Tình hình doanh thu của công ty qua các năm nhìn chung là tốt và có khuynh hướng tăng qua các năm. Xét tổng doanh thu của công ty qua từng năm ta thấy. Năm 2006, tổng doanh thu của công ty là 91.6 tỷ đồng. Năm 2007 tổng doanh thu của công ty là 88.7 tỷ đồng giảm 2.9 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3.17%. Năm 2008, tổng doanh thu của công ty là 92.1 tỷ đồng tăng 3.4 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 3.83%. Và năm 2009 tổng doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng ở mức là 109.4 tỷ đồng tăng 17.3 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 18.78%. Để tìm hiểu nguyên nhân của tình hình này ta xét từng khoản doanh thu của công ty:
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH mỹ thuật Dương Sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài hạn (5 năm – 10 năm) của toàn công ty.
- Tổng hợp kế hoạch quý, năm của các đơn vị trực tiếp kinh doanh, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với phòng Kế toán tài chính giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên.
- Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc, kiểm tra thẩm định thời gian không quá 2 ngày kể từ khi nhận được hợp đồng và phương án các đơn vị gửi đến.
- Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hoặc thất thoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra.
+ Phòng kế toán tài chính.
- Phối hợp với phòng KH-TT xây dựng kế hoạch tài chính toàn công ty và kế hoạch từng đơn vị thành viên.
- Các phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt trong thời hạn 3 ngày phải đáp ứng vốn để các đơn vị thực hiện hợp đồng.
- Thanh toán tiền hàng với bạn hàng trong nước và ngoài nước.
- Giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị, đôn đốc thu hồi vốn, lãi tiền vay.
- Lựa chọn phương án hạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toán các đơn vị trong công tác hạch toán. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán, thống kê thuế kịp thời chính xác đúng quy định.
- Kế toán trưởng từng quý báo cáo ban giám đốc tình hình quản lý sử dụng vốn, các khoản công nợ trong hạn, đến hạn và nợ quá hạn, đề xuất biện pháp xử lý.
- Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và đề xuất giám đốc khen thưởng.
- Kế toán trưởng liên đới chịu trách nhiệm khi để các đơn vị trực thuộc sử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn.
+ Phòng tổ chức hành chính.
* Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cụ thể:
- Xây dựng phương án bố trí sắp xếp cán bộ viên chức toàn công ty và từng đơn vị.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Làm công tác khác về tổ chức: quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, làm các thủ tục về tiếp nhận, nghỉ hưu thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
* Tham mưu giúp Giám đốc về công tác hành chính quản trị cụ thể:
- Xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự an toàn cơ quan.
- Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, quản lý dấu Công ty, dấu chức danh.
Nhân sự.
Tổng số nhân viên là 250 người trong đó:
Phân theo giới tính :
+Nam: 150 chiếm 60%
+Nử : 100 chiếm 40%
Phân theo trình độ:
+Đại học: 200 người chiếm 80%
+Cao đẳng : 50 người chiếm 20%
Thu nhập bình quân : 3.800.000 vnd/người/tháng
Công nhân lao động trong các cơ sở gia công của công ty khoảng 300 người thu nhập bình quân 2.500.000 vnd/người/ tháng
2.1.3 Tình hình hoạt động của công ty.
2.1.3.1 Đánh giá doanh thu của công ty qua các năm 2006-2009.
