MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 2
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 3
1. Quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO 3
1.1. Kinh tế thị trường và mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường 3
1.2. Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường 4
2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa 5
2.1. Pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam 5
2.1.2. Pháp luật về hợp đồng trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung 5
2.1.2. Pháp luật về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO 6
2.2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 7
2.2.1. Hợp đồng thương mại trong nền kinh tế thị trường 7
2.2.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 8
2.2.3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Error! Bookmark not defined.
II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 10
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 10
1.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội 11
1.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 11
1.3. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. 11
2. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
2.1. Chủ thể là thương nhân 12
2.1.1. Thương nhân là cá nhân. 12
2.1.2. Thương nhân là tổ chức 13
2.2. Chủ thể không phải là thương nhân 13
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 13
4. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa 14
4.1. Điều khoản chủ yếu 15
4.2. Điều khoản thường lệ 15
4.3. Điều khoản tùy nghi 16
5. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 16
5.1. Chào hàng 16
5.2. Chấp nhận chào hàng 17
III.THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 18
1. Nguyêh tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18
1.1. Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng 18
1.1.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán 19
1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua 19
1.2. Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau 20
1.3. Thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác 21
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 21
2.1. Cầm cố tài sản 21
2.2. Thế chấp tài sản 22
2.3. Đặt cọc 22
2.4. Ký cược 22
2.5. Ký quỹ 23
2.6. Bảo lãnh 23
3. Chế độ sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa 23
3.1. Sửa đổi hợp đồng mua bán hàng hóa 24
3.2. Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa 25
3.2.1. Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa 25
3.2.2. Hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa 25
3.2.3. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 26
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu 27
4.1. Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu 27
4.2. Xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu 28
IV. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNG HÓA 28
1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 28
1.1. Khái niệm 28
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 29
1.3. Nguyên tắc của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 29
2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 29
2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005) 29
2.2. Phạt vi phạm (Điều 300 Luật Thương mại 2005). 30
2.3. Bồi thường thiệt hại Đđiều 302 Luật Thương mại 2005) 30
2.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 32
2.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng 32
2.6 Hủy bỏ hợp đồng 32
V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 33
1. Thương lượng giữa các bên 33
2. Hòa giải giữa các bên 33
3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 35
4. Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án 37
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG 40
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG 40
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường 40
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường. 42
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường 45
3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 45
3.2 Thị trường tiêu thụ của Công ty 47
4. Tình hình ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty trong những năm gần đây 51
II. THỰC TIỄN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG 52
1. Căn cứ ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá 52
2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá 53
3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá 54
4. Hình thức, trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá 58
4.1. Hình thức hợp đồng 58
4.2. Trình tự ký kết hợp đồng 59
1. Quá trình thực hiện hợp đồng 62
1.1. Thực hiện điều khoản số lượng: 62
1.2. Thực hiện điều khoản về chất lượng. 62
1.3. Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hoá 63
1.4. Thực hiện điều khoản về giá cả, thanh toán 64
2. Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hoá 64
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 67
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG 67
1.1. Về phía Nhà nước 67
1.2. Về phía công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường 69
2. Những khó khăn, tồn tại 70
2.1. Những hạn chế do những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại mang lại 70
2.2. Những khó khăn của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường 72
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 75
1. Kiến nghị về phía Nhà nước 75
2. Kiến nghị về phía Công ty 81
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo thủ tục sơ thẩm những các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết" (Điều 34).
Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, Toà án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế là Toà nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản giải quyết.
Pháp luật quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để giải quyết các vụ án trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú hiện tại của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án sinh ra do vi phạm hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết;
+ Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án;
+ Nếu bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn để giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án một trong các nơi đó giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án liên quan đến nhiều bị đơn thì nguyên đơn có thể chọn nơi cư trú hoặc trụ sở của một trong các bị đơn để giải quyết vụ án.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá nhân và tổ chức với mực đích là lợi nhuận, trong đó hợp đồng mua bán hàng hóa với mục đích và chủ thể như trên là do Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Thủ tục giải quyết các vụ án theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 bao gồm các bước chính sau:
- Khởi kiện và thụ lý vụ án;
- Chuẩn bị xét xử vụ án;
- Phiên tòa sơ thẩm;
- Thủ tục phúc thẩm;
- Thủ tục xét xử lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật;
- Thi hành bản án (quyết định) của Tòa án.
