MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 3
I.Khái quát về dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất và vai trò của nó trong sản xuất của các doanh nghiệp. 3
1.Khái niệm về dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất. 3
2. Vai trò của dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất cho các doanh nghiệp. 7
3. Ý nghĩa nghiên cứu công tác dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất của các doanh nghiệp. 11
II.Nội dung dịch vụ hậu cần vật tư và các loại dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất của các doanh nghiệp. 12
1. Nội dung của dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp 13
1.1Xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp 13
1.2 Xây dựng kế hoạch yêu cầu vật tư và thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư cho sản xuất của mỗi doanh nghiệp. 21
1.3.Lập kế hoạch hậu cần vật tư và tổ chức chuyển giao đưa vật tư về doanh nghiệp. 26
2. Các loại dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất .
2.1 Dịch vụ vận chuyển và giao nhận vật tư 33
2.2 Dịch vụ chuẩn bị tài chính 34
2.3 Dịch vụ chuẩn bị kho bãi 36
2.4 Dịch vụ tiếp nhận vật tư về mặt chất lượng và số lượng .36
2.5 Dịch vụ cho quản lý vật tư nộ bộ 37
2.6 Theo dõi quá trình sử dụng vật tư .37
3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động dịch vụ hậu cần cho sản xuất .
III.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội nói riêng 39
1.Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 39
2. Tình hình hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp 39
3.Nguồn cung ứng Error! Bookmark not defined.
4.Nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động 40
5.Nhu cầu của khách hàng và tình hình tiêu thụ sản phẩm 41
6. Yếu tố kỹ thuật công nghệ 41
Chương II: Phân tích thực trạng dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ Phần dệt Công nghiệp Hà Nội. 43
I.Tổng quan giai đoạn phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. 43
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 43
2.Quá trình phát triển dịch vụ hậu cần vật tư của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. 46
3. Đặc điểm về dịch vụ hậu cần vật tư của Công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. 49
II. Thực trạng dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. Và sự tác động của nó đến tình hình sản xuất của công ty. 61
1.Hoạt động xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất và xây dựng kế hoạch mua vật tư của công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội. 61
2. Các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư tại công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. 69
2.1 Dịch vụ xây dựng các định mức tiêu dùng cho nguyên vật liệu 69
2.2 Hoạt động dịch vụ vận tải cho giao nhận vật tư và cấp phát vật tư 72
2.3. Dịch vụ tài chính cho mua sắm vật tư 74
2.4 Dịch vụ kho bãi trong giao nhận và bảo quản vật tư 75
2.5.Dịch vụ chuẩn bị vật tư cho sản xuất 76
2.6. Đánh giá sự tác đông hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 77
2.7. Cấp phát vật tư đầu vào cho sản xuất , thanh quyết toán vật tư. Error! Bookmark not defined.
2.8 Dự trữ và quản lý tồn kho vật tư cho sản xuất. 78
III. Đánh giá hiệu quả của hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Dệt công nghiệp Hà Nội. 80
1.Đánh giá hiệu quả hoạt động mua vật tư cho sản xuất của công ty Dệt công nghiệp Hà Nội. 80
2. Những hạn chế cần khắc phục 86
2.1 Giá thành nguyên vật liệu ngày càng tăng 86
2.2 Các nghiệp vụ chưa được tin học hóa 87
2.3.Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu thị trường. 87
2.4.Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa thường xuyên biến động 88
2.5.Công tác quản lý tồn kho tại doanh nghiệp gặp nhiều bất cập 88
2.6.Ý thức và trình độ làm việc của công nhân, cơ sở hạ tầng king doanh 89
2.7.Sự gia tăng đồng loạt các loại giá cả, đặc biệt là xăng dầu 89
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 90
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới và yêu cầu đặt ra đối với dịch vụ hậu cần vật tư. 90
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 90
1.1 Mục tiêu phát triển của ngành 90
1.2 Mục tiêu phát triển của công ty 92
2. Các yêu cầu đặt ra đối với dịch vụ hậu cần vật tư của công ty. 93
2.1 Vận tải và giao nhận vật tư 93
2.2 Dịch vụ chuẩn bị tài chính cho mua sắm vật tư. 93
2.3 Dịch vụ kho hàng bảo quản 94
2.4 Dịch vụ định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 94
