MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 4
1. Khái niệm KCN 4
2. Phân loại KCN: Phân thành ba nhóm 4
3. Tác động của phát triển KCN đến phát triển kinh tế. 7
3.1. Tác động tích cực. 7
3.2. Tác động tiêu cực. 9
4. Sự cần thiết phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 10
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA 12
I. Tiền năng và nguồn lực phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 12
1.Vị trí địa lý. 12
2. Tài nguyên thiên nhiên. 13
2.1. Tài nguyên đất: 13
2.2. Tài nguyên khoáng sản. 13
2.3. Tài nguyên rừng: 14
3. Đặc điểm khí hậu: 14
4. Về đặc điểm thuỷ văn: 15
5.Dân số và lao động: 15
6.Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh: 15
6.1. Kinh tế: 15
6.2. Văn hoá - xã hội: 17
7. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 18
7.1. Những thuận lợi 18
7.2 Khó khăn: 18
II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 19
1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 19
1.1. Sự hình thành KCN Tiên Sơn. 19
1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và giao thông. 19
1.1.2.Cơ sở hạ tầng và dịchvụ KCN. 20
1.2. Sự hình thành KCN Quế Võ. 23
1.2.1. Giới thiệu tổng quan. 23
1.2.1.1. Vị trí và giao thông. 24
1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. 25
1.2.1.3. Hệ thống thông tin liên lạc: 26
1.2.2.Chính sách ưu đãi đầu tư. 26
1.3. Sự hình thành KCN Yên Phong. 27
1.4. Sự hình thành KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn 28
2. Thực trạng hoạt động các khu công nghiệp ở Bắc Ninh hiện nay: 31
2.1. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: 31
2.2. Khả năng thu hút đầu tư trong các Khu công nghiệp: 32
2.3. Thực trạng về lao động KCN : 35
2.3.1. Về cơ cấu lao động: 35
2.3.2. Công tác tuyển và sử dụng lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh. 36
2.4. Thực trạng về giá thuê đất. 39
2.5. Thực trạng môi trường các Khu công nghiệp: 39
2.4.1.Hệ thống xử lý nước thải tập trung: 40
2.4.3. Tính chất nước thải: 41
2.4.4. Nguồn tiếp nhận nước thải: 42
III. Đánh giá sự phát triển của các KCN tỉnh Bắc Ninh: 43
1. Đánh giá tác động các KCN đến nền kinh tế của Bắc Ninh nói chung: 43
1.1 Những tác động tích cực: 43
1.1.1 Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. 43
1.1.2. Tác động đến quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách. 44
1.1.3.Tác động phát triển hệ thống hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ. 44
1.2. Những tác động tiêu cực: 44
1.2.1 Phát triển các KCN dẫn đến hiện tượng di dân tự do. 44
1.2.2. Sự phát triển các KCN dẫn đến ô nhiễm môi trường. 44
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 45
I. Các giải pháp nhằn phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới 45
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN: 45
2. Các giải pháp thu hút đầu tư 45
2.1 Chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào hạ tầng KCN tạo đà tăng tốc phát triển các KCN Bắc Ninh: 45
2.2 Tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư: 47
3.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 49
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư: 49
4.1 Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh 49
4.2 Các giải pháp xúc tiến đầu tư. 51
5. Tạo nguồn lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động: 53
5.1. Công tác đào tạo nguồn lao động: 53
5.1.1. Hệ thống cơ sở dạy nghề trong tỉnh 53
5.1.2. Công tác dạy nghề. 53
5.1.3. Chất lượng dạy nghề: 54
5.1.4. Tính phù hợp với KCN 54
5.2. Phân cấp, phân công loại hình đào tạo 54
5.3. Mô hình đào tạo: thực hiện mô hình Trường - Nhà đầu tư - Nhà nước. 56
5.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động: 56
5.4.1. Nhà ở cho người lao động 56
5.4.2. Nâng cao đời sống cho người lao động. 60
6.Giải pháp về bảo vệ môi trường. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FDI chia theo năm từ 1997 – 2005
Năm
1997-2000
2001
2002
2003
2004
2005
Số dự án
03
01
04
02
16
19
Tổng vốn ĐTĐK
142.498.000
3.000.000
16.352.000
6.778.000
39.609.500
125.210.403
Tổng số 45 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký: 332.447.903 USD
Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2006.
