MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 0
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1. Hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh 3
1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 4
1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6
1.2. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 13
1.3.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 13
1.3.2. Các nhân tố từ phía thị trường: 20
1.3.3. Cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước: 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI 23
2.1 Giới thiệu khái quát công ty 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xăng dầu Bắc Thái. 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và sản phẩm của công ty xăng dầu Bắc Thái: 25
2.1.2.1. Chức năng của công ty 25
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty xăng dầu Bắc Thái. 26
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. 26
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản các bộ phận quản lý. 29
2.1.4. Giới thiệu các loại hàng hoá và dịch vụ kinh doanh chủ yếu của công ty 33
2.2. Phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Bắc Thái 33
2.2.1. Phân tích các nguồn lực của công ty 33
2.2.1.1. Nguồn lực về lao động 33
2.2.1.2. Nguồn lực về vốn, công tác đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin 37
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Bắc Thái 40
2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua 48
2.2.3.1. Hệ số sinh lời của doanh thu: 48
2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí. 57
2.2.3.4. Chỉ tiêu sinh lợi của lao động (mức lợi nhuận trên một lao động). 58
2.2.4. Khái quát một số thành tựu và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty 62
2.2.4.1. Một số thành tựu đã đạt được 62
2.2.4.2.Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty 64
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1.Định hướng phát triển: 68
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 70
3.2.1. Hoàn thiện công tác bán hàng: 70
3.2.2. Đẩy mạnh, phát triển kinh doanh các mặt hàng khác 72
3.2.3. Sử dụng các biện pháp giảm chi phí kinh doanh. 73
3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 74
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý 76
3.2.6. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực. 77
3.3. Một số đề suất, kiến nghị: 79
KẾT LUẬN 80
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8
8
Cửa hàng xăng dầu số 7 – Gang Thép
0280.832 155
9
Cửa hàng xăng dầu số 8 - Phổ Yên
0280.863 231
10
Cửa hàng xăng dầu số 9 - Đa Phúc
0280.866 121
11
Cửa hàng xăng dầu số 10 - Phan Đình Phùng
0280.854 097
12
Cửa hàng xăng dầu số 12 - Đồng Bẩm
0280.820 207
13
Cửa hàng xăng dầu số 13 - Tích Lương
0280.847 161
14
Cửa hàng xăng dầu số 14 - Sông Công
0280.862 210
15
Cửa hàng xăng dầu số 15 – Phú Bình
0280.867 353
16
Cửa hàng xăng dầu số 16 – Yên Lãng
0280.826 174
17
Cửa hàng xăng dầu số 17 - Ba Cống
0280.845 179
18
Cửa hàng xăng dầu số 18 - Cải Đan
0280.862 685
19
Cửa hàng xăng dầu số 19 - Đại Từ
0280.824 334
20
Cửa hàng xăng dầu số 20 – Phú Lương
0280.874 105
21
Cửa hàng xăng dầu số 21 - Võ Nhai
0280.827 317
22