II. Phương hướng phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội. 95
1.Phương hướng chung cho toàn công ty 95
2.Phương hướng cụ thể cho từng bộ phận. 96
2.1 Phòng nghiên cứu thị trường 96
2.2 Phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư. 97
2.3 Phòng quản lý sản xuất và phòng quản lý kỹ thuật 97
III. Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. 97
1.Các giải pháp công ty xây dựng để thực hiện mục tiêu đề ra 97
1.1.Công tác nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu đầu vào .97
1.2Đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa công tác dịch vụ vận tải 99
1.3Hoàn thiện công tác dịch vụ chuẩn bị tài chính 99
1.4Quản lý vật tư trong nội bộ và quản lý dự trữ cho tiêu dùng vật tư 100
1.5.Đàm phán và giao dịch với các nhà cung ứng 100
1.6. Tin học hóa công tác lập kế hoạch và các công cụ quản lý 101
1.7.Nâng cao năng suất lao động của nhân viên trong công ty 102
1.8.Công ty thực hiện các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu 103
2. Giải pháp chuyên ngành 104
2.1 Đầu tư phát triển dịch vụ vận tải và giao nhận 104
2.2 Dịch vụ bảo quản và dự trữ vật tư tại kho 104
2.3 Chuẩn bị tài chính và thanh toán 104
2.4 Hoạt động xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 104
3. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty 105
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh một số loại vật tư cho ngành dệt như nhập bông từ nước ngoài và bán cho các nhà máy sợi như : Dệt 8/3, Dệt Vĩnh Phú….
Hiện nay công ty có ba xí nghiệp thành viên: xí nghiệp vải mành, xí nghiệp vải không dệt, xí nghiệp may. Mỗi xí nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau, chuyên sản xuất các loại vải công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau.
2.Quá trình phát triển dịch vụ hậu cần vật tư của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của công ty công tác dịch vụ hậu cần vật tư cũng có những thay đổi và ngày càng hoàn thiện hơn các nghiệp vụ của nó. Quá trình phát triển của dịch vụ hậu cần vật tư cũng chia làm hai giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng.
2.1 Giai đoạn trước năm 1986.
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cũng như các công ty khác trong giai đoạn này công ty sản xuất theo chỉ tiêu, định mức và kế hoạch của nhà nước. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong quản lý và phân phối mọi hạng hóa dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay còn được gọi là nền kinh tế “bú mớm”, mọi khâu trong hoạt động của doanh nghiệp đều được nhà nước “chấp nối” và đảm bảo, nhà nước cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nhà nước tìm nguồn hàng và phân phối đầu ra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất đảm bảo đúng chỉ tiêu,kế hoạch nhà nước giao cho.
Trong giai đoạn này hoạt động hậu cần vật tư của doanh nghiệp chính là hoạt động,cung cấp vật tư, lập kế hoạch yêu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi lập kế hoạch yêu cầu vật tư, doanh nghiệp gửi lên cơ quan quản lý ngành, sau khi xem xét cơ quan quản lý ngành gửi lên bộ chủ quản. Bộ chủ quản là cơ quan tiếp nhận và kiểm tra các yêu cầu trước khi gửi lên Ủy ban kế hoạch nhà nước (UBKHNN). UBKHNN trên cơ sở đó tiến hành lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trình nên chính phủ trên cơ sở yêu cầu của các doanh nghiệp. Chính phủ xem xét và phê duyệt các yêu cầu cung ứng vật tư của các doanh nghiệp, sau đó gửi ngược trở lại các quyết định cho UBKHNN. UBKHNN tiến hành hai công việc gọi là “ ghép mối thương mại”. Một mặt, UBKHNN gửi các yêu cầu đã được phê duyệt ngược trở lại cho bộ chủ quản, bộ chủ quản gửi lại cho doanh nghiệp. Nội dung của các quyết định bao gồm ba nội dung quan trọng: số lượng các chủng loại vật tư được mua, chất lượng và đơn vị sẽ cung ứng vật tư cho doanh nghiệp.Mặt khác, UBKHNN sẽ gửi yêu cầu cung cấp vật tư cho các tổng công ty cung ứng vật tư, yêu cầu cung cấp vật tư cho doanh nghiệp với số lượng, chủng loại và chất lượng đã được nhà nước phê duyệt. Tổng công ty tiến hành cung ứng vật tư cho doanh nghiệp thông qua các công ty trực thuộc có vị trí địa lý thuận tiện trong quá trình cung ứng vật tư cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp yêu cầu vật tư và các công ty cung ứng vật tư trên cơ sở quyết định của nhà nước tiến hành gặp nhau và thỏa thuận các nội dung trong quá trình thực hiện giao nhận, thời gian giao nhận, phương thức giao nhận và thanh toán.
