty.
- Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết của hợp đồng mua bán ngoại thương và các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phân công lao động hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội, các chế độ về quản lý tài sản.
- Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
2.2.3 Quyền hạn.
- Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, đấi đai, tài nguyên và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Công ty được quyền sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh.
- Được chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế trong khuôn khổ chức năng ngành nghề pháp luật cho phép.
- Tổ chức kinh doanh trao đổi mua bán các mặt hàng, thiết bị hàng hải trong nước theo quy định hiện hành.
- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tùy theo khả năng của mình
2.2.4 Nguồn nhân lực:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty
Chi tiết
Tổng số
lao động
(Ngời)
Trình độ ( ngời )
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Đào tạo nghề
1. Toàn công ty
57
12
6
14
25
Lao động trên bờ
17
7
3
2
5
Lao động trên tàu, xưởng đóng tàu
40
5
3
12
20
Nguồn: phòng nhân sự
Bảng 2: Tỷ trọng (%) lao động trong công ty
Chi tiết
Tỷ lệ lao động
(%)
Trình độ (%)
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Đào tạo nghề
Lao động trên bờ
29.82
58.33
50.00
14.29
20.00
Lao động trên tàu, xởng đóng tàu
70.18
41.67
50.00
85.71
80.00
Nguồn: phòng nhân sự
3. Các phòng ban công ty:
Công ty quản lý theo chế dộ phân cấp phân quyền, công ty có các phòng ban sau:
- Phòng giám đốc, phó giám đốc
- Phòng Tài chính- Kế toán
- Phòng nhân sự
- Phòng Quản lý tàu
- Phòng tổ chức - khai thác
- Trung tâm thuyền viên
- Phòng tổng hợp
- Đại lý tại Hải Phòng
Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Vận tải biển Trường Giang
P. Giám đốc
P.Phó
giám đốc
P. Tài chính - Kế toán
P. Nhân sự
P. Tổ chức Khai thác
P. QL tàu
TT. Thuyền viên
P. Tổng hợp
ĐLý tại HPhòng
3.1 Phòng giám đốc và phó giám đốc:
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty và là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phó giám đốc là trợ lý, người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phòng giám đốc, phó giám đốc là bộ não hoạt động của công ty, tập chung chủ đạo các thành viên của hội đồng sáng lập công ty cùng những cán bộ chủ chốt của các phòng ban. Là nơi diễn ra các trao đổi giữa các hội đồng thành viên và cán bộ về các hoạt động của công ty. Các vấn đề về hoạt động kinh doanh của công ty được các thành viên sáng lập cùng các cán bộ lãnh đạo đưa ra bàn luận tham mưu cho giám đốc và giám đốc là người ra quyết định cuối cùng.
Giám đốc, chủ tịch HĐTV: Nguyễn Văn Xuyên, trình độ 10/10, có kinh nghiệm khai thác tàu biển từ 1990 đến nay, đã tham gia các khóa học nâng cao về nghiệp vụ quản lý, quản trị kinh doanh, thương mại vận tải quốc tế, hệ thống quản lý an toàn ISM và quản lý chất lượng ISO 1900:2000
Phó Giám đốc: Nguyễn Văn Trường, trình độ Đại Học, kĩ sư thuyền trưởng không hạn chế, trình độ ngoại ngữ: Anh văn C, Nhật hội thoại thông thường. Đã tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý an toàn ISM, quản lý chất lượng ISO 1900: 2000, an ninh quốc tế về cảng biển và tàu biển ISPS, thương mại quốc tế. Có kinh nghiệm về khai thác tàu biển nội địa và quốc tế.
Phó giám đốc: Nguyễn Văn Thi trình độ trung cấp Hàng Hải, thuyền trưởng hạng 3, có kinh nghiệm lâu năm về nghề biển, phụ trách lĩnh vực kĩ thuật - vật tư của công ty.
3.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán.
Phòng gồm có một kế toán trưởng và ba kế toán viên cùng một thủ quỹ và một nhân viên thu ngân. Phòng tài chính kế toán là nơi diễn ra các hoạt động kế toán và tài chính của công ty. Các cán bộ nhân viên của phòng có nhiệm vụ theo dõi, thu thập số liệu, hoàn thiện chứng từ và vào sổ sách kế toán theo chế độ kế toán quy định của pháp luật. Kế toán trưởng là người điều hành và chịu trách nhiệm về các số liệu kế toán báo cáo trước ban giám đốc.
