Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công 3

1.1 Cơ sở lí luận về quan hệ gia công hàng hóa 3

1.1.1 Khái niệm gia công 3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công 6

1.1.3 Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. 6

1.2 Chế độ pháp lý về hợp đồng gia công hàng hóa 9

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng gia công hàng hóa 9

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa 11

1.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công 11

1.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công 15

1.2.3 Các hình thức gia công hàng hóa cho nước ngoài hiện nay 18

1.2.4 Hợp đồng gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài 21

1.2.4.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. 21

1.2.4.2 Ký kết và thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài theo pháp luật hiện hành. 23

1.2.4.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài. 27

1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công 29

1.2.4.5 Luật áp dụng đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài 30

Chương II. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên. 32

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần May Hưng 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Hưng Yên. 32

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 35

2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 39

2.2 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại công ty cổ phần May Hưng Yên. 40

2.2.1 Ký kết hợp đồng gia công 40

2.2.1.1 Đàm phán để ký kết hợp đồng 40

2.2.1.2 Nội dung của hợp đồng gia công 42

2.2.2 Thực hiện hợp đồng gia công. 47

2.2.2.1 Nhận nguyên phụ liệu 47

2.2.2.2 Tổ chức sản xuất 49

2.2.2.3 Giao thành phẩm 50

2.2.3 Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công 51

2.2.4 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng gia công và giải quyết các tranh chấp này tại công ty 52

2.3 Đánh giá chung về thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên. 53