Trong các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh thì các dự án lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong số các nước và vùng lãnh thổ, châu Á đứng đầu chiếm 89,6% về số dự án và 93,6% tổng vốn đầu tư đăng ký (bảng 2):
Dự án chia theo khu vực
Tổng số dự án
Tỷ lệ (%) số dự án
Tổng vốn ĐTĐK
Tỷ lệ % vốn đăng ký
Châu Mỹ
03
6,7%
4.835.500
1,0%
Châu Âu
02
4,3%
18.338.000
6,0%
Châu Á
40
89,0%
309.274.403
93,0%
Tổng số
45
100%
332.447.903
100%
Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2006.
Trong số 45 dự án FDI thu hút đầu tư trong giai đoạn này, có 10 doanh nghiệp liên doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký 133.537.500 USD, chiếm 40,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và 28,6% tổng số dự án. 35 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 186.369.778 USD, chiếm 59,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và 71,4% tổng số dự án. Nhìn một cách tổng thể, thì vốn đầu tư nước ngoài chiếm chủ yếu cả về tỷ trọng và lượng vốn đầu tư; phần vốn góp từ phía Việt Nam chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tính đến cuối năm 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có 23 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể:
Một số chỉ tiêu kết quả khu vực FDI tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng thu
Ngân sách tỉnh
Tỷ đồng
254.788
391.821
455.325
768.772
916.3
Trong đó:
Khu vực ĐTNN
Tr đồng
47.038
47.080
40.330
35.604
35.100
Tổng giá trị XK
1000 USD
38.757
38.895
47.519
64.105
90.0
Trong đó:
Khu vực ĐTNN
1000 USD
81
230
3.002
10.998
32.6
Lao động
khu vực ĐTNN
Lao động
437
631
4.843
4.850
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh
2.3. Thực trạng về lao động KCN :
Với 04 KCN đang vận hành, Bắc Ninh đã thu hút được 227 GCNĐT, trong đó có 102 doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tuyển dụng 14.646 lao động, trong đó: 7.174 lao động địa phương (chiếm 49%), lao động nữ 7.033 (chiếm 48%).
Hiện nay, thu nhập bình quân của người công nhân trong các KCN khoảng 1,1 triệu đồng. Chi phí thực tế bao gồm: tiền thuê nhà 100.000đ, tiền điện nước 50.000đ, tiền BHYT;BHXH 70.000đ, tiền ăn 400.000đ còn lại là các khoản chi tiêu cá nhân và gia đình họ. Như vậy, các khoản chi phí mà người công nhân phải chi nhiều hơn mức thu nhập bình quân.
2.3.1. Về cơ cấu lao động:
Phân tích cơ cấu lao động cho chúng ta thấy:
- Theo ngành nghề: Lao động ngành điện tử là 4.760 chiếm 32,3% tổng số lao động; ngành chế biến nông sản thực phẩm, dệt may là 3.859 chiếm 26,3%; ngành điện, cơ khí là 1.253 chiếm 8,6%; ngành vật liệu xây dựng là 645 chiếm 4,4%; còn lại là các ngành nghề khác. Tỷ lệ lao động trong ngành điện tử là cao nhất, điều này cũng phù hợp với định hướng của tỉnh. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, đất chật, có hệ thống các làng nghề truyền thống năng động tạo nhiều việc làm. Do đó các KCN tập trung chủ yếu thu hút các dự án thâm dụng vốn và công nghệ nên cần tuyển dụng lao động công nghệ hơn là nhiều lao động phổ thông.
- Theo độ tuổi: yêu cầu của phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động chủ yếu trong độ tuổi từ 18¸ 25 chiếm khoảng 70%, độ tuổi 25¸ 30 chiếm khoảng 20%, còn lại lao động trên 30 tuổi là lao động quản lý, yêu cầu phải có kinh nghiệm và thâm niên công tác.
- Theo trình độ: lao động phổ thông tốt nghiệp PTTH trở xuống chiếm khoảng 60%, lao động có tay nghề đào tạo chiếm 30% còn lại lao động quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chất lượng nguồn lao động tại Bắc Ninh đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên dịa bàn: Lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, còn mang nặng phong cách của lao động làng nghề, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chỉ tập trung đào tạo đại trà, chưa tập trung đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp kỹ thuật trở lên còn ít, thiếu lực lượng công nhân lành nghề về điện tử, khuôn mẫu, cơ khí, xây dựng. . . Mặt khác các chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông thừa rất nhiều.
2.3.2. Công tác tuyển và sử dụng lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh.
- Trong tổng số 14.646 lao động tại các KCN, tỷ lệ lao động địa phương là 49%. Mặc dù lao động hàng năm tại các KCN Bắc Ninh tăng nhanh (do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động) nhưng tỷ lệ lao động địa phương đang có xu hướng giảm dần từ 53% năm 2005 xuống 50% năm 2006 và 49% của 6 tháng đầu năm 2007, dự báo sự biến động giảm sẽ gia tăng theo tốc độ phát triển các KCN.
* Lao động địa phương:
- Lao động địa phương Bắc Ninh được các doanh nghiệp đánh giá là thông minh, khéo tay, cần cù, siêng năng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Điển hình là công ty Canon trong ngành điện tử tổng số lao động là 2.383 thì số lao động địa phương chiếm đến 70%.
- Điểm mạnh, yếu của lao động địa phương:
+ Điểm mạnh: Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng nên lao động rất khéo tay, thông minh và tiếp thu kỹ năng lao động mới nhanh; lao động địa phương có thể chấp nhận mức thu nhập thấp do gần nhà không phải chi phí cho các khoản tiền ăn, ở; doanh nghiệp ít phải lo việc bố trí nhà ở cho công nhân, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệm.
+ Điểm yếu: tính kỷ luật của lao động chưa cao, hay tự ý bỏ việc vào các dịp lễ, tết; nguy cơ cao hơn so với lao động ngoại tỉnh về ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, nhiều vụ việc mất cắp, gây rối tại doanh nghiệp hầu hết do lao động địa phương gây ra.
Tuyển dụng lao động tại địa phương về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ lao động địa phương cao hơn so với mức trung bình trong cả nước (49% so với 30% bình quân cả nước) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho các nhân dân địa phương có đất thu hồi làm KCN. Theo khảo sát trung bình thu hồi 01ha đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp sẽ có 13 lao động nông thôn bị mất việc; vậy theo tính toán trên, Bắc Ninh hiện tại với 04 KCN đang vận hành, tổng diện tích đất thu hồi 1513ha (tất cả diện tích đều thu hồi từ đất nông nghiệp) thì phải giải quyết công ăn việc làm cho 1.513 x 13 = 19.669 lao động địa phương. Thực tế tại các KCN mới chỉ tuyển dụng được 7.174 lao động địa phương, tức là 36,5% (7.174/19.669) nhu cầu thực tế của nhân dân tại địa phương.
* Lao động ngoại tỉnh: chiếm tỷ lệ 51%, là lực lượng cần thiết bổ sung phần thiếu về lượng và chất, rất cần nghiên cứu thu hút với tỷ lệ lao động hợp lý để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững KCN.
Đánh giá ưu, nhược điểm của lao động ngoại tỉnh:
- Ưu điểm của lao động ngoại tỉnh: tận dụng được lao động đã qua đào tạo của các trường ngoài tỉnh; bổ sung thâm hụt lao động địa phương; tăng tính cạnh tranh với lao động địa phương đảm bảo doanh nghiệp sản xuất ổn định; tăng dịch vụ cho nhân dân địa phương có đất thu hồi (cho thuê nhà ở, làm quán ăn bình dân, các dịch vụ vui chơi, giải trí).