(Bảng 5: Doanh thu của công ty qua các năm 2006-2009)
đvt:tỷ đồng
Khoản doanh thu
2006
2007
2008
2009
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
62.8
63.5
64.8
73.2
Doanh thu hoạt động tài chính
25.7
22.7
23.8
33.5
Thu nhập khác
3.1
2.5
3.5
2.7
Tổng
91.6
88.7
92.1
109.4
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2009 của phòng tài chính kế toán)
Bảng phân tích đánh giá doanh thu của công ty qua các năm 2006-2009
Khoản doanh thu
2006/2007
2007/2008
2008/2009
So sánh tuyệt đối (tỷ đồng)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (tỷ đồng)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (tỷ đồng)
So sánh tương đối (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
0.70
101.11
1.30
102.05
8.40
112.96
Doanh thu hoạt động tài chính
-3.00
88.33
1.10
104.85
9.70
140.76
Thu nhập khác
-0.60
80.65
1.00
140.00
-0.80
77.14
Tổng
-2.90
96.83
3.40
103.83
17.30
118.78
Nhận xét:
Tình hình doanh thu của công ty qua các năm nhìn chung là tốt và có khuynh hướng tăng qua các năm. Xét tổng doanh thu của công ty qua từng năm ta thấy. Năm 2006, tổng doanh thu của công ty là 91.6 tỷ đồng. Năm 2007 tổng doanh thu của công ty là 88.7 tỷ đồng giảm 2.9 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3.17%. Năm 2008, tổng doanh thu của công ty là 92.1 tỷ đồng tăng 3.4 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 3.83%. Và năm 2009 tổng doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng ở mức là 109.4 tỷ đồng tăng 17.3 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 18.78%. Để tìm hiểu nguyên nhân của tình hình này ta xét từng khoản doanh thu của công ty:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2006 khoản doanh thu này của công ty là 62.8 tỷ đồng, năm 2007, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 63.5 tỷ đồng tăng 700 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 1.11%. Năm 2008 khoản mục doanh thu này là 64.8 tỷ đồng tăng 1.3 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 2.05%. Và năm 2009, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vẫn tiếp tục tăng là 73.2 tỷ đồng tăng 8.4 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 12.96%. Ta thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng qua các năm, năm 2007, 2008 mặc dù doanh thu có tăng nhưng ở mức độ thấp và có thể coi như không đáng kể. Tuy nhiên, năm 2009 doanh thu của công ty lại tăng mạnh, mặc dù trong năm này nền kinh tế của thế giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng đang khủng hoảng nghiêm trọng. Nguyên nhân của việc tăng trưởng này là vì ba nguyên nhân sau:
+Thứ nhất: là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp ra thị trường thế giới, chỉ thông qua trung gian thương mại ở nước ngoài chứ không thông qua trung gian trong nước nên giá thành của sản phẩm cạnh tranh hơn, và trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn thì chiến lược giá thấp là chiến lược mang lại hiệu quả cao hơn hẳn.
+Thứ hai: năm 2009 là năm có nhiều điều chỉnh về chính sách lãi suất cho vay ở hầu hết các ngân hàng, lãi suất cho vay tăng cao làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, và tâm lý ngại đầu tư do lãi suất tăng của các doanh nghiệp tăng,…Trong khi đó, công ty có nguồn vốn chủ sở hữu cao, có nội lực về vốn mạnh nên không bị ảnh hưởng nhiều do lãi suất ngân hàng tăng.
+Thứ ba: do quy mô của công ty là quy mô nhỏ nên ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
-Doanh thu từ hoạt động tài chính: Theo bảng trên ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty có nhiều biến động. Năm 2006 doanh thu từ hoạt động tài chính là 25.7 tỷ đồng chiếm 28.06% tổng doanh thu của công ty. Năm 2007, doanh thu là 22.7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25.59% trong tổng doanh thu của công ty và giảm 3 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 11.67%. Năm 2008, khoản mục doanh thu này là 23.8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25.84% và tăng 1.1 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 4.85%. Năm 2009 là 33.5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30.62 tổng doanh thu của công ty và tăng 9.7 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 40.76%. Ta thấy sự biến động của tổng doanh thu từ hoạt động của công ty chủ yếu do ảnh hưởng của khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính. Và doanh thu từ hoạt động của năm 2008, đặc biệt là năm 2009, tăng cao chủ yếu là do sự biến động của tỷ giá hoái đối, với năm 2009, tỷ giá của đồng USD tăng cao và biến động liên tục trong năm 2009.
2.1.3.2 Đánh giá về chi phí của công ty qua các năm 2006-2009.