2.3.1 Những kết quả đạt được 53

2.3.2 Những hạn chế 55

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên 56

3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước 56

3.1.1 Về thủ tục hải quan 56

3.1.2 Chính sách thuế. 60

3.1.3 Các chính sách khác 61

3.2 Đối với doanh nghiệp 62

3.2.1 Công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường. 62

3.2.2 Công tác đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng 63

3.2.3 Công tác đào tạo cán bộ 63

3.2.4 Việc áp dụng luật tại Công ty cổ phần May Hưng Yên 64

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6577 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp không đúng chất lượng, số lượng như đã nêu trong hợp đồng thì bên nhận gia công phải báo ngay cho bên đặt gia công biết và yêu cầu bên nhận gia công xác nhận việc này đồng thời yêu cầu phải gửi đúng nguyên vật liệu đã ghi trong hợp đồng. Tổ chức sản xuất Sau khi đã nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công, bên nhận gia công sẽ lên kế hoạch để tổ chức sản xuất, cán bộ phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch này phải được sự thống nhất của cả hai bên. Bên nhận gia công phải căn cứ vào thời gian giao nguyên vật liệu, thời gian giao thành phẩm để có kế hoạch phù hợp. Khi đã có kế hoạch rõ ràng, cán bộ của phòng sản xuất kinh doanh sẽ thông báo với các phân xưởng sản xuất tiến hành thực hiện sản xuất. Quá trình sản xuất sẽ được theo dõi, chỉ đạo sát sao của phòng kĩ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về tiến độ sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách. Nếu tiến hành sản xuất có vấn đề gì thì quản đốc sẽ báo cáo cho trưởng phòng sản xuất để có phương hướng giải quyết kịp thời. Quá trình sản xuất được sự phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận này có vai trò nhất định trong quá trình tạo ra sản phẩm. - Giao thành phẩm Sau khi đã sản xuất ra sản phẩm bên nhận gia công thực hiện việc chuyển sản phẩm đã được hoàn thành cho bên đặt gia công. Bên đặt gia công nhận sản phẩm của mình theo những quy định trong hợp đồng và thực hiện việc thanh toán tiền thù lao cho bên nhận gia công. ¬ Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên phải tiến hành thanh lý, thanh khoản hợp đồng và làm các thủ tục hợp đồng với cơ quan hải quan. Hợp đồng sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của hai bên. 1.2.4.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có hành vi vi phạm sẽ phát sinh hậu quả pháp lý và họ phải chịu trách nhiệm, muốn kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần phải căn cứ vào các yếu tố: Có hành vi thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đã ký Bên vi phạm hợp đồng có lỗi Bên vi phạm phải gánh chịu thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp là do hành vi trái pháp luật của mình. Theo điều 292 Luật thương mại 2005 qui định, khi có vi phạm hợp đồng bên vi phạm có thể sẽ phải chịu một hoặc một số các chế tài được qui định trong luật như sau: Buộc thực hiện đúng hợp đồng Phạt vi phạm Buộc bồi thường thiệt hại Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Đối với trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng: bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Đối với trường hợp phạt vi phạm: là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định. Phạt vi phạm có thể do không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Theo điều 301 Luật thương mại: mức phạt vi phạm hợp đồng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Đối với trường hợp buộc bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Đối với trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp đình chỉ thực hiện hợp đồng: trong những trường hợp này bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tạm ngừng không thực hiện tiếp hợp đồng nữa, có thể sau đó sẽ tiếp tục thực hiện hoặc không. Nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc là điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng: huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ một phần hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Chế tài huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau: - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công Xảy ra tranh chấp là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, với những vi phạm xảy ra mà hai bên không thể thỏa thuận với nhau được thì phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay ở nước ta có bốn hình thức để giải quyết tranh chấp: - Thương lượng trực tiếp giữa hai bên.     Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.    Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại. - Hòa giải    Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình. - Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài    Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết.    Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mà có khi người ta còn gọi là tòa án tư pháp, không có thiết chế của Chính phủ, do các cá nhân tự nguyện lập ra.    Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó.    Trọng tài đôi khi có thể hiểu đấy là quy trình, thể lệ giải quyết tranh chấp. - Giải quyết tranh chấp bằng tòa án.    Việc giải quyết các tranh chấp trong dệt may còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại tòa án. 1.2.4.5 Luật áp dụng đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài Đối với các hợp đồng gia công hàng hoá trong nước thì luật áp dụng của hợp đồng bao gồm Luật thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2005, các thông tư, nghị định, công văn về xuất nhập khẩu hàng tại chỗ còn đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài thì sao? Ngoài việc áp dụng Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005 thì chúng ta còn tìm thấy nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: + Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. + Công văn 2559/TCHQ – GSQL ngày 13/5/1999 Về việc giải quyết một số vướng mắc trong hàng gia công xuất khẩu. + Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng với nước ngoài. + Thông tư 20/2001/TT – BTM ngày 17/08/2001 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 44/2001/NĐ – CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán. + Thông tư 18/1998/TT – BTM ngày 28/08/1998 Hướng dẫn thực hiện nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ. + Thông tư 03/1998/TT – TCHQ ngày 29/08/1998 Hướng dẫn thi hành chương III nghị định 57/1998/NĐ _ CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ + Công văn 3427/TCHQ – GSQL ngày 02/10/1998 thực hiện nghị định 57/1998/NĐ – CP + Thông tư 74/2001/TT – BTC ngày 21/09/2001 Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư số 18/2001/TT – BTC ngày 22/03/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh cần tìm hiểu kỹ những văn bản quy phạm pháp luật này để tranh những rủi ro xẩy ra đối với doanh nghiệp của mình. Chương II Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên. 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần May Hưng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Hưng Yên. Ngày 19/5/1966 Công ty cổ phần May Hưng Yên, tiền thân là xí nghiệp May Hưng Yên được thành lập theo quyết định của Bộ Ngoại thương Việt Nam, dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết lao động cho địa phương và góp phần vào công cuộc cải tạo kinh tế của đất nước.     Từ năm 1966 đến năm 1975     Đây là giai đoạn cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra ác liệt. Xí nghiệp May Hưng Yên vừa tuyển dụng lao động vừa sản xuất với trang thiết bị trong thời kỳ này chủ yếu là các thiết bị may của các nước xã hội chủ nghĩa, các sản phẩm thường có kết cấu đơn giản ít thay đổi, chủ yếu là gia công hàng bảo hộ lao động xuất đi các nước xã hội chủ nghĩa: Tiệp Khắc, Ba Lan,…     Từ năm 1976 đến năm 1990    Sau khi đất nước thống nhất, xí nghiệp May Hưng Yên được chuyển về Số 83 đường Trưng Trắc, phường Minh Khai, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên, với 32 phân xưởng may, 1 phân xưởng cắt, 1 phân xưởng hoàn thành. Sản phẩm của công ty đã được chuyển từ hàng bảo hộ lao động sang sản xuất các loại quần áo, áo sơ mi, váy các loại xuất sang Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa theo các hiệp định kinh tế của Nhà nước.     Từ năm 1991 đến năm 1994    Tình hình chính trị thay đổi, một loạt các nước chủ nghĩa tan rã, trong đó có Liên Xô, Tiệp Khắc là thị trường chính của xí nghiệp. Do vậy, xí nghiệp mất luôn bạn hàng này phải tìm bạn hàng mới, sản xuất sản phẩm mới. Ngày 29/4/1994 căn cứ quyết định 440/QĐ – TCLĐ của Bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp), đổi tên xí nghiệp May Hưng Yên thành Công ty May Hưng Yên với nhiệm vụ chuyên sản xuất mặt hàng may mặc trong và ngoài nước. Để thực hiện nhiệm vụ công ty đã đầu tư 10 tỷ đồng để trang bị thêm may móc, thiết bị như máy 2 kim, máy vắt sổ, máy bổ sợi, đặc biệt trang bị thêm một dàn máy giác vi tính.       