Cửa hàng xăng dầu số 22 - Định Hoá
0280.878 246
23
Cửa hàng xăng dầu số 24 – Tân Thịnh
0280.746 013
24
Cửa hàng xăng dầu số 25 – Phổ Yên
0280.863 375
25
Cửa hàng xăng dầu số 26 – Mỏ Bạch
0280.753 016
26
Cửa hàng xăng dầu số 27 - Lương Sơn
0280.845 630
27
Cửa hàng xăng dầu số 29 - Sông Công
0280.861 171
28
Cửa hàng xăng dầu số 50- Cam Giá
0280.854609
29
C ửa hàng xăng dầu số 51 Cam Giá
0280211003
30
C ửa hàng xăng dầu số 57 Trại cau
0280821981
31
C ửa hàng xăng dầu số 58 Hà Thượng
0280.725765
32
Cửa hang xăng dầu số 59 Hà Thượng
0280.211004
33
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp
0280.240224
34
Cửa hàng Gas Trưng Vương
0280.856 000
35
Cửa hàng Gas Gang Thộp
0280.833 333
36
Văn phòng chi nhánh
0281.870 562
37
Cửa hàng xăng dầu số 30 - Phùng Chí Kiên
0281.870 323
38
Cửa hàng xăng dầu số 31- Chợ Mới
0281.864 051
39
Cửa hàng xăng dầu số 32 – Phủ Thông
0281.870 753
40
Cửa hàng xăng dầu số 33 - Nà Phặc
0281.877 137
41
Cửa hàng xăng dầu số 34 - Minh Khai
0281.871 356
42
Cửa hàng xăng dầu số 35 - Ngân Sơn
0281.874 045
43
Cửa hàng xăng dầu số 36 - Nông Hạ
0281.862 053
44
Cửa hàng xăng dầu số 37 - Na Rì
0281.884716
45
Cửa hàng xăng dầu số 38 – Đức Xuân
0281. 873 594
46
Cửa hàng xăng dầu số 39 - Chợ Đồn
0281.882693
47
Cửa hàng xăng dầu số 40 – Bộc Bố
0281. 893112
48
Các Cửa hàng gas và đại lý bảo hiểm
2.1.4. Giới thiệu các loại hàng hoá và dịch vụ kinh doanh chủ yếu của công ty
Để đáp ứng như cầu về xăng dầu chính và các sản phẩm hoá dầu trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, hiện nay công ty đã và đang phát triển các mặt hàng kinh doanh chủ yếu:
* Xăng dầu chính gồm:
+ Mogas 95 (không chì)
+ Mogas 92 (không chì)
+ Mogas 90 (không chì)
+ Diesel 0,5%S
+ Dàu hoả.
+ Dầu FO
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như : Dầu mỡ nhờn, Mazut, Gas, Kim khí, vật liệu xây dựng, hoá chất và kinh doanh các dịch vụ như: dịch vụ bảo hiểm .
2.2. Phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Bắc Thái
2.2.1. Phân tích các nguồn lực của công ty
2.2.1.1. Nguồn lực về lao động
Công ty rất coi trọng công tác tổ chức lao động, coi đây là yếu tố quyết định nhất tới kết quả sản xuất kinh doanh. Bằng việc ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại đến nay trong tổng số 306 lao động đã có 66 người có trình độ đại học, 64 người có trình độ trung học chuyên nghiệp còn lại là công nhân kỹ thuật, không có lao động chưa qua đào tạo, đây chính là một nguồn lực quý cần khai thác
Đội ngũ cán bộ của Công ty luôn đựợc đổi mới, bổ sung thường xuyên đến nay về cơ bản đội ngũ đã được thay đổi về chất lượng và được trẻ hoá. Cụ thể:
Tuổi đời bình quân của lao động công ty thấp từ 30 tuổi trở xuống chiếm 40%, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo Công ty, trưởng phó phòng Công ty Chi nhánh có trình độ đại học là 95%, cán bộ tuổi đời dưới 40 chiếm 50%, cán bộ tuổi đời từ 40 - 50 chiếm 30%, còn lại từ 50 tuổi trở lên chiếm 20%.
Đội ngũ cán bộ là cửa hàng trưởng có trình độ đại học chiếm 40%, trình độ trung cấp chiếm 50%.
Tổng số lao động tính đến 31/12/2007 có 306 lao động trong đó Công ty quản lý trực tiếp là: 249 người .Trong đó :
Bảng 02: Thống kê lao động của công ty xăng dầu Bắc Thái.
