Chuyên đề Phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Chùa Hà

MôC LôC

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động của ngân hàng thương mại 6

1.1.1. Ngân hàng thương mại 6

1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại 7

1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 8

1.2.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ 8

1.2.2. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại. 10

1.3. Tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 16

1.3.1. Nguồn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp 16

1.3.2. Trung gian tài chính 16

1.3.3. Tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp 17

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại 17

1.4.1. Các nhân tố khách quan 17

1.4.2. Các nhân tố chủ quan 19

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ 20

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB, Chi nhánh Chùa Hà 20

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB 20

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ACB – Chùa Hà 28

2.2. Phân tích các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ACB – Chùa Hà 30

2.2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ tài khoản. 33

2.2.2. Dịch vụ tín dụng 37

2.2.3. Các dịch vụ khác 42

2.3. Đánh giá tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp tại Chi nhánh trong những năm gần đây. 46

2.3.1. Một số thành tựu đạt được 46

2.3.2. Những mặt tồn tại 48

2.3.3. Nguyên nhân 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP 51

VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH ACB – CHÙA HÀ 51

3.1. Phương hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ACB – Chùa Hà trong thời gian tới 51

3.1.1. Định hướng phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – ACB 51

3.1.2. Phương hướng phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Chùa Hà 54

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà 55

3.2.1. Củng cố, phát triển quan hệ khách hàng 56

3.2.2. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có 56

3.2.3. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ 57

3.2.4. Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu về Chi nhánh 57

3.2.5. Tăng cường công tác phát triển và đào tạo nguồn nhân lực 58

3.3. Một số kiến nghị 59

3.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB 59

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước 60

3.3.3. Đối với Nhà nước 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Chùa Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gừng đa dạng hóa và mở rộng hoạt động kinh doanh. Tính đến hết năm 2007, NHTMCP Á Châu – ACB đã thiết lập được mạng lưới kênh phân phối khá lớn trên toàn quốc, gồm: 121 chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh có 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 39 phòng giao dịch. Khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh) có 2 sở giao dịch ( Ở Hải Phòng và Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch. Khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế) có chi nhánh và 4 phòng giao dịch. Khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang và Cà Mau) có 4 chi nhánh, 2 phòng giao dịch ( Ninh Kiều, Thốt Nốt). Khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu) có 3 chi nhánh và 7 phòng giao dịch. Ngoài ra ACB còn có 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB, 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB –Western Union. Bên cạnh đó, ACB còn có các công ty trực thuộc bao gồm công ty Chứng khoán ACB (ACBS), công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA), công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). Đồng thời, ACB còn liên kết với công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo về Ngân hàng Á Châu (ACBD), công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR); liên doanh với công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB – SJC (góp vốn thành lập với SJC). Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân lực của NHTMCP Á Châu - ACB Đáp ứng với quy mô kinh doanh ngày một lớn mạnh như vậy, ACB đã thiết lập một cấu trúc quản trị điều hành hiện đại, khoa học nhưng vẫn phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại do Chính phủ ban hành ( nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000) và các quy định khác về ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Á Châu – ACB: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Các hội đồng Văn phòng hội đồng quản trị Khối khách hàng cá nhân Ban định giá tài sản Khối khách hàng doanh nghiệp Ban kiểm tra kiểm soát Khối ngân quỹ Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Khối giám sát điều hành Phòng quan hệ quốc tế Khối quản trị nhân lực Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng Khối CNTT Sở giao dịch, trung tâm thể, các chi nhánh và phòng giao dịch Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB(ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB(ACBS) Khối phát triển kinh doanh Trong đó: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm: Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Về đội ngũ nhân lực Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số nhân viên nghiệp vụ của Ngân hàng Á Châu là 4.600 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998 – 1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center) Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của ACB Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng tài sản hợp nhất (tỷ đồng) 15.420 24.273 44.650 85.392 Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) 14.354 22.341 39.736 74.943 Dư nợ cho vay hợp nhất (tỷ đồng) 6.760 9.563 17.365 31.974 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (triệu đồng) 76.862 97.208 148.335 271.215 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất (tỷ đồng) 282 392 687 2.127 (Nguồn: www.acb.com.vn) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh của ACB liên tục phát triển với tốc độ cao. Nếu như vốn huy động hợp nhất năm 2004 là 14.354 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã là 22.341 tỷ đồng (tăng 155,6% so với 2004), sang năm 2006 thì con số này là 39.736 tỷ đồng ( bằng 177,86% so với 2005 và bằng 2776,83% so với năm 2004), năm 2007 là 74.943 tỷ đồng (bằng 188.6% so với năm 2006). Song song với sự phát triển của hoạt động huy động vốn là hoạt động tín dụng. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu “dư nợ cho vay hợp nhất”. Năm 2004 dư nợ cho vay của ACB ở mức 6.760 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng lên gần 1,5 lần thành 9.563 tỷ đồng. Đến năm 2006 là 17,365 tỷ đồng gần gấp 2 lần so với năm 2005, sang năm 2007 con số này là 31,974 tỷ đồng bằng 184,30 % so với năm 2006 và gấp hơn 4 lần so với năm 2004. Bên cạnh 2 hoạt động cơ bản là huy động vốn và tín dụng ACB cũng không ngừng phát triển mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Cụ thể năm 2004 thu nhập từ hoạt động dịch vụ là 76.862 triệu đồng thì sang năm 2005 đã là 97.208 triệu đồng tăng lên lên gần 1,3 lần so với 2004. Đến 2006 hoạt động dịch vụ đã mang lại cho ACB 148.335 triệu đồng bằng 152,6% so với năm 2005, sang năm 2007 con số này là 271.215 tỷ đồng bằng 182,84% so với năm 2006 và gấp 3,5 lần so với năm 2004. Chính sự phát triển không ngừng như vậy mà lợi nhuận mà ACB thu được ngày càng tăng, năm 2004 lợi nhuận trước thuế là 282 tỷ đồng, sang năm 2005 lợi nhuận được tăng thêm hơn 100 tỷ đồng thành 392 tỷ đồng, năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 687 tỷ đồng bằng 175,23% so với năm 2005, nhưng năm 2007 mới thực sự là bước phát triển nhảy vọt của ACB với khi con số này là 2.127 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 1.440 tỷ đồng và gấp hơn 7,5 lần so với năm 2004. Chính sự phát triển nhanh chóng đó mà giá trị tài sản của ACB ngày càng lớn, năm 2004 giá trị tổng tài sản hợp nhất là 15.420 tỷ đồng, sau đó 1 năm con số này là 24.273 tỷ đồng tăng đến 8853 tỷ đồng. Đến năm 2006 thì tổng tài sản hợp nhất là 44.650 tỷ đồng tăng hơn 1,8 lấn so với năm 2006, sang năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng nên tổng tài sản của ACB là 85.392 tỷ đồng gấp hơn 5 lần chỉ trong vòng 3 năm từ 2004 đến 2007. Qua những số liệu trên ta có thể phần nào thấy được sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ACB. Đặc biệt trong năm 2007, tuy tình hình tài chính, kinh tế có nhiều biến động thất thường nhưng lại là năm ACB có sự phát triển vượt bậc. Điều này cho thấy một chiến lược phát triển đúng đắn và khả năng thực hiện của ACB. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ACB – Chùa Hà Tiền thân của chi nhánh ACB – Chùa Hà là phòng giao dịch Chùa Hà thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Do chủ trương nâng cấp phòng giao dịch của ACB đến năm 2005 phòng giao dịch Chùa Hà được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh ACB Hà Nội theo quyết định số NHN7 12/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau đó đến năm 2006 ACB Chùa Hà tiếp tục được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Hiện nay, trụ sở của Chi nhánh được đặt tại số 44 đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà hiện nay tuy đã là chi nhánh cấp 1 có giấy phép hoạt động kinh doanh riêng nhưng vẫn trực thuộc Chi nhánh ACB Hà Nội. Vì vậy, ACB Chùa Hà chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh Hà Nội. Các kế hoạch hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của ACB Hà Nội, đồng thời các kết quả kinh doanh cũng được tập trung và hạch toán trong các báo cáo tài chính của ACB Hà Nội. Cũng chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức của Chi nhánh hiện nay rất đơn giản: Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ACB Chùa Hà: Giám đốc chi nhánh Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng giao dịch Bộ phận khách hàng doanh nghiệp Bộ phận khách hàng cá nhân Bộ phận giao dịch Bộ phận dịch vụ khách hàng Trong đó: Giám đốc Chi nhánh: chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các hoạt động của Chi nhánh và báo cáo tình hình kinh doanh của chi nhánh lên Chi nhánh ACB Hà Nội Phòng hành chính: thực hiện các hoạt động hành chính của Chi nhánh như hoạt động lễ tân, tiếp khách và lên kế hoạch hoạt động cho chi nhánh theo sự chỉ đạo trực tiếp của chi nhánh ACB Hà Nội cũng như theo kế hoạch chung của NHTMCP Á Châu – ACB. Phòng Giao dịch: Phòng thực hiện tất cả các hoạt động với khách hàng Bao gồm 6 giao dịch viên và một kiểm soát viên. Phòng Kinh doanh bao gồm hai bộ phận: Bộ phận khách hàng cá nhân: Thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến khách hàng cá nhân Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tất cả các hoạt động chuyên môn liên quan tới khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh không có phòng kế toán riêng do ACB Chùa Hà là chi nhánh trực thuộc Chi nhánh ACB Hà Nội. Vì vậy các kết quả kinh doanh của chi nhánh sẽ được chuyển lên hạch toán tại Chi nhánh ACB Hà Nội. Trong thời gian tới, ACB Chùa Hà sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể: Phòng kinh doanh sẽ được tách thành phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân nhằm thực hiện công việc một cách chuyên môn hóa đạt được hiệu quả cao hơn. 2.2. Phân tích các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ACB – Chùa Hà Là một trong những chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB – Chùa Hà luôn sẵn sàng cung cấp tất cả các dịch vụ mà ACB đã cam kết với khách hàng. Tuy nhiên, với thời gian ra đời còn tương đối ngắn nên không phải tất cả các hoạt động của ACB đều thực hiện một cách có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao ở Chi nhánh Chùa Hà. Mặt khác, do đặc điểm của vị trí nên Chi nhánh có những ưu thế và hạn chế đối với từng loại dịch vụ ngân hàng cung cấp. Những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp chủ yếu của Chi nhánh trong thời điểm hiện tại bao gồm: Hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài khoản và một số dịch vụ khác như bảo lãnh, ngân quỹ….Các hoạt động này không ngừng được phát triển, gần đây ngày 08/04/2008 ACB đã đưa ra dịch vụ “tiền gửi Upstair”. Đây là chương trình phục vụ cho các doanh nghiệp có dòng tiền ra vào thường xuyên và mong muốn một hình thức gửi với lãi suất bậc thang hấp dẫn tương ứng với số dư duy trì trên tài khoản cuối mỗi ngày. Với điều kiện tham gia chỉ là số dư bình quân hàng tháng tối thiểu chỉ 50.000.000 đồng. Ngoài ra có các chương trình dành riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điển hình là các sản phẩm tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: SMEFP (Small and Medium Enterprises Financial Project): đây là sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của chương trình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (những doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam thỏa mãn các điều kiện về vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động bình quân hàng năm không quá 300 người) thông qua hiệp định ODA giữa NHNN VN và Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) có trụ sở chính, hoặc Chi nhánh tại bốn thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn với nhiều ưu đãi bởi lãi suất cho vay ưu đãi, thời hạn cho vay tối đa lên đến 10 năm và thời hạn ân hạn (thời gian mà khách hàng chỉ trả lãi vay, chưa phải trả vốn cho ngân hàng), tối đa 02 năm, phù hợp với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng… SMELG (Small & Medium Enterprise Loan Guarantee): đây là chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ. Chương trình sẽ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn hoặc trung hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng có thể đảm bảo cho khoản vay bằng các tài sản như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, hàng hóa hay tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay đối với các khoản vay dự án. Tỷ lệ xét duyệt cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo cao hơn so với các khoản vay thông thường, đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. SMEDF (Small and Medium Enterprise Development Fund): là chương trình phối hợp giữa ACB với tổ chức quốc tế Châu Âu nhằm tài trợ trung và dài hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ sung vốn để mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị hoặc xây dựng, mở rộng nhà xưởng với thời gian cho vay và thời gian ân hạn dài. Với chương trình này, ACB có chính sách đặc biệt về lãi suất cho vay đối với các khoản vay trung dài hạn. Đặc biệt, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan đến sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và cam kết bán ngoại tệ cho ACB. SMESC (Small and Enterprise Loan Guarantee of SECO’s Green Credit Trust Fund): là chương trình bảo lãnh tín dụng danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ Quỹ tín dụng xanh do ACB phối hợp với tổ chức quốc tế Thụy Sỹ. Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ với mục đích đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ cải thiện tình hình sản xuất đồng thời giảm ô nhiễm môi trường. Khi tham gia vay vốn theo chương trình này, doanh nghiệp sẽ có nhiều tiện ích như: tài sản đảm bảo đa dạng, có thể đảm bảo cho khoản vay bằng các tài sản như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyên sản xuất, hàng hóa hay tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay đối với các khoản vay dự án với với tỷ lệ xét duyệt cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo cao hơn so với các khoản vay thông thường, đáp ứng tối đa nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được miễn phĩ bảo lãnh đối với các khoản vay thiếu tài sản đảm bảo, được hỗ trợ sau đầu tư tối đa 25% giá trị khoản vay đối với các dự án đạt được trên 50% mức độ cải thiện ô nhiễm môi trường so với trước khi đầu tư dự án. Có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là một trong những nhóm khách hàng quan trọng nhất của Chi nhánh. 2.2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ tài khoản. Trong thời gian đây việc sử dụng tài khoản tại các ngân hàng đã trở nên phổ biến đối với các khách hàng nhất là các khách hàng doanh nghiệp. Việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn nhiều trong việc thanh toán, giao dịch cũng như an toàn hơn là để tại doanh nghiệp. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp của nước ta đều mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng. Chính vì thế dịch vụ tài khoản là một trong những dịch vụ phát triển tại Chi nhánh ACB – Chùa Hà. Bảng 2.2: Số liệu huy động vốn qua các năm trong giai đoạn từ năm 2005-2007 của chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 2.120.207 2.907.360 4.173.507 1. Tiền gửi các doanh nghiệp 1.493.352 2.259.403 3.462.729 2. TG trong dân cư 182.855 119.597 76.746 3. Nguồn khác 444.000 528.360 634.032 (Nguồn:Phòng kinh doanh - Chi nhánh Chùa Hà) Biểu đồ 2.1: Giá trị huy động vốn từ các nguồn giai đoạn 2005 – 2007 của Chi nhánh ACB Chùa Hà Thành lập từ ngày 17/5/2005 và đến 31/12/2007 tổng số vốn huy động của năm là 4.173.507 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 số vốn huy động qua các năm liên tục tăng: năm 2006 là 2.907.306 triệu đồng, tăng 