Từ năm 1994 đến nay    Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, công ty chú trọng đến công việc đào tạo tay nghề cho công nhân, hàng năm công ty đều tổ chức thi thợ giỏi, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có năng lực đi học ở các trường trung cấp, đại học, để nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Ngày 1/1/2005 theo Quyết định số 94/2004/QĐ – BCN ngày 17/9/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, chuyển công ty May Hưng Yên thành công ty cổ phần May Hưng Yên. Theo đó, phương án cổ phần hóa công ty May Hưng Yên gồm những đặc điểm chính sau: Cơ cấu vốn điều lệ: 13.5 tỷ VNĐ Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51%, người đại diện là ông Nguyễn Xuân Dương (Tổng giám đốc), ông Tạ Minh Tân (phó Tổng giám đốc), bà Phạm Nguyên Hạnh (phó Tổng giám đốc) Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 49% Trị giá một cổ phần: 100 000 VNĐ Cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động trong công ty là: 66 150 cổ phiếu với giá trị ưu đãi là: 1 984 500 000 VNĐ Về địa vị pháp lý, công ty cổ phần May Hưng Yên có: Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Tên gọi bằng tiếng việt: Công ty cổ phần May Hưng Yên Tên giao dịch     : HUNG YEN GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt         : HUGACO Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 83, đường Trưng Trắc, phường Minh Khai, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do công ty quản lý. Con dấu, tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng trong nước, ngoài nước. Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng:    Công ty cổ phần May Hưng Yên là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Chức năng chính của công ty bao gồm: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, trực tiếp gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách. Nhiệm vụ: Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty. Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu đặt hàng của khách. Thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao. Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty    Hệ thống quản lí của công ty cổ phần May Hưng Yên được tổ chức phù hợp với loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh gồm nhiều phòng ban và xí nghiệp may. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Các xí nghiệp trực thuộc Các phòng ban Các Doanh nghiệp liên doanh Các chi nhánh Công ty May Hưng Việt Công ty May Phố Hiến Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 2 Xí nghiệp may 3 Xí nghiệp may 4 Xí nghiệp may 5 Xí nghiệp may 6 Xí nghiệp may 7 Xí nghiệp Cắt (Cấu trúc hệ thống quản lý của công ty cổ phần May Hưng Yên )    Hội đồng quản trị là bộ phận đứng đầu công ty, quyết định các vấn đề lớn của công ty như: chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất sản phẩm, chia lãi cổ tức hàng năm, bầu hay bãi nhiệm Tổng giám đốc. Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) là người đại diện quản lí phần vốn nhà nước tại công ty. Ở công ty cổ phần May Hưng Yên chủ tịch HĐQT cũng là Tổng giám đốc.    Ban Tổng giám đốc gồm một Tổng giám đốc và ba phó Tổng giám đốc. Các phó Tổng giám đốc là những người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng giám đốc chỉ định, có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ công tác quản lí, quản trị khi Tổng giám đốc vắng mặt. Phó tổng giám đốc kĩ thuật phụ trách công tác quản lý kĩ thuật và tổ chức điều hành trực tiếp công tác kĩ thuật ở công ty, quản lí bốn phòng: phòng xuất nhập khẩu (P XNK), phòng kiểm tra chất lượng (P KCS), phòng vật tư (P VT), phòng kĩ thuật cơ điện (P KTCĐ). Phó tổng giám đốc sản xuất kinh doanh giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực sản xuất chung, trực tiếp nghiên cứu và đề ra các chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, quản lí phòng xuất nhập khẩu, phòng kĩ thuật (P KT), phòng tổ chức lao động & tiền lương (P TCLĐ,TL). Phó tổng giám đốc thi đua và nội địa, giúp việc cho Tổng giám đốc phụ trách những mảng kinh tế, thi đua và các mặt khác để doanh nghiệp phát triển tốt so với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, quản lí phòng hành chính (P HC) và phòng y tế (P YTẾ).    