- Luân chuyển tiền tệ đảm bảo theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà nước về tài chính kế toán.
- Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra và thu thập số liệu đầy đủ, chính xác mọi nội dung công viêc kế toán trong công ty. Tham mưu giúp giám đốc hướng dẫn các phòng ban liên quan mở và ghi đóng sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm toán, tổ chức bảo quản và lưu trữ hồ sơ, yài liệu kế toán theo quy định.
- Thu, chi tiền tệ theo lệnh của giám đốc công ty phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sách chế độ của nhà nước.
- Bảo quản và giữ gìn tiền tệ nguyên vẹn và an toàn.
- Huy động vốn cho sản xuất và đầu tư khi có yêu cầu của giám đốc.
- Theo dõi tình hình thanh toán thu chi với các đối tác kinh doanh, chủ hàng, chủ tàu và công nhân viên của công ty.
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đặc biệt là chi cục thuế.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự:
Tham mưu cho giám đốc trên các mặt hoạt động về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị trong phạm vi toàn công ty.
Xây dựng mô hình tổ chức quản lý của công ty phù hợp với điều kiện thực tế trước mắt và tương lai, trình giám đốc duyệt
Tham mưu và dự thảo các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ .
Xây dựng các các quy chế, các quy định liên quan đến công tác nhân chính, hành chính của côngt ty.
Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho công ty.
Theo dõi chế độ BHXH, BHYT, BHYT.
Xây dựng phương án phân phối tiền lương, tiền thưởng rõ ràng, công bằng hợp lý.
Giải quyết các công việc của hành chính quản trị: Mua sắm các thiết bị văn phòng, quản lý điều động xe con.
3.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý tàu :
Trực tiếp tham mưu và thực hiện việc quản lý tàu, khai thác đội tàu với hiệu quả cao nhất, đáp ứng đầy đủ kế hoạch SXKD của Công ty đề ra.
Xây dựng kế hoạch lịch chạy tàu, ( thời gian và số chuyến ) hàng tháng, quý, năm với hiệu quả khai thác cao.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ dầu tiếp nhận nhiên liệu dầu cho tàu.
Tổ chức quản lý theo dõi, điều hành mọi hoạt động của tàu theo đúng lịch trình.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý khai thác tàu, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo chất lượng.
Theo dõi, quản lý đầy đủ các thủ tục hồ sơ, giấy phép hoạt động của tàu.
Tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động của thuyền viên trên tàu theo quy định của Luật Hàng Hải.
3.5. Chức năng nhiệm vụ phòng tổ chức - khai thác vận tải:
Tham mưu và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động vận tải và giao nhận trên phạm vi toàn Công ty.
Tham gia quản lý và điều hành các hoạt động vĩ mô liên quan đến công tác vận tải và giao nhận.
Lên phương án và tham mưu cho giám đốc công ty trong việc lựa chọn và ký hợp đồng các đơn vị vận chuyển, xếp dỡ, cảng, bãi tại hai khu vực Nam Bắc.
Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao nhận, kiểm đếm hàng hoá
Chịu trách nhiệm quản lý báo cáo giám đốc công ty hoạt động của phòng và các công việc tới mảng điều hành vận tải, giao nhận toàn công ty.
Trực tiếp khai thác hàng hoá vận chuyển cho tàu đem lại hiệu quả cao nhất
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về chiến lược thị trường và xây dựng các kế hoạch khai thác hàng theo hàng quý, năm.
Chủ động khai thác hàng hoá từ khâu tìm kiếm đối tác cho đến khi giành được hàng hoá.
Đánh giá kết quả hoạt động tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và thu thập thông tin, nghiên cứu giá cả thi trường.
Chăm sóc khách hàng thường xuyên trước và sau khi bán sản phẩm dịch vụ vận chuyển
Tổng hợp và cung cấp số liệu thực hiện cho phòng tài chính kế toán làm cơ sở thu nợ khách hàng và cùng lãnh đạo công ty có biện pháp thu nợ hữu hiệu nhất.
3.6. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch tổng hợp:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc xây dựng kế hoạch chuyến, tháng, quý, năm và kế hoạch đầu tư dài hạn.
Phân tích thị trường, khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, khai thác và đồng thời đi đôi với việc kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch , thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích thông tin để cung cấp cho lãnh đạo xây dựng chiến lược về giá và định hướng trong kinh doanh.
Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn Công ty.
