MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ 12
1. Quá trình hình thành và pt của pháp luật hợp đồng ở nước ta 12
2. Nội dung hợp đồng 13
3. Thủ tục ký kết hợp đồng 14
4. Các nguyên tắc ký kết hợp đồng 15
5. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng 16
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ BÁN XE MÁY TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI 17
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 17
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty 17
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18
3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty 18
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty 24
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 25
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 25
2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty TNHH Sơn Hải 26
3. Tình hình lao động và tiền lương của công ty 27
4. Tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng của doanh nghiệp 27
5. Các tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết các tranh chấp này 30
III. TÌNH HÌNH KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI 30
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI 32
I. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẠI LÍ 32
1. Một số bài học 32
1.1. Sự phối hợp đồng bộ của doanh nghiệp 32
1.2. Chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí, uỷ thác 32
1.3. Nhận thức của doanh 34
1.4. Công tác quản lý của doanh nghiệp 34
2. Chủ trương, mục tiêu của hoạt động đại lí 35
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI. 44
1. Xác định thị trường thực hiện hợp đồng đại lý 44
2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và có đối pháp cạnh tranh hợp lý nhằm đưa hoạt động qui trình hợp đồng nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả cao. 45
3. Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác thực hiện hợp đồng đại lý 47
III. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG 48
KẾT LUẬN 49
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Trong việc chấp hành nghĩa vụ các bên phải tuaâ thủ những nguyên tắc do pháp luật quy định.
- Nguyên tắc thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng: đúng đối tượng, số lượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác.
- Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực hợp tác đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhau không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Vi phạm nguyên tắc thực hiện hợp đồng có nghĩa là vi phạm hợp đồng và có thể chịu trách nhiệm tài sản.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ BÁN XE MÁY
TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Sơn Hải được thành lập ngày 06/4/1998 dưới hình thức Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
Tên công ty: Công ty TNHH Sơn Hải
Số ĐKKD: 045 277
Đăng ký lần đầu ngày 06/4/1995, qua 12 năm hoạt động đã đăng ký thay đổi bốn lần, lần thứ 4 ngày 03/8/2006.
Trụ sở chính: Số 2183 - Đại lộ Hùng Vương - Phường Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại: (0210) 845 145
Vốn điều lệ: 1.000.000.000đ (Một tỉ đồng)
Danh sách thành viên góp vốn:
Trần Đình Luân: 950 triệu đồng (95%)
Hộ khẩu thường trú: Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ
Nguyễn Trung Hiếu: 50 triệu đồng (5%)
Hộ khẩu thường trú: Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ
Người đại diện theo pháp luật:
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên – Giám đốc
Họ và tên: Trần Đình Luân
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Công ty TNHH Sơn hải kinh doanh:
+ Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán, gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp.
+ Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Sơn Hải có nhiệm vụ chính là làm đại lý chính thức cho các hãng YAMAHA, SUZUKI, kinh doanh ô tô và xe máy cho các hãng đó.
3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty
- Sơ đồ tổ chức Công ty
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
bán hàng
- Điều lệ của công ty:
Điều lệ của Công ty TNHH Sơn Hải được soạn thảo căn cứ vào:
Luật doanh nghiệp ban hành ngày 26/6/1999 và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Chương I: Những quy định chung
Điều 1: Tên công ty, trụ sở giao dịch
1. Tên Công ty: Công ty TNHH Sơn Hải
Tên giao dịch: Công ty TNHH Sơn Hải
Tên viết tắt: Công ty TNHH Sơn Hải
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Phố Mai Sơn - Đường Âu Cơ - Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: (0210) 848 666; 845 145
Fax: Email:
Khi thay đổi trụ sở giao dịch phải có nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty và thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp ĐKKD cho Công ty theo luật định (chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện việc thay đổi).
3. Tư cách pháp nhân:
- Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quyết định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được thanh toán độc lập và chịu trách nhiệm.
- Có bản cân đối sổ sách riêng, lập quỹ theo quy định.