Các xí nghiệp trực thuộc: gồm có 7 xí nghiệp May và 1 xí nghiệp cắt. Các xí nghiệp May được gọi tên từ xí nghiệp May 1 đến xí nghiệp May 7. Các xí nghiệp may có nhiệm vụ sản xuất theo sự phân công chỉ đạo của cấp trên. Xí nghiệp Cắt là nơi có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu và cắt theo mẫu mà bộ phận thiết kế gửi đến. Công ty May Hưng Việt là sản phẩm của sự hợp tác liên doanh giữa công ty cổ phần May Hưng Yên và nhà máy Đay Hưng Yên, có trụ sở tại km 24, quốc lộ 5, huyện Mỹ Hào. Cũng như Hưng Việt, công ty may Phố Hiến ra đời từ sự hợp tác giữa công ty cổ phần May Hưng Yên với công ty May Đức Thắng. Công ty may Phố Hiến đặt tại đường Nguyễn Lương Bằng, Thị xã Hưng Yên. Cả 2 công ty này đều hạch toán độc lập với công ty cổ phần May Hưng Yên. Công ty cổ phần May Hưng Yên có 2 chi nhánh: Tại Hải Phòng: 226 Lê Lai _ Ngô Quyền Tại Hà Nội     : 25 Bà Triệu _ Hoàn Kiếm Các chi nhánh tiếp nhận và giới thiệu các sản phẩm mới của công ty tới người tiêu dùng, phân phối sản phẩm đến các đại lí ở trong nước. Để thấy rõ được mối quan hệ trực thuộc giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty, ta thể hiện trên sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PTGĐ kĩ thuật PTGĐ sản xuất kinh doanh PTGĐ thi đua & nội địa Phòng XNK Phòng KCS Phòng VT Phòng KTCĐ Phòng KT Phòng TCLĐ,TL Phòng Y TẾ Phòng HC XNM 1 XNM 2 XNM 3 XNM 4 XNM 5 XNM 6 XNM 7 XN CẮT Cấu trúc hệ thống quản lí của công ty cổ phần May Hưng Yên (theo quan hệ trực thuộc) Khối phòng ban: _ Phòng xuất nhập khẩu còn gọi là phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, có thể coi đây là phòng lớn nhất trong các phòng ban, điều đó cũng là một tất yếu với một công ty lớn, chuyên nhận gia công cho các đối tác nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật. Tất cả các thủ tục liên quan đến xuất sản phẩm hoàn thành ra nước ngoài, nhận nguyên liệu để gia công từ phía đối tác, hay việc liên hệ tìm đối tác mới ở nước ngoài sẽ do phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm. _ Phòng kiểm tra chất lượng: là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo toàn bộ khâu chất lượng sản phẩm của công ty từ khâu nguyên phụ liệu, trong quá trình sản xuất đến khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Có nhiệm vụ kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho. _ Phòng vật tư: sẽ đảm nhiệm toàn bộ thủ tục liên quan đến nguyên, phụ liệu cũng như thành phẩm, từ nhập nguyên phụ liệu của đối tác, phân phối cho các phân xưởng may, cắt, đến nhập kho sản phẩm hoàn thành và xuất thành phẩm cho khách hàng. _ Phòng kỹ thuật cơ điện: chịu sự quản lí trực tiếp nhất của Phó tổng giám đốc kĩ thuật, sẽ phụ trách duy trì, bảo dưỡng, quản lí, bảo quản toàn bộ máy móc, trang thiết bị điện của công ty. _Phòng kĩ thuật: là đơn vị có chức năng theo dõi giám sát tài chính và toàn bộ tài sản của công ty, có chức năng hạch toán các chi phí của các nghiệp vụ kinh tế, hạch toán và tính lương cho các tổ, các đơn vị sản xuất. _ Phòng tổ chức lao động và tiền lương: sẽ phụ trách các vấn đề liên quan đến lao động, nhân sự và tiền lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, đồng thời cũng có mối liên hệ chặt chẽ với phòng y tế. _ Phòng hành chính: có mối liên hệ chặt chẽ với phòng bảo vệ, nhà ăn, cũng như với nhà trẻ của công ty. _ Phòng ytế chăm lo sức khỏe của cán bộ, công nhân viên công ty, kịp thời thông báo các dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, khuyến cáo cho cán bộ, công nhân viên công ty các biện pháp phòng tránh. 2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu với các chủng loại sản phẩm như: Áo Jacket các loại, quần các loại, sơ mi các loại, quần áo dệt kim (quần bơi, bộ thể thao, T-shirt) và các sản phẩm khác (áo váy, váy, Jilê…). Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng gia công hàng xuất khẩu với tổng doanh thu chiếm khoảng 98%. Thành phẩm chủ yếu thực hiện theo hợp đồng qua khách hàng thứ ba nên việc sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào mẫu mã và kiểu dáng của khách hàng và do khách hàng cung cấp. Số lượng tiêu thụ phụ thuộc vào đơn hàng ký với khách hàng và chất lượng được qui định trong tài liệu kỹ thuật, kiểu dáng do khách hàng cung cấp mẫu hoặc thêo mẫu chào hàng của công ty cho khách. Hàng may mặc là hàng thời trang mang tính mùa vụ rõ rệt. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm và tập quán của dân cư tại nơi tiêu thụ. Với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu, doanh số xuất khẩu hàng năm không ngừng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của toàn công ty. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ và các thị trường khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ… Các sản phẩm của công ty có doanh thu xuất khẩu tăng thêm 1 188 203 USD. Chủ yếu là trong năm 2005 do công ty đã tiếp tục tiếp xúc và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, xuất khẩu đạt 5 597 000 sản phẩm với doanh số đạt 19 747 tỉ đồng đồng thời trong năm công ty vẫn giữ tương đối xuất khẩu sang các thị trường cũ và duy trì xuất khẩu các mặt hàng có thể có thế mạnh của công ty (Jacket, quần các loại) và chuyển đổi dần từ hàng gia công sang mua nguyên liệu sản xuất. Trong năm công ty đã chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và xuất khẩu thêm mặt hàng mới và tiêu thụ tại các thị trường (như hàng dệt kim). Sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu của công ty chiếm khoảng 98% doanh thu trong năm, chủ yếu dưới hai hình thức: Gia công xuất khẩu Sản xuất hàng xuất khẩu (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) Tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địa của công ty hằng năm chỉ chiếm khoảng 2% tổng doanh thu của công ty và chủ yếu là bán nguyên liệu thừa và sản phẩm tồn kho từ hàng xuất khẩu, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu dư thừa. Qua các năm công ty hầu như ít chú ý đến việc tổ chức kinh doanh tại thị trường này nên mạng lưới bán hàng tại các địa phương hầu như không có, mặt hàng tiêu thụ chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã tạo sự ổn định để kinh doanh ở thị trường này. Hiện nay, việc cắt bỏ hạn ngạch hàng dệt may sang Hoa Kỳ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sản xuất loại mặt hàng này song nó cũng có không ít những khó khăn. Ta biết rằng, ngành dệt may thu hút khoảng 2 triệu lao động của Việt Nam, nó đã giúp giải quyết được một phần không nhỏ những lao động có trình độ chuyên môn không cao này. Với tiến trình lần lượt gia nhập các tổ chức như: ASEAN, APEC, WTO thì Việt Nam đang mở rộng thị trường của mình đi khắp nơi. Thuận lợi mà nó mang lại là điều đáng mừng song khó khăn cũng không phải là ít. Chúng ta phải đối mặt với việc mất đi hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa. Toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay, đối với sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40% sẽ phải giảm xuống mức thấp khoảng từ 10 – 15% là mức cung của các thành viên WTO. Như vậy, chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt được những thời cơ. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Tận dụng được cơ hội sữ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. 2.2 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại công ty cổ phần May Hưng Yên. 2.2.1 Ký kết hợp đồng gia công 2.2.1.1 Đàm phán để ký kết hợp đồng Khi các bên đã đạt được sự thống nhất với nhau trong quá trình thỏa thuận, thương lượng về các vấn đề có liên quan đến hợp đồng thì họ sẽ tiến hành giao kết với nhau bằng một loại giấy tờ có tính pháp lý cao đó là hợp đồng. Hợp đồng bằng văn bản thể hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia. Khi tiến tới ký kết hợp đồng thì quá trình đàm phán để tiến hành thương lượng, thỏa thuận với nhau là không thể thiếu. Đàm phán có thể được thực hiện bởi nhiều phương thức khác nhau: như qua fax, điện thoại, gặp gỡ trực tiếp… Dù có đàm phán bằng cách nào song có thể xếp các phương thức này vào hai dạng là đàm phán trực tiếp và đàm phán gián tiếp. Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp về lãnh thổ, địa lý… mà mỗi doanh nghiệp chọn một cách đàm phán phù hợp với mình. Hiện nay, Công ty cổ phần may Hưng Yên đang sử dụng cả hai hình thức trên. Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau và dựa vào tình hình thực tế mà công ty có thể áp dụng một trong hai hình thức sao cho phù hợp đó là: đàm phán trực tiếp, đàm phán gián tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức này. Đối với hình thức đàm phán trực tiếp. Đàm phán trực tiếp là việc các bên trực tiếp trao đổi, thảo luận với nhau các vấn đề đặt ra để tìm thấy một tiếng nói chung phù hợp với yêu cầu, đề nghị của mỗi bên tham gia. Hình thức đàm phán trực tiếp này có ưu điểm là bên tham gia có thể tìm hiểu được thể hiện như vẻ mặt, cử chỉ… và có thể tác động đến quan điểm và mong muốn của đối tác qua nhiều cách thức cụ thể khác nhau; nó giúp cho các bên hiểu nhau hơn, có thể giải thích cặn kẽ quan điểm của mình và hiểu được quan điểm của đối tác, từ đó để cả hai bên tìm ra giải pháp tối ưu dung hóa lợi ích giữa các bên. Khi tham gia ký kết hợp đồng, các bên đều mong muốn sẽ làm sao cho công ty của mình sẽ đạt được lợi ích lớn nhất, tùy theo mục đích của mỗi bên. Chín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32199.doc
Tài liệu liên quan