Chuyên đề Phân tích tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Châu Á giai đoạn 2007 – 2009

Thị trường Nhật bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật Bản phải được học tiếng Nhật trước khi đi từ 3 - 6 tháng và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tại Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều nước khác. Mức thu nhập tiết kiệm từ sinh hoạt phí của lao động Việt Nam khoảng 400 – 600 USD/ tháng theo công việc, trung bình từ 700 - 1000 USD/ tháng do làm thêm giờ. Thu nhập của lao động Việt Nam tại Nhật bản thường cao và ổn định hơn so với các thị trường khác.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nước Châu Á giai đoạn 2007 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 6,18%. Đến năm 2009 số lao động đã qua đào tạo là 20%, tỷ lệ này càng tăng lên trong những năm tới. 1.3 Hạn chế về khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam ở nước ngoài và sức ép về việc làm trong nước: a) Sức cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam còn kém hơn các nước khác. Sức khỏe của lao động Việt Nam chưa đủ đáp ứng yêu cầu của một số ngành nghề như đi biển, công nghiệp xây dựng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, trong số 21,2 triệu lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động trên cả nước, có 20,7 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ chuyên môn; người có bằng sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 1,26%; bằng trung cấp chiếm 0,87%; tỷ lệ lao động có bằng CĐ, ĐH chỉ chiếm 0,22% (trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Hàn Quốc là 48%; Nhật Bản: 64,4%; Thái Lan: 58,2%). Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. Hiện là 1 -1,6 - 3,6; (các nước khác là 1-4-10). Còn theo đánh giá của Tổ chức BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. So với 59 nước, Việt Nam đứng thứ 48 Tổng hợp . Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên). b) Sức ép về việc làm trong nước: Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác. Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng. Theo dự báo, năm 2000 chiếm khoảng 55%, đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1% và năm 2010 chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009: Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao động với các nước XHCN, lao động xuất khẩu chủ yếu tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu cũ, Irac và một vài nước Châu Phi. Giai đoạn 1991 đến nay hoạt động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia tại nhiều châu lục khác nhau. Tuy rằng, thị trường lao động nước ngoài đang có những biến động bất lợi, nhưng không có nghĩa là đóng cửa đối với lao động Việt Nam. Một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông và đặc biệt là thị trường lao động trên biển đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nước ngoài vào các nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng. Hiện tại Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu lao động sang tổng số là gần 40 quốc gia/vùng lãnh thổ tương đương với 21% thị phần của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu lao động. Như vậy, ta có thể thấy lợi thế một nước đông dân chưa được khai thác triệt để. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới Biểu đồ 1 Nguồn: Dữ kiện thế giới CIA Nếu ta hình dung 193 quốc gia và vùng lãnh thổ là một thị phần lớn tương đương với 100% thì thị phần của Việt Nam chiếm lĩnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là 40 quốc gia/vùng lãnh thổ, tương đương với 21%. Nhìn trên biểu đồ hình tròn có thể thấy thị phần của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc 79% thị phần còn lại hoặc là đã thuộc về quốc gia khác hoặc là còn để trống. Như vậy cơ hội cho chúng ta còn rất nhiều. Vấn đề là làm thế nào chúng ta giành lại hoặc chiếm lĩnh được 79% thị phần còn lại. Đây thực sự là một câu hỏi khó bởi vấn đề chính để giải quyết cho câu hỏi này lại nằm ở nguồn nhân lực của chúng ta. Từ năm 2006 đến nay, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng. Tính đến cuối năm 2009, theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam tại tất cả các thị trường là 73.028 người. Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường Đơn vị: người 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Nhật Bản 5.517 6.142 5.456 625 -686 Hàn Quốc 12.187 18.141 7.578 5.954 -10.563 Đài Loan 23.640 31.631 21.667 7.991 -9.964 Malaysia 26.704 7.810 2.792 -18.894 -5.018 Khác 5.982 11.355 35.525 5.373 24.170 Tổng 84.625 94.988 73.028 10.363 -21.960 Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.363 người (khoảng 10,9%) và so với 2009 giảm 21.960 người (khoảng 30,07%). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, lượng lao động xuất khẩu năm 2009 đã giảm so với những năm trước. Đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam như Đài Loan tuyên bố giảm 24.000 công nhân và người giúp việc nước ngoài, Hàn Quốc giảm ¾ hạn ngạch lao động nước ngoài, đầu năm 2009 Malaysia cũng tuyên bố cấm nhập khẩu lao động nước ngoài do quá phụ thuộc vào lao động nhập cư Tổng hợp . Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển ngành xuất khẩu lao động. Cho đến nay, khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang là một rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì ngành xuất khẩu lao động vẫn vươn lên để hoàn thành chỉ tiêu năm 2010 xuất khẩu 85.000 người lao động. Con số này cũng đánh dấu những bước tiến của ngành xuất khẩu lao động trong quá trình nền kinh tế suy thoái. Đó là thành quả của quá trình nỗ lực không ngừng tìm đầu ra cho thị trường lao động nước nhà. Nhưng trong cái được của ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam, ta cũng thấy nhiều nhược điểm. Thứ nhất, thị trường lao động của chúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng có thu nhập cao khác như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được. Nếu có thì cũng chỉ là một vài doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thức nào. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dè dặt, chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá… Thứ hai, lao động của chúng ta xuất khẩu chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao. Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo xuất khẩu đi các nước của nước ta chỉ đạt 20%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động, nguồn thu cho ngân sách và cho chính bản thân người lao động. Yêu cầu lao động của một số thị trường xuất khẩu và khả năng đáp ứng yêu cầu của lao động Việt Nam: 3.1 Đài Loan: Sau 5 năm mở thị trường, Đài Loan đã tiếp nhận trên 80 ngàn lao động Việt Nam, trong đó có gần 16 ngàn người làm việc trong lĩnh vực công xưởng, 2.000 người làm thuyền viên và trên 60 ngàn người làm công việc khán hộ công, giúp việc gia đình. Phần đông lao động Việt Nam được tuyển sang Đài Loan đều làm việc trong những nhà máy vừa và nhỏ. Do đảm trách ở những khâu giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ tay nghề cao nên thu nhập của họ cũng không cao. Tương tự, lao động giúp việc nhà, khán hộ công của Việt Nam tuy đưa sang với số lượng lớn nhưng tính chuyên nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp chưa cao, thị trường Đài Loan đang được người lao động lựa chọn nhiều bởi thị trường này không quá kén chọn lao động, không cần tay nghề cao, chi phí thấp, mức thu nhập khá phù hợp cho lao động nông thôn, với mức lương cơ bản 17.280 Đài tệ - khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đài Loan có số lượng hồ sơ xin thẩm định tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2010 đã có 1.426 bộ hồ sơ với số lượng 3.489 lao động, tăng 119 bộ so với tháng 6/2010. Trong đó có 826 bộ hồ sơ (với 2.889 lao động) được các công ty Đài Loan đăng ký tiếp nhận lao động Việt Nam thông qua 47 công ty Việt Nam và 600 hồ sơ theo hình thức tuyển dụng trực tiếp. Đánh giá về lao động Việt Nam, nhiều chủ sử dụng đều có nhận xét tốt về lao động Việt Nam: cần cù, chịu khó, nắm bắt công việc nhanh. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của lao động nước ngoài đang làm việc tại đây có tính chuyên nghiệp, có kinh nghiệm cao như Philippines và Thái Lan thì chất lượng lao động của Việt Nam chưa đạt yêu cầu. Do chạy theo hợp đồng, không chuẩn bị nguồn kỹ nên nhiều công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam đưa sang đây những lao động không đạt yêu cầu của đối tác. Chẳng những không biết tiếng Hoa, họ còn không biết làm việc, thể lực yếu, tư tưởng dao động. công tác tuyển chọn lao động và giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu cũng chưa tốt, chi phí cho chuyến đi quá lớn, trong đó phí môi giới do phía Đài Loan thu quá cao. Vì muốn kiếm tiền nhanh, trả nợ những khoản vay cho chuyến đi lên đến 4-5 ngàn USD đối với làm việc công xưởng và trên dưới 10 triệu đồng làm khán hộ công, giúp việc nhà, nhiều lao động đã chọn phương án bỏ trốn, bất chấp rủi ro, nguy hiểm. Chính vì lẽ đó các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam phải tìm giải pháp giảm chi phí đi nước ngoài làm việc cho lao động. Vì lợi ích nhỏ của cá nhân, họ đã và đang phá vỡ lợi ích lớn của cả một quốc gia... Chính vì thế, cần có chế tài mạnh hơn nữa đối với lao động trốn, thậm chí bỏ tù, như một số nước đã làm với lao động của mình. Số lượng lao động xuất khẩu giảm, một số thị trường gần như bão hòa hoặc bị lao động từ chối vì lương thấp, thị trường mới khai thác nhỏ giọt, thị trường tiềm năng thu nhập cao thì vừa mở đã đóng. Trong tình trạng trên, các doanh nghiệp vật vã với chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi các nước trong năm 2010. Malaysia: Malaysia là nước hồi giáo, dân số ít, thiếu hụt lao động trầm trọng, nhiều ngành công nghiệp phát triển với nhu cầu nhân công cao, vì vậy nhu cầu nhập khẩu lao động khá lớn, lực lượng này chiếm hơn 1/5 nhân lực tại Malaysia, là thị trường tương đối dễ tính, không đòi hỏi cao về trình độ lao động của nhân công, tuy nhiên do đặc tính về xã hội và văn hóa – là quốc gia hồi giáo nên nó đòi hỏi khá nhiều về trình độ ngôn ngữ giao tiếp, hay tập quán của người công nhân. Bên cạnh đó, nó đòi hỏi tính kỷ luật cao và tính hợp pháp của người lao động. Với thị trường Malaysia lao động xuất khẩu thường làm việc ở nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện tử, gỗ nội thất, in ấn, các công trình xây dựng, nông trại dầu cọ… Thực tế từ trước đến nay, đây là thị trường mà các doanh nghiệp đưa đi được nhiều lao động nhất, cũng là thị trường có số lượng doanh nghiệp khai thác rất lớn (trên 100 doanh nghiệp). Tuy nhiên, trong năm 2009, phần lớn số doanh nghiệp này đều “đứng yên”, số doanh nghiệp đưa lao động đi “nhỏ giọt” cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nếu như năm 2007, cả nước đưa được gần 3 vạn lao động sang Malaysia, thì năm 2009, chúng ta gần như thất bại ở thị trường này khi chỉ dừng lại ở con số 3.000 lao động Số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước . Ngoài nguyên nhân khủng hoảng tài chính khiến các thị trường thu hẹp nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư thì nguyên nhân chính khiến số lao động đưa đi Malaysia sụt giảm nghiêm trọng vẫn là do mức thu nhập khá thấp so với mặt bằng chung, cùng với nhiều thông tin tiêu cực về cách quản lý lao động ở Malaysia đã khiến lao động chần chừ. Với những thị trường được coi là thu nhập cao thì lao động Việt Nam gần như không đủ điều kiện. Các thị trường “bình dân” (gồm Trung Đông, Đài Loan, Malaysia, Lybia) thì không có thị trường nào mà điều kiện tiếp nhận lao động dễ dàng, chi phí lao động phải bỏ ra ban đầu thấp, doanh nghiệp không mất nhiều thời gian tìm kiếm hợp đồng như Malaysia. Các doanh nghiệp khi xuất khẩu lao độngsang Malaysia thì phải chọn hợp đồng tốt, lương cao (trên 4 triệu đồng), có tính ổn định cao, ít rủi ro cho người lao động. Đồng thời cơ quan này cũng sẽ theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới người lao động và dư luận. Hàn Quốc: Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có nghề và cũng không cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn. Tại Hàn Quốc, số lượng lao động Việt Nam được ký hợp đồng và làm việc luôn cao nhất trong số các nước đưa lao động sang Hàn Quốc, như năm 2009 là gần 5.000 lao động, bằng 