Tập hợp kế hoạch báo cáo của các Bộ phận để theo dõi và tham mưu cho Giám đốc trong việc quyết định khối lượng hàng hoá chuyên chở cho từng chuyến tàu.
3.7. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm thuyền viên
Quản lý thuyền viên, theo dõi và hỗ trợ thuyền viên về các thủ tục giấy tờ cần thiết theo luật Hàng Hải.
Cùng với bộ phận khai thác điều động thuyền viên tham gia khai thác tàu.
Cung ứng lao động ngành đóng tàu, sửa chữa tàu biển và thuyền viên.
Lập kế hoạch đào tạo thuyền viên cùng bộ phận nhân sự và báo cáo giám đốc.
3.8. Chức năng và nhiệm vụ của đại lý tại Hải Phòng.
- Thay mặt giám đốc công ty quan hệ trực tiếp với khách hàng tại địa bàn.
- Mở rộng, tìm kiếm và khai thác thị trường mới.
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng với khách hàng do công ty uỷ thác.
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hóa, vận hành hàng hoá bằng đường bộ, đường biển, tổ chức giao nhận và vận chuyển hàng Container từ kho tới kho.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
4.1.Sản phẩm, dịch vụ:
- Vận tải hàng hoá, thiết bị trong nước và khu vực bằng tàu biển.
- Đại lý vận tải hàng hoá.
- Kinh doanh thương mại.
- Đóng mới và sửa chữa tàu biển có trọng tải từ 1.000 – 10.000 tấn.
- Cung ứng lao động phục vụ ngành đóng tàu và thuyền viên.
Các mặt hàng vận chuyển chủ yếu trong nước:
- Hướng Bắc vào Nam: Than, Clinke, Ximăng, phân bón, sắt thép...
- Hướng Nam ra Bắc: Gạo, nông sản, thực phẩm, phân bón, sắt thép, cao su, gỗ, quặng, đá phụ gia...
- Vận chuyển hàng xuất khẩu tiểu ngạch đi Nam Trung quốc
- Chuyển tải từ các tàu cỡ lớn: Ngũ cốc, Lúa mì, phân bón, Ka li.
4.2. Thị trường:
Nhận định khi Việt Nam vào WTO mở rộng thị trường với rất nhiều loại hàng hóa, các làn sóng đầu tư lập nhà máy sản suất ở Việt Nam sẽ tăng đột biến, nhu cầu lưu thông hàng hóa sẽ tăng lên rất nhiều và với hiện trạng lượng tàu biển Việt Nam hiện nay sẽ khó có thể đáp ứng ngay được nhu cầu vận tải trong nước.
Thị trường mục tiêu của công ty là vận chuyển hàng hoá nội địa bằng tàu biển
Với thị trường hàng hoá phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, kịp thời là hết sức quan trọng và mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Ngoài ra công ty đang nhắm đến thị trường đóng tàu và cung ứng vật tư tàu biển, cùng các dịch vụ sửa chữa và đóng mới tàu có trọng tải từ 1.000 đến 10.000 tấn.
4.3. Khách hàng của công ty.
Với thời gian hoạt động trên thị trường vận tải đường biển nội địa công ty đã kết giao được những bạn hàng mang tính chiến lược và những bạn hàng có quan hệ mật thiết với công ty cùng những khách hàng tiềm năng.
Các bạn hàng thường xuyên và hợp đồng vận chuyển dài hạn với công ty như:
Công ty Vận tải thuỷ- TKV thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam
Công ty CP vận tải biển và thương mại Đại Việt
Công ty TNHH Vận tải Sao Biển
Công ty TNHH TM & VT Trường Thành
Công ty VINASHIP, Falcon
Tổng công ty lương thực miền Bắc
Công ty cổ phần Traco
Công ty Thành Cường
Công ty cổ phần than miền nam, công ty than Đông Bắc
Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An
Nhà may phân lân Ninh Bình
Công ty CP VT TM Nhật Hải Đăng
Cùng rất nhiều các đại lý môi giới từ miền Bắc đến miền Nam.
II.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG
1 .Vốn và cách thức huy động của công ty
1.1. Nhu cầu vốn của công ty
Xuất phát điểm với cơ sở vật chất kỹ thuật trong hai lĩnh vực kinh doanh trọng yếu nhất là vận tải biển và khai thác hàng hoá và rất thiếu vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp đổi mới trang thiết bị để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường do vậy nhu cầu vốn của công ty là cần thiết.