Chỉ Tiêu
Số Người
%
Công Ty
237
78,75
Chi Nhánh
69
21,25
Lao động trực tiếp
235
22,9
Lao động quản lý
71
77,1
Lao động nữ
117
38,23
Lao động nam
189
61,77
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động hành chính)
Bảng 03: Cơ cấu lao động công ty xăng dầu Bắc Thái năm 2007
ĐVT : Người
Số
TT
Chỉ tiêu
TH
2005
TH
2006
TH
2007
So sánh (%)
2006/2005
2007/2006
I
Tổng số lao động
290
299
306
3,1
2,3
1
Phân theo LĐ trực tiếp & gián tiếp
- LĐ gián tiếp
70
70
71
0
1,4
- LĐ trực tiếp
220
229
235
4
2,6
2
Phân theo giới tính
- Nam
179
187
189
4,5
1
- Nữ
111
112
117
1
4.5
3
Phân theo lứa tuổi
- Đến 30 tuổi
129
132
128
2,3
-3
- Từ 31 - 40 tuổi
70
69
74
-1,5
7,24
- Từ 41 - 50 tuổi
74
77
77
4
0
- Trên 50 tuổi
17
21
27
23,5
28,5
4
Phân theo trình độ
- ĐH và trên ĐH
63
64
66
1,56
3
- Trung cấp
60
64
64
6,7
0
- Công nhân KT
167
171
176
2,4
2,9
- Chưa qua đào tạo
II
Hệ số lao động BQ
2,17
1,48
1,65
-31,79
11,48
(LĐ/1tỷ đồng D.số)
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động hành chính)
Theo số liệu bảng phân tích đã thấy số lượng lao động của công ty xăng dầu Bắc Thái tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng số lao động Công ty là: 299 người đến năm 2007 tăng lên là: 306 người tức tăng 7 người hay tăng 2,3% trong đó lao động nữ năm 2006 là 112 người chiếm cơ cấu 37,45% trong tổng lao động nữ năm 2007 tăng lên là: 117 người chiếm 38% về cơ cấu lao động tức là tăng 5 người hay tăng 4,5%. Còn lao động nam năm 2007 là 187 lao động chiếm 62,55% về cơ cấu cũng tăng so với năm 2006 là: 2 người hay tăng 1% . Sự sắp xếp và bố trí lao động, theo ngành nghề và phù hợp với từng loại hình công việc. Nó thể hiện năm 2006 số lao động trực tiếp là 229 người chiếm 76.6% về cơ cấu, lao động gián tiếp là 70 người, chiếm 23.4% về cơ cấu nhưng sang đến năm 2007 số lao động trực tiếp đã tăng lên so với năm 2006 là 235 người tức là tằng lên 6 người hay tăng 2,6%, lao động gián tiếp tăng lên là 71 người tức là tăng 1 người hay tăng 1,4%. Công ty luôn phải có sự điều chỉnh lao động cho phù hợp với từng công việc, từng nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh cụ thể của từng thời kỳ nhất định.
Phân tích tình hình lao động thì phần quan trọng nhất là chất lượng lao động. Do đặc thù kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải đòi công nhân phải có trình độ tay nghề, các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn cũng như khả năng về máy tính, thông thạo công việc. Nhìn chung, số lương lao động có trình độ Đại học Cao đẳng trở lên tăng dần qua 2 năm: năm 2006 là 64 người chiếm 21,4% về cơ cấu sang đến năm 2007 là 66 ngươi chiếm 21,5% trong tổng số lao động so với năm 2006 tăng lên là 2 người hay tăng 3%. Những lao động có trình độ sơ cấp chủ yếu là lao động hợp đồng mùa vụ, tại các đội xây lắp nó chiếm cơ cấu rất nhỏ trong tổng số lao động tại Công ty.
Xét về mặt lâu dài, Công ty cần bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đồng thời tinh giảm những người không còn khả năng đáp ứng được yêu cầu công viêc, giảm bớt chỉ tiêu đối với những người có trình độ sơ cấp, tăng cường lựa chọn những người có trình độ cao nhằm giúp cho đơn vị có một lực lượng lao động vững chắc về chuyên môn nghịêp vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời đại Công nghiệp hoá Hiện đại hoá Đất nước.
