Chuyên đề Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA

Theo Dumas và Galit thì có những nguyên tắc cơ bản cho việc trình bày thông tin trên màn hình như sau:

- Đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác.

- Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Đặt giữa các tiêu đề và xếp đặt thông tin theo trục trung tâm.

- Nếu đầu ra thông tin gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự.

- Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng in hoa, in thường, chữ gạch chân và ngắt câu hợp lý.

- Đặt tên đầu cột cho mỗi cột

- Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý.

- Cân trái các cột văn bản và cân phải các cột số. Bảo đảm vị trí dấu thập phân thẳng hàng.

- Chỉ đặt mầu cho những thông tin quan trọng.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4508 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 trở đi - Xử lý theo lô - Đơn chiếc theo đơn đặt hàng - Nhiều người sử dụng - Thời gian thực - Bắt đầu có phần mềm thương mại - Hệ phân tán - Hiệu quả thương mại hoá - Hệ thống để bàn - Hệ thông minh - Quy mô công nghiệp Theo các giai đoạn phát triển của phần mềm, ta nhận thấy tiến trình phát triển của phần mềm luôn luôn đi song song với quá trình phát triển của phần cứng theo định hướng hoàn toàn tương tự, tức là: Quy mô thu nhỏ, tính năng nâng cao. Tính chất thương mại hóa của phần mềm trên thị trường ngày càng bộc lộ rõ và đỉnh cao là việc sản xuất phần mềm đã tiến hành ở quy mô đại trà theo tác phong công nghiệp và xu thế tổng quát của thị trường. 2.1.2. Công nghệ phần mềm a. khái niệm Công nghệ phần mềm là môn khoa học nghiên cứu các phương pháp, các thủ tục và các công cụ đi từ phân tích thiết kế đến quản lý một dự án phần mềm nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Hay nói cách khác: Công nghệ phần mềm là tổ hợp các công cụ, phương pháp và thủ tục làm cho người quản trị viên dự án nắm được xu thế tổng quát của công nghệ phần mềm. Đồng thời giúp cho kỹ sư lập trình có nền tảng để khai thác định hướng phần mềm. b. Các giai đoạn phát triển của 1 dự án phần mềm Quy trình phát triển 1 dự án phần mềm không phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp và miền ứng dụng, nó đều trải qua 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Giai đoạn xác định Nhóm sản xuất phần mềm phải xác định cụ thể và chi tiết sản phẩm phần mềm mà mình cần chế tạo ra. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng khi sản xuất phần mềm với quy mô công nghiệp vì chỉ có xác định rõ ràng phạm vi của sản phẩm và các rằng buộc liên quan chúng ta mới tiến hành được kết quả các công đoạn sau. Trong giai đoạn này phải xác định và giải quyết ban vấn đề mấu chốt sau: + Tiến hành phân tích hệ thống một cách toàn diện theo quan điểm: một phần mềm là một bộ phận của hệ thống quản lý. Phần mềm phải được đặt trong tổng thể hệ thống ấy và xem xét trong mối quan hệ ràng buộc với các yếu tố quản lý khác. + Tiến hành lập kế hoạch sản xuất phần mềm trước khi đi vào yêu cầu cụ thể. + Tiến hành phân tích yêu cầu một cách cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng. Đây là giai đoạn định danh phần mềm trong thực tế của các công ty phần mềm nó được cụ thể hóa trong vai trò cán bộ có chức danh: Cán bộ phân tích yêu cầu phần mềm, Cán bộ lập và quản lý yêu cầu phần mềm. - Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển Trong giai đoạn này phải định hướng phần mềm sẽ phát triển như thế nào. Trong đó có 3 công việc quan trọng cần làm: thiết kế, mã hóa, kiểm thử. Cần chú ý khái niệm mã hóa trong công nghệ phần mềm khác với khái niệm mã hóa trong hệ thống thông tin. Trong công nghệ phần