4. Thời gian hoạt động: Lâu dài
5. Chi nhánh, văn phòng đại diện: Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng.
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp
- Vận tải hàng hoá đường bộ
Điều 3: Vốn điều lệ: 470.9000.000 đồng
Trong đó: - Bằng tiền Việt Nam: 85.900.000 đồng
- Giá trị tài sản: 385.000.000 đồng
Việc tăng giảm vốn điều lệ Công ty do Hội đồng thành viên quyết định và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bổ sung đăng ký kinh doạn cho Công ty theo quy định của pháp luật.
Tăng, giảm vốn điều lệ được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 43 của Luật doanh nghiệp.
Điều 4: Danh sách các thành viên của Công ty
1. Ông Trần Đình Luân: sinh năm 1965
Chứng minh nhân dân: 131 402 267
Ngày cấp 24/4/2001. Nơi cấp: công an tỉnh Phú Thọ
Nơi thường trú: Phố Mai Sơn - Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
2. Ông Nguyễn Trung Tiến: sinh năm 1962
Chứng minh nhân dân: 130 552 912
Ngày cấp 27/3/19951. Nơi cấp: công an tỉnh Phú Thọ
Nơi thường trú: Phố Mai Sơn - Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
Điều 5: Phần vốn góp, giá trị vốn góp của các thành viên
1. Ông Trần Đình Luân: góp 450.900.000 đồng (95)
Trong đó: Bằng tiền Việt Nam: 65.900.000 đồng
Giá trị tài sản: 385.000.000 đồng
2. Ông Nguyễn Trung Tiến: góp 20.000.000 đồng (4,2%)
Bằng tiền Việt Nam: 20.000.000 đồng
Điều 6: Về thực hiện góp vốn
- Thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết và phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho Công ty theo đúng quy định.
- Sau khi các thành viên góp đầy đủ vốn đã cam kết cho Công ty, Hội đồng thành viên có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận góp vốn cho từng thành viên được thực hiện theo điều 27 của Luật doanh nghiệp.
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên
Có quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và ó nghĩa vụ như quy định tại điều 30 của Luật doanh nghiệp.
Chương 2: Phương thức hoạt động của Công ty
Điều 8: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Gồm: - Hội đồng thành viên
- Giám đốc
- Kế toán và các nhân viên giúp việc
Điều 9: Người đại diện theo pháp luật của công ty
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Giám đốc có thể được cử từ các thành viên công ty hoặc thuê người khác làm giám đốc, việc cử hoặc thuê Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định.
Điều 10: Hội đồng thành viên, họp Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ như quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên là người được bầu từ một thành viên, có quyền và nghĩa vụ như quy định tại khoản 2 điều 36 của Luật doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên là 3 năm.
Điều 11: Biên bản họp Hội đồng thành viên, việc lưu giữ giấy tờ tài liệu của công ty
- Tất cả các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi bế mạc.
Điều 12: Những quy định về mua lại, chuyển nhượng vốn góp
1. Các thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp trong các trường hợp theo quy định tại Điều 31 của Luật doanh nghiệp
2. Việc chuyển nhượng phần vốn góp, xử lý phần vốn góp được thực hiện theo Điều 32, 33 của Luật doanh nghiệp
Điều 13: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
Các thành viên có tranh chấp về những nội dung: thành lập, hoạt động, kinh doanh, kỷ luật lao động, phân chia lợi nhuận … thì trước hết giải quyết giữa các thành viên. Nếu không giải quyết được có quyền đưa ra Hội đồng thành viên để giải quyết theo nguyên tắc đa số.
Chương 3: Tài chính - Kế toán
Điều 14: Hoạt động kế toán của công ty do một số người đảm nhiệm, hoạt động kế toán, ghi chép sổ sách, thống kê … của công ty thực hiện thường xuyên theo đúng các quy định của pháp luật.
