Chuyên đề Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ 6

1. 1. Khái niệm về phát triển đô thị bền vững 6

1.1.1. Phát triển bền vững nói chung 6

1.1.2. Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) 6

1.2. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá PTĐTBV 10

1. 2.1. Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững 10

1.2.2. Yêu cầu đối với quá trình PTĐTBV 10

1.2.2.1. Phát triển kinh tế 10

1.2.2.2. Phát triển dân số lành mạnh 11

1.2.2.3. Quy hoạch xây dựng đô thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị 11

1.2.2.4. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng 11

1.2.2.5. Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên 12

1.2.2.6. Xã hội hóa công tác quy hoạch và PTĐT và ĐT hóa bền vững 12

1.2.2.7. Quản lý hành chính đô thị 12

1.2.2.8. Tài chính đô thị 12

1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững 12

1.3.1. Các nhà sinh thái 13

1.3.2. Các nhà ngân hàng 13

1.3.3. Các nhà quản lý 13

1.4. Thực tiễn về phát triển đô thị bền vững 13

1.4.1. Tình hình phát triển tại các đô thị trên thế giới 13

1.4.2. Mối quan tâm của các tổ chức quốc tế tới PTBV 14

1.5. Thực tiễn phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững tại Việt Nam 15

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI 21

2.1. Kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của các nước trên thế giới. 21

2.1.1. Về quy hoạch – kiến trúc đô thị. 21

2.1.2. Quản lý đất đai xây dựng đô thị. 23

2.1.3. Về giao thông. 25

2.1.4.Môi trường đô thị. 26

2.1.5. Quản lý nhà ở. 27

2.1.6. Phát triển đô thị với sự tham gia của cộng đồng: 29

2.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững đô thị 31

2.2.1. Ở Vương Quốc Anh: 32

2.2.2. Ở Mỹ 34

2.2.3. Bộ chỉ tiêu PTBV Malaysia 36

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu PTBV của Trung Quốc: 42

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 46

3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến thực trạng phát triển các khu đô thị mới 46

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội 46

3.1.2. Các điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 49

3.1.3. Thực trạng các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 51

3.1.3.1. Quy mô các khu đô thị mới 51

3.1.3.2. Tình trạng vi phạm quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng 53

3.1.3.3. Tình trạng thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 54

3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 58

3.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ, cần giải quyết trong thời gian tới 58

CHƯƠNG IV: ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 59

4.1. Giới thiệu về cuộc điều tra đánh giá mức độ phát triển bền vững các đô thị mới tại Hà Nội 59

4.1.1. Mục đích 59

4.1.2.Đối tượng 59

4.1.3. Thời gian 59

4.1.4. Đại điểm và quy mô 59

4.2. Thực tế sau khi điều tra, phỏng vấn người dân tại các khu đô thị mới 60

4.2.1. Vấn đề môi trường 60

4.2.1.1. Chất lượng không khí 60

4.2.1.2. Mức độ tiếng ồn 61

4.3. 1.3. Rác thải 62

4.3. 1.4. Cấp thoát nước 63

4.1. 1.5. Giao thông 65

4.1.1.6. Mức độ che phủ và diện tích m2 đất/người 67

4.2.2. Xã hội 68

4.2.2.1. Giáo dục 68

4.2.2.2. Y tế 70

3.2. 2.3. Dịch vụ 71

3.2.2.4. Quản lý 72

3.2.3. Kinh tế 73

3.2.4. Các mặt khác 75

CHƯƠNG V:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI 77

5.1. Định hướng phát triển bền vững cho các đô thị tại Việt nam 77

5.2. Phương hướng phát triển đô thị bền vững 80

5.3. Các mục tiêu phát triển bền vững các khu đô thị mới của Hà Nội trong thời gian tới 82

5.4. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển bền vững các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 83

