Phụ lục
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP . 3
I. Khái quát chung về sản phẩm cơ khí và vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta . . 3
1. Khái niệm về sản phẩm cơ khí . . 3
2. Vai trò của sản phẩm cơ khí . 4
II. Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của các doanh nghiệp . .5
1. Khái niệm về dịch vụ hỗ trợ .5
2. Vai trò của dịch vụ hỗ trợ . .10
3. Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí .11
III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí và các nhân tố ảnh hưởng . 21
1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí . .21
2. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí. . 23
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ CỦA CÔNG TY MECANIMEX 28
I. Đặc điểm các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX . .28
1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty MECANIMEX .28
2.Đặc điểm các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX. . 32
3. Đặc điểm các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX. . 37
II. Phân tích động thái phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt xuất nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX .39
1. Phân tích tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt xuất khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX . . 39
2. Phân tích tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX . .59
III. Đánh giá về ưu- nhược điểm trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt xuất nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX . 67
1. Đánh giá về ưu- nhược điểm trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt xuất khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX . .67
2. Đánh giá về ưu- nhược điểm trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX . .70
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ CỦA CÔNG TY MECANIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI . . 72
I. Định hướng phát triển của ngành cơ khí việt nam và hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí trong thới gian tới . .72
1. Mục tiêu, phương hướng của ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 . .72
2. Định hướng của ngành phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí trong thới gian tới . .74
II. Phương hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty MECANIMEX .77
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty MECANIMEX . 77
2. Phương hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty MECANIMEX . .81
III. Các giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty MECANIMEX. . 83
1. Dịch vụ xúc tiến thương mại . .83
2. Dịch vụ quảng cáo . .84
3. Dịch vụ tài chính . . 85
4. Dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty MECANIMEX .86
5. Dịch vụ cung cấp thông tin . .87
6. Dịch vụ nghiên cứu thị trường . .89
7. Các kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí .91
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí ( Công ty MECANIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X năm 2005- 2007.
Qua 2 bảng trên và đồ thị biểu diễn tỉ lệ % các nguồn cung cấp thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007, ta thấy được xu hướng tăng nhanh các nguồn cung cấp thông tin chính, chủ yếu cho công ty, các nguồn cung cấp thông tin còn lại, các nguồn cung cấp thông tin phụ thì có xu hướng giảm đi nhanh chóng. Công ty đã tập trung khai thác các thông tin từ mạng Internet, từ các sách báo, tạp chí, và từ các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, do các thông tin từ các nguồn này có độ chính xác cao, dễ tìm kiếm và dễ thu thập. Tình hình dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường và về đối thủ cạnh tranh như sau:
Các thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng qua các năm có xu hướng giảm xuống, năm 2005 là: 1.030,3 (USD) (chiếm tỉ lệ 14,2%) đến năm 2006 là 768,9 ( USD) (chiếm tỉ lệ 14,5%), đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 683,5 (USD) (chiếm tỉ lệ 9,3%). Mặc dù tỉ trọng nguồn cung cấp thông tin này trên tất cả các nguồn cung cấp thông tin cho Công ty giảm xuống không đáng kể nhưng chi phí cho dịch vụ này lại giảm xuống rất nhanh chóng.
Nguyên nhân là do các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng ( đài truyền hình, đài phát thanh…), còn nhiều hạn chế, không đầy đủ, chưa thể đáp ứng được về nhu cầu các thông tin cần thiết về thị trường, cũng như về các đối thủ cạnh tranh cho công ty. Do đó công ty cần phải tìm kiếm thêm các thông tin từ các nguồn khác mới có thể đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thông tin cho công ty.
Các thông tin từ sách báo, tạp chí kinh tế có xu hướng giảm xuống rồi lại tăng lên nhanh chóng, từ 1.545,5 (USD) (chiếm tỉ lệ 21,3%) (năm 2005) xuống còn 1.012,8 (USD) (chiếm tỉ lệ 19,1%) (năm 2006), rồi lại tăng lên nhanh với 1.337,7 ( USD) (chiếm tỉ lệ 18,2%) ( năm 2007).