- Nhược điểm của lao động ngoại tỉnh: kéo theo yêu cầu phát triển hạ tầng xã hội đi theo như nhà ở, dịch vụ, bệnh viện, trường học; hệ quả về an ninh trật tự xã hội; yêu cầu về lương của lao động ngoại tỉnh cao hơn lao động địa phương do họ phải lo nhiều khoản chi phí trực tiếp hơn….
Phát triển KCN phải đi cùng thực hiện chính sách ưu tiên sử dụng lao động địa phuơng gắn với giải quyết việc làm khi thu hồi đất đáp ứng yêu cầu lao động tại chỗ, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tiến kiệm chi phí đầu tư hạ tầng xã hội thì đồng thời cũng phải chú trọng tuyển dụng lao động địa phương khác để đảm bảo phát triển cân đối nhịp nhàng.
Tóm lại quá trình chuyển đổi lao động cần công tác đào tạo theo các cấp độ khác nhau, muốn vậy hệ thống đào tạo phải được củng cố, chương trình phải cải tiến tích ứng với trình độ công nghệ. Người lao động rất muốn vậy, song học nghề gì? học ở đâu? Ai sử dụng? Là những câu hỏi phải được cơ quan nhà nước, các trường đào tạo nghiên cứu và trả lời để định hướng cho lao động.
2.4. Thực trạng về giá thuê đất.
Giá thuê đất được coi là một trong các tiêu chí hàng đầu khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu mặt bằng lớn. Trên thực tế giá thuê đất của các địa phương có sự chênh lệch tương đối lớn.
Nguồn: điều tra của VDF 2005
Từ bảng biểu ta thấy, giá thuê đất trong các KCN Bắc Ninh là tương đối thấp, chỉ có 0,5 USD/m2/năm, trong khi đó giá thuê đất của Hà Nội là 1,5USD/m2/năm, cao gấp 3 lần Bắc Ninh.
2.5. Thực trạng môi trường các Khu công nghiệp:
Hiện tại có 4 Khu công nghiệp đã và đang hoàn thiện và đi vào sản xuất, có 03 KCN được lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn 02 giai đoạn; Khu công nghiệp Quế Võ; Khu công nghiệp Yên Phong.
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dựa trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trước khi dự án đi vào xây dựng tính đến hết tháng 5 năm 2007 có 141 dự án thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có 17 dự án đã xây dựng Trạm xử lý nước thải sản xuất, 62 doanh nghiệp thực hiện Quan trắc môi trường hàng năm.
Bên cạnh những nỗ lực của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Công ty đầu tư hạ tầng thì vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa giải quyết triệt để, cụ thể là ô nhiễm nước thải công nghiệp vẫn diễn ra với nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do cơ bản là các Công ty hạ tầng chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung.
2.4.1.Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Đánh giá chung:
+ Hiện tại có 2 khu công nghiệp đã và đang hoàn thiện và đi vào sản xuất, có 04 Khu công nghiệp được lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn 02 giai đoạn; Khu công nghiệp Quế Võ, Khu công nghiệp Yên Phong. Các Công ty đầu tư phát triển hạ tần thực hiện nghiêm túc các quy định cả pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tốt các hạng mục hệ thống hạ tầng như cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, trồng cây xanh, dải cây xanh cách ly Khu công nghiệp với khu dân cư, thu gom phế thải rắn.
+ Các dự án đang hoạt động tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp mới phải thực hiện xây dựng và lắp đặt các hạng mục xử lý chất thải ( nước thải, khí thải) cục bộ.
+ Các Khu công nghiệp tập trung đều thu nước mưa và nước thải thành 2 hệ thống thoát riêng biệt, nước mưa được thoát ra theo hệ thống mương tiêu thủy lợi còn nước thải được chảy về trạm xử lý nước thải tập trung và hồ điều hòa.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung:
+ Khu công nghiệp Tiên sơn chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải, chỉ có 02 hồ điều hòa tạm vị trí bên cạnh Kênh tiêu 6 xã. Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đã lập dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải công suất ( giai đoạn I) 2.000 m3/ngày đêm với tổng số vốn đầu tư 16.406,88 triệu VNĐ, đã thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến triển khai xây dựng trong quý II năm 2007.