37,1% so với năm 2005, năm 2007 tổng số vốn huy động là 4.173.507 triệu đồng tăng 43,5% so với năm 2006. Qua đó có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh Chùa Hà liên tục tăng qua các năm, nhất là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Lượng vốn từ nguồn này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2005 là 1.493.352 triệu đồng, năm 2006 là 2.259.403 triệu đồng (tăng 51,3% so với năm 2005), năm 2007 là 3.642.729 triệu đồng (tăng 53,3% so với năm 2006). Trong đó, nguồn vốn huy động được lớn nhất của Chi nhánh là từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể: - Huy động vốn theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn của từng loại hình doanh nghiệp của Chi nhánh ACB Chùa Hà giai đoạn 2005 – 2007. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vồn huy động 1.493.352 2.259.403 3.462.729 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 193.136 214.643 279,624 Doanh nghiệp quốc doanh 1.300.216 2.044.760 3.183.105 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Chi nhánh Chùa Hà) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ khách hàng doanh nghiệp trong năm 2005 là 1.493.352 triệu đồng trong đó từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.300.216 triệu đồng, chiếm tới hơn 87% tổng số vốn huy động được từ các doanh nghiệp. Năm 2006, nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng lên, chiếm 90,50% trong tổng số 2.259.403 triệu đồng huy động được. Sang năm 2007, số vốn huy động được từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 3.183.105 triệu đồng, bằng 155,67% so với năm 2006 và chiếm 91,92% nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp. Có thể thấy khách hàng doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chính là những khách hàng lớn nhất của Chi nhánh trong thời điểm hiện tại. Huy động vốn theo thời hạn Bảng 2.4: Số liệu huy động vốn theo loại tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Chùa Hà giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng huy động 1.493.352 2.259.403 3.462.729 Tiền gửi không kỳ hạn 1.018.336 1.425.231 2.285.401 Tiền gửi có kỳ hạn 169.957 622.239 951.212 Tiền gửi ký quỹ 305.059 211.933 226.116 (Nguồn: Phòng Kinh doanh – Chi nhánh Chùa Hà) Theo những số liệu trên, ta nhận thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh. Giá trị tiền gửi không kỳ hạn tăng nhanh và mạnh trong giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2005, tiền gửi không kỳ hạn là 1.018.336 triệu đồng chiếm 72,41% trong tổng số huy động, trong khi tiền gửi có kỳ hạn là 169.957 triệu đồng, và tiền gửi ký quỹ là 305.059 triệu đồng. Sang năm 2006, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có giảm xuống còn 63,08% nhưng giá trị vẫn tăng lên và đạt 1.425.231 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên cả về tỷ lệ (27,54% so với 11,18%) lẫn về mặt giá trị, đạt 622.239 triệu đồng, còn tiền gửi ký quỹ lại giảm xuống nhưng không đáng kể. Đến năm 2007, tiền gửi không có kỳ hạn là 2.285.401 triệu đồng, chiếm 66% trong tổng số huy động được, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng lên khá cao, đạt 951.212 triệu đồng. Như vây có thể thấy đối với khách hàng doanh nghiệp thì huy động vốn theo loại tiền gửi không kỳ hạn là hiệu quả nhất. Tóm lại công tác huy động vốn của Chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp mà đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh (phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ) là khá tốt và ổn định. Sở dĩ có được kết quả này là do Chi nhánh đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp ví dụ như: chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi đối với khách hàng... Đồng thời Chi nhánh cũng chú trọng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động huy động vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản... để đảm bảo an toàn cho Chi nhánh. Chính vì vậy, Chi nhánh đã đạt được kết quả khá khả quan trong việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, và đây cũng là nguồn vốn huy động lớn nhất của Chi nhánh trong thời gian qua. Hơn nữa với mục tiêu chính là hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như nhóm dân cư thì trong thời gian tới nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong công tác huy động vốn