Điều 15: Niên khoá tài chính
Điều 16: Nguyên tắc phân chia lợi nhuận
Được chia cho các thành viên theo tỉ lệ vốn góp
Điều 17: Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
Hoàn trả một phần vốn góp trái quy định tại khoản 3, điều 43 của Luật doanh nghiệp hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại điều 44 của Luật doanh nghiệp thì tất cả các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận hoặc cùng liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ tương đương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia tương ứng với phần vốn góp.
Chương 4: Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp
Điều 18: Tổ chức lại doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 105, 106, 107, 108, 109 Luật doanh nghiệp
Điều 19: Giải thể và phá sản doanh nghiệp
Thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp
Chương 5: Điều khoản thi hành
Điều 20: Chỉ có Hội đồng thành viên mới có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty và phải được số phiều đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các thành viên tham dự cuộc họp chấp thuận, nội dung sửa đổi, bổ sung phải báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 21: Điều lệ này được thay thế cho điều lệ được thông qua ngày 04/4/1995, có hiệu lực từ ngày 01/11/2001.
Điều 22: Điều lệ này gồm 5 chương và 22 điều, có 4 bản (mỗi bản thành viên giữ 1 bản, 1 bản gửi cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 1 bản lưu văn phòng công ty).
Điều lệ được Hội đồng thành viên thông qua ngày 24/10/2001 với sự nhất trí tán thành của các thành viên đã ký tên.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Thứ nhất, chất lượng các loại xe, mẫu mã đẹp hay xấu, có đa dạng, phong phú không hay giá cả có hợp lý không?
Về yếu tố này, Công ty TNHH Sơn Hải thông qua các hãng cung cấp sản phẩm cho mình như YAMAHA, SUZUKI thường xuyên cải tiến mẫu mã, cho ra đời những loại xe đời mới với những tính năng mới đặc biệt vấn đề tiết kiệm nguyên liệu.
Công ty đã nắm bắt rất rõ về yếu tố này nên doanh thu của công ty luôn đảm bảo và được nâng cao. Đây là tín hiệu rất đáng mừng trong việc đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, chiến lược quản cáo, tiếp thị của công ty. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm. Công ty TNHH Sơn Hải là đại lý chính thức của YAMAHA và SUZUKI tại tỉnh Phú Thọ nên các chiến lược quản cáo, tiếp thị các sản phẩm mới của công ty thường xuyên được diễn ra dưới hình thức chương trình ca nhạc đặc sắc kết hợp với chương trình giới thiệu sản phẩm mới do YAMAHA và SUZUKI tổ chức tại thành phố Việt Trì – Phú Thọ. Vì vậy, sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi mua xe.
Đây cũng là điểm thuận lợi của công ty.
Thứ ba, chất lượng lao động, đội ngũ nhân viên quản lý của công ty TNHH Sơn Hải.
Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH Sơn Hải thưởng cử nhân viên đi học tập để nâng cao tay nghề, trình độ quản lý đặc biệt các chương trình ưu tiên của YAMAHA và SUZULI cử nhân viên của công ty đi học tại Nhật Bản.
Vì vậy, chất lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao.
Thứ tư, nhu cầu của người tiêu dùng
Đây cũng là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kịnh doanh của công ty.