Điều này là do các thông tin từ sách báo, tạp chí kinh tế không được cập nhật trực tiếp, liên tục, tính thời sự không cao trong năm 2006 nhưng đến năm 2007 nó đã được cải thiện rất đáng kể.
Các thông tin từ mạng Internet có xu hướng biến động lớn giảm xuống rồi lại tăng lên nhanh chóng, từ 2.329,2 (USD) năm 2005, giảm xuống chỉ còn 1.877,3 (USD) năm 2006 nhưng lại tăng lên nhanh đến năm 2007 là 2.903,2 (USD) (chiếm tỉ lệ 39,5% trên tổng số các nguồn cung cấp thông tin).
Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh, làm cho loại hình kinh doanh thương mại điện tử phát triển như vũ bão. Cho nên khai thác thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh qua mang Internet là hình thức phổ biến và rất đáng tin cậy.
Các thông tin từ các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, từ 892,5 (USD) năm 2005 lên 1.558,2 (USD) năm 2007, tăng lên gần 2 lần. Điều này là do công ty đã đầu tư xây dựng hàng loạt các văn phòng đại diện ở nước ngoài và tập trung khai thác thông tin từ nguồn này.
Các nguồn cung cấp thông tin còn lại từ: các ấn phẩm của ngành cơ khí, qua đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, qua phòng thương mại Việt Nam và từ các nguồn khác đều có xu hướng giảm xuống, do những nguồn này chưa đủ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của công ty.
1.1.2. Dịch vụ nghiên cứu thị trường
Trong dịch vụ nghiên cứu thị trường công ty sử dụng chủ yếu là dịch vụ thu thập thông tin thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường và nghiên cứu kênh phân phối; dịch vụ nghiên cứu xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và phân nhóm khách hàng mục tiêu. Các dịch vụ này có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong 3 năm từ năm 2005 đến 2007, do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và sức ép của việc Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi công ty phải tập trung nghiên cứu những biến động của thị trường; để từ đó tìm ra những cơ hội phát triển cho công ty, đồng thời cũng hạn chế những rủi ro, những nguy cơ đến với công ty. Tình hình phát triển dịch vụ nghiên cứu thị trường của công ty như sau:
Dịch vụ thu thập thông tin thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường và nghiên cứu kênh phân phối có xu hướng tăng giảm đột ngột trong 3 năm từ năm 2005 đến 2007, giảm nhẹ từ 1.471,9 (USD) (chiếm tỉ lệ 41,3% trên tổng số các dịch vụ nằm trong dịch vụ nghiên cứu thị trường) năm 2005 xuống 1.091,4 (USD) (chiếm 42,5%) năm 2006, nhưng lại tăng lên đột ngột vào năm 2007 với 3.930,6 (USD) (chiếm 47,5%). Như vậy chỉ sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO dịch vụ này đã tăng lên mạnh mẽ, năm 2007 chi phí cho dịch vụ này tăng lên gấp gần 4 lần so với năm 2006, trong khi sau 1 năm từ 2005 đến 2006 chỉ giảm xuống có 380,5 (USD).
Nguyên nhân là do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng không ít những nguy cơ, thách thức đòi hỏi công ty phải đầu tư nghiên cứu, phân tích thị trường để tìm ra những cơ hội đầu tư kinh doanh và hạn chế những rủi ro, nguy cơ.
Dịch vụ nghiên cứu xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và phân nhóm khách hàng mục tiêu cũng là dịch vụ đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của công ty nói riêng và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. Dịch vụ này cũng có xu hướng tăng mạnh mẽ, năm 2005 là 1.372,1 (USD) (chiếm tỉ lệ 38,5% trên tổng số các dịch vụ nằm trong dịch vụ nghiên cứu thị trường) đến năm 2007 đã tăng lên là 3.583,1 (USD) (chiếm tỉ lệ 43,3%).