(Bảng 6: Chi phí của công ty qua các năm 2006-2009)
Đvt: tỷ đồng
Khoản chi phí
2006
2007
2008
2009
Giá vốn hàng bán
38.30
39.78
41.28
50.11
Chi phí tài chính
8.21
6.19
5.51
6.54
Chi phí bán hàng
10.03
9.72
9.17
10.89
Chi phí quản lý doanh nghiệp
32.84
31.82
33.95
40.31
Chi phí khác
1.82
0.89
1.83
1.09
Tổng
91.20
88.40
91.74
108.94
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2009 của phòng tài chính kế toán)
Phân tích đánh giá về chi phí của công ty qua các năm 2006-2009
Khoản chi phí
2006/2007
2007/2008
2008/2009
So sánh tuyệt đối (tỷ đồng)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (tỷ đồng)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (tỷ đồng)
So sánh tương đối (%)
Giá vốn hàng bán
1.48
103.86
1.50
103.77
8.83
121.39
Chi phí tài chính
-2.02
75.40
-0.68
89.01
1.03
118.69
Chi phí bán hàng
-0.31
96.91
-0.55
94.34
1.72
118.76
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-1.02
96.89
2.13
106.69
6.36
118.73
Chi phí khác
-0.93
48.90
0.94
205.62
-0.74
59.56
Tổng
-2.80
96.93
3.34
103.78
17.20
118.75
Nhận xét:
Xét về tổng chi phí: Năm 2006 chi phí kinh doanh của công ty là 91.20 tỷ đồng. Năm 2007, là 88.40 tỷ đồng giảm 2.8 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3.07%. Năm 2008 tổng chi phí của công ty 91.74 tỷ đồng tăng 3.34 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 3.78%. Năm 2009 tổng chi phí của công ty vẫn tiếp tục tăng là 108.94 tỷ đồng tăng 17.2 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 18.75%. Ta thấy, tổng chi phí của công ty chỉ giảm ở năm 2007 nhưng tăng mạnh vào các năm 2008,2009, nguyên nhân của việc tăng chi phí này có thể thấy là do giá cả nguyên liệu tăng, lương lao tăng, hoặc công ty mở rộng đầu tư nên chi phí tăng,… Xét từng khoản mục chi phí để hiểu rõ nguyên nhân của việc tăng chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: theo bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán của công ty luôn tăng qua các năm, cụ thể như: Năm 2006 giá vốn hàng bán là 38.30 tỷ đồng, năm 2007 là 39.78 tỷ đồng tăng 1.48 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 3.86%. Năm 2008, giá vốn hàng bán là 41.28 tỷ đồng tăng 1.5 tỷ đồng so với năm 2007. Và đến năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty là 50.11 tỷ đồng tăng 8.83 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 21.39%. Giá vốn hàng bán của công ty tăng qua các năm ngoài nguyên nhân là giá nguyên liệu, nhân công,… tăng còn nguyên nhân là công ty đang có chủ trương mở rộng sản xuất, công ty đã đầu tư thêm vốn để mua thêm nhiều nguyên liệu, thuê them nhân công,…và điều đó cũng làm cho giá vốn hàng bán tăng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng đứng thứ hai sau giá vốn hàng bán. Nhưng khác với giá vốn hàng bán, khoản mục chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản trị của doanh nghiệp, xét chi phí quản lý doanh nghiệp của từng năm cụ thể ta thấy: Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2006 là 32.84 tỷ đồng, năm 2007 là 31.82 tỷ đồng giảm 1.02 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3.11%. Đến năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp là 33.95 tỷ đồng tăng 2.13 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 6.69% so.Và năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp là 40.31 tỷ đồng tăng 6.36 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 18.73%. Xét khoản mục chi phí này cho ta thấy vấn đề quản trị của công ty tương đối yếu, mức độ tăng của khoản mục chi phí này cũng tương đương với mức độ tăng của giá vốn hàng bán. Công ty cần xem xét lại vấn đề quản trị doanh nghiệp nhằm tìm giải pháp để giảm chi phí của công ty một cách hữu hiệu nhất.