Ngoài ra các yêu tố cơ bản trên còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của công ty.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Số liệu cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2004 và 2005 là:
* Năm 2004: (Đơn vị: VNĐ)
- Doanh thu thuần: 124.136.646.898
- Giá vốn hàng bán: 120.161.229.498
- Chi phí quản lý kinh doanh: 3.928.381.279
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 47.036.121
- Lãi khác: 120.278.186
- Tổng lợi nhuận kế toán: 167.314.307
- Tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: 167.314.307
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 46.848.000
- Lợi nhuận sau thuế: 120.466.307
* Năm 2005: (Đơn vị: VNĐ)
- Doanh thu thuần: 86.944.447.650
- Giá vốn hàng bán: 83.045.607.658
- Chi phí quản lý kinh doanh: 5.089.274.431
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 1.190.434.439
- Lãi khác: 1.265.544.263
- Tổng lợi nhuận kế toán: 75.109.824
- Tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: 75.109.824
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 21.030.750
- Lợi nhuận sau thuế: 54.079.074
2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty TNHH Sơn Hải
* Năm 2004: (Đơn vị: VNĐ)
- Nộp thuế GTG
102.816.894
- Nộp thuế Tthu nhập doanh nghiệp
69.842.815
- Nộp khác
17.557.944
Tổng
190.217.653
* Năm 2005: (Đơn vị: VNĐ)
- Nộp thuế GTG
83.820.594
- Nộp thuế Tthu nhập doanh nghiệp
45.728.500
- Thuế môn bài
3.000.000
- Tiền thuê đất
10.971.296
- Nộp khác
200.000
Tổng
143.720.390
3. Tình hình lao động và tiền lương của công ty
Số lao động sử dụng bình quân của công ty hàng năm từ 60-70 người trong 3 bộ phận bao gồm: bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật và bộ phận kế toán. Trong đó:
- Bộ phận bán hàng: 30%
- Bộ phận kỹ thuật: 50%
- Bộ phận kế toán: 20%
Công ty gồm 1 trụ sở chính tại Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, 2 chi nhánh tại thị xã Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ.
Trong đó:
Số lượng lao đông tại trụ sở chính chiếm 70%
Số lao động tại chi nhánh Vĩnh Yên chiếm 15%
Số lao động tại chi nhánh Phù Ninh chiếm 15%
Về tiền lương, tiền lương bình quân là 1,5 triệu đồng/1tháng/1người.
4. Tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng của doanh nghiệp
Công ty TNHH Sơn Hải chủ yếu ký kết hợp đồng đại lý bán ô tô, xe máy, cụ thể là: Hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam và Công ty TNHH Sơn Hải (Hợp đồng số: HDDL – 014 – N – 1999) và Hợp đồng đại lý xe gắn máy, hợp đồng đại lý ô tô giữa Công ty TNHH Sơn Hải với Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI.
* Nội dung của một số hợp đồng đại lý bán xe gắn máy của Công ty TNHH Sơn Hải.
Hợp đồng đại lý xe gắn máy giữa Công ty TNHH Sơn Hải và Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI.
Nội dung: 17 điều, cụ thể
Điều 1: Sự bổ nhiệm
Điều 2: Trách nhiệm của đại lý
Điều 3: Đại lý phụ
Điều 4: Kinh doanh sản phẩm cạnh tranh
Điều 5: Kinh doanh sản phẩm ngoài vùng thị trường
Điều 6: Yêu cầu mức tiêu thụ tối thiểu hàng năm
Điều 7: Giá bán sỉ
Điều 8: Giá bán lẻ
Điều 9: Dịch vụ bảo hành
Điều 10: Quy cách
Điều 11: Phương thức thanh toán
Điều 12: Kinh doanh phụ tùng
Điều 13: Hợp đồng riêng lẻ
Điều 14: Tên thương mại và bí quyết kỹ thuật
Điều 15: Báo cáo và số liệu
Điều 16: Bảo mật thông tin
Điều 17: Chấm dứt và huỷ bỏ hợp đồng
Phụ lục: (02/01/2005)
- Xe gắn máy SUZUKI: FD 110 CD X, FD 110 XCD, FD 110 TSD, FD 125 TSD.