5.5. Một số kiến nghị 87

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của hộ gia đình: Đo lường lượng rác thải bình quân trên đầu người của cư dân thành thị trong vòng 1 năm. Lượng rác thải là một đại diện có giá trị cho tổng lượng nguồn lực đã được tiêu thụ. - Đa dạng sinh học: Đo lường số khu vực tự nhiên lân cận thành phố đã được đo thị hóa. Mặc dù đây là một chỉ thị khá trừu tượng, nó diễn tả tốc độ thu hẹp của các khu vực tự nhiên, vốn là nơi cư trú của các loài sinh vật. Việc thu hẹp này ảnh hưởng trực tiếp đến tính đa dạng sinh học của khu vực, do sự biến mất (có thể) của các loài sinh vật trong khu vực. b) Các chỉ thị về chất lượng cuộc sống - Sức khỏe: Đo lường kì vọng tuổi thọ của cư dân từ khi sinh ra, sử dụng số liệu thống kê từ cục thống kê quốc gia. Đây là một chỉ thị tốt về sức khỏe và tuổi thọ của cư dân. - Không gian xanh: Đo lường số khu vực xanh được xếp hạng trên mỗi đơn vị 1000 dân cư đô thị. Sử dụng các chỉ số từ Cục bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm quốc gia, nhóm đánh giá tính ra chỉ số không gian xanh cho cư dân thành phố. Đây là một chỉ thị rất tốt về không gian sống thân thiện với môi trường và trong lành cho cư dân đô thị. - Giao thông: Đo lường mức độ tiếp cận tới các dịch vụ giao thông công cộng của cư dân đô thị. Nhóm nghiên cứu sử dụng số thời gian một cư dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi học, đi làm, mà không dùng đến xe hơi cá nhân; tỉ lệ cư dân sử dụng phương tiện công cộng; và đánh giá chất lượng dịch vụ công cộng của cư dân. Đây là một chỉ thị tốt về mức độ cung cấp dịch vụ giao thông công cộng tại địa phương. - Việc làm: Đo lường sự biến động về số người nhận trợ cấp thất nghiệp, sử dụng số liệu từ Văn phòng thống kê quốc gia. - Giáo dục: Đo lường tỉ lệ dân cư trong độ tuổi lao động ở địa phương có bằng cấp từ Dạy nghề bậc 2 (hoặc tương đương) trở lên. c) Các chỉ thị về thích ứng với tương lai - Biến đổi khí hậu: Các chính quyền địa phương được cho điểm trên 27 tiêu chí liên quan đến hành động của họ để ứng phó tới mối nguy biến đổi khí hậu.Các tiêu chí này được xây dựng bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực quản lý môi trường. Số liệu được thu thập thông qua tài liệu do chính quyền địa phương công bố và khảo sát trực tiếp. - Kinh tế: Đo lường số doanh nghiệp khởi sự trong năm trên đơn vị 10000 dân cư thành thị, sử dụng số liệu từ các đăng ký kinh doanh với chính quyền địa phương.Đây là một chỉ thị tốt về sức sống kinh tế của địa phương. - Tái chế: Đo lường tỉ lệ rác thải hộ gia đình được tái chế, tái sử dụng, hoặc lên men sinh hóa trong tổng số rác thải hộ gia đình - Thực phẩm địa phương: Biến động về số nhà cung cấp và lượng cung cấp thực phẩm cho địa phương, so sánh với tổng dân số. Đây là một chỉ thị phần nào phản ánh mức độ an toàn lương thực của địa phương. Các tiêu chí đánh giá trên dù không hoàn toàn phù hợp với thực trạng đô thị Việt Nam, nhưng có thể là một nguồn tham khảo tốt cho nghiên cứu 2.2.2. Ở Mỹ Chính quyền các thành phố ở Mỹ có chức năng tương đối độc lập với chính phủ.Chính quyền địa phương đóng vai trò rất lớn trong các kế hoạch phát triển đô thị và họ thường xây dựng các chiến lược cũng như tiêu chí đánh giá riêng,tùy thuộc vào tình hình thực tế địa phương. Một mô hình đáng chú ý là của thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Năm 2003,chính quyền thành phố này thông qua nghị quyết 2003R-133 về kế hoạch phát triển thành phố bền vững và sử dụng các nguyên tắc bền vững trong việc ra quyết định của chính quyền