2.2 Giai đoạn sau năm 1986.
Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường với nhiều biến động và thay đổi lớn. Công ty Dệt Công nghiệp Hà Nội cũng có những bước trở mình khó khăn, đặc biệt trong hoạt động đảm bảo vật tư của doanh nghiệp có rất nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện mới.
Nhà nước không còn đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp từ đầu vào đến đầu ra như trước đây, mà chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều chịu những quy luật chung của thị trường. Trong đó quy luật cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả nếu không muốn bị loại bỏ trong sân chơi này.
Hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư lúc này khẳng định vai trò to lớn đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.Trước đây, doanh nghiệp được nhà nước “ cho bú mớm” hoàn toàn không phải lo đầu ra đầu vào, thì nay doanh nghiệp phải tự tiến hành tất cả các khâu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Doanh nghiệp phải làm tốt công tác dịch vụ hậu cần vật tư mới có thể hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trong cơ chế mới, có rất nhiều nguồn cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất để thực hiện mua sắm. Chính vì thế doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các nguồn cung ứng về các mặt chất lượng hàng hóa cung ứng, uy tín trong kinh doanh, vị trí địa lý có thuận tiện tròng giao nhận, và các điều kiện khác có liên quan như giá cả, giảm giá…Muốn lựa chọn được một đối tác tốt nhất công ty phải có những thông tin đáng tin cậy và đầy đủ về các nguồn hàng. Hoạt động nghiên cứu thị trường được công ty ngày càng chú trọng phát triển. Trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp hầu như chỉ mua vật tư từ các nguồn trước đây thường cung ứng cho doanh nghiệp theo sự chắp mối của nhà nước. Một số nguồn hàng truyền thống của doanh nghiệp là: Công ty sao vàng, công ty cao su Miền Nam, công ty cao su Biên Hòa…
Nhưng theo cơ chế trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cung ứng vật tư với chất lượng cao và các điều kiện khác tốt hơn. Mặt khác công ty tiến hành sản xuất các sản phẩm mới, loại bỏ các sản phẩm cũ đã lỗi thời, do đó cần các nguồn cung ứng vật tư kỹ thuật mới.
Doanh nghiệp cần lựa chọn các nguồn hàng khác nhau để đảm bảo hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Công ty bắt đầu mở rộng làm ăn với các đối tác nước ngoài, mua vật tư kỹ thuật và bán các sản phẩm của công ty ra các nước khác nhau trên thế giới. Hoạt động này làm tăng thêm tính phức tạp trong quá trình mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm nhưng ngược lại nó mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận vô cùng lớn.
3. Đặc điểm về dịch vụ hậu cần vật tư của Công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.
3.1 Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
a.Các sản phẩm chủ lực
Sản phẩm chính của công ty và cũng là mặt hàng chủ lực của công ty đó là vải mành, vải không dệt(vải địa kỹ thuật) và sản phẩm may mặc:
-Vải mành: là một trong ba sản phẩm chủ lực của công ty, bao gồm các sản phẩm dùng làm lốp xe, băng tải, dây cu-roa, vải mành nhúng keo nylon.