Thuận lợi của phương pháp giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phán quyết của Tòa án có tính ràng buộc và cưỡng chế rất cao, việc thi hành án được thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án Dân sự ban hành ngày 14/01/2004. Tuy nhiên, phương pháp này rất bất lợi cho các bên vì thủ tục xét xử công khai sẽ không cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và quá trình xét xử kéo dài, phức tạp.
Khi có tranh chấp xảy ra thì việc lựa chọn phương pháp thích hợp cần được cân nhắc dựa trên hàng loạt vấn đề: mục tiêu cần đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, chi phí, thời gian phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp...Ví dụ như để đảm bảo công lý trong giải quyết tranh chấp thì tố tụng tư pháp là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dài hạn điều mà các nhà kinh doanh và luật sư của họ rất quan tâm đến, bên cạnh yêu cầu về công lý, là việc gìn giữ các quan hệ kinh doanh vốn có, là việc đảm bảo bí mật kinh doanh, là tiết kiệm thời gian và chi phí...những vấn đề mà tố tụng tư pháp khó có thể đáp ứng được do chính các nguyên tắc tố tụng quy định (công khai, quy trình tố tụng, việc kiểm tra chéo chứng cứ, nhân chứng...). Vì vậy các nhà kinh doanh trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương, đã ngày càng quan tâm tới việc khai thác và sử dụng các phương pháp lựa chọn thay thế kiện tụng như thương lượng, hòa giải, dàn xếp,trọng tài...
Mỗi phương thức khi sử dụng độc lập có những ưu và nhược điểm riêng nhưng khi kết hợp với những phương thức khác theo một trình tự hợp lý thì có thể sẽ phát huy được tối đa các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm. Do đó, tương đối phổ biến hiện nay là việc đưa vào điều khoản giải quyết tranh chấp một trình tự kết hợp các phương thức khác nhau: trước tiên các bên tự đàm phán, thương lượng lại; nếu không được thì nhờ bên thứ ba hòa giải, dàn xếp; nếu vẫn không đạt được kết quả thì đưa ra giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000014 ngày 13 tháng 5 năm 2002 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty có tên chính thức:
Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG
Tên giao dịch: Cao Cuong Industrial- Services Joint Stock Company
Tên viết tắt: Cao Cuong JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 79 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.881.288 Fax: 0320.881.288- 881.123
Email: caocuong02@yahoo.com
Vốn điều lệ: 5.550.000.000 đồng Việt Nam ( Năm tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng)
Năm cổ đông sáng lập.
Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để hoạt động và có điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
Tài khoản của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường được mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phả Lại-Chí Linh-Hải Dương số 46110000001021.
Mã số thuế: 0800263713.
Mục tiêu kinh doanh của Công ty được ghi trong Điều 9 Điều lệ Công ty là: Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm lợi ích cho các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước và của địa phương, góp phần tạo ra sản phẩm cho xã hội và thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội khác.
Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường nằm trên địa bàn thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, rất gần công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại nên rất thuận lợi cho ngành nghề kinh doanh của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo Điều 10 Điều lệ Công ty là:
+ Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ, đường bộ trong nước;
+ Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng;
+ Sản xuất, mua bán xỷ than, than, chất đốt;
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng công trình;
+ Kinh doanh khách sạn, lữ hành nội địa, thương mại dịch vụ;
+ Mua bán hàng bách hoá.