- Vùng thị trường: Tỉnh Phú Thọ
- Thời gian hợp đồng: từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005
- Số lượng tiêu thụ hàng năm:
Loại xe
Tháng 1/2005 – 12/2005
Cửa hàng 1
Cửa hàng 2
FD 110 CDX
220
90
FD 110 XCD
462
198
FD 110 TSD
0
0
FD 125 XSD
168
72
840
360
- Thời hạn và phương thức thanh toán:
1. Về xe máy: 100% tiền mặt trả ngay vào ngày SUZUKI ghi hoá đơn (trừ khi có thông báo mới bằng văn bản của SUZUKI)
2. Về phụ tùng: 100% tiền mặt trả ngay vào ngày SUZUKI ghi hoá đơn
Hai bên đã ký
Hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam và Công ty TNHH Sơn Hải
Nội dung gồm 16 điều cụ thể:
Điều 1: Giải thích
Điều 2: Các bên tham gia hợp đồng
Điều 3: Chỉ định
Điều 4: Nghĩa vụ đại lý
Điều 5: Tiền lý quỹ
Điều 6: Các điều kiện về cung cấp
Điều 7: Các điều kiện về giá và thanh toán
Điều 8: Khoản hoa hồng của Nhà đại lý
Điều 9: Sự bảo đảm
Điều 10: Bất khả kháng
Điều 11: Thời hạn
Điều 12: Chấm dứt
Điều 13: Giải quyết tranh chấp
Điều 14: Chuyển nhượng và chỉ định nhà đại lý phụ
Điều 15: Các thông báo
Điều 16: Các quy định chung
5. Các tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết các tranh chấp này
Chủ yếu các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sơn Hải phát sinh khi thực hiện các hợp đồng đại lý mà cụ thể là hợp đồng đại lý bán xe gắn máy giữa Công ty TNHH Sơn Hải với Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI. Tranh chấp phát sinh khi Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI yêu cầu Công ty TNHH Sơn Hải để riêng các sản phẩm của mình với các sản phẩm của YAMAHA. Nói chung các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh của Công ty đều được các bên thoả thuận tự giải quyết.
III. TÌNH HÌNH KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI
Công ty TNHH Sơn Hải kí kết hợp đồng đại lý bán xe máy và liên doanh Suzuki - Việt Nam và công ty liên doanh YAMAHA Motor Việt Nam trên cơ sở các bản hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng theo quý.
* Ký kết hợp đồng của công ty:
Trên cơ sở của bản hợp đồng nguyên tắc, công ty TNHH Sơn Hải kí hợp đồng nhận đại lý độc quyền bán xe máy với liên doanh Suzuki - Việt Nam và YAMAHA Motor Việt Nam theo từng quý.
Cụ thể: Từ năm 1999 - 2007, Công ty TNHH Sơn Hải đã kí 30 hợp đồng nhận đại lí độc quyền với liên doanh Suzuki - Việt Nam và 33 hợp đồng nhận đại lí độc quyền với liên doanh YAMAHA Motor Việt Nam.
* Thực hiện hợp đồng của công ty:
Công ty TNHH Sơn Hải luôn thực hiện tốt và vượt chỉ tiêu hợp đồng. Thường xuyên được các liên doanh khen thưởng về doanh số kinh doanh vượt trội được công nhận là đại lí độc quyền của liên doanh tại tỉnh Phú Thọ.
Cụ thể: năm 2000 vượt chỉ tiêu 150 xe máy Suzuki tương ứng với 3.300.000.000 đ (Ba tỉ ba trăm tỉệu đồng).
Năm 2001: vượt chỉ tiêu 170 xe Suzuki tương ứng 3.740.000.000đ (Ba tỉ bảy trăm bốn mươi triệu)
Năm 2002: vượt chỉ tiêu 100 xe Suzuki và 120 xe YAMAHA tương ứng với 4.600.000.000 đ (bốn tỉ sáu trăm triệu đồng).
Năm 2003: vượt chỉ tiêu 70 xem Suzuki và 160 xe Yamaha tương ứng với 4.850.000.000đ (bốn tỉ tám trăm năm mươi triệu đồng)
Năm 2004: vượt chỉ tiêu 90 xe Suzuki và 180 xe Yamaha tương ứng với 5.450.000.000đ (năm tỉ bốn trăm năm mươi triệu đồng).
Năm 2005: vượt chỉ tiêu 85 xe Suzuki và 200 xe Yamaha tương ứng với 5.700.000.000đ (năm tỉ bảy trăm triệu đồng).