-Vải không dệt: Đây là sản phẩm mới, được sản xuất trên cơ sở dây chuyền hiện đại của nước ngoài, công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất vải không dệt vào tháng 04/2002. Các sản phẩm vải không dệt bao gồm: vải địa kĩ thuật không dệt, vải không dệt lót giày, vải mềm trải sàn( gồm thảm miếng và thảm cây).
-Sản phẩm may mặc: bao gồm các sản phẩm như quần áo Jacket, quần áo trẻ em, quần áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động. Đây là sản phẩm công ty thực hiện kinh doanh chủ yếu qua hình thức gia công cho nước ngoài, thị trường chủ yếu của sản phẩm may mặc là thị trường EU, Mỹ, ngoài ra còn tiêu thụ nhỏ trong nước…
b. Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gia tăng qua các năm thể hiện quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Các chỉ tiêu được tập hợp trong biểu 2.
Giai đoạn 2001-2007 tổng doanh thu tăng 314,01% , tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm đạt 45%, giá trị sản xuất công nghiệp so sánh 2007/2001 về tỷ lệ tăng trưởng đạt 333,5%, tỷ lệ bình quân mỗi năm đạt 47,5%.
Doanh thu từ sản xuất công nghiệp tăng cao và liên tục từ năm 2001 thu được 50,298 tỷ đồng đến nay đã thu được 215,8 tỷ đồng, tăng 429%. Doanh nghiệp đã đa dạng hóa kinh doanh, doanh thu từ kinh doanh xăng dầu và kinh doanh các loại hàng hóa khác cũng đem lại cho doanh nghiệp nguồn doanh thu đáng kể.
Đặc biệt sau khi cổ phần hóa và sau khi Việt Nam gia nhập WTO hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp có những thay đổi lớn, luôn tăng cao gấp 2 gấp 3 lần sản lượng hành năm. Doanh thu xuất khẩu có nhiều chuyển biến đáng mừng, năm 2007 tăng 26% so với năm 2006.
Năm 2007 doanh thu đạt 245 tỷ đồng tăng 129% KH năm, tăng 32% so với năm 2006.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 167,5 tỷ đồng vượt mức KH đạt 132,6 % KH năm, tăng 36% so với năm 2006. Đặc biệt doanh thu SXCN đạt 215,8 tỷ (không chưá VAT) tăng 41% so với năm 2006.
Biểu 2: Báo cáo chỉ tiêu hoạt động tiêu thụ chủ yếu
(Giai đoạn 2001-2007)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
KH 2008
1.Giá trị SXCN
Triệu đồng
49,470
60,156
84,423
84,606
110,100
123,123
165,000
195,000
2.Doanh thu
78,743
82,984
112,228
124,371
179,600
185,550
245,000
275,000
Trong đó:
DT SXCN
50,298
60,666
92,576
96,936
145,404
152,830
215,800
248,400
DT HH
28,455
22,318
19,642
27,435
0
15,744
7,700
5,000
DT khác
0
0
0
0
0
16,976
21,500
21,600
Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu
Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của công ty cũng có những chuyển biến và bước tiến rõ rệt, được thể hiện thông qua các số liệu trong bảng biểu sau.
Biểu 3:Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp
(2001-2007)
Sản phẩm
Đơn vị tính
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Ước 2007
KH 2008
1.vải mành
Nghìn
Tấn
672,4
838,9
946,1
1073,0
1369,0
1190,0
2305,0
2750,0
2.vải KD
1000m2
4437,0
5106,0
8136,468
10170,0
9800,0
10500,0
3.May
1000sp
182,9
180,1
406,1
487,0
495,0
415,0
1370,0
1535,0
Nguồn : Phòng SXKD-XNK
-Vải mành: thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nguyên liệu cho lốp xe đạp và xe máy hiện có, đặc biệt chú trọng hoàn thiện sản xuất mới vải mành làm nốp ô tô, sản phẩm của doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được các Doanh nghiệp cao su hàng đầu ở Việt Nam, mở rộng các kênh phân phối và đẩy mạnh doanh thu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Dây chuyền sản xuất vải mành đã phát huy tối đa năng lực sản xuất, hiệu suất đầu tư để đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất, tổng sản lượng vải mành tăng qua các năm, đặc biệt năm 2007 sản xuất đạt 2,305 triệu tấn, tăng 342,8% so với sản lượng sản xuất năm 2001, tăng gần gấp đôi năm 2006.