Như vậy chỉ sau 2 năm chi phí cho dịch vụ này đã tăng lên gấp gần 3 lần, điều này là do nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú, buộc công ty phải đầu tư nghiên cứu định vị thị trường, phân đoạn thị trường, phân nhóm khách hàng thành từng đoạn thị trường, từng khúc thị trường, từng nhóm khách hàng để lựa chọn ra thị trường mục tiêu của công ty.
Các dịch vụ còn lại như: tổ chức các cuộc khảo sát trực tiếp (gặp gỡ, phỏng vấn các đối tượng khách hàng tiềm năng), gián tiếp (các chuyên gia phân tích, các tổ chức và cơ quan hữu quan)… chiếm 1 tỷ lệ nhỏ và có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể.
1.1.3. Dịch vụ xúc tiến thương mại
Dịch vụ xúc tiến thương mại công ty sử dụng từ môi giới, xúc tiến thương mại; lập văn phòng đại diện, dịch vụ cung cấp các thông tin về thị trường, các tư vấn về thương mại, dịch vụ chào hàng, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hội trợ thương mại trong và ngoài nước, kết hợp với các hoạt động văn hoá trong thương mại và tiêu dùng, đến các dịch vụ về hội nghị, hội thảo… nó góp phần hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cơ khí gia tăng lợi nhuận, mang lại nguồn doanh thu rất lớn cho công ty. Điều này thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Chi phí cho dịch vụ xúc tiến thương mại của công ty MECANIMEX trong các năm 2005- 2007.
STT
Tổ chức XTTM công ty sử dụng
Năm 2005
(USD)
Năm 2006
(USD)
Năm 2007
(USD)
1
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
1.741,7
1.774,4
3.809,7
2
Các doanh nghiệp và tổ chức XTTM trong nước
1.408,9
1.263,8
2.507,8
3
Các tổ chức và doanh nghiệp XTTM ở nước ngoài
471,1
682,1
1.878,6
4
Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài
700,3
464,7
541,9
Tổng chi phí
4.322,0
4.185,0
8.738,0
(Nguồn từ Phòng xúc tiến thương mại của Công ty MECANIMEX).
Từ bảng: Chi phí cho dịch vụ xúc tiến thương mại của công ty MECANIMEX trong các năm 2005- 2007, ta có bảng tỉ lệ % các tổ chức xúc tiến thương mại mà công ty MECANIMEX sử dụng trong các năm 2005- 2007 như sau:
Bảng 4: Tỉ lệ % các tổ chức xúc tiến thương mại mà công ty MECANIMEX sử dụng trong các năm 2005- 2007.
STT
Tổ chức XTTM công ty sử dụng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
40,3%
42,4%
43,6%
2
Các doanh nghiệp và tổ chức XTTM trong nước
32,6%
30,2%
28,7%
3
Các tổ chức và doanh nghiệp XTTM ở nước ngoài
10,9%
16,3%
21,5%
4
Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài
16,2%
11,1%
6,2%
Tổng
100%
100%
100%
Qua bảng: Tỉ lệ % các tổ chức xúc tiến thương mại mà công ty MECANIMEX sử dụng trong các năm 2005- 2007 ta có thể biểu diễn trên đồ thị sau:
Hình 2: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ % các tổ chức xúc tiến thương mại mà công ty MECANIMEX sử dụng trong các năm 2005- 2007.