2.2.1.2. Nguồn lực về vốn, công tác đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin
- Nguồn lực vốn
Bảng 04:Thực trạng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty
ĐVT: 1.000 đồng
Số TT
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So sánh
Số tiền
tỷ lệ %
A
Tổng tài sản
44834511
60172695
15338184
34
I
TSLĐ và đầu ngắn hạn
26138360
42543324
16404964
63
1
Tiền
193409
1166654
973245
503
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3
Các khoản phải thu
16060114
25014470
8954356
56
4
Hàng tồn kho
7007325
13433717
6426392
92
5
Tài sản lưu động khác
13151
-13151
-100
6
Chi phí sự nghiệp
7
Dự trữ quốc gia
2864360
1860925
-3435
0
II
TSCĐ và đầu tư dài hạn
18696152
17612331
-1083820
-6
1
Tài sản cố định
15757497
14516231
-1241266
-8
Nguyên giá TSCĐ
35433116
36007992
574875
2
Giá trị còn lại TSCĐ
15757497
14496837
-1260660
-8
2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3
Chi phí XDCD dở dang
19394
19394
0
0
4
Các khoản kí quỹ kí cược dài hạn
2919260
3096100
176840
6
B
Tổng nguồn vốn
44834511
60172695
15338184
34
I
Nợ phải trả
29464233
42245038
12780805
43
1
Nợ ngắn hạn
22843620
32974735
10131115
44
2
Nợ dài hạn
4285220
9270303
5012083
118
3
Nợ khác
2362392
-2362392
-100
II
Nguồn vốn chủ sở hữu
15370279
17927657
2557378
17
Trong đó:
1
Nguồn vốn KD
12122550
12122550
0
2
Quỹ đầu tư phát triển
58530
687392
628862
10704
3
Nguồn vốn ĐTXDCB
2362392
6923306
4560911
193
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nhận xét : Qua biểu phân tích tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 15.338.184 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 34% cho ta thấy quy mô kinh doanh của công ty tăng, tổng nguồn vốn tăng 15.338.184 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 34% . Điều này cho ta thấy tài sản cố định đầu tư dài hạn giảm 1 083 820 đ với tỷ lệ giảm 6%. Điều này cho ta thấy đây là dấu hiệu không tốt thấy làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Công tác đầu tư cơ sở vật chất
Trong những năm qua, Công ty đã đầu tư được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối lớn và hiện đại so với các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
+ Công ty đã đầu tư xây dựng kho lớn, hiện đại hoá cơ sở vật chất bằng vốn vay có hoàn trả . Công ty cũng quy hoạch, cải tạo Kho xăng dầu Luơng Sơn khang trang hợp lý hơn về mặt công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường để Kho Lương Sơn có dáng vẻ công nghiệp, văn minh, đạt tiêu chuẩn xanh sạch đẹp. Bước đầu tự động hoá từng phần như hệ thống đo nhiệt độ tự động từ xa.
+ Xây dựng phòng hoá nghiệm xăng dầu với tiêu chuẩn là phòng hoá nghiệm cấp 2 với các thiết bị hoá nghiệm hiện đại, có độ chính xác cao để khẳng định công tác đảm bảo chất lượng hàng hoá được duy trì một cách nghiêm ngặt.
+ Hiện tại, toàn công ty có hơn 40 của hàng, công ty đã không ngừng cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 21 cửa hàng xăng dầu trong đó xây dựng mới 9 cửa hàng với 40 cột bơm hiện đại có độ chính xác cao của Nhật Bản, Italia thay thế toàn bộ những cột bơm cũ của Liên Xô, Tiệp Khắc.
+ Xây dựng 2 cửa hàng chuyên kinh doanh Gas tại 2 trung tâm dân cư là trung tâm thành phố Thái Nguyên và khu Gang thép Thái Nguyên.
+ Đầu tư xây dựng nhà làm việc, nhà ở, trang thiết bị cho Chi Nhánh xăng dầu Bắc Kạn khi tái lập tỉnh đảm bảo cho sự quản lý điều hành của Chi nhánh tại một tỉnh bước vào đầu tư phát triển.
-Ứng dụng công nghệ thông tin:
Là thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt nam nên việc ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty đuợc tiếp cận và triển khai sớm. Với mạng PetroNet đã làm thay đổi công tác quản lý, điều hành; tạo điều kiện cho chương trình tự động hoá thực hiện có kết quả, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đến nay việc phát hành hoá đơn, hạch toán kế toán, thống kê báo cáo, tính toán trả thu nhập cho người lao động đã được thực hiện hoàn toàn bằng máy vi tính theo mạng nội bộ của Công ty và nối với mạng PetroNet của toàn ngành.
- Đầu tư khác : Kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nên Công ty luôn đặt công tác an toàn và bảo vệ mội truờng là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu. Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng để cải tạo và trang bị mới máy bơm cứu hoả gồm máy bơm nước và máy phun bọt cho kho Lương Sơn, các bình chữa cháy CO2, bình bọt cho các cửa hàng bán lẻ. Lắp đăt hệ thống xử lý nuớc thải, hố gas tiêu độc, van tự động. Thường xuyên tổ chức đánh giá lại tác động của xăng dầu đối với môi truờng với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, trung ương và địa phương. Công ty còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, môi trường tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo huấn luyện, kiểm tra công tác an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh cơ sở; do đó đã hạn chế thấp nhất những vụ mất an toàn.