-Vải không dệt: là sản phẩm mới bắt đầu đưa vào sản xuất thử năm 2002, đến năm 2003 chính thức được doanh nghiệp đưa vào sản xuất và trở thành một mặt hàng chủ lực của công ty. Sản lượng sản xuất và tiêu dùng vải địa kỹ thuật ngày càng tăng do thỏa mãn được nhu cầu của thị trường. Năm 2007 sản lượng vải không dệt đạt 9,8 triệu m2. Công ty liên tục tiến hành nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện công nghệ mặt hàng mới, thực hiện mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường các sản phẩm công nghiệp thay thế vải địa kỹ thuật trong xây dựng và giao thông. Nỗ lực phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, năm 2007 công ty đã xuất khẩu đạt trên 1,8 triệu m2, tăng 40% so với năm 2006.
-May mặc: từ chỗ chuyên may áo Jacket đến nay đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, gia công áo sơ mi và làm hàng dệt kim, mở rộng sản xuất từ một phân xưởng thành ba phân xưởng. Năm 2005 sản lượng may mặc đạt 495 nghìn sản phẩm ( KH là 420 nghìn sản phẩm), năm 2007 đạt 1,37 triệu sản phẩm tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động đánh giá lại thị trường , lựa chọn nguồn hàng và các hình thức gia công mặt hàng may mặc. Thu hẹp sản xuất trên địa bàn Hà Nội, mở rộng phân xưởng may Sóc Sơn và phân xưởng may Thái Nguyên.
Các hoạt động thương mại: kinh doanh hàng hóa, xăng dầu, kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng… đạt hiệu quả cao.
3.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty.
a. Mô hình tổ chức
Công ty là thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam, có cơ chế hạch toán độc lập và được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với tình hình chung, và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tổ chức bộ máy theo cơ chế “tham mưu trực tuyến chức năng”, các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc. Các phòng ban tham mưu cho tổng giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình, giúp giám đốc đưa ra các quyết định có lợi cho công ty.
Mô hình tổ chức của công ty từ năm 2002 đến nay có nhiều thay đổi, đặc biệt sau khi cổ phần hóa một số phòng ban chức năng đã được đổi tên và sáp nhập với các phòng ban khác.Các bộ phận sản xuất cũng có thay đổi, đáng kể nhất là sự cho ngừng hoạt động của xí nghiệp vải bạt và thay vào đó là xí nghiệp vải không dệt do vải bạt không còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nữa. Chính sự thay đổi này có tác động rất lớn đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất của công ty. Sự chuyên môn hóa của các phòng ban nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, nhờ vậy hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư ngày càng được nâng cao và đảm bảo tốt cho sản xuất. Mô hình tổ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được mô tả trong biểu đồ dưới đây.
Sơ đồ 1.1
Tổ chức bộ máy quản lý công ty
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
NGÀNH CƠ ĐIỆN
PHÒNG CÔNG NGHỆ CHẤT LƯỢNG
PHÒNG SẢN XUẤT KDXNK
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
XÍ NGHIỆP VẢI KHÔNG DỆT
XÍ NGHIỆP MAY
XÍ NGHIỆP MÀNH
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, sự hoạt động giữa các phòng ban và các bộ phận trong cùng một phòng ban phải có sự hợp tác quan hệ mật thiết với nhau. Chính sự chuyên môn hóa trong công việc đã góp phần vào việc quản lý và hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị: là cơ quan có chức năng quản lý chung mọi hoạt động của công ty, cơ quan có thẩm quyền cao nhất, có thể nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Quản lý hoạt động kinh doanh chung của công ty, giám sát chỉ đạo giám đốc và quản lý điều hành khác trong hoạt động hàng ngày của công ty.