Qua 2 bảng và đồ thị trên ta thấy: các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho công ty chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước đó là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp và tổ chức xúc tiến thương mại trong nước. Các tổ chức đó đã có đóng góp rất lớn vào thành công của công ty, giúp cho hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi hơn, dẽ thực hiện hơn. Qua 3 năm từ 2005 đến 2007 chi phí cho dịch vụ xúc tiến thương mại của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có xu hướng tăng lên nhanh chóng: từ 1.741,7 (USD) (chiếm tỉ lệ 40,3%) năm 2005, tăng lên 3.809,7 (USD) (chiếm 43,6%) năm 2007; như vậy chỉ sau 2 năm chi phí cho dịch vụ này đã tăng lên 2,2 lần. Tuy nhiên, chi phí cho dịch vụ xúc tiến thương mại của Công ty với các doanh nghiệp và tổ chức xúc tiến thương mại trong nước lại có xu hướng biến động, giảm xuống rồi lại tăng lên, giảm từ 1.408,9 (USD) năm 2005, xuống 1.263,8 (USD) năm 2006 nhưng lại tăng lên nhanh vào năm 2007 với 2.507,8 (USD), tăng gấp gần 2 lần so với năm 2006. Còn lại, chi phí cho dịch vụ này với các tổ chức và doanh nghiệp XTTM ở nước ngoài có xu hướng tăng lên rất nhanh sau 2 năm đã tăng lên gấp 4 lần, chi phí cho dịch vụ này với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có xu hướng giảm xuống từ 700,3 (USD) năm 2005 xuống còn 541,9 (USD) năm 2007. Như vậy có sự tăng giảm này là do những biến động của thị trường và những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
1.2. Dịch vụ tài chính
Các dịch vụ tín dụng mà công ty sử dụng chủ yếu là dịch vụ thư tớn dụng xuất khẩu, dịch vụ tài trợ xuất khẩu ngắn hạn và trung hạn. Trong những năm gần đây, các dịch vụ tín dụng này có xu hướng tăng lên nhanh chóng, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Chi phí dịch vụ tài chính của Công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007.
STT
Các dịch vụ tài chính
Năm 2005
(USD)
Năm 2006
(USD)
Năm 2007
(USD)
1
Dịch vụ thư tín dụng xuất khẩu
4.389,5
3.349,2
6.848,8
2
Dịch vụ tài trợ xuất khẩu ngắn hạn và trung hạn
5.106,7
4.015,3
8.415,3
3
Dịch vụ tín dụng tiền tệ
1.298,3
906,7
1.402,5
4
Dịch vụ tài trợ dự án
964,7
638,4
1.056,4
5
Các dịch vụ khác
605,8
342,4
492,0
Tổng chi phí
12.365,0
9.252,0
18.215,0
(Nguồn từ Phòng xuất nhập khẩu của Công ty MECANIMEX).
Từ bảng trên ta có bảng tỉ lệ % các dịch vụ tài chính của Công ty MECANIMEX như sau:
Bảng 6: Tỉ lệ % chi phí cho các dịch vụ tài chính của Công ty MECANIMEX năm 2005- 2007.
STT
Các dịch vụ tài chính
Năm 2005
(USD)
Năm 2006
(USD)
Năm 2007
(USD)
1
Dịch vụ thư tín dụng xuất khẩu
35,5%
36,2%
37,6%
2
Dịch vụ tài trợ xuất khẩu ngắn hạn và trung hạn
41,3%
43,4%
46,2%
3
Dịch vụ tín dụng tiền tệ
10,5%
9,8%
7,7%
4
Dịch vụ tài trợ dự án
7,8%
6,9%
5,8%
5
Các dịch vụ khác
4,9%
4,7%
2,7%
Tổng
100%
100%
100%
Qua 2 bảng trên ta rút ra một số nhận xét về tình hình sử dụng dịch vụ tài chính của Công ty MECANIMEX như sau:
Dịch vụ thư tín dụng xuất khẩu có xu hướng biến động giảm xuống rồi lại tăng lên nhanh chóng, từ 4.389,5 (USD) (chiếm tỉ lệ 35,5% trong tổng số các dịch vụ tài chính của Công ty) năm 2005, giảm xuống chỉ còn 3.349,2 (USD) (chiếm tỉ lệ 36,2%) năm 2006), nhưng lại tăng lên rất nhanh với 6.848,8 (USD) (chiếm 37,6%) năm 2007), sau 2 năm dịch vụ này đã tăng lên 1,56 lần giúp cho dịch vụ này chiếm tỷ trọng rất lớn trong số các dịch vụ thư tín dụng của Công ty.
Dịch vụ tài trợ xuất khẩu ngắn hạn và trung hạn cũng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, từ 5.106,7 (USD) (chiếm tỉ lệ 41,3%) năm 2005 lên 8.415,3 (USD) (chiếm tỉ lệ 46,2%) năm 2007. Dịch vụ này có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty, giúp cho hoạt động xuất khẩu được thuận lợi hơn, đẩy mạnh quá trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí đóng góp vào sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty MECANIMEX.