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Bắc Thái
Bảng 05: Tổng kết hoạt động kinh doanh từ 2004 đến 2007
Diễn giải
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
Tài chính
Triệu đ
- Tổng dsố bán ra
Triệu đ
389185
589500
818000
1168630
+Dthu XDC
Triệu đ
371865
55800
786000
1140000
+Dthu khác
Triệu đ
17320
31500
32000
28630
- Nộp ngân sách
Triệu đ
27486
29859
34600
43000
- Chi phí
Triệu đ
18320
20400
28285
30087
-Lợi nhuận
Triệu đ
5801
2919
2630
4590
-Khách hàng nợ
Triệu đ
8131
24000
24200
26600
Tổng SL bán ra
Dầu sang
M3, T
83346
96034
103875
136244
Theo phương thức:
- Bán buôn
M3,T
55339
65134
70149
97288
+bán buôn trực tiếp
M3, T
15833
19070
20866
24551
+Bán qua TĐL, ĐL
M3, T
39506
46064
49283
72737
- Bán lẻ
M3, T
28007
30900
33726
38956
Theo mặt hàng:
- Xăng ô tô
M3, T
30842
34400
38747
50822
- Diesel
M3, T
40169
44500
51275
70901
- Dầu hoả
M3, T
1738
3100
1782
3979
- Mazut
M3, T
10596
13000
12071
10542
Dầu mỡ nhờn rời
M3
303
365
351
406
DMN hộp
Lon
46747
75000
91804
121676
Gas hoá lỏng
tấn
675
2400
1727
550
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Về tổng sản lượng
Trong giai đoạn từ 2004 đến 2007 mặc dù có cạnh tranh song tổng sản lượng bán của Công ty tăng từ 83346m3 năm 2004 lên tới 136244 m3 năm 2007, chiếm lĩnh được thị phần từ 83 đến 85%.
Năm 2005, sản lượng xuất bán bằng 103% so với KH Tcty giao và bằng 115% so với năm 2004. Trong đó : Thái Nguyên có mức tăng trưởng cao hơn : đạt 79 433 m3,tấn tăng 18% so với năm 2004. Bắc Kạn là 16 600 m3, tấn tăng 2.6% so với năm 2004.
+ Bán buôn trực tiếp tăng 20% so với năm 2004, nguyên nhân do tăng lượng FO và Diesel bán cho NM gạch Việt - ý. Một số khách hàng bán buôn sản lượng giảm do nợ quá cao và với thời gian nợ dài (Mỏ than Khánh Hoà ...).
+ Bán qua Đại lý tăng 16,6% so với năm 2004, đây là mức tăng trưởng ổn định, nguyên nhân chủ yếu do quyết định 187/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 1505/2005/BTM thực hiện bước đầu đã định hình nên hệ thống kinh doanh xăng dầu, xác lập rõ các kênh phân phối. Cty đã giữ vững được thị phần do đã có cơ chế bán hàng linh hoạt và tương đối phù hợp với cơ chế thị trường. Trong năm 2005 Công ty tiếp tục duy trì và củng cố hệ thống đại lý bao gồm 40 Đại lý với 65 điểm bán; Thực hiện đồng bộ các chính sách bán hàng và chăm sóc sau bán hàng như đo kiểm soát ô nhiễm môi trường, trang bị quần áo bảo hộ lao động, biển hiệu Cửa hàng thống nhất trên toàn hệ thống Đại lý; Tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức cho khách hàng đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại địa phương khác, đào tạo cửa hàng trưởng miễn phí cho Đại lý. Nhìn chung, trong năm qua mối quan hệ giữa Cty và các Đại lý đã gắn bó hơn, từng bước coi các Đại lý là bộ phận cấu thành trong hệ thống phân phối của Cty. Đặc biệt Cty đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư cột bơm bán hàng cho một số đại lý lớn nhằm giành quyền cung cấp lâu dài.