*Ban kiểm soát Chức năng chính của ban kiểm soát là:
-Thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, lập báo cáo tài chính
*Giám đốc( quy định tại điều 31,32 Điều lệ tổ chức và hoạt động )
Ban giám đốc đứng đầu là tổng giám đốc, tham mưu cho tổng giám đốc có 01 phó phòng và 3 giám đốc điều hành.
-Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty và là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của công ty.
-Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các công việc được giao và được ủy nhiệm. Trực tiếp quản lý quản lý phòng hành chính và xí nghiệp may.
-Giám đốc điều hành gồm:
+Giám đốc điều hành kỹ thuật: trực tiếp điều hành các hoạt động liên quan đến kỹ thuật của công ty . Trực tiếp quản lý phòng Công nghệ chất lượng và Ngành cơ điện.
+Giám đốc điều hành sản xuất 1: trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất của xí nghiệp vải không dệt. Thực hiện các công việc do TGD giao.
+Giám đốc điều hành sản xuất 2: trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của xí nghiệp mành.
* Về các phòng ban chức năng:
1.Phòng tổ chức hành chính.
-Chức năng chính là quản lý thống kê bộ máy hoạt động của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức cán bộ hành chính, quản trị hành chính
-Nhiệm vụ: nghiên cứu và xây dựng các mô hình tổ chức quản lý bộ máy tiên tiến cho công ty. Đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng các chính sách và các chế độ lao động và tiền lương theo qui định.
2.Phòng tài chính kế toán:
-Chức năng: tham mưu cho ban giám đốc về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Theo dõi và tổng hợp các hoạt động tài chính của công ty. Hạch toán các khoản thu chi qua các năm.
-Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán tài chính qua các quý và các năm hoạt động của công ty.
3.Phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (SXKD-XNK)
-Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, nghiên cứu tìm hiểu các nguồn hàng và các khách hàng mở rộng phạm vi thị trường mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm..
-Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng, quý, năm. Thực hiện Marketing, quảng cáo giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng mới.
4.Phòng công nghệ chất lượng.
Chức năng và nhiệm vụ: quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình công nghệ. Tiếp nhận phân tích các mẫu hàng xuất nhập, nguyên vật liệu nhập… đảm bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
5.Ngành cơ điện.
Điều hành toàn bộ hệ thống cơ điện của công ty, hệ thống tự dộng hóa trong sản xuất của xí nghiệp vải không dệt và xí nghiệp vải mành. Xây dựng và thực hiện các hoạt động tu sửa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, qui trình công nghệ kĩ thuật. Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn kĩ thuật của từng loại thiết bị và định mức tiêu hao nhiên liệu. Đưa ra các đề xuất cho chất lượng thiết bị và định mức để tiết kiệm chi phí.
3.3 Đặc điểm về tình hình tài chính
Giá cả nguyên liệu phải nhập khẩu với giá thành khá cao, chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu mỏ thế giới. Cụ thể như giá sợi PA nhập khẩu năm 2005 so với năm 2001 tăng 163% , giá sơ tăng 175% (1,0605 USD/0,9144 USD/kg) đẩy giá thành sản xuất lên cao. Tuy vậy giá thành tăng không đáng kể do yếu tố cạnh tranh về giá, vì thế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có doanh thu và doanh thu ngày càng có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước, thể hiện qua biểu 4. Đặc biệt trong năm Việt Nam gia nhập WTO tình hình tài chính của doanh nghiệp đã có những chuyển biến đáng mừng (chỉ tiêu thể hiện qua biểu 5).
Biểu 4: Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị: triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng tài sản (trđ)
156.408
174.854
218.921
a
Tài sản cố định (trđ)
90.302
89.678
113.046
b
Tài sản lưu động (trđ)
66.106
85.176
105.875
2
Nguồn vốn kinh doanh (trđ)
12.572
11.519
14.586
3
Doanh thu bán hàng (trđ)
124.371
183.115
185.550
4
Lợi nhuận trước thuế (trđ)
0
241,8
1.952
5
Số phải nộp ngân sách (trđ)
9.550
9.785
13.850
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Năm 2002 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 120 triệu đồng đến năm 2007 lợi nhuận đã đạt 3 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2006. Bẩy năm qua doanh nghiệp đã phấn đấu có doanh thu, khấu hao và trích nộp ngân sách nhà nước.