Năm 2006: vượt chỉ tiêu 75 xe Suzuki và 150 xe Yamaha tương ứng với 4.550.000.000đ (bốn tỉ năm trăm năm mươi triệu đồng).
Năm 2007: dự kiến vượt chỉ tiêu 50 xe Suzuki và 250 xe Yamaha tương ứng với 6.100.000.000đ (sáu tỉ một trăm triệu đồng).
Qua số liệu cụ thể ở trên cho ta thấy công ty TNHH Sơn Hải qua những năm qua thực hiện rất tốt hợp đồng nhận đại lí bán xe máy cho hai liên doanh Suzuki Việt Nam và Yamaha Motor Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó không thể tránh xảy ra tranh chấp giữa hai bên nhưng các tranh chấp đều được giải quyết bằng con đường hoà giải với tinh thần thiện chí cả hai bên cùng có lợi.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI
I. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẠI LÍ
1. Một số bài học
1.1. Sự phối hợp đồng bộ của doanh nghiệp
Công ty TNHH Sơn Hải gồm ba bộ phận đó là: bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán. Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt của mình, nhưng đều hoạt động thống nhất và chịu sự quản lý của ban Giám đốc. Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện hợp đồng đại lý bán xe máy giữa Công ty TNHH Sơn Hải với các liên doanh YAMAHA và SUZUKI thì các bộ phận của doanh nghiệp ngoài việc thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình như bộ phận bán hàng thực hiện tốt việc giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp, có các chương trình khuyến mại hấp dẫn cho người mua…, bộ phận kĩ thuật làm việc có trách nhiệm với khách hàng, không ngừng nâng cao tay nghề, có các đề xuất để cải tiến động cơ…; bộ phận kế toán hạch toán tỉ mỉ, đầy đủ, không lơ là trong công việc, báo cáo đầy đủ và thường xuyên lên giám đốc… bên cạnh đó các bộ phận phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao doanh số cho công ty đồng thời tăng cường hiệu quả thực hiện và ký kết hợp đồng đại lý của doanh nghiệp.
1.2. Chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí, uỷ thác
Hoạt động đại lí uỷ thác là một trong những hoạt động còn mới mẻ vì vậy công tác quản lý Nhà nước về vấn đè này còn nhiều vấn đề cần bổ sung và hoàn thiện đặc biệt là vấn đề kí kết và thực hiện hợp đồng đại lý giữa các bên.
Bên cạnh đó chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí cũng phải được doanh nghiệp quan tâm bởi vì có kinh doanh hiệu quả thì mời đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đại lí giữa doanh nghiệp và liên doanh.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiều chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lý để nắm rõ, nhận thức đầy đủ và sâu sắc vấn đề này tránh những sai lầm đáng tiếc khi ký kết và thực hiện hợp đồng đại lí.
Cụ thể về chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đại lí, doanh nghiệp cần phải nắm rõ cơ quan nào ở địa phương cũng nhe trung ương chịu trách nhiệm và có thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động đại lí để có thể thực hiện tốt và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của đại lí, nắm rõ các vấn đề liên quan trong hợp đồng đại lú như quyền và nghĩa vụ của các bên, tranh chấp và giải quyết tranh chấp, các điều khoản có liên quan trong hợp đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tìm hiều và nghiên cứu các văn bản pháp luật mới của địa phương cũng như trung ương về hoạt động đại lí đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động của mình.
Về chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí, nó có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lí của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần hết sức chú ý vào vấn đề này. Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí doanh nghiệp cẩn phải tăng cường quảng cáo, quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình đến với khách hàng, nâng cao trình độ cho nhân viên trong các bộ phận, có chế độ đãi ngộ nhằm nâng cao động lực cho người lao động…
Tóm lại, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lí.
1.3. Nhận thức của doanh
Doanh nghiệp cần phải có nhận thức đầy đủ và chính xác về hoạt động đại lí. Vì đây là hoạt động còn khá mới đối với các doanh nghiệp của nước ta, việc quản lí Nhà nước về hoạt động này còn chưa hoàn thiện nên yếu tố nhận thực của doanh nghiệp càng có ý nghĩa để nâng cao hiệu quả việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý.