+ Khu công nghiệp Quế Võ chưa có nhiều Doanh nghiệp hoạt động, nhưng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đã và đang xây dựng bể ngầm và thi công Trạm xử lý nước thải, công suất ( giai đoạn I) là 4.800 m3/ngày đêm.
2.4.2. Phương thức quản lý:
stt
Khu công nghiệp
Số cán bộ chuyên trách
Bộ phận phân tích
Phương thức đầu tư
1
Tiên Sơn
8
2
Theo từng giai đoạn
2
Quế Võ
2
-
Theo từng giai đoạn
3
Tân Hồng – Hoàn Sơn
1
-
Hệ thống chung của Tiên Sơn
2.4.3. Tính chất nước thải:
Các Khu công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, do vậy Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã phối hợp với Trạm quan trắc và phân tích mô trường – Sở Tài nguyên và Mô trường Bắc Ninh tiến hành đo đạc, lấy mẫu nước mặt tại các vị trí như : hồ điều hòa, kênh tiêu thủy lợi để phân tích chất lượng nước mặt của Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp Tiên Sơn:
Toàn Khu công nghiệp thức hiện đo và lấy mẫu tại hiện trường 5 mẫu ngày 19.06.2006. ( trong hồ điều hòa, hệ thống kênh Duệ Nam trước và sau khi chảy qua Khu công nghiệp), kết quả phân tích cho thấy:
+ Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại 2 vị trí Cầu Nội Duệ và Kênh Duệ Nam (nơi tiếp nhận nước thải từ Khu công nghiệp Tiên Sơn ) cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942 – chất lượng nước mặt, hàm lượng COD cao hơn từ 2,03 đến 2.34 lần, BOD5 cao hơn 1,16 lần, các kim loại nặng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
+ Kết quả nước thải tại cống thoát nước chung của Khu công nghiệp và 2 hồ điều hòa cho thấy hàm lượng COD vượt 1,04 lần, dầu mỡ khoáng vượt 2,0 lần, sulfua vượt 1,2 lần, coliorm vượt 2,6 lần (so với TCVN 5945 – 1995 cột B).
- Chất lượng nước thải cục bộ của các doanh nghiệp:
+ Tình hình xử lý nước thải nội bộ đạt tiêu chuẩn 18/34 chiếm 53%.
+ Không đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945-1995 chất lượng nước loại B là 16/34 chiếm 47% (thành phần các chất gây ô nhiễm BOD, COD, dầu mỡ, SS, Coliform… vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 3,08 lần).
- Khu công nghiệp Quế Võ: chưa thực hiện quan trắc môi trường năm 2006.
2.4.4. Nguồn tiếp nhận nước thải:
Là hệ thống tiêu, thoát nước mặt kết hợp với nước thải, cụ thể tại các Khu công nghiệp như sau:
+ Khu công nghiệp Tiên Sơn:
Nước thải hiện chảy trực tiếp ra Kênh 6 xã, kênh Duệ Nam, đổ vào hệ thống Kênh Nam chia làm hai hướng một hướng chảy vào sông Tào Khê qua trạm bơn tân Tri vào sông Đuống, một phần chảy dọc Kênh Nam ra sông Tào Khê vào Sông Cỗu qua tram bơm Hiền Lương xã Phù Lương.
Mức độ ô nhiễm tại kênh 6 xã và Kênh Duệ Nam không đảm bảo theo chất lượng nước mặt cho thủy lợi.
+ Khu công nghiệp Quế Võ:
Nước thảI của Khu công nghiệp này thải ra Kênh Kim Đôi 9, chảy vào Kênh Nam ra sông Tào Khê vào sông Cầu qua trạm bơm Hiền xã Phù Lương.
Kênh Kim Đôi 9 đảm bảo thải.
+ Khu công nghiệp Yên Phong:
Nước thải được chảy vào Kênh 286 được bơm cưỡng ra sông Cầu qua trạm bơm Vạn An.
+ Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn:
Nước thải được chảy vào sông Tam Gianh ra ngòi Tào Khê bơm cưỡng bức ra Sông Đuống qua trạm bơm Tân Tri.