+ Bán lẻ đạt 103% so với kế hoạch, tăng 10% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này chưa tương xứng với tiềm năng cũng như mức độ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc bán hàng tại các Cửa hàng bán lẻ còn nhiều bất cập, nhất là ý thức của công nhân bán hàng trực tiếp chưa cao, thực hiện văn minh thương mại còn hạn chế. Mặt khác, các Đại lý của Cty được thiết lập với biển hiệu, bảo hộ lao động mang đặc trưng của Petrolimex có uy tín nên đã thu hút được khách hàng mua lẻ làm giảm sản lượng của các Cửa hàng bán lẻ trên cùng địa bàn. Sự tăng trưởng kinh tế chậm trên địa bàn cũng là một nguyên nhân làm sản lượng bán lẻ không tăng cao.
Ngoài ra, sản lượng bán lẻ chưa đạt kế hoạch đề ra do Công ty chưa đạt được tiến độ xây dựng các Cửa hàng theo kế hoạch xây dựng Cửa hàng đã đặt ra từ đầu năm.
+ Dầu mỡ nhờn rời: Đạt 393 tấn, tăng gần 30% so với năm 2004, dầu lon đạt 77 000 Lon, hộp tăng 65% so 2004. Công ty đã thực hiện kinh doanh mặt hàng dầu lon theo cơ chế Tổng đại lý và đã phát triển được việc bán dầu lon ra ngoài hệ thống Cửa hàng bán lẻ của Công ty thông qua việc thiết lập trên 300 điểm bán với cơ chế và chính sách bán hàng phù hợp. Dầu nhờn phuy có sự tăng trưởng do bán được cho Cty Harbin Trung Quốc và dầu động cơ đã ổn định nguồn hàng hơn trước.
+ Gas hoá lỏng: Đạt 2 421 tấn, tăng 258% so với năm 2004. Nguyên nhân do Nhà máy gạch Việt- ý Sông Công đưa vào hoạt động hết công suất. Riêng Gas bình giảm do giá gas cũng như giá cược vỏ bình cao không cạnh tranh được với các hãng gas khác trong bối cảnh giá liên tục tăng cao, mặt khác đội ngũ bán hàng chưa tích cực cố gắng trong việc phát triển bình gas Petrolimex.
+ Bảo hiểm: Tổng phí bảo hiểm thu đạt 1.8 tỷ đồng Việc bán bảo hiểm đã bắt đầu đi vào ổn định và có xu hướng phát triển.
Năm 2006 là năm đầu tiên Cty vượt mức sản lượng 100 000 M3,Tấn. Sản lượng tổng Cty đạt 103 875 M3,Tấn (tăng 8% so năm 2005; đạt 104% so với kế hoạch Tổng công ty giao). Trong đó:
+ Theo địa bàn: Thái Nguyên đạt 86 925 M3,Tấn tăng 9% so năm 2005; Bắc Kạn đạt 16 950 M3,Tấn tăng 2% so năm 2005.
+ Theo phương thức: Bán buôn tăng 9% so năm 2005, bán đại lý tăng 7% so năm 2005, bán lẻ tăng 9% so năm 2005, đạt 103% so kế hoạch.
Trong năm, Công ty đã ký thêm được một số hợp đồng bán buôn lớn, đã điều chỉnh cơ chế đối với hệ thống đại lý linh hoạt hơn khi có sự biến động của thị trường, các Cửa hàng bán lẻ bước đầu đã có chuyển biến tích cực về văn minh thương mại, đặc biệt đối với các CBCNV bán hàng trực tiếp, việc thực hiện các quy định của Công ty về Bảo hộ lao động, tinh thần phục vụ khách hàng đã cải thiện rõ rệt.
Bộ phận tiếp thị bước đầu đã xây dựng được hệ thống thông tin khách hàng, ổn định hệ thống phân phối đối với mặt hàng Dầu nhờn lon, thực hiện triển khai kinh doanh đa dạng chủng loại mặt hàng Dầu mỡ nhờn phuy.