Cũng theo Điều 10 Điều lệ Công ty quy định: Khi kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện, có vốn pháp định, hoặc có chứng chỉ hành nghề thì Công ty được kinh doanh các ngành nghề đó khi có đủ điều kiện, có đủ vốn hoặc được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty là: Trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác trong nước. Hội đồng quản trị xem xét, quyết định và tiến hành các thủ tục báo cáo với cơ quan Nhà nước về việc mở rộng, thu hẹp hoặc thay đổi phạm vi ngành, nghề kinh doanh cho phù hợp với tình hình cụ thể, đồng thời phải báo cáo với cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2002 đến nay đã không ngừng tăng trưởng, phát triển cả về quy mô lẫn tổ chức. Khi mới thành lập vốn điều lệ của Công ty là: 5.550 (triệu đồng) thì sau hơn một năm hoạt động số vốn điều lệ của Công ty đã là 12.650(triệu đồng). Có được kết quả đó là do ban quản lý Công ty với những hoạch định chiến lược rõ ràng, cùng với các kế hoạch triển khai từng năm chi tiết, Công ty đã từng bước ổn định, phát triển, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Khi mới thành lập năm 2002, Công ty chỉ có hai đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phả Lại; xí nghiệp vận tải thuỷ bộ và một cảng xếp dỡ hàng hoá, thì đến nay Công ty đã có tới năm đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phả Lại, xí nghiệp vận tải thuỷ bộ, nhà máy sản xuất Tro Bay Phả Lại, khách sạn 2 sao- Phả Lại, khách sạn 3 sao- Sao Đỏ và một cảng xếp dỡ hàng hoá. Số lao động của Công ty cũng tăng lên từ chỗ có hơn 100 công nhân thì nay Công ty có tới trên 250 công nhân. Thu nhập bình quân công nhân viên Công ty năm sau cao hơn năm trước, chế độ của người lao động từng bước được đảm bảo. Ngành, nghề sản xuất kinh doanh của Công ty được đa dạng hoá, địa bàn hoạt động được mở rộng. Sau lần thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lần thứ nhất ngày 29/10/2003 thì ngành, nghề kinh doanh đã được mở rộng sang cả kinh doanh bất động sản (cho thuê nhà, cho thuê kho bãi, môi giới bất động sản và dịch vụ nhà đất), dạy nghề ngắn hạn (dưới 12 tháng), photocopy, mua thiết bị văn phòng, in ấn. Địa bàn hoạt động của Công ty khi mới thành lập chỉ bó hẹp trong phạm vi địa phương nhưng do sản phẩm hàng hoá dịch vụ của Công ty luôn đảm bảo chất lượng như cam kết nên địa bàn hoạt động của Công ty đã vươn ra khắp các tỉnh miền Bắc. Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường là đơn vị lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất Tro Bay hiện nay để làm phụ gia cho bê tông ít toả nhiệt, bê tông khối lớn, bê tông thuỷ công, bê tông đầm lăn, bê tông mác cao và sản xuất vật liệu nhẹ. Các đơn vị đang sử dụng sản phẩm Tro Bay của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường thường xuyên hiện nay có: Tổng công ty sông Đà, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng sông Đáy, Dự án thuỷ điện Sơn La, Dự án nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy bê tông Xuân Mai, Nhà máy bê tông Toàn Vượng... Bên cạnh ngành, nghề sản xuất kinh doanh được đa dạng hoá, địa bàn hoạt động được mở rộng thì tổ chức Công ty được kiện toàn và phát triển, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, pháp luật tham gia hợp tác đầu tư góp vốn, kinh nghiệm, công nghệ... vào đơn vị. Các tổ chức đoàn thể chính trị tại Công ty đang được kiện toàn như: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn đem lại đời sống văn hoá tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường.
Theo quy định của luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức quản lý đối với công ty cổ phần và theo điều 30 Điều lệ Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường thì cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông;
+ Hội đồng quản trị;
+ Ban kiểm soát;
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP
DỊCH VỤ CAO CƯỜNG
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Văn phòng Công ty
Phòng kinh tế
(KT-TC)
Phòng Thương mại
Phòng KCS
Phòng hành chính tổ chức
Phòng kỹ thuật
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
Xí nghiệp vận tải thuỷ bộ
Nhà máy sản xuất Tro Bay
Khách sạn 2 sao-Phả Lại
Khách sạn 3 sao-Sao Đỏ
Bến cảng xếp dỡ hàng hoá
- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và theo mục 2 từ Điều 32 đến Điều 41 Điều lệ Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 03 uỷ viên. Các quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông được quy định tại mục 3 từ Điều 42 đến Điều 47 Điều lệ công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát của Công ty bao gồm 03 thành viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kinh tế; Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban, trưởng Ban là cổ đông Công ty, Ban kiểm soát có nhiệm kỳ là 03 năm, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại. Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát được quy định tại mục 5 từ Điều 49 đến điều 51 Điều lệ Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường.
- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao phù hợp với Điều lệ Công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Giúp việc cho tổng giám đốc có 01 phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng ban chuyên môn và các giám đốc đứng đầu các đơn vị trực thuộc.
Quyền và nhiệm vụ của tổng giám đốc được quy định tại mục 4 Điều 48 Điều lệ Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường.