Vì vậy, mà doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu các thông tin mới về hoạt động này thông qua sách, báo, mạng Internet, truyền hình và caá nguồn khác để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như của đối tác trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các vấn đề về hoạt động đại lí àm cụ thể là hợp đồng đại lí như khái niệm, đặc điểm, phân loại, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời dạn thanh toán, tranh chấp và giải quyết tranh chấp, thủ tục khởi kiện, vi phạm hợp đồng…
Ngoài ra, doanh nghiệp cần nhận thức rõ về đối tác mà mình định kí kết hợp đồng nhận đại lí, tìm hiều các thông tin về đối tác như tên, địa chỉ, khả năng kinh doanh, nguồn vốn, uy tín trên thương trường…
Tìm hiểu về đối tác càng kỹ bao nhiêu thì khả năng thành công khi kí kết và thực hiện hợp đồng càng lớn.
1.4. Công tác quản lý của doanh nghiệp
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc kí kết và thực hiện hợp đồng đại lí của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải thực hiện công tác quản lý tốt, quản lí đồng bộ và thống nhất các bộ phận của mình, kiểm tra, giám sát và đôn đốc công việc của các bộ phận đảm bảo sự thống nhất trong công việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên đưa ra caá sáng kiến, phương thức quản lý mới tạo động lực cho người lao động như có chế độ khen thưởng hấp dẫn, tổ chức đi tham quan, du lịch cho cán bộ nhân viên…
Thực hiện tốt công tác quản lý doanh nghiệp giúp người lao động nhận thức được trách nhiệm đối với công việc của mình giúp họ ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện và kí kết hợp đồng đại lí giữa doanh nghiệp và liên doanh.
Trên đây chỉ là bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của việc kí kết và thực hiện hợp đồng đại lí. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả khi ki kết và thực hiện hợp đồng đại lí thì phải quan tâm đến bốn yếu tố trên.
2. Chủ trương, mục tiêu của hoạt động đại lí
* Phương thức thực hiện hợp đồng kinh tế
- Thực hiện đúng đièu khoản về số lượng:
Thực hiện đúng điều khoản về ssố lượng là bên có nghĩa vụ giao đầy đủ số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc cho bên có quyền theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
Nếu sản phẩm, hàng hoá giao thông đúng số lượng, công việc không thực hiện đúng khối lượng thì bên nhận chỉ nhận và thanh toán theo số lượng thực nhận, số còn lại sẽ giao tiếp sau đó. Đối với số sản phẩm được giao không đống bộ và không sử dụng đượcthì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hoàn thành đồng bộ. Trong trường hợp giao hàng hoá không đồng bộ. Bên nhận có quyền lựa chọn một tronghai cách xử lý sau đây:
+ Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ rồi mới nhận. Nếu phải chờ hoàn thành đồng bộ mà hợp đồngkhông được thực hiện đúng hạn thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm và bồi dưỡng thiệt hại .
+ Nhận sản phẩm, hàng hoá chưa hoàn thành đồng bộ với điều kiện bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và trả các chi phí cần thiết để hoàn thành đồng bộ. Các trường hợpgiao hàng thiếu củng bị coi là vi phạm hợp đồng ở điều khoản số lượng và phải chịu trách nhiệm tài sản.
- Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng:
Điều khoản về chất lượng được hai bên thoả thuận thên cơ sở cấc các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước hoặc tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các đơn vị dã đăng ký tại các cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước có thẩm quyền.
Giao hàng hoá đúng chất lượng có nghĩa là hàng hoá được giao phảI đảm bảo khả năng sử dụng (theo tiêu chuẩn chất lượng), bảo dảm đúng phẩm chất, bao bì, đóng gó, quy cách, chủng loại của sản phẩm theo quy dịnh của nhà nươc, của ngành, của đơn vị cơ sở ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32201.doc