Năm 2007, về dầu sáng: Sản lượng bán ra toàn công ty đạt 125,7% kế hoạch đầu năm; bằng 104,8% so với kế hoạch TCT điều chỉnh; bằng 131,2 % so với năm 2006, trong đó so sánh theo phương thức bán thì bán đại lý có tỉ lệ tăng cao nhất là 47,6%, bán buôn trực tiếp tăng 17,6% và bán lẻ tăng 15,5%, lượng hàng bán lẻ tăng vượt mức tăng trưởng GDP tại địa bàn.Tất cả các phương thức bán đều vượt chỉ tiêu Tcty giao. Việc tăng sản lượng bán ra do chính sách bán hàng và cơ chế ưu đãi đối với một số đại lý lớn. Nếu xét theo cơ cấu mặt hàng: Năm 2007, tổng mặt hàng xăng tăng 31,2% so với năm 2006, mặt hàng diesel tăng 38,3%; dầu hỏa tăng 123,4% do có đại lý lớn như Quyết Tiến, Thụy Dương, Duy Tuấn lấy mạnh; riêng mặt hàng FO giảm 12,7% so với năm 2006 do công ty mất độc quyền bán vào Cán thép Lưu xá, giá Fo lại tăng cao, trong khi giá bán buôn không thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh mặt hàng này. Về Dầu nhờn, năm 2007 sản lượng dầu nhờn rời tăng 15,6% so với năm 2006, dầu nhờn hộp tăng 32,5% so với năm 2006. Do tại Văn phòng công ty thành lập Cửa hàng kinh doanh tổng hợp đẩy mạnh việc kinh doanh sản phẩm hóa dầu. Về Gas hóa lỏng Năm 2007 bán được 550 tấn gas bình, có sự tăng trưởng mạnh trở lại tăng 27,5% so với năm 2006 do việc kinh doanh Gas tại Văn phòng được đẩy mạnh. Nhựa đường năm 2007 có mức tăng trưởng mạnh mẽ, có tỷ lệ tăng nhiều lần so với năm 2006. Năm 2007 đã bán trên 1000 tấn nhựa đường do thực hiện việc tiếp thị và tìm khách hàng mới tốt. Năm 2007 tại Văn phòng công ty đó thực hiện khoán bán lẻ đến từng Cửa hàng theo từng quý và chi tiết theo tháng, từ đó khuyến khích các cửa hàng có mục tiêu phấn đấu hoàn thành vượt mức khoán. Xét trên tổng thể Cửa hàng bán lẻ hoàn thành kế hoạch khoán do công ty giao trên 100%, tuy nhiên có một số cửa hàng trong một số giai đoạn nhất định, sản lượng sụt giảm, Công ty đó có những chỉ đạo kịp thời và các cửa hàng đó có tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm, điển hình như các cửa hàng 12 và 21, đối với các cửa hàng có sản lượng thấp công ty có chính sách giao khoán riêng như cửa hàng 51 Cam Giá và 22 Định hóa đó chiếm lĩnh thị trường và tăng trưởng tốt
+ So với kế hoạch và mức khoán: Sản lượng thực hiện bán lẻ tại các cửa hàng toàn công ty năm 2007 là 38.956 m3. trong đó tại Thái Nguyên sản lượng đạt 31.241m3 / 30612m3 sản lượng khoán, đạt 102% so với khoán Công ty giao.
+ So với năm 2006: Tổng sản lượng bán lẻ văn phòng Công ty tăng 5.661m3 đóng góp vào sự tăng trưởng 22,1% trong đó tăng trưởng do phát triển cửa hàng mới chiếm 8% sản lượng, số còn lại phân bổ không đồng đều cho các cửa hàng. Một số cửa hàng sản lượng sụt giảm do phải chia sẻ thị phần cho các đại lý bán lẻ suất hiện mới trên địa bàn như Cửa hàng 24 – Tân thịnh…
+ Công tác tiếp thị: Công ty đó phát triển mạnh trong việc triển khai ký và thực hiện hợp đồng cấp lẻ do các Cửa hàng đó chủ động tiếp thị đến khách hàng, phát triển khách hàng mới và gửi thông tin để cho cán bộ tiếp thị để làm hợp đồng. Tuy nhiên sự phối hợp giữa Cán bộ tiếp thị và cửa hàng chưa được sâu sát như Công tác thực hiện hợp đồng bán lẻ, Công tác theo dõi sản lượng của từng khách hàng chưa được thể hiện, nguyên nhân Tổ tiếp thị còn mỏng, khách hàng mua lẻ đông và cũng chưa thực sự phối hợp tốt với cửa hàng, việc phát triển khách hàng mới và chăm sóc khách hàng chủ yếu là Các Tổng đại lý, các khách hàng bán buôn và đại lý bán lẻ. Tổ tiếp thị cũng đó được tăng cường cho hệ thống bán lẻ vào cuối năm 2007 để chuẩn bị cho năm 2008 công tác bán lẻ được phát triển mạnh hơn nữa.