thành phố.Kế hoạch phát triển bền vững thành phố Minneapolis được xây dựng và sửa đổi qua các năm, hình thành nên các mục tiêu bền vững, được sử dụng như là các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững của thành phố. Các tiêu chí này được chia thành 3 nhóm chính gồm: a) Nhóm tiêu chí về Sức khỏe cuộc sống gồm 6 tiêu chí : - Sức khỏe trẻ sơ sinh: theo dõi tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và số trẻ có cân nặng khi sinh ở mức thấp - Tỉ lệ mang thai ở trẻ vị thành niên: theo dõi số ca trẻ vị thành niên từ 15 đến 17 tuổi mang thai - Tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư - Chỉ số cân nặng trung bình của dân cư - Chỉ số hô hấp: tỉ lệ cư dân nhiễm các bệnh liên quan đến hô hấp - Nhiễm độc chì: Theo dõi số liệu về mức chì trong máu của trẻ em dưới 2 tuổi b) Nhóm tiêu chí về Tác động môi trường gồm 12 tiêu chí: - Biến đổi khí hậu: đo lượng phát thải CO2 của cư dân thành phố - Năng lượng có thể tái tạo: theo dõi mức tăng tiêu thụ năng lượng có thể tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng của cư dân thành phố - Chất lượng không khí - Mức độ cây bao phủ - Tỉ lệ cư dân sử dụng phương tiện phi cơ giới - Các phương tiện giao thông thay thế trong nội đô - Mức độ tiếng ồn của sân bay thành phố - Tỉ lệ các chất gây ô nhiễm trong nước mưa - Chất lượng hồ trong thành phố - Mức độ phát triển các công việc thân thiện với môi trường trong thành phố - Lượng thực phẩm được sản xuất theo phương pháp thân thiện với môi trường - Mức độ giảm và tái chế rác thải c) Nhóm tiêu chí Sinh tồn của cộng đồng gồm 8 tiêu chí: - Tỉ lệ giảm các điểm chết về môi trường - Tỉ lệ biến động tội phạm bạo lực cấp độ I hàng năm - Mức độ gắn kết của cộng đồng trong việc ra quyết định của chính quyền - Tỉ lệ người vô gia cư - Biến động mức cung cấp nhà ở cho người có thu nhập thấp so với nhu cầu - Biến động về mức việc làm và nghèo đói - Tỉ lệ tốt nghiệp cấp 3 trung bình của các trường trong thành phố - Mức độ phát triển nghệ thuật và kinh tế Trong các tiêu chí phát triển bền vững của thành phố Minneapolis, có rất nhiều tiêu chí phù hợp và có thể áp dụng được tại Việt Nam.Có thể nhận thấy, việc xây dựng các tiêu chí này gắn liền với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, trải qua quá trình tham vấn, khảo sát kĩ lưỡng trên cư dân. Chính quyền thành phố luôn luôn xem xét để sửa đổi, bổ sung, rút gọn, thay thế các tiêu chí phát triển bền vững theo từng năm. Phương pháp của thành phố Minneapolis rất có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu của chuyên đề 2.2.3. Bộ chỉ tiêu PTBV Malaysia Mỗi một nước có các chỉ số phát triển bền vững đô thị riêng theo đặc điểm phát triển kinh tê – xã hội – bảo vệ môi trường của mình. Nhóm nghiên cứu trích dẫn các chỉ số cơ bản trong bộ tiêu chí PTBVĐT tại malaysia như sau: Tổng số các chỉ số PTBV đô thị gồm 50 chỉ tiêu thuộc 11 ngành sau:nhân khẩu học, nhà ở, nền kinh tế, lợi ích và hạ tầng cơ sở, công tác xã hội, môi trường, xã hội học, tác động về xã hội học, sử dụng đất, hình thức đô thị và di sản, giao thông, quản lý và tài chính Bảng 2.1 : Bộ chỉ số PTBV tại Malaysia Khu vực/Chỉ số Tiêu chuẩn đề xuất Mức độ Đề xuất đạt được I. Nhân khẩu học 1.Tỷ lệ đô thị <30% 30-60% >60% Thấp Trung bình Cao 2 3 1 30-60% 2.Mật độ dân số (người/ha) <75 75-310 >310 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <75 3.Tỷ lệ dân trong độ tuổi vị thành niên <1.5% 1.5-2.5% >2.5% Thấp Trung bình Cao 2 3 1 1.5-2.5% 4.Dân số trong độ tuổi làm việc <21 21-60 >60 Trẻ Người lớn Già 1 2 3 