Các Khu công nghiệp đang thực hiện: Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh ra sông Cầu; Khu công nghiệp Yên Phong II thoát nước ra Đầm Lâu và sông Cà Lồ; Khu công nghiệp thuận Thành thoát nước ra Kênh Bắc chảy vào sông Đuống; Khu công nghiệp Quế Võ II ra sông Cỗu qua trạm bơm Đức Long.
III. Đánh giá sự phát triển của các KCN tỉnh Bắc Ninh:
1. Đánh giá tác động các KCN đến nền kinh tế của Bắc Ninh nói chung:
1.1 Những tác động tích cực:
1.1.1 Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Phát triển các KCN không những tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong KCN và hình thành mạng lưới dịch vụ phục vụ cho nhu cầu người lao động. Qua đó việc phát triển các KCN sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng dần.
1.1.2. Tác động đến quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách.
Cơ chế quản lý “ một cửa tại chỗ ” về thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh được tiến hành áp dụng rộng rãi và phát huy tác dụng các chính sách thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả khi đã thu hút được hàng loạt các nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…điều đó chứng tỏ các cơ chế chính sách của tỉnh đã thông thoáng và tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư.
1.1.3. Tác động phát triển hệ thống hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ.
Các KCN ra đời và phát triển là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình dịch vụ: Dịch vụ tài chính, dịch vụ xây dựng và cho thuê bất động sản…đặc biệt Bắc ninh sẽ đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như bảo hiểm, y tế, ngân hang, vận tải ,bưu điện,phát triển thị trường chứng khoán.
1.2. Những tác động tiêu cực:
1.2.1 Phát triển các KCN dẫn đến hiện tượng di dân tự do.
Khi các KCN trong địa bàn tỉnh phát triển sẽ thu hút một lượng lớn người lao động đến làm việc. Do vậy ngoài lực lượng lao động địa phương để đáp ứng nhu cầu đó, thì cần có một lượng lao động không nhỏ di cư từ các địa phương khác. Do chế độ làm việc theo ca, giao thông trong khu vực chưa thuận lợi … nên khi mà chưa có đủ điều kiện mua nhà thì họ phải thuê nhà xung quanh các KCN. Sự tập trung dân cư quá cao quanh các KCN đã làm lảy sinh nhiều vấn đề xã hội bất cập: an ninh, ma túy, mại dâm…Bên cạch đó sự di dân ồ ạt ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, sự quá tải về các nhu cầu về y tế, văn hóa, vui chơi giải trí…
1.2.2. Sự phát triển các KCN dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Việc thiếu vốn cộng với việc tiết kiệm chi phí đầu tư, them vào đó là sự quản lý thiếu chặt chẽ, nên ở nhiều nơi, sự phát triển KCN đã ảnh hưởng đến môi trường sống trên diện rộng ở mức đáng báo động. Nhiều KCN xả nước thải trực tiếp vào hệ thống sông làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
I. Các giải pháp nhằn phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN:
+ Quy hoạch chung và Quy hoạch định hướng phải đi trước một bước, theo đó thể hiện rõ ý tưởng phát triển các KCN Bắc Ninh trong tương lai.
+ Quy hoạch chi tiết phải tạo điều kiện để tiếp nhận dòng vốn đầu tư theo hướng tạo lập nghành mũi nhọn và kích thích công nghiệp phụ trợ phát triển.
+ Điều lệ quản lý các KCN phải cụ thể hơn và dẫn dắt các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu Quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết được duyệt.
+ Công tác xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ trong và ngoài hàng rào KCN, phát huy lợi thế riêng biệt từng KCN, tạo mở sự liên kết về không gian kinh tế các tiểu vùng trong Tỉnh.
2. Các giải pháp thu hút đầu tư
2.1 Chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào hạ tầng KCN tạo đà tăng tốc phát triển các KCN Bắc Ninh:
UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore.