Các dịch vụ còn lại như: tín dụng tiền tệ, vay trung hạn tiền tệ , tín dụng nhiều loại tiền tệ, tài trợ dự án, vay trong nước đầu tư nước ngoài, vay nước ngoài đ#u tư nước ngoài, phát hành trái phiếu dài hạn tiền tệ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dịch vụ tín dụng và có xu hướng tăng lên không đáng kể. Năm 2005 tổng chi phí cho các dịch vụ này là 2.868,8 (USD) (chiếm tỉ lệ 23,2% trong tổng số các dịch vụ tài chính của Công ty) đến năm 2007 tăng lên 2.950,9 (USD) (chiếm tỉ lệ 16,2%).
Nguyên nhân của sự chuyển biến này là do những biến động trên thị trường tiền tệ, tác động của sự lạm phát ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền Viêt Nam, đồng thời cũng những yêu cầu trong quá trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư lớn vào các hoạt động xuất khẩu.
1.3. Dịch vụ vận tải
Do sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là sản phẩm cơ khí cho nên dịch vụ vận tải chủ yếu là vận tải đường bộ và vận tải đường biển, các dịch vụ này có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vận chuyển các sản phẩm, hàng hoá ra nước ngoài. Cụ thể:
Bảng 7: Chi phí cho dịch vụ vận tải của công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007.
STT
Phương thức vận tải
Năm 2005
(USD)
Năm 2006
(USD)
Năm 2007
(USD)
1
Vận tải đường bộ
8.526,6
6.688,2
16.566,6
2
Vận tải đường biển
7.478,7
6.277,4
18.939,7
3
Vận tải đường sắt
1.746,4
1.117,4
2.510,1
4
Vận tải hàng không
2.794,3
2.350,0
7.621,6
Tổng chi phí
20.546,0
16.433,0
45.638,0
(Nguồn từ Phòng xuất nhập khẩu của Công ty MECANIMEX).
Từ bảng: Chi phí cho dịch vụ vận tải của công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007, ta có bảng sau:
Bảng 8: Tỉ lệ % các phương thức vận tải của công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007.
STT
Phương thức vận tải
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Vận tải đường bộ
41,5%
40,7%
36,3%
2
Vận tải đường biển
36,4%
38,2%
41,5%
3
Vận tải đường sắt
8,5%
6,8%
5,5%
4
Vận tải hàng không
13,6%
14,3%
16,7%
Tổng
100%
100%
100%
Từ 2 bảng trên ta có thể biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ % các phương thức vận tải của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007.
Qua 2 bảng và đồ thị trên ta thấy: dịch vụ vận tải đường bộ và vận tải đường biển chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong tổng số các dịch vụ vận tải và 2 phương thức vận tải này có xu hướng biến động rất mạnh, giảm xuống rồi lại tăng lên rất nhanh. Biểu hiện:
Dịch vụ vận tải đường bộ, từ 8.526,6 (USD) (chiếm tỉ lệ 41,5%) năm 2005, giảm xuống 6.688,2 (USD) (chiếm 40,7%) năm 2006 nhưng lại tăng lên nhanh vào năm 2007 với 16.566,6 (USD) (chiếm 36,3%). Sau 1 năm từ 2005 đến 2006 chi phí cho dịch vụ này giảm xuống 1.838,4 (USD) (giảm so với năm 2005 là 21,56%) nhưng đến năm 2007 thì nó lại tăng lên rất nhanh, tăng gấp 2,48 lần (hay 248%) so với năm 2006. Mặc dù chi phí cho dịch vụ vận tải bằng đường bộ có tăng lên nhưng tỷ trọng dịch vụ vận tải này vẫn giảm xuống đáng kể (giảm từ 41,5% năm 2005 xuống còn 36,3% năm 2007), làm cho nó từ vị trí thứ 1 tụt xuống vị trí thứ 2 sau vận tải bằng đường biển.