mềm, mã hóa là quá trình chuyển đổi, dịch từ một thiết kế ban đầu thành một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể hiểu được. Trong thực tiễn của công nghệ phần mềm giai đoạn này được thực hiện bởi các chức danh: Cán bộ thiết kế, Cán bộ quản lý cấu hình phần mềm, Lập trình viên, Cán bộ test phần mềm. - Giai đoạn 3: Giai đoạn bảo trì Trong đó có loại hình: bảo trì sửa chữa, bảo trì thích nghi và bảo trì hoàn thiện (còn gọi là bảo trì nâng cao) + Bảo trì sửa chữa: tức là sửa lỗi phần mềm, lỗi chi tiết đơn giản không phải là lỗi của hệ thống. + Bảo trì thích nghi: tức là làm cho sản phẩm phần mềm hoàn toàn thân thiện trong môi trường của người sử dụng. + Bảo trì hoàn thiện ( bảo trì nâng cao): tức là làm cho sản phẩm phần mềm đẹp hơn, có tính thẩm mỹ cao cùng với chức năng thực hiện ngày càng được hoàn thiện, ngoài ra kỹ sư phần mềm còn phải bổ sung thêm một vài chức năng mà công ty mua phần mềm yêu cầu. Trong thực tiễn hoạt động hiện nay của các công ty phần mềm nhiệm vụ này thường được giao cho cán bộ triển khai phần mềm và ban hỗ trợ khách hàng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty phần mềm ở việt nam hiện nay. Người ta thấy vấn đề hậu mãi lại đóng vai trò quan trọng hơn là chất lượng phần mềm. Trong công nghệ phần mềm, người ta thường áp dụng quy tắc 40 – 20 – 40 về sự phân bổ các nỗ lực trong tiến trình phát triển một phần mềm. Tức là toàn bộ tiến trình được chia thành ba khối lớn. Có nghĩa là trong giai đoạn phát triển thì phẫn mã hóa công ty phần mềm cần tập trung các tiềm năng về vật chất và con người ở mức độ 20% còn lại các tiềm năng này được chia làm 2 lần cho quy trình thiết kế và thử nghiệm. 2.1.3. Vòng đời phát triển của phần mềm Mỗi phần mềm từ khi ra đời phát triển đều trải qua 1 chu kì trong công nghệ phần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Mục đích của việc nghiên cứu vòng đời phát triển của phần mềm là phân ra thành giai đoạn trên cơ sở đó tìm hiểu giải pháp và công cụ thích hợp để tác động vào các giai đoạn. Vòng đời phát triển của một phần mềm được biểu diễn bằng mô hình thác nước theo hình vẽ sau đây: Hình 2.1. Mô hình biểu diễn vòng đời phát triển của phần mềm - Công đoạn đầu tiên là công nghệ hệ thống bao trùm toàn bộ các quá trình tiếp theo trong công nghệ phần mềm. Vì phần mềm là một thành phần của hệ thống quản lý do đó nó phải được xem xét trong mối liên quan tổng thể về kinh tế, kỹ thuật, tài chính của toàn bộ bộ máy quản lý. - Công đoạn tiếp theo là phân tích. Với mục đích xác định rõ ràng và cụ thể các yêu cầu của phần mềm. - Phần thiết kế trong công nghệ phần mềm hướng tới các vấn đề sau đây: + thiết kế kiến trúc hệ thống: là phần quan trọng nhất vì nó cho ta cái nhìn tổng thể về phần mềm cần xây dựng. + Thiết kế kỹ thuật là đi vào các vấn đề cụ thể gồm: thiết kế dữ liệu, thiết kế thủ tục, thiết kế chương trình, thiết kế giao diện màn hình và cuối cùng là thiết kế công cụ cài đặt. Người ta dùng mô hình thác nước để biểu diễn vòng đời phát triển của phần mềm với 2 ý nghĩa. Một là: để khẳng định đây là giai đoạn của một quy trình thống nhất, nó không tách rời mà có mối liên quan mật thiết với nhau. Hai là: trong mô hình này các công đoạn ở phía dưới thì chịu tác động của toàn bộ các công đoạn ở phía bên trên. Chỉ có công đoạn công nghệ hệ thống là không chịu ảnh hưởng hay tác động của bất cứ công đoạn nào. 2.1.4. Làm bản mẫu phần mềm Đây là một công đoạn rất đặc trưng khi sản xuất phần mềm ở quy mô công nghiệp. Cũng tương tụ như trong sản xuất của một ngành công nghiệp nào đó, trước khi đưa sản phẩm vào sản xuất hàng loạt thì phải tiến hành thử nghiệm làm thử một số sản phẩm để đưa ra