Chuyên đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Huế

Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ tín dụng phát triển rất mạnh mẽ của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên khi mà nền kinh tế của nước ta đang trên đường tăng trưởng mạnh, nhu cầu của người dân ngày càng cao thì hình thức này cũng bắt đầu nở rộ tại Việt Nam. Riêng đối với Vietinbank- chi nhánh Huế thì:

- Tỷ lệ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7-8% trong tổng số doanh số cho vay.

- Thị phần tiêu dùng cao, số lượng thẻ ATM là 80000, trong đó hơn 200 Doanh nghiệp trả lương qua thẻ, đối với cán bộ công nhân viên chức chiếm 10000 thẻ.

- Thu nhập thấp nên việc đi vay để mua nhà, otô còn hạn chế.

Hiện nay tại Vietinbank- chi nhánh Huế đang áp dụng các hình thức cho vay tiêu dùng cụ thể là:

* Cho vay mua nhà, đất, xây dựng và sữa chữa nhà ở:

- Cho vay mua nhà, đất ở thuộc dự án.

- Cho vay mua nhà, đất ở khác.

- Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà ở.

* Cho vay mua xe ôtô và động sản khác.

- Cho vay mua xe ôtô/ bất động sản mới.

- Cho vay mua xe ôtô/ bất động sản đã qua sử dụng.

* Cho vay hỗ trợ du học.

- Cho vay hỗ trợ chi phí du học.

- Cho vay chứng minh tài chính.

* Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên.