Dịch vụ vận tải đường biển cũng có xu hướng biến động tương tự như vận tải đường bộ, từ năm 2005 đến năm 2006 có xu hướng giảm xuống (giảm 1.201,3(USD)), rồi lại tăng lên rất nhanh vào năm 2007 tăng gấp 3,02 lần so với năm 2006 và tỷ trọng của loại hình vận tải này lớn nhất trong tổng số các loại hình dịch vụ vận tải.
Các dịch vụ vận tải còn lại ( vận tải đường sắt và vận tải hàng không)
chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ, không đáng kể trong dịch vụ vận tải và có xu hướng tăng nhẹ sau 3 năm.
Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của hình thức vận tải bằng đường biển trong những năm gần đây, đồng thời cũng là do khối lượng xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của công ty tăng lên rất lớn do nhu cầu của thị trường thế giới và do công ty không ngừng mở rộng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ.
1.4. Dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá
Dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xuất khẩu của công ty, nó có tác dụng dự trữ, bảo quản và chuyển giao sản phẩm, hàng hoá. Trong những năm gần đây dịch vụ này phát triển khá mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
Trong đó các dịch vụ lưu kho, lưu bãi, bảo quản và gom hàng là dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá. Năm 2005 chi phí cho các dịch vụ này là 7.825,6 (USD) (chiếm tỉ lệ 81,5% trong tổng số các dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá của Công ty), năm 2006 là 6.440 (USD) (chiếm tỉ lệ 82,3%) và năm 2007 là 11.876,4 (USD) (chiếm tỉ lệ 84,2%); như vậy các dịch vụ này trang những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, đóng góp rất lớn vào sự thành công của dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá của Công ty MECANIMEX. Các dịch vụ còn lại ( dịch vụ thu gom, chuyển đến kho hàng , tổ chức việc vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác phục vụ cho quá trình giao nhận hàng hoá… ) chiếm tỷ trọng rất nhỏ, có xu hướng tăng nhẹ từ 1.776,4 (USD) năm 2005 (chiếm tỉ lệ 18,5%), tăng lên 2.228,6 (USD) năm 2007 (chiếm tỉ lệ 15,8% trong tổng số các dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá của Công ty MECANIMEX ).
1.5. Một số dịch vụ khác
Dịch vụ quảng cáo của công ty cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của công ty, nó có tác động rất tích cực hoạt động xuất khẩu, nó góp phần hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cơ của công ty. Cụ thể:
Bảng 9: Chi phí cho quảng cáo của công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007.
STT
Phương thức quảng cáo
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tự doanh nghiệp quảng cáo
2.391,5
2.211,8
4.148,8
2
Qua phương tiện thông tin đại chúng
1.149,7
833,7
1.044,9
3
Thông qua công ty quảng cáo
1.662,2
1.534,3
2.622,4
4
Qua Internet
959,2
955,3
2.181,9
5
Qua các hình thức khác
407,4
254,9
246,0
Tổng chi phí
6.570,0
5.790,0
10.244,0
(Nguồn từ Phòng xúc tiến thương mại của Công ty MECANIMEX).
Từ bảng trên ta có bảng tỉ lệ % các phương thức quảng cáo của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007, như sau:
Bảng 10: Tỉ lệ % các phương thức quảng cáo của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007.