thăm dò ý kiến của khách hàng, nếu khách hàng đồng ý thì mới tiến hành sản xuất hàng loạt. Bản mẫu phần mềm được hiểu là một mô hình của phần mềm tương lai mang những đặc trưng cơ bản nhất nhưng chưa phải là phần mềm hoàn toàn đã hoàn thiện. Trong quy trình làm phần mềm nhất thiết phải làm bản mẫu vì hai lý do sau đây: Khi khách hàng đến công ty đặt hàng người ta chỉ bày tỏ nguyện vọng sản phẩm phần mềm mới được thiết kế. Các kỹ sư phần mềm ngay từ đầu khi nhận đơn đặt hàng thì cũng không hình dung hết các chức năng chỉ tiết của phần mềm. Quy trình làm bản mẫu phần mềm đòi hỏi những cán bộ có chuyên môm cao không chỉ thuần tuý về mặt tin học. Vì mục đích của công đoạn làm bản mẫu chưa hẳn là chất lượng của phần mềm mà còn là khả năng thu hút khách hàng để sản xuất phần mềm. Sau khi có bản mẫu phần mềm, khách hàng sẽ xem xét đánh giá và nếu bản mẫu đã được chấp nhận thì phần mềm sẽ được đưa vào sản xuất. Quy trình làm bản mẫu phần mềm gồm các bước như sau: Hình 2.2. Mô hình mình hoạ các bước làm bản mẫu phần mềm - Bước 1: Xác định yêu cầu của khách hàng. Trong bước này đại diện của công ty phần mềm gặp gỡ khách hàng để xác định các yêu cầu của họ về phần mềm. Thông thường khách hàng chỉ bày tỏ nguyện vọng là chính, bản thân cán bộ công ty phần mềm phải lượng hóa và mô hình hóa các nguyện vọng đó - Bước 2: Thiết kế nhanh. Mục đích của bước này ở dạng phác thảo chỉ bao gồm 1 vài đặc trưng cơ bản của phần mềm - Bước 3: Làm bản mẫu. Nhằm mục đích công ty phần mềm cho ra đời nhanh 1 bản mẫu dạng phác thảo chỉ gồm 1 vài đặc trưng cơ bản của phần mềm - Bước 4: Khách hàng đánh giá bản mẫu - Bước 5: Làm mịn bản mẫu, hay là chi tiết hóa các chức năng phần mềm - Bước 6: Kết thúc ta được 1 sản phẩm chưa được thương mại hóa thị trường mà là bản mẫu phần mềm Quy trình này có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định xem khách hàng có ký hợp đồng phần mềm hay không. Ngoài ra cán bộ làm phần bản mẫu ngoài kiến thức chuyên môn phải có kiến thức tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội. 2.1.5. Nền tảng thiết kế phần mềm a. Vai trò của thiết kế phần mềm Thiết kế phần mềm là khâu trung tâm trong quy trình sản xuất một phần mềm công nghiệp và được dùng để chỉ chung 3 quy trình là: Thiết kế, lập trình và kiểm thử. Quy trình thiết kế chiếm 75% chi phí để sản xuất một phần mềm công nghiệp. Vai trò của khâu thiết kế trong sản xuất phần mềm công nghiệp thể hiện ở chỗ: - Đối với các phần mềm được thiết kế đầy đủ thì không dẫn đến những thay đổi lớn khi xảy ra một thay đổi lớn nào đó về dữ liệu - Đối với các phần mềm không được thiết kế một cách đầy đủ thì tính tổn định của chúng rất thấp, chỉ cần một thay đổi nhỏ về dữ liệu hoặc tác động của môi trường cũng làm cho hoạt động của phần mềm bị bỉến dạng thậm chí không còn khả năng hoạt động được nữa. - Nền tảng thiết kế cũng là cơ sở để tiếp tục phát triển phần mềm hoặc sửa chữa, bổ sung các chức năng của nó. b. Tiến trình thiết kế trong công nghệ phần mềm Khi sản xuất một phần mềm công nghiệp theo quan điểm quản lý dự án việc thiết kế phần mềm được tiến hành theo 2 bước: thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. Xét từ góc độ quản lý thì thiết kế sơ bộ đưa ra cái nhìn sơ bộ về phần mềm tương lai. Còn thiết kế chi tiết đi sau vào các lĩnh vực thiết kế cụ thể: thiết kế dữ liệu, thiết kế chương trình, thiết kế thủ tục. Nếu xét từ phương diện kỹ thuật thì quy trình phát triển một phần mềm công nghiệp được phân chia thành 4 công đoạn: thiết kế kiến trúc, thiết kế dữ liệu, thiết kế thủ tục và thiết kế giao diện. Hai góc độ quản lý và kỹ thuật trong tiến trình phát triển phần mềm có mỗi quan hệ rất chặt chẽ với nhau và được biểu diễn tổng quan trong hình vẽ sau đây: Hình 2.4. Biểu diễn mối quan hệ giữa 2 khía cạnh trong thiết kế phần mềm c. Kiến trúc phần mềm Trước mỗi vấn đề đặt ra, kỹ sư phần mềm phải đưa ra giải pháp cho kiến trúc phần mềm sao cho vẫn đề được giải quyết hiệu quả mà không quá phức tạp. Yêu cầu chung đối với một kỹ sư phần mềm là phải đạt được 2 yêu cầu sau: - Đảm bảo tính chặt chẽ trong kiến trúc để không xảy ra những lỗ hổng trong phần mềm. - Kiến trúc phải đảm bảo không quá phức tạp để khi dịch thành chương trình, quy mô của chương trình không quá lớn khi thực hiện mỗi chức năng. Bản chất của của kiến trúc phần mềm là bài toán chuyển từ P – S ( Tử vấn đề thực tế sang giải pháp phần mềm). P là một vấn để phi cấu trúc và S đã được cấu trúc hóa. Hình 2.5. Mô hình biểu diễn kiến trúc phần mềm Với 1 vấn đề P, ta có thể đưa ra rất nhiều giải pháp S khác nhau, từ đó đưa đến nhiều kiến trúc hệ thống khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản ở đây là đảm bảo được mức độ càng đơn giản càng tốt mà vẫn thực hiện được các chức năng. Việc giải quyết vấn đề từ P sang S không những chỉ là kĩ thuật mà còn là nghệ thuật của kỹ sư phần mềm, hoàn toàn tương tự như kến trúc sư với mỗi công trình xây dựng. Vì thế trước mỗi vấn đề thực tế đặt ra, kỹ sư phần mềm phải lựa chọn 1 giải pháp phần mềm gọn nhẹ không quá phức tạp. 2.1.6. Xác định quy mô phần mềm Cũng như các nghành công nghiệp truyền thống. Trong công nghệ phần mềm, vấn đề xác định quy mô của sản phẩm là một công đoạn bắt buộc và hướng tới hai mục đích sau: - Để xác định kế hoạch thiết kế phần mềm phù hợp. - Đưa ra một giấy báo giá dựa trên cơ sở tình toán cụ thể. Tuy nhiên, sản phẩm phần mềm có những nét đặc thù riêng biệt so với sản phẩm của các ngành công nghiệp truyền thống. Do đó, việc xác định quy mô của chúng cũng phức tạp hơn nhiều. Người ta sử dụng hai phương pháp để xác định quy mô phần mềm. + Phương pháp trực tiếp (KLOG) Đây là phương pháp xét quy mô phần mềm trên cơ sở dòng lệnh. Như vây, một phần mềm được đánh giá là quy mô lớn nếu nó có nhiều dòng lệnh. Ở đây, người ta chưa đề cập đến phần chất lượng, chức năng mà phần mềm có thể thực hiện được. Hiệu năng = KLOG /nguời /tháng Chất lượng = (100 – sai sót /KLOG) /100% Chi phí = Tổng số tiền /KLOG + Phương pháp gián tiếp (FP) Phương pháp KLOG chỉ xét đến góc độ quy mô mà chưa đề cập đến hiệu quả của phần mềm. Bổ xung phương pháp hai để đánh giá phần mềm theo quan điểm chức năng. Đây là phương pháp thực nghiệm do nhà tin học nguời Mỹ đưa ra trên cơ sở xem xét rất nhiều phần mềm và dựa vào ý kiến đánh giá của các chuyên gia, và đưa ra 5 chỉ tiêu đánh giá chức năng của một phần mềm. Tham số đo Số lượng Đơn giản Trung bình Phức tạp Tổng Input 3 4 6 Output 4 5 7 Các yêu cầu 3 4 6 File 7 10 15 Giao diện 5 7 10 Tổng Năm chỉ tiêu này về cơ bản đã bao quát được nội dung để đánh giá chức năng của một phần mềm. FP = Tổng số * (0.65 + 0.01 * Sum (Fi) ) Fi : hàm điều chỉnh độ phức tạp I = 1 – 14 Trên cơ sở xác định được đại lượng FP người ta cũng sử dụng ba chỉ tiêu như trong trường hợp KLOG sau đây: Hiệu năng = FP /người /Tháng Chất lượng = (100 - lỗi /FP) /100% Chi phí = Tổng số tiền /FP 2.1.7. Các quy trình thiết kế trong công nghệ phần mềm Trong sản xuất phần mềm công nghiệp, người ta chuẩn hoá dưới dạng tổng quát 6 bước được gọi là 6 quy trình - đây có thể coi là bản hướng dẫn của những người làm việc trong công ty sản xuất phần mềm : + Xác định yêu cầu người sử dụng + Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm + Thiết kế phần mềm + Lập trình trong công nghệp phần mềm + Quy trình test trong công nghệ phần mềm + Quy trình triển khai trong công nghệ phần mềm Tuy nhiên áp dụng vào đề tài, do còn nhiều hạn chế về điều kiện và năng lực bản thân nên sẽ chỉ đi sâu vào những khâu quan trọng để xây dựng lên phần mềm. Đó là các quy trình : + Xác định yêu cầu người sử dụng + Thiết kế phần mềm + Lập trình trong công nghệ phần mềm Khi thực hiện đề tài “ Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA”, thì 3 quy trình trên là các quy trình quan trọng nhất. Việc thực hiện tốt 3 quy trình này đóng vai trò chủ chốt tạo lên phần mềm. 1) Quy trình xác định yêu cầu người sử dụng (Khách hàng) * Mục đích của quy trình Mục đính của quy trình bao gồm tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, tiến hành phân tích hệ thống một cách sơ bộ và các quy trình liên quan và lượng hoá nhu cầu của khách hàng về sản xuất phần mềm. * Các dấu hiệu Quy trình này được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây: - Khảo sát hệ thống - Phân tích nghiệp vụ - Phân tích yêu cầu * Lưu đồ của quy trình * Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả Yêu cầu 1. Thông Số chung Chức danh Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc - Cán bộ xây dựng y/c - Các thông tin liên quan đến quá trình - Có đề suất khời động dự án phần mềm - Phân tích nghiệp vụ - Mô tả hoạt động của hệ thống Theo tiêu chuẩn công ty 2. Input - Hợp đồng - Giải pháp - Văn bản hợp đồng xây dựng phần mềm - Các giải pháp kỹ thuật thực hiện hợp đồng Theo tiêu chuẩn công ty 3. Sản phẩm Hồ sơ xác định yêu cầu khách hàng - Tài liệu phân tích nghiệp vụ - Mô tả hoạt động - Tài liệu phân tích người sử dụng Theo tiêu chuẩn công ty 4. Đánh giá chất lượng - Tỷ lệ các sản phầm xác định yêu cầu hoàn thành đúng hạn - Mức chênh lệch thời gian >= 90% + - 20% 5. Các quá trình liên quan - Hợp đồng phần mềm Theo tiêu chuẩn công ty * Phân đoạn các hoạt động STT Các bước thực hiện Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Lập kế hoạc xác định yêu cầu Bắt đầu quy trình 2 Kế hoạch được quản trị viên dự án phê duyệt 2 Khảo sát hệ thống Kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án và khách hàng chuẩn y 3 Phân tích nghiệp vụ Kết thúc bước 2 Khách hàng chấp nhận 4 Phân tích yêu cầu người sử dụng Kết thúc bước 3 Khách hàng chấp nhận 5 Mô tả hoạt động của hệ thống Kết thúc bước 4 Quản trị viên dự án phê duyệt 6 Tổng hợp kết quả Kết thúc bước 5 Quản trị viên dự án phê duyệt Trong quy trình này, khi áp dụng vào đề tài, phải nắm bắt được hệ thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA. Từ đó đi sâu tìm hiểu và phân tích từng nghiệp vụ quản lý. Yêu cầu quan trọng của quy trình xác định yêu cầu người sử dụng là phải mô hình hóa và cấu trúc hóa các vấn đề phi cấu trúc. Do đó, đây là khâu quan trọng nhất cần phải có một kiến thức tổng hợp từ rất nhiều lĩnh vực. 2) Quy trình thiết kế phần mềm * Mục đích của quy trình Trên cơ sở của hồ sơ phân tích nghiệp vụ và mô hình hoạt động của hệ thống tiến hành thiết kế kiến trúc và thiết kế kĩ thuật để xây dựng hồ sơ thiết kế phần mềm. * Các dấu hiệu Quy trình thiết kế phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Thiết kế kiến trúc phần mềm ( Chuyển từ P -> S) Thiết kế kĩ thuật: + Thiết kế dữ liệu + Thiết kế thủ tục + Thiết kế chương trình + Thiết kế giao diện * Lưu đồ của quy trình BĐ Lập kế hoạch thiết kế Thiết kế chương trình Thiết kế kiến trúc Duyệt Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Duyệt Không duyệt Tổng hợp chương trình KT * Các thông số của quy trình Thông số Mô tả Yêu cầu 1. Thông số chung Chức danh Cán bộ thiết kế Theo tiêu chuẩn FPT 2. Input Hợp đồng kinh tế Phân tích nghiệp vụ Mô hình hoạt động (BFD,DFD…) Quản trị viên dự