34% chỉ tiêu tuyển dụng của nước này. Trong năm 2010, dự báo của các doanh nghiệp trong ngành thì đây tiếp tục là thị trường quan trọng khi mức lương cao, công việc ổn định. Việt Nam là nước tổ chức tốt nhất cuộc thi năng lực tiếng Hàn và là nước dẫn đầu trong số 15 nước về số lượng lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, thông minh và khéo léo. Nhật Bản: Thị trường Nhật bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật Bản phải được học tiếng Nhật trước khi đi từ 3 - 6 tháng và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tại Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều nước khác. Mức thu nhập tiết kiệm từ sinh hoạt phí của lao động Việt Nam khoảng 400 – 600 USD/ tháng theo công việc, trung bình từ 700 - 1000 USD/ tháng do làm thêm giờ. Thu nhập của lao động Việt Nam tại Nhật bản thường cao và ổn định hơn so với các thị trường khác. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam: 4.1 Nhân tố tích cực: a) Việt Nam có nhiều cơ hội có thể nắm bắt để phát triển xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Nhà nước và doanh nghiệp đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Nguồn lao động nước ta dồi dào, mỗi năm bình quân có thêm hơn 1,5 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Những người chủ đánh giá cao lao động Việt Nam. b) Lao động Việt Nam cũng có những khả năng nhất định: Lao động giá rẻ Cần cù chịu khó, ham học hỏi. Năng lực tiếp thu công nghệ mới rất tốt Có thể khai thác những thị trường mới: Không chỉ dừng lại ở các thị trường đã và đang khai thác, xuất khẩu lao động Việt Nam cần có những bước tiến xa hơn để xâm nhập vào các thị trường tiềm năng: Khu vực Trung Đông: Israel: Mặc dù khí hậu ở Israel đất đai khô cằn, lượng mưa ít, nhưng đây lại là nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Hiện Israel có nhu cầu rất lớn về tiếp nhận tu nghiệp sinh và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thị trường lao động Israel có nhiều thuận lợi cho lao động Việt Nam. Đây là thị trường không yêu cầu quá khắt khe về lao động như các thị trường thu nhập cao khác. Điều kiện tiếp nhận của đối tác là lao động nam, có kinh nghiệm 4 năm làm nông nghiệp. Nếu lao động biết sử dụng các loại máy móc nông nghiệp như máy cắt cỏ, phun thuốc...là một lợi thế. Tuy nhiên, vì là một nước giao tiếp bằng tiếng Anh nên các doanh nghiệp Israel có yêu cầu là cứ 10 lao động thì có một người biết tiếng Anh để quản lý nhóm. Điều kiện tuyển dụng rất phù hợp với lao động Việt Nam, mức lương cơ bản của người lao động là 1.036 USD/tháng, nếu làm thêm, người lao động có thể thu nhập từ 1.300- 1.500 USD/tháng, Israel đang được xem là thị trường hấp dẫn ở thời điểm này. Thị trường lao động Israel không quá lớn, vì thế sẽ không để quá nhiều doanh nghiệp khai thác, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong tìm kiếm đơn hàng cũng như tạo nguồn. Khó khăn lớn nhất tại thị trường lao động Israel bây giờ chính là việc hai nhà nước chưa ký hiệp định hợp tác về lao động, doanh nghiệp hoàn toàn đang tự thân vận động. Khu vực Bắc Âu: Phần Lan: Phần Lan chỉ có 5,3 triệu dân với diện tích bằng 2/3 diện tích Việt Nam, là thị trường lao động mang tính đặc thù cao vì dân số đang “già hóa” nhanh, người dân bản địa trong độ tuổi lao động ngày một khan hiếm nên Phần Lan đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực từ trung cấp đến cao cấp, chính vì vậy chúng ta cần phải đảm bảo chất lượng nhân lực theo yêu cầu của họ. Phần Lan có chính sách ưu tiên người lao động có quốc tịch EU, Nga, châu Phi và châu Á (đặc biệt phía bạn có cảm tình rất tốt với Việt Nam). Đây là một trong những quốc gia không phân biệt quyền lợi và thu nhập giữa người dân Phần Lan với lao động đến từ các nước khác (một người lao động phổ thông nếu chịu khó làm việc có thể để giành khoảng 2000 euro/tháng). Sau 6 tháng, nếu làm việc tốt, chấp hành kỷ luật của công ty và pháp luật nước sở tại thì sẽ có cơ hội được đưa vợ, con sang sinh sống để có thể định cư tại Phần Lan.  