STT
Phương thức quảng cáo
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tự doanh nghiệp quảng cáo
36,4%
38,2%
40,5%
2
Qua phương tiện thông tin đại chúng
17,5%
14,4%
10,2%
3
Thông qua công ty quảng cáo
25,3%
26,5%
25,6%
4
Qua Internet
14,6%
16,5%
21,3%
5
Qua các hình thức khác
6,2%
4,6%
2,4%
Tổng
100%
100%
100%
Phương thức quảng cáo mà công ty sử dụng chủ yếu là tự doanh nghiệp quảng cáo, chi phí cho hình thức quảng cáo này có xu hướng tăng lên rất nhanh, từ 2.391,5 (USD) năm 2005 (chiếm tỉ lệ 36,4% trong tổng số chi phí cho dịch vụ quảng cáo), đến năm 2007 là 4.148,8 (USD) (chiếm tỉ lệ 40,5%). Hình thức quảng cáo qua Internet trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, từ 959,2 (USD) năm 2005 (chiếm tỉ lệ 14,6%) tăng lên 2.181,9 (USD) năm 2007 (chiếm 21,3%) chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số các phương thức quảng cáo của công ty. Phương thức quảng cáo qua Công ty quảng cáo có xu hướng tăng nhẹ từ 1.662,2 (USD) năm 2005, lên 2.622,4 (USD) năm 2007. Phương thức quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng giảm nhẹ, từ 1.149,7 (USD) năm 2005 xuống còn 1.044,9 năm 2007. Còn lại phương thức quảng cáo qua các hình thức khác chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể và có xu hướng giảm xuống rất nhanh.
Tóm lại, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty MECANIMEX có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hỗ trợ rất lớn cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Điều này còn được thể hiện qua chỉ tiêu Mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ ( Kd ) như sau:
* Năm 2005 :
Kd = = =
= 0,9188 = 91,88%
Trong đó nhu cầu đối với 5 dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty năm 2005 lần lượt là: 16.5500 (USD), 13.400 (USD), 22.600 (USD), 10.100 (USD), 7.300(USD).
* Năm 2006:
Kd = = =
= 0,9187 = 91,87%
Trong đó nhu cầu đối với 5 dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty năm 2006 là: 13.100 (USD), 10.200 (USD), 17.500 (USD), 8.800 (USD), 6.300 (USD).
* Năm 2007:
Kd = = =
= 0,9412 = 94,12%
Trong đó nhu cầu đối với 5 dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty năm 2007 lần lượt là: 25.800 (USD), 20.200 (USD), 47.500 (USD), 15.200 (USD), 10.900 (USD).
Như vậy, mức độ đáp ứng nhu cầu của dịch vụ hỗ trợ đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây là rất cao, năm 2005 là 91,88%; năm 2006 là 91,87%; năm 2007 là 94,12%. Và mức độ đáp ứng nhu cầu của dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ này ngày càng nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động xuất khẩu của Công ty MECANIMEX.
2. Phân tích tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt nhập khẩu hiện nay của Công ty MECANIMEX.
2.1. Dịch vụ vận tải:
Cũng giống như dịch vụ vận tải hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty MECANIMEX , thì dịch vụ vận tải chủ yếu hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu của công ty vẫn là vận tải đường bộ và đường biển. Cụ thể:
Bảng 11: Chi phí cho dịch vụ vận tải của công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007.
STT
Phương thức vận tải
Năm 2005
(USD)
Năm 2006
(USD)
Năm 2007
(USD)
1
Vận tải đường bộ
17.839,3
12.811,6
16.705,1
2
Vận tải đường biển
19.749,1
14.599,3
19.311,2
3
Vận tải đường sắt
3.959,1
1.489,7
1.068,1
4
Vận tải hàng không
5.030,5
4.204,4
5.639,6
Tổng chi phí
46.578,0
33.105,0
42.724,0
(Nguồn từ Phòng xuất nhập khẩu của Công ty MECANIMEX).
Từ bảng trên ta có bảng tỉ lệ % các phương thức vận tải của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007 như sau:
Bảng 12: Tỉ lệ % các phương thức vận tải của công ty MECANIMEX
năm 2005- 2007.
STT
Phương thức vận tải
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Vận tải đường bộ
38,3%
38,7%
39,1%
2
Vận tải đường biển
42,4%
44,1%
45,2%
3
Vận tải đường sắt
8,5%
4,5%
2,5%
4
Vận tải hàng không
11,2%
12,7%
13,2%
Tổng
100%
100%
100%
Qua 2 bảng trên ta có thể biểu diễn tỉ lệ % các phương thức vận tải của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007 trên đồ thị sau:
Hình 4: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ % các phương thức vận tải của công ty MECANIMEX năm 2005- 2007.