21-40 5.Bình quân chủ sở hữu đất đai <4.5 4.5-5.5 >5.5 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <4.5 II. Nhà ở 6.Giá nhà: Thu nhập <5 5-10 >10 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <5 7.Nhà cho thuê: Thu nhập <15 15-25 >25 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <15 8.Diện tích sàn/đầu người <10 10-20 >20 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >20 9.Số lượng công trình xây mới/1000 dân <5 5-10 >10 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 5-10 III. Kinh tế đô thị 10.Thất nghiệp (%) <5 5-10 >10 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <5.0 11. Tỷ lệ có việc làm (%) <3 3-5 >5 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >5.0 12. Lực lượng lao đông (%) <5 5-10 >10 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >10 13.Tỷ lệ nghèo đói đô thị (%) <10 10-15 >15 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <10.0 14.Tổng thu nhập của dân số đô thị >0.75 0.50-0.75 <0.50 Cao Trung bình Thấp 1 2 3 0.50-0.75 IV. Tiện ích và hạ tầng cơ sở 15.Nước sạch/1000 dân (lít/người/ngày) <400 400 >400 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <400 16.Nước thất thoát (%) 0-5% 6-15% >15% Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <5% 17.Các khu vực bị ngập úng (%) <1.0% 1-10% >10% Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <1% 18.Chất thải rắn (kg/người) <2.5 2.5-3.0 >3.0 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 <2.5 19. Nhà có hệ thống thoát nước trung tâm (%) <60% 60-99% >100% Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >100% 20. Nhà có bể tự hoại vệ sinh (%) <0-30% 31-50% >51-100% Thấp Trung bình Cao 1 2 3 40% V. Công tác xã hội 21.Số giường bệnh 1:1000 1:500 1:200 Nghèo Trung bình Giàu 1 2 3 1:200 22. Diện tích cây xanh giải trí/Công viên vườn hoa/ 1000 người <1 1-2 >2 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >2 23.Số học sinh/giáo viên 1:40 1:35 1:25 Nghèo Trung bình Giàu 1 2 3 1:25 24. ??? 1:7500 1:5000 1:2500 Ghèo Trung bình Giàu 1 2 3 1:2500 25. Số lượng các TT sinh hoạt cộng đồng ( dân số/TT) 1:33000 1:10000 1:3000 Ít Tạm đủ Đủ 1 2 3 1:3000 VI. Môi trường 26. Tỷ lệ phân bổ ngân sách hàng năm cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng <10% 10-15% >15% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >15% 27. Tỷ lệ các trường hợp mắc do tác động của môi trường/10.000 dân >80 45-80 <45 Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 <45 28. Tỷ lệ kinh phí đầu tư cho cảnh quan và trồng cây. <5% 5-10% >10% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >10% 29. Tỷ lệ các con sông không đạt tiêu chuẩn >80 60-80 <60 sạch ô nhiễm ô nhiễm nặng 3 2 1 >80 30. Tổng lượng chất thải rắn được tái chế(%) >80% 80-99% 100% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 100% 31.Số người bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây ồn/10.000 người/năm 5 1-5 0 Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 0 VII. Xã hội học và tác động về mặt xã hội 32. Sự tham gia của cộng đồng(%) <40% 40-75% >75% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >75% 33. Tỷ lệ người đạt chỉ tiêu về sức khoẻ (%) <50 50-90 >90 Thấp Trung bình Cao 1 2 3 <50 34.Tội phạm ( trường hợp/10.000 dân/năm) <50 50-200 >200 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <50 35.Tỷ lệ ly hôn/1000 người <10% 10-15% >15% Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <10 36. Tỷ lệ tệ nan xã hội <50 50-200 >200 Thấp Trung bình Cao 3 2 1 <50 VIII Sử dụng đất 37.Thời gian triển khai xây dựng ( từ bước khởi công đến khâu hoàn thiện) >3 năm 3 năm 2 năm Chậm Trung bình Đạt 1 2 3 2 năm 38.