Nhân tố tiêu cực: Lao động Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lao động: Cạnh tranh về chất lượng lao động, đòi hỏi cao về kĩ năng nghề và trình độ ngoại ngữ mà ở đó lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Người lao động chưa có nhiều thông tin, khó khăn khi làm hồ sơ xuất khẩu lao động, thủ tục, giấy phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức. Cơ hội tìm việc làm trong nước tăng lên nên xuất hiện tâm lý kén chọn thị trường, chọn nghề có thu nhập cao. Trình độ thấp cộng với sự thiếu hiểu biết, một số công ty đã lừa người đi lao động một số tiền lớn. Tình trạng lao động chui hay bỏ trốn ngày càng nhiều Lợi thế giá rẻ đang mất dần, phí xuất khẩu lao động quá cao. Kỹ năng nghề nghiệp của người lao động còn thấp, mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ và kỹ năng. Hơn nữa, lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng Tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động thấp Khả năng tiếp cận thị trường mới của lao động Việt Nam: Khả năng tiếp cận các thị trường Bắc Âu, Trung Đông…của lao động Việt Nam không phải là không có, nhưng không phải là trong ngày một ngày hai. Chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu cũng như những tiêu chuẩn khắt khe của họ đặt ra, song để làm được điều này vẫn còn phải phụ thuộc vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các thị trường trên như thế nào mà thôi. Tuy nhiên, trước mắt và trong một vài năm tới, lao động của ta sẽ vẫn tiếp tục tập trung duy trì và mở rộng chủ yếu ở thị trường Đông Bắc và Đông Nam Á. Trong đó thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia vẫn được coi là những thị trường chính đối với lao động Việt Nam, ít nhất là trong thời gian hiện tại. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI Làm thay đổi nhận thức về xuất khẩu lao động và thực hiện xã hội hoá về xuất khẩu lao động. Nhà nước và nhân dân cần hiểu đúng về xuất khẩu lao động, những lợi ích cũng như thiệt hại xuất khẩu lao động đem lại. Cần thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ cấp trung ương đến cấp địa phương đặc biệt là các cán bộ quản lý chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc cán bộ làm công tác quản lý lao động. Muốn vậy, cơ quan quản lý cấp nhà nước về xuất khẩu lao động (cục hợp tác với nước ngoài thuộc bộ lao động – thương binh và xã hội ) cần tổ chức thường xuyên, liên tục các khoá học bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về xuất khẩu lao động. Thiết lập một kênh thông tin hai chiều giữa cục hợp tác lao động với nước ngoài và các địa phương. Mục đích của kênh thông tin này là nhằm thông báo chính xác tình hình xuất khẩu lao động và một số vấn đề khác có liên quan của địa phương cho cục biết đồng thời thông qua đó các địa phương có thể có được những thông tin cập nhật nhất về xuất khẩu lao động. Xã hội hoá về xuất khẩu lao động: nghĩa là làm cho mọi người dân đều có những hiểu biết cơ bản về xuất khẩu lao động. Muốn vậy, nhà nước cần tuyên truyền, quảng bá công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về xuất khẩu lao động. Để dân chúng có thể tiếp thu một cách dễ dàng nhất thì nhà nước nên xây dựng các chương trình tuyên truyền thật sinh động và gắn với cuộc sống thường ngày của người dân. Ví dụ, làm những thước phim tư liệu ngắn về đời sống, công việc của những người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài, xây dựng những bộ phim hài mang tính giáo dục về xuất khẩu lao động và cho phát trên các chương trình giải trí của truyền hình, cung cấp những thông tin về tình hình thực hiện xuất khẩu lao động của cả nước, từng vùng trong một khoảng thời gian nhất định trên các bản tin thời sự…. Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài và cung cấp miễn phí, công khai. Đại diện cho nhà nước trong lĩnh vực này là bộ Lao động- Thương binh và xã hội cần phỗi hợp chặt chẽ với bộ ngoại giao, đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để luôn có những tin tức cập nhật về thị trường lao động nước ngoài. Thông tin thị trường lao động nước ngoài bao gồm các thông tin về: cung, cầu lao động chung ở trên thị trường và với riêng từng khu vực, ngành nghề; giá cả sức lao động với nhân công nước ngoài; các chế độ ưu đãi, quyền lợi của người lao động, điều kiện làm việc; loại công việc và yêu cầu của công việc với người lao động; số lượng lao động của các nước khác trên quốc gia đó; quan điểm và luật pháp của quốc gia tiếp nhận về nhập khẩu lao động nước ngoài. Ngoài ra, còn một số thông tin về kinh tế, chính trị, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động. Yêu cầu đối với thông tin: thông tin phải tương đối chính xác, kịp thời, khá đầy đủ, phải được thực hiện xây dựng một cách nghiêm túc vì đây là nền tảng quyết định sự thành công của nhiều khâu tiếp sau. Công tác cung cấp thông tin thị trường lao động nước ngoài rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, liên tục của nhiều cơ quan chức năng. Công tác này cần được thực hiện ngay và phải được tiến hành thường xuyên. Làm tốt công tác Marketting trong xuất khẩu lao động. Vấn đề này chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và có thể có sự trợ giúp của nhà nước. Bao gồm hai nội dung chủ yếu là: nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động và quảng bá hàng hoá sức lao động Việt Nam ra thị trường lao động quốc tế. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động: Là khâu trọng yếu của hoạt động Marketting nhằm mục đích tìm hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trường đang nghiên cứu. Qua đó cho biết nên tiến vào thị trường nào là có lợi nhất và cách tiếp cận sao cho thành công nhất. Phân tích các thông tin có được bằng các phương pháp tin cậy và đánh giá các kết quả rồi cho kết luận. Sau đó, xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động xuất khẩu lao động và các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sở các kết quả đã phân tích. Đây là một bước rất quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Quảng bá hàng hoá sức lao động Việt Nam ra thị trường lao động quốc tế: Đây chính là việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá sức lao động Việt Nam. Các biện pháp cụ thể như sau: + Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trước khi đưa lao động đi: Muốn vậy, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải chủ động trong việc cung cấp nguồn lao động nghĩa là luôn có sẵn trong tay lực lượng lao động có trình độ sẵn sàng đi xuất khẩu lao động bất cứ lúc nào. + Có biện pháp quản lý chặt chẽ người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Để thực hiện được điều này cần có sự phối chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đại sứ quán của Việt Nam tại quốc gia đó, cục hợp tác với nước ngoài và gia đình người lao động đi xuất khẩu lao động. Cần có những biện pháp xử phạt hành chính và tài chính thật nghiêm để phạt những người lao động đi xuất khẩu vô kỷ luật, vi phạm luật pháp nước ngoài. + Có các biện pháp để người sử dụng nước ngoài tin và quen dùng lao động Việt Nam. + Có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam tránh xảy ra tranh chấp gây thiệt hại cho các bên. Để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích cho người lao động tránh vì lợi nhuận mà bán rẻ lao động trong nước thì nhà nước cần có những quy định luật pháp rõ ràng về vấn đề này. Phối hợp chặt chẽ bộ, ngành có liên quan với các địa phương và với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Cần có sự cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này để tăng cường sự hợp tác giữa các thành phần trên. Mục tiêu của biện pháp trên là để tránh các vụ lừa đảo đồng thời tăng quản lý nhà nước trong xuất khẩu lao động. Các rủi ro trong xuất khẩu lao động sẽ giảm xuống do có sự ràng buộc giữa các bên. Sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động xuất khẩu lao động cũng là điều kiện tiền đề để hoạt động này đạt kết quả tốt hơn. Bộ lao động – thương binh và xã hội cần tổ chức theo định kỳ các buổi báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động của các địa phương trong cả nước, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các hội nghị tổng kết đánh giá tình hình xuất khẩu lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Châu Á.doc
Tài liệu liên quan