Qua 2 bảng và đồ thị trên ta thấy: trong những năm từ 2005 đến 2007 phương thức vận tải đường bộ, vận tải đường biển và vận tải hàng không có xu hướng biến động mạnh, giảm xuống rất nhanh và tăng lên cũng nhanh, chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trong dịch vụ vận tải; còn vận tải đường sắt thì lại có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Cụ thể:
Chi phí cho vận tải đường bộ năm 2005 là 17.839,3 (USD) ( chiếm tỉ lệ 38,3%) giảm xuống còn 12.811,6 (USD) năm 2006 (chiếm 38,7%), rồi lại tăng lên nhanh đến năm 2007 với 16.705,1 (USD) (chiếm 39,1%); như vậy sau 2 năm (từ 2005 đến 2007) phương thức vận tải này giảm xuống 1.134,2 (USD) (giảm 6,36% so với năm 2005).
Chi phí cho vận tải đường biển năm 2005 là 19.749,1 (USD) (chiếm 42,4%), năm 2006 giảm xuống còn 14.599,3 (USD), nhưng lại tăng lên vào năm 2007 với 19.311,2 (USD) (chiếm tỉ lệ 45,2%).
Vận tải đường sắt có xu hướng giảm xuống rất nhanh, giảm từ 3.959,1 (USD) năm 2005 (chiếm 8,5%) xuống chỉ còn 1.068,1 (USD) năm 2007 (chiếm 2,5%).
Vận tải hàng không cũng có xu hướng biến động mạnh, năm 2005 chi phí cho vận tải hàng không là 5.030,5 (USD), đến năm 2006 giảm xuống còn 4.204,4 (USD) nhưng đến năm 2007 lại tăng lên với 5.639,6 (USD).
Nguyên nhân của sự biến động như vậy là do sự phát triển mạnh mẽ của hình thức vận tải bằng đường biển, đường bộ và đặc biệt là vận tải hàng không trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Công ty, do yêu cầu của quá trình xuất nhập khẩu của Công ty. Đồng thời là do khối lượng nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của công ty tăng lên rất lớn do nhu cầu của thị trường thế giới và do công ty không ngừng mở rộng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ.
2.2. Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng chủ yếu mà công ty sử dụng là dịch vụ thư tín dụng, tài trợ nhập khẩu ngắn hạn và trung hạn, các dịch vụ này chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong tổng số các dịch vụ tín dụng mà công ty sử dụng. Cụ thể:
Chi phí cho dịch vụ tài trợ nhập khẩu ngắn hạn và trung hạn năm 2005 là 20.878,4 (USD) (chiếm tỉ lệ 51,6% trên tổng số các dịch vụ tín dụng), đến năm 2006 giảm xuống còn 16.388,4 (USD) (chiếm tỉ lệ 52,5%) và năm 2007 lại tăng lên 20.684,1 (USD) (chiếm tỉ lệ 55,4%). Như vậy, dịch vụ này có xu hướng biến động nhẹ sau 3 năm, mặc dù chi phí cho dịch vụ này có giảm xuống nhưng nó vẫn là dịch vụ chiếm 1 tỷ trọng lớn nhất trong dịch vụ tín dụng.
Dịch vụ thư tín dụng cũng có xu hướng biến động nhẹ từ 15.496,9
(USD) năm 2005 (chiếm tỉ lệ 38,3%), năm 2006 giảm xuống còn 12.361,5 (USD) (chiếm tỉ lệ 39,6%), rồi lại tăng lên vào năm 2007 với 15.233,1 (USD) (chiếm tỉ lệ 40,8%).
Còn lại các dịch vụ khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ và có xu hướng giảm xuống rất nhanh chóng, năm 2005 chi phí cho các dịch vụ khác là 4.086,7 (USD) (chiếm tỉ lệ 10,1%) giảm xuống còn 2.466,1 (USD) (chiếm tỉ lệ 7,9%) năm 2006 và đến năm 2007 chỉ còn 1.418,8 (USD) (chiếm tỉ lệ 3,8%).
Nguyên nhân là do yêu cầu trong hoạt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20313.doc