Về Doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng của công ty có xu hướng tăng lên liên tục từ 2004 đến nay, bình quân mỗi năm tăng hơn 38%. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tổng doanh thu năm 2005 đạt 595 692 triệu đồng bằng 103% so với kế hoạch Tổng công ty giao, trong đó doanh thu xăng dầu: 565 183 triệu đồng đạt 103% KH. Bằng 153% so với năm 2004, trong góp phần không nhỏ do yếu tố tăng giá.Tổng doanh thu 2006 đạt tới 818 tỉ đồng bằng 104% so với kế hoạch Tổng công ty giao, trong đó doanh thu xăng là 786 tỉ đồng đạt 104% so với kế hoạch, 139% so với năm 2005, nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do sự gia tăng về sản lượng và giá. Tổng doanh thu năm 2007 đạt 1 168 630 triệu đồng đạt 104% so với kế hoạch Tổng công ty giao, trong đó doanh thu xăng dầu: 1 140 000 triệu đồng đạt 103% KH Tổng công ty giao, bằng 145% so với cùng kỳ năm 2006, nguyên nhân chính là trong năm nhà nước điều chỉnh tăng giá giảm giá 5 lần một nguyên nhân nữa là trong năm Công ty đã có cơ chế bán hàng hợp lý đến từng khách hàng, đồng thời cũng đã khai thác được một số khách hàng mới như Cty TM Thuỵ Dương, DN Huyền Trang, DN Hoà Bỉ… Riêng Doanh hàng hoá thu dịch vụ dịch vụ khác năm 2007 đạt 87% so với cùng kỳ năm 2006 nguyên nhân chủ yếu là từ cuối năm 2006 Nhà máy Gạch việt ý chuyển công nghệ đốt lo từ Gas sang đốt bằng Diesel. Do đó, doanh thu bán Gas giảm khoảng 14 tỷ so với cùng kỳ 2006. Khi loại trừ yếu tố bán Gas cho nhà máy gạch Việt ý thi doanh thu hàng hoá dịch vụ khác tăng khoảng 330% so với cùng kỳ 2006. Và năm này công ty chiếm 95% thị phần xăng dầu trên địa bàn , không để xảy ra sốt xăng dầu trong đó quan trọng là đảm bảo đủ mặt hàng Mazut( mặt hàng lỗ lớn nhất ) cho sản xuất thép của Công ty gang thép Thái nguyên . Điều đó phản ánh vai trò chủ đạo của Công ty xăng dầu Bắc thái nói riêng và Tổng công ty xăng dầu Việt nam nói chung trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ở mọi tình huống .
- Về Lợi nhuận
Công ty luôn là đơn vị kinh doanh có lãi, lợi nhuận bình quân trong các năm là 1 128 582 000 đồng/năm. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn do giá xăng dầu trên thế giới tăng cao, giá xăng dầu trong nước thực hiện theo sự điều tiết của Nhà nước nên lợi nhuận kinh doanh xăng dầu rất thấp. Đây là một khó khăn rất lớn cho việc đầu tư phát triển. Nhưng sau đó, nhờ cơ chế bán hàng, nhập xuất và giữ tồn kho hợp lý, năm 2005 công ty đã giảm được chi phí với mức gần 224 đ/l ít và đạt được lợi nhuận 3,16 tỷ đồng. Sang năm 2006, cùng với cơ chế bán hàng linh hoạt, và việc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của đồng tiền giúp cho lợi nhuận đạt được 2,6 tỷ đồng tăng 4% so với kế hoạch. Năm 2007, giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp và liên tục tăng cao, giá dầu thô có thời điểm xấp xỉ 100 USD/Thùng. Nguồn cung trong nhiều thời điểm khó khăn, một số Nhà máy lọc d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20576.doc