1.2. Phương thức huy động vốn của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang
Xuất phát từ nhu cầu về vốn của mình, công ty TNHH vận tải biển Trường Giang đã xác định sự sống còn của mình phụ thuộc vào hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn. Các nguồn vốn được huy động như sau:
- Vốn công ty huy động thêm để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh bao gồm:
+ Vốn huy động từ các thành viên sáng lập.
+ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cho vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài hạn. Với hình thức này công ty có thể vay với số lượng lớn.
+ Vốn huy động từ lợi nhuận chưa phân phối.
2. Phân tích tình hình quản lý vốn cố định
2.1. Cơ cấu vốn cố định, tình hình biến động của vốn cố định
Trong quá trình hình thành vốn cố định, tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của các ngành, tuỳ theo mức độ trang thiết bị cho mỗi bộ phận mà vốn cố định được hình thành rất khác nhau. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau làm cho tài sản cố định biến đổi theo những chiều hướng khác nhau. Nắm bắt được những nguyên lý đó đòi hỏi việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải tiếp cận theo nguồn hình thành và cơ cấu TSCĐ.
Thứ nhất: Là nghiên cứu cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó ở biểu sau:
BIỂU 1. CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ NĂM 2007
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ lệ%
Số tiền
Tỉ lệ %
Số tiền
1. Vốn pháp định
39,662,154
28.8%
51,590,576
34.1%
11,928,422
- Phương tiện thiết bị
5,646,348
4.1%
8,774,937
5.8%
- Phương tiện vận tải
21,896,814
15.9%
26,778,686
17.7%
- Cơ sở hạ tầng
12,118,991
8.8%
16,036,953
10.6%
2. Vốn vay và tự bổ sung
98,053,658
71.2%
99,701,436
65.9%
1,647,778
- Phương tiện thiết bị
13,083,002
9.5%
14,977,909
9.9%
- Phương tiện vận tải
77,947,150
56.6%
77,007,634
50.9%
- Cơ sở hạ tầng
7,023,506
5.1%
7,715,893
5.1%
Tổng cộng VCĐ
137,715,812
100.0%
151,292,012
100.0%
13,576,200
Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007
+ Tổng số vốn cố định của công ty năm 2006 là: 137.715.812 nghìn đồng.
+ Tổng số vốn cố định của công ty năm 2007 là: 151.292.012 nghìn đồng.
Qua biểu trên ta thấy thời điểm năm 2006 vốn vay với giá trị 39.662.154 nghìn đồng chiếm 28,8% vốn cố định của công ty. Đến thời điểm năm 2007 về giá trị tuyệt đối là 51.590.576 nghìn đồng (tăng 11.928.422 nghìn đồng) và giá trị tương đối chiếm 34,1%. Trong khi đó vốn vay và vốn tự bổ sung ở năm 2006 là 98.053.658, năm 2007 là 99.701.436 nghìn đồng tương ứng với tăng 1.647.778 nghìn đồng. Như vậy với những khả năng biến động của năm 2007, trong cơ cấu vốn thì vốn vay và vốn tự bổ sung chiếm tỉ lệ khá cao (65.9%). Chứng tỏ rằng công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá tốt. Tuy nhiên tỉ trọng đó có xu hướng giảm do khủng hoảng tài chính, kinh doanh và vay vốn rất khó khăn, nhưng đây là các quan hệ tỉ trọng mang tính động và với những triển vọng sáng sủa về khả năng phục hồi kinh tế, công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi để điều chỉnh.
Trong cơ cấu vốn vay, trọng điểm vay vốn vẫn là đội tàu vận tải tại thời điểm năm 2006 chiếm 15,9% sau đó đến cơ sở hạ tầng 8,8%, phương tiện dành cho bốc xếp thuỷ bộ chiếm 4,1%. Tuy nhiên, do đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo, xây mới cơ sở hạ tầng , mua sắm thiết bị vận tải nên vốn vay có tăng so với đầu năm.
Trong cơ cấu vốn tự có và vốn tự bổ sung, với việc thực hiện đề án xây dựng đội tàu đến 2010, đầu tư cho đội tàu đã ngốn tới 71,2% ở thời điểm năm 2006 và tiếp tục đứng đầu với 65.9% ở thời điểm năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất khiêm tốn chỉ chiếm 5,1% ở năm 2006 & 2007 phần vốn lớn nhất là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7889.doc