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín, phát triển mạnh ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy vậy chưa bănhf lòng với kết quả đạt được, Vietinbank Huế luôn cố gắng hoàn thiệ dịch vụ hiệ có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, động thời tạo được sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh theo mô hình trực tuyến- chức năng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động. Sau hơn 22 năm đi vào hoạt động và phát triển, Vietinbank Huế đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với một bộ máy tổ chức gồm nhiều phòng khác nhau. Đây là sơ đồ bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Huế: PGĐ Thuận An PGĐ Duy Tân PGĐ Nguyễn Huệ PGĐ Gia Hội PGĐ Thuận Thành PGĐ Nguyễn Hoàng PGĐ Tây Lộc PGĐ Phú Bài Giám đốc Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phó giám đốc 1 Phòng khách hàng doanh nghiệp Tổ Marketing tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phó giám đốc 2 Phòng kế toán giao dịch Phòng kế toán giao dịch- Thuận An Tổ thông tin điện toán Phòng quản lý rủi ro Phó giám đốc 3 Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng khách hàng cá nhân 7 phòng giao dịch Tổ thẻ Phó GĐ Hương Trà (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHCT- Chi nhánh Huế) Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 2.1.2. Tình hình cơ bản của Vietinbank Huế giai đoạn 2008-2010: 2.1.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng: Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Vietinbank Huế giai đoạn 2008-2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 (+)/(-) % (+)/(-) % A-TÀI SẢN 1.Dự trữ và thanh toán 14.505 15.645 18.774 1.140 7,86 3.129 20,00 2. Đầu tư và cho vay 779.390 1.159715 1.540687 380.325 48,80 380.972 32,85 3. Thanh toán vốn 994.796 803.715 808.681 -191.081 -19,21 4.966 0,62 4. Tài sản có khác 93.108 240.302 261.784 147.194 158,09 21.482 8,94 TỔNG TÀI SẢN 1.881.799 2.219.377 2.629.926 337.578 17,94 410.549 18,50 B-NGUỒN VỐN I- Vốn huy động 1.875.538 1.900.438 2.001.403 24.900 1,33 100.965 5,31 1. Tiền gửi DN 1.236.307 1.179.491 1.075.641 -56.816 -4,60 -103.805 -8,8 2. Tiền gửi tiết kiệm 639.231 720.947 925.762 81.716 12,78 204.815 28,41 II- Các khoản vay 1. Vay NHNN 3.427 95.011 198.421 91.584 2.672,42 103.410 108,84 2. Vay TCTD khác 974 70.072 217.146 69.098 7.094,25 147.074 209,89 III- Thanh toán vốn 706 100.950 162.925 100.244 14.198,9 61.975 61,39 IV-Vốn, quỹ TCTD 334 1.782 2.013 1.448 433,53 231 13 V- Nguồn vốn khác 820 51.124 48.018 50.304 6.134,63 -3.106 -6,08 TỔNG NGUỒN VỐN 1.881.799 2.219.377 2.629.926 337.578 17,94 410.549 18,50 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Sau nhiều năm hoạt động, Vietinbank Huế đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là tình hình tài sản và nguồn vốn cũng tăng trưởng qua các năm (qua số liệu tử bảng 1.1). 2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh: Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vetinbank Huế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 (+)/(-) % (+)/(-) % 1. Tổng huy động 1.875.538 1.900.438 2.001.403 24.900 1,33 100.965 5,31 2. Doanh số cho vay 725.041 883.872 1.077.498 158.831 21,91 193.626 21,91 3. Tổng thu nhập 216.455 221.576 236.446 5.121 2,37 14.870 6,71 4. Tổng chi phí 182.720 165.833 175.378 -16.887 -9,24 9.545 5,76 5. Lợi nhuận 33.735 55.743 61.068 22.008 65,24 5.325 9,55 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Qua bảng 2, ta thấy: * Về tình hình huy động vốn: Tình hình huy động vốn tăng dần từ năm 2008-2010. Cụ thể, năm 2008 là 1.875.538 triệu đồng, năm 2009 là 1.900.438 triệu đồng, tăng 24.900 triệu đồng so với năm 2008, sang năm 2010 là 2.001.403 triệu đồng, tăng 100.965 triệu đồng so với năm 2009. Huy động vốn tăng đều như vậy chứng tỏ chi nhánh rất biết cách giữ vững uy tín cho mình, luôn tạo được lòng tin đối với khách hàng. * Về tình hình cho vay: Doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay là 725.041 triệu đồng, năm 2009 là 883.872 triệu đồng tăng 158.831 triệu đồng tương đương với 21,91% so với năm 2008. năm 2010 là 1.077.498 triệu đồng, tăng 193.626 triệu đồng tương đương với 21,91% so với năm 2009.Đặc biệt tỷ trọng cho vay trong ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng mạnh, tỷ trọng ngành dịch vụ chưa cao, thậm chí trong năm 2010 còn giảm xuống. Nguyên nhân là do trong năm 2010, ảnh hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, từ đó được gia nhập công nghệ và kỹ thuật tiên tiến song dịch vụ chưa được đầu tư và phát triển mạnh nên chưa bắt kịp với thị trường. Đó là xu thế phát triển của nền kinh tế, công nghiệp đang phát triển mạnh thì nhu cầu càng cao. Do vậy, cho vay càng lớn làm cho doanh số cho vay ngày càng tăng. * Về doanh thu: Doanh thu tăng đều qua các năm, năm 2009 đạt 221.576 triệu đồng tăng 5.121 triệu đồng hay tăng 2,37% so với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 14.870 triệu đồng hay tăng 6,71%. Đặc biệt thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trên 80% tổng thu nhập mỗi năm. Năm 2009, nềm kinh tế bắt đầu đi vào ổn định, đồng thời nhà nước có nhiều chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nên lãi thu từ hoạt động cho vay giảm so với năm 2009 song vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhưng năm 2010, tình hình kinh tế lại biến động, lãi suất có nhiều thay đổi và tăng lên, do đó thu từ lãi cũng tăng lên so với năm 2009. * Về chi phí: Tổng chi phí năm 2008 là 182.720 triệu đồng, sang năm 2009 là 165.833 triệu đồng, giảm 16.887 triệu đồng hay giảm 9,24% so với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 9.545 triệu đồng hay tăng 5,76%. Trong đó chi phí chiểm tỷ trọng cao nhất là chi phí huy động vốn.Năm 2009, chi phí huy động giảm so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 chi phí huy động vốn lại tăng lên so với năm 2009 do năm nay Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đều tăng cao, đỉnh điểm lãi suất huy dộng bằng VNĐ lên gần 14%/ năm. Khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí của chi nhánh là chi cho dự phòng, bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng, các khoản chi này tăng liên tục qua các năm do đây là giai đoạn kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn không có hiệu quả nên để đảm bảo an toàn và chủ động trong việc đối phó với những tổn thất có thể xảy ra, Chi nhánh thực hiện chi dự phòng nhiều hơnlàm cho tổng chi phí của Chi nhánh cũng tăng theo. Các khoản chi lhác cũng tăng nhưng không đáng kể. Nhìn chung, qua 3 năm từ 2008 đến 2010, tình hình doanh thu và chi phí của chi nhánh đều có xu hướng gia tăng nhưng lượng tăng của doanh thu cao hơn chi phí làm cho lợi nhuận cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2009 33.735 triệu đồng, tăng 22.008 triệu đồng hay tăng 65,24% so với năm 2008. Năm 2010 là 61.068 triệu đồng tăng 5.325 triệu đồng hay tăng 9,55% so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ Chi nhánh kinh doanh có hiệu quả. Có được thành quả như vậy là trong thời gian qua, chi nhánh đã chú trọng đến công tác trang bị cơ sở vật chất, mua sắm các thiết bị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Áp dụng khoa học công nghệ vào dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là tích cực mở rộng quan hệ với khách hàng tạo được uy tín nên ngày càng nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. 2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của VietinBank Huế 2.2.1. Đối tượng CVTD: Là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khỏe, độ minh mẫn. Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc chứng bệnh tâm thần. Trong đó, thông thường các khoản CVTD đối với cá nhân phải có tài sản bảo đảm mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị của món vay. Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có tài sản bảo đảm thì các cá nhân phải là: - Cán bộ, công nhân viên trong cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang; Cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của nhà nước. - Cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên. 2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng ở VietinBank Huế Quy trình CVTD được thực hiện gồm những bước sau: * Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và CBTD cũng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết. Thông thường đồi với CVTD thì danh mục hồ sơ khách hàng gồm có: - Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên; chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài); Đăng ký kết hôn (nếu người vay có gia đình, nếu đã ly hôn thì phải có quyết định cho phép ly hôn của tòa án) Khách hàng vay cần xuất trình bản chính để CBTD kiểm tra xem xét, sau đó CBTD sẽ lưu bản sao. - Giấy đề nghị vay vốn. - Giấy xác nhận là cán bộ/ nhân viên của cơ quan quản lý lao động (đối với cá nhân vay). - Bảng lương hoặc giấy lĩnh lương của 6 tháng gần nhất/ giấy xác nhận lương. - Bảng sao hợp đồng lao động. - Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ: Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm (có mức lương)/ Xác nhận/ giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng/ thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động/ ngân hàng (trong trường hợp nhận tiền kiều hối); hợp đồng thuê động sản hoặc bất động sản kèm theo giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho thuê; hợp đồng làm ngoài giờ; trường hợp có kinh doanh thêm như mở cửa hàng tạp hóa, nhà thuốc… thì phải trình giấy phép kinh doanh, biên lai thuế 03 tháng gần nhất. - Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ, ví dụ: hợp đồng mua bán, phiếu chào hàng, hồ sơ bản vẽ (đối với xây dựng, sữa chưa nhà…). - Các giấy tờ có liên quan. * Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn: a) Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: CBTD kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng và qua các kênh thông tin. - Kiểm tra hồ sơ khách