- Các phòng ban chuyên môn:
+ Văn phòng Công ty: Là nơi tiếp nhận mọi thông tin giao dịch, các tài liệu về khoa học- kỹ thuật, tìm các thông tin mới về máy móc hiện đại để trang bị cho Công ty, đồng thời là nơi tiếp đón các phái đoàn, tổ chức đến thăm và làm việc tại Công ty.
+ Phòng hành chính tổ chức: Có trách nhiệm tham mưu tổ chức bộ máy quản lý cho Công ty, bố trí sắp xếp và sử dụng lao động một cách hợp lý, bảo đảm an ninh trật tự, thực hiện giải quyết các thủ tục, vấn đề liên quan đến người lao động.
+ Phòng thương mại: Có nhiệm vụ nắm bắt thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, xây dựng chiến lược marketing chào hàng, giới thiệu sản phẩm, tổ chức bán hàng, xây dựng phương hướng, đường lối kinh doanh lâu dài. Trực tiếp giao kết soạn thảo các hợp đồng mua bán hàng hoá, các hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo nhu cầu của khách hàng và các hợp đồng khác.
+ Phòng kinh tế (phòng kế toán- tài chính): Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán mọi hoạt động kinh tế tài chính diễn ra tại Công ty theo đúng quy chế tài chính kế toán hiện hành, xác định kế hoạch thu chi tiền mặt, thay mặt Công ty thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, cùng Tổng giám đốc soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán tài sản có giá trị tương đối lớn.
+ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật hướng dẫn người lao động sử dụng, vận hành máy móc theo đúng quy trình an toàn, chịu trách nhiệm tu sửa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc thiết bị.
+ Phòng KCS: Chịu trách nhiệm về quản lý bảo đảm chất lượng hàng hoá, giám sát quá trình sản xuất, quản lý về vấn đề an toàn lao động và bảo hộ lao động.
- Các đơn vị trực thuộc Công ty: Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phả Lại, Xí nghiệp vận tải thuỷ bộ, Nhà máy sản xuất Tro Bay Phả Lại, Khách sạn 2 sao- Phả Lại, Khách sạn 3 sao- Sao Đỏ, một cảng xếp dỡ hàng hoá: Đó là nơi diễn ra các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm và các dịch vụ của Công ty, bảo đảm hoạt động của Công ty cung cấp đủ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty sản xuất một số loại sản phẩm chính sau:
Sản phẩm của Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phả Lại:
Stt
Tên loại sản phẩm
Quy cách
Độ rỗng (%)
I
Gạch nung
1
Gạch xây 2 lỗ rỗng
220x105x160
>=30
2
Gạch xây 3 lỗ rỗng
220x70x220
>=40
3
Gạch chống nóng 4 lỗ rỗng
220x115x60
>=35
4
Gạch đặc
220x105x160
5
Gạch mắt na
200x200x40
II
Gạch Block
1
Gạch Block hình Sin
220x105x60
2
Gạch Block tay vợt
220x105x60
Vật tư chủ yếu để sản xuất gạch:
Stt
Tên vật tư
Đơn vị
Định mức/ 1.000viên
1
2
Đất sét tuyển chọn
Than cám 5
M3
Tấn
1,4
0,15
Sơ đồ dây chuyền công nghệ để sản xuất gạch như sau:
Bãi chứa nguyên vật liệu
Tưới nước ngâm ủ phong hoá tự nhiên
Máy cấp liệu thùng
Pha than Băng tải số 1
Máy cán răng
Băng tải số 2
Máy cán thô
Băng tải số 3
Máy cán mịn
Băng tải số 4
Máy nhào 2 trục
Máy đùn liên hợp có hút chân không
Băng tải đưa ra nhà kính
Máy cắt tự động
Nhà phơi chứa gạch mộc
Xếp vào xe gòong, xe phà
Lò sấy, nung tuynel
Bãi thành phẩm
Sản phẩm của nhà máy sản xuất Tro Bay Phả Lại:
Là Tro Bay đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn:
TCVN 6882 :
6260 - 1997
ASTM
C311 - C613
SiO2+ F2O3 + Al2O3
>=75%
SiO3
<=5%
KMN
<=6%
Độ ẩm
Chỉ số hoạt tính
<=3%
7 ngày >=75%
28 ngày >=75%
Vật tư chủ yếu để sản xuất Tro Bay là xỉ của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
Nhà máy Tro Bay Phả Lại nằm ngay cạnh hồ thải xỉ trên diện tích 1,2 ha, công suất đạt 80.000 tấn/ năm bằng công nghệ tuyển nổi hiện đại đồng bộ và khép kín, với sự tham gia phối hợp thực hiện của nhiều viện cơ quan, đơn vị chuyên ngành, đặc biệt là các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và nước ngoài. Bởi có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại lại có ý thức bảo vệ môi trường nên sản phẩm của Công ty không những đảm bảo chất lượng mà còn đảm bảo môi trường nơi các nhà máy, xí nghiệp, bến cảng nơi Công ty hoạt động, dân cư xung quanh luôn hài lòng với các hoạt động sản xuất của Công ty.