án phê duyệt 3. Sản phẩm Kiến trúc hồ sơ hệ thống Hồ sơ thiết kế kỹ thuật Quản trị viên dự án phê duyệt 4. Đánh giá chất lượng Tỷ lệ tài liệu thiết kế hoàn thành đúng hạn Chênh lệch dự kiến thời gian >=90% +- 20% 5. Các quá trình liên quan Hợp đồng phần mềm Lập trình * Phân đoạn các hoạt động Stt Hoạt động Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Lập kế hoạch thiết kế Sau khi nhận hợp đồng Kinh tế, Hồ sơ phân tích nghiệp vụ Quản trị viên dự án duyệt 2 Thiết kế kiến trúc Sau khi kết thúc bước 1 Quản trị viên dự án duyệt 3 Thiết kế dữ liệu Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 4 Thiết kế thủ tục Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 5 Thiết kế chương trình Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 6 Thiết kế giao diện Sau khi kết thúc bước 2 Quản trị viên dự án duyệt 7 Tổng hợp Sau khi kết thúc bước 6 Quản trị viên dự án duyệt Cũng tương tự như quy trình trước mỗi hoạt động sẽ được chi tiết thành các đầu việc cụ thể. 3) Quy trình lập trình trong công nghệ phần mềm * Mục đích của quy trình Trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ sư phần mềm lựa chọn một ngôn ngữ lập trình nào đó để chuyển từ bản vẽ thiết đã được biểu diễn trên ngôn ngữ cụ thể vì điều đó người ta coi quá trình lập trình là quá trình thi công. * Các dấu hiệu: Quy trình lập trình được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: - Lập trình các thư viện chung - Lập trình các module - Lập trình tích hợp * Lưu đồ của quy trình * Các thông số của quy trình Thông số Mô Tả yêu cầu 1. Thông Số chung: Chức Danh Lập trình Viên Tiêu Chuẩn FPT 2. Input Thiết kế kiến trúc tổng quát Thiết kế kĩ thuật HĐ kinh tế QTVDA phê duyệt 3. Sản phẩm(output) Sản phẩm phần mềm Bộ công cụ cài đặt QTVDA phê duyệt 4. Đánh giá chất lượng Tỷ lệ các SP hoàn thành đúng hạn Dự kiến hoàn thành >= 90% + - 20% 5. Các quá trình liên quan thiết kế HĐPM Test * Phân đoạn các hoạt động STT Hoạt Động Bắt Đầu Kết Thúc 1 Lập kế hoạch bắt đầu quy trình LT KH được QTVDA phê duyệt 2 Lập trình thư viện chung Kết thúc bước 1 QTVDA phê duyệt 3 Thiết kế module kết thúc bước 2 QTVDA phê duyệt 4 tích hợp kết thúc bước 3 QTVDA phê duyệt 5 Test chương Trình kết thúc bước 4 QTVDA phê duyệt 6 báo cáo QT Lập trình kết thúc bước 5 QTVDA phê duyệt Dựa vào các hoạt động này, sẽ sử dụng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 để lập trình phần mềm. Trên đây là 3 quy trình quan trọng nhất khi áp dụng vào đề tài “ Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại và dich vụ HAVINA”. Ngoài ra, sau khi kết thúc 3 quy trình này, có thể thực hiện thêm 2 quy trình: quy trình test, và quy trình triển khai. Việc thực hiện 2 quy trình này sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ, phù hợp với năng lực bản thân và quy mô của phần mềm, nhằm tìm ra các lỗi của phần mềm và chạy thử phần mềm trên 1 số máy trạm của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA. 2.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế phần mềm 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu Mục đích của thiết kế màn hình nhập liệu là thiết kế các thủ tục nhập liệu có hiệu quả và giảm thiểu tối đa các sai sót. Sau đây là một số nguyên tắc hữu ích cho việc thiết kế màn hình nhập liệu: - Khi nhập dữ liệu từ một tài liệu gốc, khuôn dạng màn hình phải giống như tài liệu gốc. - Nên nhóm các trường trên màn hình theo một trật tự có ý nghĩa, theo trật tự tự nhiên, theo tần số sử dụng, theo chức năng hoặc theo tầm quan trọng. - Không bắt người dùng cập nhật các thông tin thứ sinh tức là thông tin có thể tính toán được hoặc có thể truy tìm được từ cơ sở dữ liệu hoặc có thể suy luận được từ những thông tin đã có. - Đặt tên cho các ô nhập liệu ở phía trên hoặc bên trái của ô nhập liệu. - Tự động cập nhật các giá trị ngầm định nếu có thể. - Sử dụng phím Tab hoặc phím Enter để chuyển tới trường tiếp theo. - Sử dụng tối đa ba màu trên Forn chức năng, chỉ tô màu hoặc nhấn mạnh những trường thông tin quan trọng. 