+ Chi phí bán hàng: Theo bảng tren ta thấy chi phí cho hoạt động bán hàng của công ty chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu chi phí của công ty, cụ thể như năm 2006, chi phí bán hàng của công ty là 10.03 tỷ đồng chiếm 11% tổng chi phí của công ty, với tỷ trọng chi phí của hoạt động bán hàng như vậy chứng tỏ công quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại của công ty còn rất yếu, công ty vẫn chưa có chủ trương đầu tư cho hoạt động marketing cho đến những năm sau như năm 2007 chi phí bán hàng 9.72 tỷ đồng giảm 310 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3.09%. Năm 2008, chi phí bán hàng của công ty là 9.17 tỷ đồng giảm 550 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng giảm 5.66%. Năm 2009, chi phí từ hoạt động bán hàng của công ty là 10.89 tỷ đồng tăng 1.72 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 18.76%. Đây là năm công ty có chi phí từ hoạt động bán hàng cao nhất, nguyên nhân là do đây là năm của khủng hoảng kinh tế và rất khó khăn để tìm kiếm khách hàng vì vậy để có thể tìm kiếm được khách hàng, tăng doanh thu,… thì một điều tất yếu là công ty phải đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng,… vì vậy mà chi phí bán hàng của năm 2009 tăng mạnh, trong khi những năm trước khoản mục chi phí này đều giảm.
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang rất khó khăn, sự tăng giá cao và đột ngột của một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, hạt nhựa,… đã làm cho giá tất cả các nguyên liệu đều tăng mạnh.
2.1.3.3 Đánh giá về lợi nhuận của công ty qua các năm 2006-2009.
(Bảng 7: Lợi nhuận của công ty qua các năm 2006-2007)
Đvt: triệu đồng
Lợi nhuận
2006
2007
2008
2009
Lợi nhuận trước thuế TNDN
400
300
360
460
Lợi nhuận sau thuế TNDN
300
225
270
345
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2009 của phòng tài chính kế toán)
Bảng phân tích đánh giá về lợi nhuận của công ty qua các năm 2006-2009
Lợi nhuận
2006/2007
2007/2008
2008/2009
So sánh tuyệt đối (triệu đồng)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (triệu đồng)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (triệu đồng)
So sánh tương đối (%)
Lợi nhuận trước thuế TNDN
-100
75.00
60
120.00
100
121.74
Lợi nhuận sau thuế TNDN
-75
75.00
45
120.00
75
121.74
Nhận xét:
Bảng trên cho thấy công ty đều có lợi nhuận qua các năm, tuy nhiên, lợi nhuận tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của công ty là 300 triệu đồng. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của công ty là 225 triệu đồng giảm 75 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 25%. Năm 2008, lợi nhuận của công ty có tăng lên là 270 triệu đồng tăng 45 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 20%. Đến năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty là 345 triệu đồng tăng 100 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 21.74%. Ta thấy, vốn đầu tư đều tăng qua các năm tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty lại không tăng đều qua các năm, thêm nữa mức tăng của lợi nhuận cũng rất thấp.
2.1.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006-2009.
(Bảng 8: Hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006-2009)
Khoản mục
2006
2007
2008
2009
Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu
0.0033
0.0025
0.002932
0.003154
Tỉ suất lợi nhuận / chi phí
0.0033
0.0025
0.0029
0.0032
Tỉ suất chi phí / doanh thu
0.9956
0.9966
0.9961
0.9958
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2009 của phòng tài chính kế toán)
Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.
Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận/ chi phí
Biểu đồ tỷ suất chi phí/ doanh thu
Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006-2009
Khoản mục
2006/2007
2007/2008
2008/2009
So sánh tuyệt đối
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối
So sánh tương đối (%)
Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu
-0.0007
77.45
0.0004
115.57
0.000222
107.57
Tỉ suất lợi nhuận / chi phí
-0.0007
77.38
0.0004
115.63
0.0002
107.60
Tỉ suất chi phí / doanh thu
0.0010
100.10
-0.0005
99.95
-0.0003
99.97
Nhận xét:
- Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: ta thấy tỉ suất này của năm 2006 là 0.0033, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu công ty thu được 0.0033 đồng lợi nhuận trong năm này. Và năm 2007 tỉ suất này lại là 0.0025 giảm 0.0007 so với năm 2006 tương ứng giảm 22.55%, năm 2008 tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu là 0.0029 tăng 0.0004 so với năm 2007 tương ứng tăng 15.57 %. Và năm 2009 là 0.0032 tăng 0.0002 so với năm 2008 tương ứng tăng 7.57%. Nhìn chung, kinh doanh thu công ty tăng thì cũng dẫn đến tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu tăng và ngược lại nhưng điều đáng nói ở đây là các năm 2008 và 2009. Năm 2008, doanh thu của công ty là 92.1 tỷ đồng cao hơn so với năm 2006 (91.6 tỷ đồng) nhưng tỉ suất lợi nhuận của công ty lại thấp hơn 0.0004 so với năm 2006. Và năm 2009, khi mà doanh thu của công ty đạt tới 109.4 tỷ đồng nhưng tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu của công ty chỉ có 0.0032 thấp hơn 0.0001 so với năm 2006. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đang giảm xuống, lợi nhuận của công ty thu được trong 1 đồng doanh thu ngày càng thấp hơn. Để hiệu rõ hơn ta tiếp tục xét các khoản mục sau.
- Tỉ suất lợi nhuận/ chi phí: năm 2006 tỉ suất lợi nhuận/ chi phí của công ty là 0.0033, có nghĩa là khi công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0.0033 đồng lợi nhuận. Năm 2007, tỉ suất này là 0.0025 giảm 0.0007 so với năm 2006 tương ứng giảm 22.62%. Năm 2008 là 0.0029 tăng 0.0004 so với năm 2007 tương ứng tăng 15.63%. Và năm 2009 tỉ suất lợi nhuận/ chi phí của công ty là 0.0032 tăng 0.0002 so với năm 2008 tương ứng tăng 7.6%. Cũng giống như tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu, tỉ suất lợi nhuận/ chi phí của công ty ở năm 2008 và 2009 cũng thấp hơn so với năm 2006 trong khi chi phí bỏ ra trong các năm này cao hơn đặc biệt chi phí của công ty ở năm 2009 rất cao so với năm 2006 nhưng tỉ suất lợi nhuận / chi phí lại thấp hơn. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận của năm 2009 có tăng nhưng chủ yếu là do tăng chi phí nhưng hiệu quả hoạt động cho việc tăng chi phí này lại không hiệu quả. Nguyên nhân của việc kém hiệu quả là do năm 2008 và 2009 là những năm khó khăn của nền kinh tế thế giới, trong khi giá thành của sản phẩm tăng, mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh đều tăng,… thì giá bán sản phẩm ra thị trường thế giới lại không được tăng do nền kinh tế khó khăn, hầu hết tất cả người tiêu dùng đều có khuynh hướng thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu nên nếu giá bán quá cao thì sản phẩm của công ty khó nằm trong sự lựa chọn của họ. Chính vì vậy mà công ty không thể tăng giá sản phẩm trong tình hình nền kinh tế của năm 2009.
- Tỉ suất chi phí/ doanh thu: xét tỉ suất này càng làm sáng tỏ hơn sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với tỉ suất chi phí/ doanh thu của năm 2006 là 0.9956, đây là tỉ suất tương đối cao, có nghĩa là để có 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra tới 0.9956 đồng chi phí, với tỉ suất như vậy công ty cần xem xét lại cách thức hoạt động kinh doanh của mình vì tỉ suất này chứng tỏ công ty đang hoạt động không mấy hiệu quả, công ty phải bỏ ra chi phí quá cao để thu được 1 đồng doanh thu. Xét tiếp tỉ xuất chi phí/ doanh thu của năm 2007 là 0.9966 tăng 0.001 so với năm 2006 tương ứng tăng 0.1%, có thể nói đây là năm hoạt động tương đối hiệu quả của công ty khi mà chi phí bỏ ra trong năm nay thấp hơn so với năm 2006 nhưng tỉ suất chi phí/ doanh thu lại cao hơn, đều này chứng tỏ chi phí bỏ ra để có 1 đồng doanh thu của năm 2007 thấp hơn năm 2006. Nhưng đến năm 2008 hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lại giảm xuống với tỉ suất chi phí/ doanh thu là 0.9961 thấp hơn là 0.0005 so với năm 2007 tương ứng giảm 0.05%. Và năm 2009, tỉ suất này là 0.9958 giảm 0.0003 so với năm 2008 tương ứng giảm 0.03%. Xét về mặt tỉ lệ % giảm của năm 2008 và năm 2009 so với năm 2007 là không đáng kể, tuy nhiên, như ta đã biết, chi phí của hai năm này đều rất cao so với năm 2007, cũng như nguồn vốn đầu tư trong 2 năm này cũng tăng lên rất nhiều nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của hai năm này lại giảm xuống, nên càng chứng tỏ dù công ty là một doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ khủng hoảng kinh tế.