3.2 Thị trường tiêu thụ của Công ty
Thị trường chủ yếu của Công ty là các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất là tỉnh Hải Dương- một tỉnh đang trên đà phát triển lại được đầu tư nhiều nên tốc độ xây dựng của tỉnh nhanh và mạnh. Nhiều công trình được xây dựng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trong đó có gạch và phụ gia xi măng là rất lớn.
Tuy nhiên trong những năm đầu đi vào hoạt động, việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, sản phẩm mới được đưa ra thị trường chưa đủ sức cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành có bề dày kinh nghiệm như Nhà máy gạch Bích Sơn, Nhà máy gạch Hồng Thái...
Để có thể tồn tại bảo đảm cho đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh như sau:
- Đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại sản phẩm;
- Tạo ra những mẫu mã mới thường xuyên để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng;
- Hạ giá thành sản phẩm...
Tôn chỉ của Công ty là luôn giữ chữ "Tín", luôn quan tâm chú trọng đến khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, giao dịch với khách hàng niềm nở, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.
Bởi vậy mà những năm gần đây, Công ty đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên thị trường và ngày càng thu hút nhiều khách hàng thường xuyên đến với Công ty ở khắp các tỉnh thành như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Phòng...
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường được thể hiện qua các báo cáo tài chính qua hai năm 2005, 2006 như sau:
(Đơn vị: 1.000.000 đồng)
Bảng cân đối kế toán
Tài sản
Năm 2005
Năm 2006
I. Tài sản ngắn hạn
6.325
7.906,25
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.518
2.024
2. Khoản phải thu
1.644,5
2.213,75
3.Hàng tồn kho
3.162,5
3.668,5
II.Tài sản dài hạn
8.981,5
13.915
1. Nguyên giá
12.144
18.342,5
2.Hao mòn
(3.162,5)
(4.427,5)
Cộng
15.306,5
21.821,25
Nguồn vốn
Năm 2005
Năm2006
I.Nợ phải trả
2.277
8.665,25
1. Nợ ngắn hạn
1.012
2.340,25
2. Nợ dài hạn
1.265
6.325
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
13.029,5
13.156
1. Nguồn vốn kinh doanh
12.650
12.650
2. Lợi nhuận chưa phân phối
253
303,6
3. Các quỹ của Công ty
126,5
202,4
Cộng
15.306,5
21.821,25
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1. Tổng doanh thu
75.141
77.671
2. Giá vốn hàng bán
69.954,5
71.302,7
3. Chi phí bán hàng
708,4
865,26
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
683,1
1214,4
5. Chi phí lãi vay
170,775
506
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
3.624,225
3.764,64
7. Thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28%)
1.014,783
1.054,0992
8. Lợi nhuận sau thuế
2.609,442
2.710,5409
(Nguồn: Phòng kinh tế)
Qua đó có thể đánh giá tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường như sau:
+ Sự thay đổi của tài sản:
TS2006 - TS2005 = 21.821,25 - 15.306,5 = 6.514,75 (triệu đồng)
(TS2006 - TS2005) / TS2005 = 6514,75 / 15.306,5 = 0,4256
Như vậy, tổng tài sản năm 2006 so với năm 2005 đã tăng lên 6.514,75 (triệu đồng), ứng với tốc độ tăng là 42,56%. Tài sản đối với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi tài sản là các yếu tố kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát mà sẽ đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản mà doanh nghiệp có được có thể là tự có hay đi vay, đi thuê để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp nào cũng muốn làm cho tài sản của doanh nghiệp mình ngày một tăng lên. Tài sản của doanh nghiệp tăng tương đương với lợi ích tương lai của doanh nghiệp sẽ tăng. Như vậy đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường việc tài sản năm 2006 tăng với tốc độ 42,56% so với năm 2005 là một dấu hiệu tốt, Công ty rất nên duy trì và phát huy.