Đặc biệt năm 2007 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những bước tiến nhanh và mạnh. Với doanh thu tăng 50% so với năm 2006, doanh nghiệp bước vào sân chơi mới đầy thách thức và cơ hội lớn.
Biểu 5 là một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2007 và kế hoạch thực hiện cho năm 2008. Cùng các biện pháp công ty sẽ quyết tâm đạt được các chỉ tiêu đặt ra.
Biểu 5: Các chỉ tiêu tài chính
Năm 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
KH2007
ƯớcTH
2007
KH2008
Tỷ lệ(%) TH/KH
Tỷ lệ(%)
TH/2006
1
Tổng DT tiêu thụ
190,010
245,000
275,000
128.94
132.04
2
Lãi lỗ phát sinh trước thuế
2,430
3,000
3,200
123,46
188,44
3
Vốn đầu tư của CSH
17,000
17,000
17,000
17,000
17,000
4
Tỉ lệ cổ tức chia
12
12
12
100.00
100.00
5
Các khoản phải nộp NSNN
14,320
18,500
18,500
129.19
133.46
6
Khấu hao
13,000
15,000
15,500
115.38
129.92
7
Tiền lương
10,350
13,000
13,000
125.60
121.76
8
Tài sản CD
95,000
87,000
113,000
91.58
102.18
9
Nợ phải thu
60,000
60,000
62,000
100.00
115.65
10
Nợ phải trả
Trong đó: Nợ dài hạn
160,000
165,000
178,000
1.03
103.03
65,000
65,000
65,000
1.03
102.94
11
Hàng tồn kho
30,000
31,000
34,000
1.31
130.77
Nguồn : Phòng tài chính kế toán
Từ năm 2007 công tác thu hồi công nợ, tạo vòng quay cho vốn lưu động được đặc biệt chú trọng. Công ty đã thành lập ban đòi nợ, bước đầu hoạt động tích cực và có hiệu quả.
Công tác hạch toán kế hoạch định kỳ, phân tích hoạt động đánh giá và tìm ra các nguyên nhân và các giải pháp khắc phục kịp thời là căn cứ cho giám đốc ra các quyết định trong kinh doanh.
Tỷ lệ trích khấu hao tăng qua từng năm, năm 2007 là 15 tỷ đồng / KH 13 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn 17,6% tăng 7% so với năm 2006.
3.4 Đặc điểm về công nghệ sản xuất
Công ty sản xuất các sản phẩm chính là vải mành, vải không dệt và may mặc.Các sản phẩm may, vải mành và vải không dệt của doanh nghiệp được sản xuất theo công nghệ sau:
Sơ đồ 1.1
May (may cổ, tay, thân ghép, hoàn thành sản phẩm)
Nhập kho
Kiểm tra chất lượng
Nguyên liệu (vải chỉ, kéo, khoá)
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may ở Xí nghiệp May Cắt (trải vải, giác mẫu, đính số, cắt)
Là, đóng gói đóng kiện
Sơ đồ 1.2
Quy trình công nghệ sản xuất ở Xí nghiệp Vải không dệt.
Xơ PP, PE
Máy xe
Máy xếp lớp
Máy xuyên kim 1
Đóng gói vải mộc
Máy cuộn cắt
Máy xuyên kim 2
Máy kéo dãn
Máy cán nhiệt định hình
Đóng gói vải thành phẩm
Kiểm vải
Nhập kho
Sơ đồ 1.3
Quy trình công nghệ sản xuất ở Xí nghiệp vải mành
Sợi đơn
Sợi ngang
Máy suốt
Nhập kho
Đóng gói
Nhúng keo
Máy dệt
Sợi dọc
Máy xe lần 2
Máy xe lần 1
Máy đậu
Sợi đơn coton
Toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp đã được cơ giới hóa toàn bộ. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn trên cơ sở tự động hóa bằng máy móc hiện đại mua tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản… Quy trình công nghệ sản xuất ngày càng được hoàn thiện giúp cho chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Trên cơ sở đó công ty đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các công nghệ sản xuất tiên tiến như công nghệ sản xuất vải Cốp xe và vải thảm ô tô đang được nghiên cứu chuẩn bị đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Dự án đầu tư bổ sung thiết bị hiện đại tự động hóa cao ( máy dệt PICANOL và máy xe sợi ALLIMA) cho dây chuyền vải mành đang được khẩn trương đưa vào vận hành.