2.2.2. Nguyên tắc cơ bản của việc trình bày thông tin trên màn hình Theo Dumas và Galit thì có những nguyên tắc cơ bản cho việc trình bày thông tin trên màn hình như sau: - Đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác. - Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Đặt giữa các tiêu đề và xếp đặt thông tin theo trục trung tâm. - Nếu đầu ra thông tin gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự. - Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng in hoa, in thường, chữ gạch chân … và ngắt câu hợp lý. - Đặt tên đầu cột cho mỗi cột - Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý. - Cân trái các cột văn bản và cân phải các cột số. Bảo đảm vị trí dấu thập phân thẳng hàng. - Chỉ đặt mầu cho những thông tin quan trọng. 2.2.3. Phương pháp thiết kế giải thuật Trong thiết kế giải thuật, có 2 phương pháp thiết kế giải thuật là: a. Thiết kế từ trên xuống ( Top down design ) Đây là phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá. Nội dung của phương pháp thiết kế này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới, do vậy phương pháp có tên gọi là “ từ đỉnh xuống ”. b. Thiết kế từ dưới lên ( Bottom up design ) Phương pháp này ngược lại với phương pháp Top down design và bao gồm các ý nghĩa sau đây: Trước hết người ta giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết các bài toán, người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Sau đó thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh. Hai phương pháp thiết kế này áp dụng trong các tình huống khác nhau. Với phương pháp thiết kế từ trên xuống thường áp dụng khi thiết kế tại những nơi chưa được tin học hóa. Còn với phương pháp thiết kế từ dưới lên thì áp dụng khi thiết kế tại nhưng nơi đã được tin học hóa một phần Với Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA, do công ty chưa có phần mềm quản lý trong bất kỳ nghiệp vụ nào của quản lý bán hàng, hầu hết công ty vẫn lưu chữ bằng giấy tờ hoặc lưu trữ bằng word, excel. Do đó khi thiết kế phần mềm quản lý bán hàng tại công ty, sẽ chọn phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống ( Top down design ). CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HAVINA 3.1. Bài toán quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA 3.1.1. Nội dung của bài toán quản lý bán hàng Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HAVINA là công ty thường xuyên tham gia tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị và lắp đặt chuyển giao công nghệ các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Trong những năm gần đây, quy mô của công ty ngày càng mở rộng và doanh thu liên tục tăng. Công ty thực hiện kinh doanh thông qua các dịch vụ sau: dịch vụ mua hàng, dịch vụ triển khai và dịch vụ bảo hành bảo trì. Khi khách hàng có nhu cầu về hàng hoá thì phòng kinh doanh sẽ tiếp nhận yêu cầu này, khách hàng có thể đến đặt mua hàng tại công ty hoặc gọi điện đến, hoặc thông qua website của công ty để đặt hàng. Phiếu mua hàng của khách hàng sau đó sẽ được kiểm tra và thực hiện mua hàng của nhà cung cấp. Phòng kinh doanh sẽ gửi đơn đặt hàng cần mua đến nhà cung cấp và yêu cầu báo giá. Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp thì tiến hành thanh toán cho nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2553.doc
Tài liệu liên quan