Nếu như từ năm 1998-2006 có 04 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, đó là: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong 1, Đại Đồng - Hoàn Sơn. Từ cuối năm 2006 và đặc biệt năm 2007 tình hình đầu tư hạ tầng KCN vào Bắc Ninh rất khởi sắc. UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà đầu tư khác đăng ký đầu tư hạ tầng vào các KCN Bắc Ninh dự kiến phát triển.
Nếu như trước năm 2007 đầu tư hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước thì đến năm 2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hướng vào các nhà đầu tư nước ngoài là những tập đoàn lớn. Điều này mở ra cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các KCN Bắc Ninh.
Năm 2007 Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 05 dự án đầu tư hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.065 tỷ đồng và 80 triệu USD. Đó là: KCN Quế Võ 2 (490 tỷ đồng), KCN Quế Võ mở rộng (583 tỷ đồng), KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (553 tỷ đồng), KCN Thuận Thành 3 (438 tỷ đồng), KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (80 triệu USD).
Công tác quy hoạch các KCN Bắc Ninh luôn được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với tình hình mới. Hiện nay Bắc Ninh đã quy hoạch 17 KCN, đô thị với tổng diện tích hơn 10.000 ha đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Như vậy với việc Việt Nam ra nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tăng nhanh, với vị trí địa lý thuận lợi và chiến lược phát triển đúng đắn cùng với sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh có thể coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015
2.2 Tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư:
Từ ngày 2/8/07 đến ngày 8/8/07, Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh đã dẫn đầu đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, với chương trình công tác được chẩn bị kỹ càng đoàn công tác đã tiếp xúc thành công với gần một nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc. Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về Bắc Ninh. Ngay sau đó, ngày 13/8/07 đến ngày 15/8/07 đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh và đồng chí Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp Bắc Ninh đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Singapore.
luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh Bắc Ninh cũng có rất nhiều khởi sắc, từ cuối năm 2006 đã có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia với tiềm năng tài chính mạnh đến tìm hiểu đầu tư. Hiện nay đã có các tập đoàn lớn quyết định đầu tư tại Bắc Ninh như tập đoàn: IGS của Hàn Quốc, tập đoàn ORIX của Nhật Bản, Tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan, và công ty Liên doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP).
Tiếp sức cho làn sóng đầu tư đó, từ ngày 2/8/07 đến ngày 8/8/07, Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh đã dẫn đầu đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, với chương trình công tác được chẩn bị kỹ càng đoàn công tác đã tiếp xúc thành công với gần một nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc. Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về Bắc Ninh. Ngay sau đó, ngày 13/8/07 đến ngày 15/8/07 đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh và đồng chí Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp Bắc Ninh đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Singapore. Trong chuyến công tác này Thủ Tướng hai nước đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác kinh tế, trong đó có việc triển khai Khu Công Nghiệp và Đô thị VSIP tại Bắc Ninh, với quy mô 700 ha. Đồng thời đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đầu tư của 10 dự án với tổng số vốn đầu tư 185 triệu USD trên diện tích đất 95 ha tại Khu Công Nghiệp VSIP.
Có thể nói đây là sự thành công bước đầu rất quan trọng góp phần đưa Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17.
Vì vậy, các chủ đầu tư cần bám sát vào các nội dung đó trong Quy hoạch chi tiết các Khu Công Nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nếu cần có sự điều chỉnh thì yêu cầu các chủ đầu tư phải tiến hành các trình tự để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc quản lý Quy hoạch được tốt hơn.
Mặt khác, về phía cơ quan quản lý là Phòng Quản lý Quy hoạch của Ban Quản lý cần tăng cường công tác quản lý về Nhà nước trong các Khu Công Nghiệp, đồng thời hoàn thiện nội dung và nhiệm vụ công tác quản lý để đáp ứng với mô hình KCN- Đô thị. Trong thời gian tới, một mặt cần củng cố về tổ chức và cơ cấu lại phòng Quản lý Quy hoạch nhằm đáp ứng với nhiệm vụ mới theo hướng chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ quy hoạch. Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện kịp thời và giải quyết ngay. Có như vậy thì công tác quản lý Quy hoạch mới đáp ứng yêu cầu đề ra.
3.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh.
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư:
4.1 Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh- Thực trạng và giải pháp.docx