Đất đai phục vụ xây dựng các tiện ích công cộng <20% 20% >20% Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >20% 39. Mật độ Công trình xây dựng tại trung tâm thành phố (%) <50% 50% >50% Thấp Trung bình Cao 1 2 3 >50% IX. Hình thức đô thị và di sản 40. Các chương trình xây dựng làm đẹp không gian đô thị <5% 5-10% >10% Chưa đủ Tạm đủ Đủ 1 2 3 >10% 41.Các công trình và các khu vực di sản (Mật độ xây dựng) <10% 10-15% >15% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >15% X. Giao thông 42. Số người đến cơ quan bằng xe đạp (%) <20% 20-50% >50% Thấp Trung bình Cao 1 2 3 20-50% 43. Tỷ lệ người sử dụng phương tiện GTCC trong giờ cao điểm (%) <10% 10-25% >25% Thấp Trung bình Cao 1 2 3 10-25% 44. Đầu tư hàng năm cho tuyến đi bộ và xe đạp <25% 25-53% >53% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >53% 45. Số lượng phương tiện đơn chiếc vào trung tâm thành phố vào buổi sáng/giờ <25% 25-45% >45% Thấp Trung bình Cao 2 3 1 25-45% 46.Tai nạn đường bộ Bị thương (/10.000) Tử vong (/10.000) <5 5-10 >10 <5 5-10 >10 Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao 3 2 1 3 2 1 <5 <5 XI. Quản lý và tài chính 47. Thu nhập thực tế của các bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước tại TW & địa phương <100% 100-130% >130% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >130% 48.Thu nhập mong đợi <60% 60-80% >80% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >80% 49. <3X 3-5X >5X Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 3X (short term) 5X (long term) 50. <60% 60-80% >80% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 >80% 51. <5 5-7 >7 Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 At least 7 52. <80% 80-100% >100% Chưa hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 80-100% (Nguồn : Dự án VIE 01/021-Viện quy hoạch đô thị-nông thôn-Bộ Xây dựng) Nhận xét: - Các chỉ số PTBV đô thị của Malaysia đã đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp và đề xuất đạt được với các chỉ tiêu cao - Một số chỉ tiêu chưa được đề cập đến như cấp điện sinh hoạt, chiếu sáng, thông tin liên lạc v.v… 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu PTBV của Trung Quốc: I-Nhân khẩu: 1-Tỷ lệ sinh đẻ 2- Tuổi thọ II- Sinh thái: 3-Diện tích cây xanh/ người 4-Độ phủ của rừng III- Tài nguyên: 5- Diện tích trồng trọt/người 6-Tổng lượng tiêu hao năng lượng/ 1 vạn nhân dân tệ (GDP) 7- Tổng lượng tiêu hao nước m3/ 1 vạn nhân dân tệ (GDP) IV- Môi trường: 8-Tỷ lệ nước thải đạt tiêu chuẩn % 9- Tỷ lệ xử lý nước thải % 10- Tỷ lệ khí thải công nghiệp % 11-Tái chế rác thải rắn công nghiệp % 12-Xử lý rác thải sinh hoạt % V- Kinh tế: 13- Mức tăng trưởng GDP 14- GDP/ người 15- IDF % 16- Tỷ lệ dịch vụ % VI- Xã hội: 17- Khả năng chi bình quân trong đô thị nhỏ 18- Thu nhập bình quân đầu người hộ nông thôn 19- Tỷ lệ thất nghiệp 20- Tỷ lệ dùng nước sạch đô thị % 21-Tỷ lệ phổ cập bảo hiểm cho người già đô thị % 22- Tỷ lệ bảo hiểm cho người già nông thôn % 23- Tỷ lệ nhân viên y tế/ 1000 người 24-Mức độ phủ TV cáp % 25- Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh % 26- Tỷ lệ phạm tội án hình sự % VII- Khoa học giáo dục: 27-Tỷ lệ ngân sách địa phương chi cho khoa học % 28- Tỷ lệ cao đẳng/1vạn người 29- Chi ngân sách cho giáo dục % 30- Tỷ lệ mù chữ trong thanh niên % Nhưng nhận xét: Bộ chỉ tiêu PTBV của Trung Quốc ngắn gọn, cô đọng, bao gồm đầy đủ các nội dung. Bộ chỉ tiêu không cố định, tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương có các chỉ tiêu khác nhau. Theo định kỳ 2-3 năm sẽ điều chỉnh một lần.Bộ chỉ tiêu của Trung Quốc đã đề cập đến chỉ tiêu cây xanh của đô thị và toàn quốc, thí dụ ở thành phố Bắc kinh đạt 11 m2/ người. Bộ chỉ tiêu PTBV phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển, các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường bức xúc cần giải quyết của mỗi nước. Nghiên cứu bộ chỉ tiêu PTBV của của một số nước nước đang phát triển trong khu vực (như Indonesia, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc) và một số nước phát triển (như Thuỵ Điển, Anh, Mỹ) cho thấy trong khi các nước đang phát triển quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề đói nghèo, thất nghiệp, các điều kiện tối thiểu để đảm bảo cuộc sống thì ở các nước phát triển sự quan tâm tập trung vào các vấn đề bình đẳng, chất lượng cuộc sống, các vấn đề xã hội nảy sinh một nền kinh tế phát triển và vấn đề ô nhiễm môi trường . Từ tổng quan bài học kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ tiêu PTBVĐT, nhóm nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững đô thị Đề xuất bộ chỉ tiêu nghiên cứu cho chuyên đề Bảng 2.2: Bộ chỉ tiêu đề xuất cho chuyên đề Tiêu chí Đơn vị Số liệu I.Vị trí, quy mô, đặc điểm khu đô thị ha II.Môi trường 1.Chất lượng không khí: 1.1 Nồng độ ô nhiễm bụi 1.2 Nồng độ khói xăng 1.3 Nồng độ khói than 2. Mức tiếng ồn 3. Rác thải 3.1 Thu gom vận chuyển phân loại xử lý rác thải 3.2 Phí rác thải 3.3 Số thùng rác công cộng trung bình trên m2 4. Nước thải - Khối lượng nước thải - Khối lượng nước thải đã qua xử lý (DO, BO) 5. Giao thông - Mức độ sử dụng phương tiện công cộng - Khoảng cách từ nhà tới nơi làm việc, đi học - Sự thuận tiện của phương tiện công cộng (số tuyến, vị trí điểm chờ, thời gian đợị) -mg/m3 - Số lần thu rác/ ngày - Thực hiện phân loại rác tại nguồn - Nghìn đồng/ người - Chiếc M3/ ngày đêm M3/ ngày đêm -Số lượng định tính theo điều tra -Sơ cấp -Sơ cấp -Sơ cấp -Xử lý số liệu sơ cấp -Xử lý số liệu sơ cấp III. Xã hội 1.Giáo dục: số cơ sở mầm non, trường học trong khu đô thị 2.Y tế: 2.1 Số trạm xá, nhà thuốc 2.2 Số bác sỹ 3.Thu nhập 4. Quản lý 4.1 Sự tham gia của cộng đồng vào việc ban hành Các chính sách của ban quản lý đô thị 4.2 Sự chuyên môn hóa trong quản lý đô thị -Số học sinh/1000 dân -Số trường học trong khu đô thị -Số bác sỹ/1000 dân -Thu nhập trung Bình/ đầu người -Số liệu thứ cấp -Số liệu thứ cấp -Số liệu thứ cấp -Xử lý số liệu Sơ cấp IV. Kinh tế -Các chi phí đóng góp -Điều kiện kinh doanh tại khu đô thị -Tỉ lệ lao động, việc làm tại khu vực đô thị -1000đồng/ người -Số người có việc làm trong khu đô thị -Số cơ sở kinh doanh -Sơ cấp -Thứ cấp -Thứ cấp V. Khác 1. Cấp thoát nước 1.1 Diện tích ngập úng 2. Cấp điện 3. Thông tin liên lạc: tốc độ truyền tín hiệu ( dịch vụ internet, mạng di động, điện thoại cố định, hệ thống truyền hình) 4. Khu vui chơi giả trí sinh hoạt cộng đồng 4.1 Khu vui chơi giải trí 4.2 Cơ sở sinh hoạt thể thao 4.3 Cơ sở sinh hoạt văn hóa M3/ ngày đêm M2/ đô thị W/người 3*108/s -Số khu vui chơi -Số cơ sơ/1000 dân -Số cơ sở/1000 dân Số liệu thứ cấp CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến thực trạng phát triển các khu đô thị mới 3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội Kể từ mốc khu đô thị mới đầu tiên (Linh Đàm) được xây dựng năm 1997, qua hơn 10 năm phát triển, hiện nay cả nước đã có khoảng 632 khu đô thị mới. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, các dự án khu đô thị mới được xây dựng ngày càng nhiều, riêng Hà Nội hiện đã có khoảng trên 200 dự án. Quá trình phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1998 Thời kỳ này thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển Thủ đô đến năm 2010 và 2020, Chính phủ và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. -Về số lượng: đây là giai đoạn bắt đầu đi vào triển khai xây dựng các dự án nhà ở và khu đô thị mới, bình quân mỗi năm Hà Nội xây dựng mới thêm khoảng trên 500.000 m2 nhà ở. Về chất lượng: giai đoạn này, mặt bằng nhà ở cao tầng được nghiên cứu một cách đơn giản, giống như các nhà chung cư nhiều tầng được xây dựng trước đó nhưng nhiều tầng hơn, chủ yếu từ 9 tầng đến 11 tầng. Những khu nhà này có đặc điểm: + Căn hộ khép kín nhưng không độc lập, chưa chú trọng tới thông gió, chiếu sáng cho các không gian trong căn hộ. + Diện tích căn hộ thường nhỏ, không gian thiếu linh hoạt. + Phần lớn các căn hộ loại lớn có 2 khu vệ sinh trở lên, trong đó có ít nhất 1 khu vệ sinh hoặc bếp không có ánh sáng và thông gió tự nhiên. Các khu đô thị mới được xây dựng ở giai đoạn này là khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Trung Yên,…Những khu đô thị này có quy mô không lớn, cơ cấu các loại hình nhà ở vẫn còn lẫn nhà chia lô.Đây là một xu hướng tốt tạo nên một diện mạo mới cho Thủ đô. Giai đoạn 1998 – 2001 Được đánh dấu bằng một loạt các văn bản quy định về việc xây dựng và quản lý các khu đô thị mới.Các khu đô thị mới được xây dựng với tỷ lệ nhà thấp tầng là 40%, còn nhà ở cao tầng là 60%. Về số lượng: đây là giai đoạn các dự án khu đô thị mới được hình thành như “nấm mọc sau mưa”. Trong đó, 20 dự án có diện tích từ 50 – 400 ha, 23 dự án có diện tích trên 20 ha. Các trung cư cao tầng mọc lên nhanh chóng. Về chất lượng: bắt đầu xuất hiện một số nhà ở cao tầng được xem là hiện đại, đặc điểm của loại nhà này là: + Mặt bằng thường có dạng đặc chắc. + Các căn hộ đều đã độc lập. + Hầu hết các không gian như bếp, phòng ăn, vệ sinh và trục giao thông đứng, giao thông ngang được đưa vào phần lõi của mặt bằng, do đó không có cửa sổ và không gian thông gió, chiếu sáng tự nhiên. + Các công trình thường nặng về hình thức, sử dụng nhiều các loại vật liệu đắt tiền, hình khối nặng nề. Các khu đô thị được xây dựng trong giai đoạn này có thể kể đến khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Pháp Vân – Tứ Hiệp, làng quốc tế Thăng Long, Mỹ Đình… Giai đoạn 2001 – nay Ở giai đoạn này, các khu đô thị mới chỉ còn nhà ở cao tầng và nhà vườn, biệt thự.Nhà ở cao tầng được xây dựng ồ ạt, nhiều tầng hơn, tạo ra một bộ mặt đô thị khang trang hơn, hình thành lối sống đô thị phong phú, đa dạng và có cá tính hơn. Về số lượng: các khu đô thị mới vẫn tiếp tục được xây dựng với số lượng lớn, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008. Về chất lượng: thời kỳ này, việc xây dựng các khu đô thị mới đặc biệt chú ý đến chất lượng xây dựng, lấy tiêu chí chất lượng để cạnh tranh. Do đó, đặc điểm của nhà cao tầng thời kỳ này là: + Mặt bằng nhà tương đối phức tạp, nhiều góc cạnh và khe trên mặt đứng. + Các căn hộ đều độc lập, khép kín, tất cả các không gian chính, phụ trong căn hộ đều được tiếp xúc tực tiếp với thiên nhiên. + Trục giao thông đứng và hệ thống giao thông ngang vẫn tập trung ở phần lõi, nhưng được chiếu sáng và thông gió tự nhiên. + Mặt đứng các công trình có nhiều khe rãnh, tạo nhiều mảng nhỏ nên nhẹ nhàng, sinh động. Tiêu biểu là các khu đô thị Mỹ Đình II, Thạch Bàn, Trung Văn, Cầu Bươu, Sài Đồng, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long. Diện tích thành phố và quy hoạch thành phố Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội trở thành thành phố đứng đầu cả nước về diện tích, với tổng diện tích là 3.324,92 km², vấn đề tìm quỹ đất cho đầu tư xây dựng đã không còn căng thẳng như trước đây. Và theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ gồm trung tâm hạt nhân, 5 đô thị vệ tinh và một số đô thị sinh thái, thị trấn hiện hữu khác. Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi cũ kéo về phía Tây đến tuyến đường vành đai 4, kéo về phía Bắc và Đông Bắc sông Hồng gồm khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên. 5 đô thị vệ tinh được xác định gồm có : Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, và đô thị Sóc Sơn. Như vậy theo Đồ án quy hoạch này, khu vực phía Tây thành phố sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Xu hướng phát triển các khu đô thị mới về phía Tây cũng là một điều dễ hiểu. Chủ trương của nhà nước Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng, nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng các đô thị hiện đại hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.Theo đó, việc xây dựng các khu đô thị mới là quá trình từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và kỹ thật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị theo vị trí và chức năng của mình, phát huy được đầy đủ các thế mạnh góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Luật nhà ở của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 có quy định cụ thể tại điều 24 về yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị như sau: Tuân thủ các quy định về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị bảo đảm việc bố trí, tái bố trí dân cư, chỉnh trang đô thị, kiến trúc, cảnh quan, môi trường, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà ở xây dựng mới trong các dự án phát triển nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Tại đô thị loại đặc biệt có tối thiểu 60% diện tích sàn là nhà chung cư; + Tại đô thị loại 1 và loại 2 có tối thiểu 40% diện tích sàn là nhà chung cư; + Tại đô thị loại 3 có tối thiểu 20% diện tích sàn là nhà chung cư. Nhà ở tại đô thị chủ yếu phải được phát triển theo dự án. Các dự án xây dựng nhà ở phải được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện sống của dân cư theo tiêu chuẩn của đô thị. Các dự án phát triển nhà ở, ngoài việc nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng còn phải được nghiệm thu hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trước khi đưa vào sử dụng. 3.1.2.Các điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, tỉ lệ đô thị hóa năm 1999 là 23,6%, năm 2004 là 25,8%, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 33% và đến năm 2025 sẽ đạt đến 45%. Là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước, Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đô thị hóa với tốc độ nhanh đã mang lại nhiều thay đổi cho thành phố, đặc biệt là quy mô, mật độ dân số, tỷ lệ dân cư thành thị…. Dưới đây là bảng mô tả dân số Hà Nội: Bảng 3.1: Quy mô dân số Hà Nội qua các năm Năm Quy mô dân số (người) Dân số thành thị (người) Dân số nông thôn (người) Mật độ dân số (người/km2) 1999 2.675.166 1.523.936 1.151.230 1 296 2009 6.451.909 2.644.536 3.807.373 1 926 (Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) Như vậy chỉ trong 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng trên 3 triệu người (tương đương 141,18%),dân số thành thị tăng 73,53%, mật độ dân số tăng lên 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112407.doc
Tài liệu liên quan