Công ty tăng đều tăng vốn đầu tư qua các năm nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lại ko tăng cao. Cụ thể năm 2009, công ty tăng vốn đầu tư lên gần 1 tỉ so với năm 2008 tương ứng tăng nhưng tỉ suất lợi nhuận/doanh thu và tỉ suất lợi nhuận/chi phí của năm 2009 chỉ tăng khoản 7% so với năm 2008.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY TNHH DS ARTEX.
2.2.1 Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan.
Mặt hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam và là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong suốt thời gian qua.
Có thể nói mặt hàng mây tre đan không có gì xa lạ với mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn bởi lẽ nói được làm ra từ các nguyên liệu rất gần gủi với cuộc sống và mang đậm nét đặc trưng của làng quê nông thôn Việt Nam. Từ bao đời xưa nay, người dân Việt Nam đã biết sử dụng cây tre, mây, cói để đan thành những vật dụng thường ngày cho sinh hoạt như rỗ, rá, nong, nia, sang cho đến những vật dụng như nón đội hay những giỏ, lãng hoa và những vật dụng trang trí nhà cửa rất đẹp và tao nhã. Trên khắp đất nước Việt Nam còn hình thành các làng nghề chuyên làm hàng mây tre đan từ rất lâu đời như ở Chương Mỹ (Hà Tây), Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm chung của loại hàng này là:
- Dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện địa lý, khí hậu của thị trường mục tiêu:Ví dụ trường hợp các mặt hàng đan bằng tre, chủ yếu được sản xuất ở làng Cát Đằng, tỉnh Nam Định. Những mặt hàng này đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên khắp thế giới, đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Mỹ và Nhật Bản. Nhiều nhà sản xuất mặt hàng này (bình hoa, hộp, khay...) đã bị khách hàng phàn nàn vì sản phẩm rạn trong kho và phòng trưng bày của khách chỉ sau một thời gian ngắn. Lý do là độ ẩm ở các nước này quá thấp. Để tránh việc này, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên áp dụng nhiều biện pháp xử lý hơn để bảo vệ lõi tre khỏi sự tác động của môi trường bên ngoài, hoặc sử dụng một vài loại sợi thô để bọc lõi tre trước khi làm sơn mài nhằm giúp sản phẩm chắc chắn hơn.
- Sản phẩm có tính thời vụ: ví dụ ở Nhật Bản, các tháng 3, 6, 9 và 12 được coi là thời điểm bán chạy hàng gia dụng và quà tặng. Tháng 3, họ mua các mặt hàng này để làm quà tặng tốt nghiệp. Tháng 4, họ mua làm quà tặng nhập trường và mừng cho những người nhận được công việc mới hoặc chuyển chỗ làm. Tháng 6 và tháng 9, họ tặng quà trong các lễ cưới. Tháng 12, họ mua làm quà tặng giáng sinh.
-Sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống: Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp cần chuyển một số phần việc sản xuất đến nhiều gia đình ở các làng nghề. Đối với các đơn hàng lớn gồm một hoặc hai loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể cần thuê một hoặc hai làng, nhưng số hộ gia đình tham gia sản xuất có thể lên tới hàng nghìn. Đối với một vài đơn hàng, doanh nghiệp có thể phải mua sản phẩm từ nhiều làng nghề và trong nhiều trường hợp những làng nghề này không phải gần nhau. Chính vì thế, rất nhiều lần có thể thấy sản phẩm cuối cùng không thống nhất về hình dạng, kích cỡ, màu sắc và thậm chí cả cách thức hoàn thiện.
-Sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản
- Mẫu mã sản phẩm chủ yếu mang tính dân tộc nên tương đối đơn điệu, không đa dạng phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
Phân tích kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty qua các năm 2006-2009.
(Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan qua các năm 2006-2009)
Đvt: USD
Năm
2006
2007
2008
2009
Giá trị (USD)
619,667
726,095
957,507
1,395,447
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh năm 2006-2009)
Bảng phân tích Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan qua các năm 2006-2009
Năm
2006/2007
2007/2008
2008/2009
So sánh tuyệt đối (USD)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (USD)
So sánh tương đối (%)
So sánh tuyệt đối (USD)
So sánh tương đối (%)
Giá trị
106,428
117.18
231,412
131.87
437,940
145.74
Nhận xét:
Theo bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty nhìn chung đều tăng qua các năm, với kim ngạch xuất khẩu của năm 2006 là 619,667 USD. Năm 2007, là 726,095USD tăng 106,428 USD so với năm 2006 tương ứng tăng 17.18%. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của công ty là 957,507 USD tăng 231,412 USD so với năm 2007 tương ứng tăng 31.87%. Và năm 2009, mức tăng này càng cao hơn so với các năm trước với kim ngạch xuất khẩu của năm là 1,395,447 USD tăng 437,940 USD so với năm 2008 tương ứng tăng 45.74%. Từ phân tích trên ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty đang trên đà tăng trưởng và mức độ tăng trưởng ngày càng cao. Nguyên nhân của việc này là do công ty đã đầu tư thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, do trực tiếp sản xuất cộng thêm nổ lực tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ tiền. Với những thay đổi đó đã giúp cho công ty giành được nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay.
2.2.2.1Phân tích cơ cấu ngành hàng của công ty.
(Bảng 10: Cơ cấu hàng của công ty)
Sản phẩm
2006
2007
2008
2009
Ghế mây
Giá trị( USD)
135,087
156,546
221,663
328,767
Tỉ trọng (%)
21.80
21.56
23.15
23.56
Bàn tre
Giá trị (USD)
136,946
160,757
192,938
300,998
Tỉ trọng (%)
22.10
22.14
20.15
21.57
Mành tre
Giá trị (USD)
70,022
96,208
151,190
223,272
Tỉ trọng (%)
11.30
13.25
15.79
16.00
Mành Trúc
Giá trị (USD)
104,724
141,371
190,257
261,507
Tỉ trọng (%)
16.90
19.47
19.87
18.74
Lẵng hoa
Giá trị (USD)
98,465
82,775
107,720
147,220
Tỉ trọng (%)
15.89
11.40
11.25
10.55
Chao đèn
Giá trị (USD)
46,661
55,401
65,781
76,610
Tỉ trọng (%)
7.53
7.63
6.87
5.49
Mũ du lịch
Giá trị (USD)
27,762
33,037
27,958
57,073
Tỉ trọng (%)
4.48
4.55
2.92
4.09
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh năm 2006-2009)
Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu ngành hàng của công ty còn chưa đa dạng, nhóm ngành hàng nội thất vẫn chiếm một tỉ trọng rất cao, trong khi nhóm ngành hàng thuộc về trang trí, những mặt hàng đòi hỏi tính mỹ thuật cao thì chiếm một tỉ trọng thấp, công ty cần chú ý phát triển nhóm hàng này vì đây nhóm hàng có giá trị rất cao. Xét giá trị và tỉ trọng của từng nhóm mặt hàng như sau:
+ Ghế mây: đây là nhóm sản phẩm truyền thống của công ty và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh mỹ thuật Dương Sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công .doc