của Chi nhánh 2.2.2. Dịch vụ tín dụng Bên cạnh hoạt động huy động vốn là hoạt động tín dụng, đây không chỉ là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng mà tín dụng luôn được đánh giá là nghiệp vụ đem lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Trọng tâm của công tác tín dụng năm 2007 là tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ đọng tập trung chủ yếu vào khối khách hàng doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kết quả là năm 2007 tổng số dư nợ cho vay là 3.764.927 triệu đồng tăng 57,3% so với năm 2006. Năm 2006 tổng dư nợ cho vay là 2.381.691 triệu đồng, năm 2005 là 1.360.575 triệu đồng. Cụ thể như sau: Dư nợ cho vay theo đối tượng cho vay Nhìn chung việc sử dụng vốn cho vay của Chi nhánh Chùa Hà luôn đạt được kết quả tăng dần qua các năm. Tổng số vốn cho vay năm 2005 là 1.368.489 triệu đồng, năm 2006 là 2.023.311 triệu đồng ( tăng 47,8% so với năm 2005), năm 2007 là 3.080.023 triệu đồng tăng 52,2% so với năm 2006. như vậy giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 hoạt động sử dụng vốn thông qua cho vay liên tục tăng mạnh. Bảng 2.5: Bảng tình hình cho vay vốn giai đoạn 2005 – 2007 nhóm khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng dư nợ cho vay 1.360.575 2.381.691 3.746.927 Doanh nghiệp quốc doanh 177.904 338.018 659.134 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.026.367 1.324.013 1.734.458 Hộ gia đình 156.304 719.660 1.353.335 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh - Chi nhánh Chùa Hà) Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay vốn giai đoạn 2005 – 2007 theo nhóm khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh Chùa Hà + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Với mục tiêu xây dựng ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, khách hàng chính của Chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình… chính vì vậy trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thì DN ngoài quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng vốn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2005 doanh số cho vay của DN ngoài quốc doanh là 1.026.367 triệu đồng chiếm 75% trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 là 1.324.013 triệu đồng chiếm 65,4% và năm 2007 là 1.734.458 triệu đồng chiếm 56,3% doanh số cho vay. Như vậy trong giai đoạn 2005 – 2007 thì tỷ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh luôn chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay. Về số lượng vốn cho vay cũng tăng dần qua các năm. + Doanh nghiệp quốc doanh Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh trong tổng doanh số cho của chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều này cũng là do đặc trưng của chi nhánh Chùa Hà là ngân hàng bán lẻ, khách hàng chủ yếu là DN ngoài quốc doanh và hộ gia đình. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số và tỷ trọng luôn tăng qua các năm: năm 2005 là 177.904 triệu đồng chiếm 13% trong tổng doanh số, năm 2006 là 338.018 triệu đồng chiếm 16,7%, năm 2007 là 659.134 triệu đồng chiếm 21,4%. Qua đó cho thấy việc cho các doanh nghiệp quốc doanh vay đã có xu hướng tăng qua các năm tuy vậy tỷ trọng vẫn thấp hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều. Để tiếp tục phát triển hơn nữa việc cho vay thì trong thời gian tới chi nhánh cũng cần khai thác mạnh khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây thực sự là khách hàng tiềm năng bởi các doanh nghiệp này phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu về vốn là rất thường xuyên đa dạng và lớn hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp quốc doanh cũng như khối khách hàng cá nhân. Dư nợ cho vay theo thời hạn vay Cũng như hầu hết các ngân hàng hiện nay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung dài hạn. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay giai đoạn 2005-2007 của chi nhánh Chùa Hà Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Cho vay ngắn hạn 1.059.057 1.986.235 3.202.123 Cho vay trung dài hạn 301.518 395.456 544.804 Tổng dư nợ cho vay 1.360.575 2.381.691 3.746.927 (Nguồn: Chi nhánh ACB – Chùa Hà) Biều đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay giai đoạn 2005 – 2007 tại chi nhánh C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20572.doc
Tài liệu liên quan