+ Một số hệ số về tài sản qua hai năm:
- Hệ số đầu tư tài sản cố định= TSCĐ / ∑TS
Năm 2005: 8.981,5 /15.306,5 = 0,587
Năm 2006: 13.915 / 21.821,25 =0,638
Hệ số đầu tư tài sản cố định cho biết trong một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng tài sản cố định. Hệ số này càng cao thì thể hiện Công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định và ngược lại.
- Hệ số hao mòn tài sản cố định = ∑Khấu hao luỹ kế / Nguyên giá
Năm 2005: 3.162,5 / 12.144 = 0,26
Năm 2006: 4.427,5 / 18.342,5 =0,24
Hệ số hao mòn tài sản cố định cho biết tình hình cũ, mới của tài sản cố định. Nếu hệ số này càng thấp thì tài sản càng mới và ngược lại.
Nhận xét: Hệ số đầu tư tài sản cố định năm 2006 so với năm 2005 tăng lên, chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định trong năm 2006. Mặt khác, hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2006 giảm đi so với năm 2005 chứng tỏ tài sản mà Công ty đầu tư trong năm 2006 là tài sản vẫn còn mới.
+ Xác định cơ cấu nguồn vốn:
- Hệ số tự tài trợ =Vốn chủ sở hữu / ∑Nguồn vốn
Năm 2005: 13.029,5 / 15.206,5 = 0,85
Năm 2006: 13.156 / 21.821,25 = 0,603
Hệ số tự tài trợ cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao thì cho thấy nguồn vốn của Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng cao.
- Hệ số nợ = 1- Hệ số tự tài trợ
Năm 2005: 1-0,85 = 0,15
Năm 2006: 1-0.603 = 0,397
Hệ số nợ cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có nhiêu đồng là đi vay. Hệ số này càng cao thì cho thấy nguồn vốn của Công ty được tài trợ bởi vay nợ càng cao. Vay nợ nhiều gắn với rủi ro cao, bởi vậy hệ số nợ không nên cao quá 0,5.
Nhân xét: Hệ số tự tài trợ năm 2006 giảm đi so với năm 2005, bên cạnh đó hệ số nợ lại tăng lên, chứng tỏ trong năm 2006 Công ty đã đi vay nợ nhiều hơn. Nhưng sự vay nợ này vẫn chấp nhận được vì hệ số nợ năm 2006 là 0,397 < 0,5. Như đã phân tích thì năm 2006 Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định và tài sản cố định được mua sắm là vẫn mới. Nên có thể thấy năm 2006 Công ty đã đi vay nợ để đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích kết quả kinh doanh:
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Năm 2005: 2.609,442 / 13.029,5 = 0,2
Năm 2006: 2.710,5408 / 13.156 = 0,21
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2006 đã tăng so với năm 2005. Điều đó là dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Năm 2005: 2.609,442 / 75.141 = 0,0347
Năm 2006: 2.710,5408 / 77.671 = 0,0349
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngược lại. Đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường thì chỉ tiêu này năm 2006 tăng so với năm 2005 cho thấy dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả kimh doanh của Công ty thì đều cho một kết luận là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với năm 2005. Điều đó khẳng định Công ty đang hoạt động tốt. Nhưng một điều cần lưu ý đó là trong năm 2006 Công ty có khoản vay nợ tương đối lớn để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất. Bởi vậy, Công ty phải chú ý sản xuất kinh doanh để khoản vay nợ này không gây cản trở cho công ty trong những năm hoạt động tiếp theo, vì vay nợ phải trả lãi. Công ty có thể tìm nhiều cách khác để huy động thêm vốn: giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, bán cổ phiếu thu hút thêm cổ đông góp vốn...
4. Tình hình ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty trong những năm gần đây
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã ký kết các loại hợp đồng chủ yếu là: hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự.
+ Hợp đồng lao động: Là hợp đồng do Công ty ký kết với người lao động cho Công ty để thiết lập mối quan hệ lao động tạo nguồn nhân lực cho Công ty.
+ Hợp đồng dân sự mà Công ty ký kết chủ yếu là hợp đồng cho thuê cửa hàng, thuê đất, thuê nhà để đặt trụ sở cơ quan hoặc để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động văn phòng với quy mô hợp đồng nhỏ. Và các hợp đồng khác mang tính chất dân sự.
+ H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32203.doc