3.5 Đặc điểm về nguồn cung ứng
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mọi nguồn cung ứng cho doanh nghiệp đều được nhà nước đảm bảo, các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp trong thơi gian đó là: nhà máy dệt Nam Định, công ty cao su Hải Phòng, Cao su Miền Nam…
Nguồn cung ứng của doanh nghiệp bao gồm hai nguồn cơ bản, nguồn trong nước và nước ngoài. Các nguồn cung ứng vật tư cho doanh nghiệp hiện nay ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên phần lớn các công ty trong nước lại không đáp ứng được nhu cầu về mặt tiêu chuẩn kĩ thuật nguyên vật liệu, do đó doanh nghiệp vẫn nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài là chủ yếu. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành của sản phẩm và yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nguồn trong nước cung cấp với số lượng nhỏ, mặt hàng kém tính đồng bộ, chất lượng nguyên vật liệu cung cấp ngày càng được nâng cao, tuy nhiên về số lượng lại không đảm bảo. Các nguồn nước ngoài ngày càng nhiều, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay có rất nhiều nhà cung ứng tìm đến với doanh nghiệp với khả năng phục vụ cao và nhiều ưu ái.
Nguồn trong nước hiện nay của doanh nghiệp bao gồm: Công ty cao su như Công ty Cao su Miền Nam, Cao su Hải Phòng, Cao su Sao Vàng, Cao su Đà Nẵng, Cao su Biên Hoà…
Nguồn cung cấp sợi xơ (Nylon66, PP, PE.., ) và hóa chất chủ yếu là các công ty nước ngoài gồm: công ty Nhật Bản, công ty Hàn Quốc, công ty Trung Quốc…
II. Thực trạng dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. Và sự tác động của nó đến tình hình sản xuất của công ty.
1.Hoạt động xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất và xây dựng kế hoạch mua vật tư của công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội.
1.1 Đặc điểm nhu cầu vật tư kĩ thuật đầu vào cho sản xuất của công ty.
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục và đều đặn doanh nghiệp cần tiến hành mua rất nhiều loại vật tư kỹ thuật khác nhau. Nhu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp có đặc điểm là giá trị lớn do khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Chính vì vậy việc lựa chọn nguồn cung ứng với giá thành thấp là vô cùng qua trọng, góp phần giảm một lượng chi phí đáng kể cho sản xuất. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp hầu như đều nhập khẩu các nguồn nguyên vật liệu chính từ các công ty nước ngoài. Do các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được nguồn nguyên vật liệu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất, mặt khác khối lượng cung ứng của các doanh nghiệp trong nước không lớn. Chính vì thế việc lựa chọn các nhà cung ứng nước ngoài là giải pháp tốt nhất đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp. Do phải nhập khẩu một khối lượng lớn vật tư kỹ thuật ở nước ngoài cho nên giá thành của sản phẩm cao, kém khả năng cạnh tranh. Hiện nay, với tình hình giá cả tăng nhanh của dầu mỏ kéo theo sự tăng giá của tất cả các mặt hàng, việc nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của công ty.
1.2 Các hoạt động xây dựng kế hoạch của công ty cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.
1.2.1 Xây dựng bộ máy đảm bảo cho hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư của doanh nghiệp.
Công việc đảm bảo dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất tại công ty dệt vải Công nghiệp Hà Nội là hoạt động mang ý nghĩa to lớn quyết định đến sự tồn tại và phát t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nộ.DOC