hàng. - Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. - Kiểm tra mục đích vay vốn. b) Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. c) Kiểm tra, xác minh thông tin. Qúa trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng có thể được thực hiện qua các nguồn tin cậy như: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT; Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) và Phòng thông tin Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng- NHCTVN; Qua các ngân hàng mà trước đây đã/ hiện vay vốn… d) Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. - Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng. - Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng. - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. * Bước 3: Xác định hình thức cho vay. * Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay. * Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình duyệt cho vay. * Bước 6: Tái thẩm định khoản vay. * Bước 7: Trình duyệt khoản vay. * Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ. * Bước 9: Giaỉ ngân * Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay. * Bước 11: Thu nợ lãi và gốc; Xử lý những phát sinh (nếu có). * Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. * Bước 13: Giaỉ chấp tài sản bảo đảm. * Bước 14: Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay. 2.2.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng được áp dụng tại VietinBank Huế: Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ tín dụng phát triển rất mạnh mẽ của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên khi mà nền kinh tế của nước ta đang trên đường tăng trưởng mạnh, nhu cầu của người dân ngày càng cao thì hình thức này cũng bắt đầu nở rộ tại Việt Nam. Riêng đối với Vietinbank- chi nhánh Huế thì: - Tỷ lệ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7-8% trong tổng số doanh số cho vay. - Thị phần tiêu dùng cao, số lượng thẻ ATM là 80000, trong đó hơn 200 Doanh nghiệp trả lương qua thẻ, đối với cán bộ công nhân viên chức chiếm 10000 thẻ. - Thu nhập thấp nên việc đi vay để mua nhà, otô còn hạn chế. Hiện nay tại Vietinbank- chi nhánh Huế đang áp dụng các hình thức cho vay tiêu dùng cụ thể là: * Cho vay mua nhà, đất, xây dựng và sữa chữa nhà ở: - Cho vay mua nhà, đất ở thuộc dự án. - Cho vay mua nhà, đất ở khác. - Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà ở. * Cho vay mua xe ôtô và động sản khác. - Cho vay mua xe ôtô/ bất động sản mới. - Cho vay mua xe ôtô/ bất động sản đã qua sử dụng. * Cho vay hỗ trợ du học. - Cho vay hỗ trợ chi phí du học. - Cho vay chứng minh tài chính. * Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên. 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của VietinBank Huế 2.3.1. Kết quả 2.3.1.1. Quy mô hoạt động CVTD: - NHTMCPCT Việt Nam-chi nhánh Huế là một chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.Vietinbank Huế có quan hệ tín dụng với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng khách hàng chủ yếu, truyền thống của Ngân hàng là các doanh nghiệp, còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. - Trong những năm gần đây, Vietinbank Huế đã có những bước tiến lớn trong việc cung cấp các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó có cho vay tiêu dùng. Nhờ đó, trong thời gian qua tuy có sự cạnh tranh gay gắt quyết liệ của các ngân hàng khác nhưng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đã có sự tăng trưởng rõ rệt. cụ thể là: Bảng 3: Quy mô cho vay và CVTD tại Vietinbank Huế: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 (+)/(-) % (+)/(-) % 1. Tổng doanh số cho vay 725.041 883.872 1.077.498 158.831 21,91 193.626 21,91 2. Doanh số CVTD 32.917 51.441 84.584 18.524 56,27 33.143 64,43 3. Tỷ trọng (%) 4,54 5,82 7,85 1,28 2,03 4. Tổng doanh số thu nợ 504.737 586.188 675.255 81.451 16,14 89.067 15,19 5. Doanh số thu nợ CVTD 21.704 29.309 48.686 7.605 35,04 19.377 66,11 6. Tỷ trọng (%) 4,30 5,00 7,21 0,7 2,21 7. Tổng dư nợ 847.516 1.145.200 1.547.443 297.684 35,12 402.243 35,12 8. Dư nợ CVTD 38.477 66.651 121.474 28.174 73,22 54.823 82,25 9. Tỷ trọng (%) 4,54 5,82 7,85 1,28 2,03 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Nhìn vào bảng số liệu 3: “Quy mô hoạt động cho vay và CVTD tại Vietinbank Huế” ta có thể rút ra một số kết luận như sau: * Nhìn chung trong giai đoạn 2008-2010, hoạt động cho vay và CVTD của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của CVTD luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nói chung. Cụ thể là: - Về doanh số cho vay: + Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay là 725.041 triệu đồng, năm 2009 là 883.872 triệu đồng tăng 158.831 triệu đồng tương đương với 21,91% so với năm 2008. năm 2010 là 1.077.498 triệu đồng, tăng 193.626 triệu đồng tương đương với 21,91% so với năm 2009.Đặc biệt tỷ trọng cho vay trong ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng mạnh, tỷ trọng ngành dịch vụ chưa cao, thậm chí trong năm 2010 còn giảm xuống. Nguyên nhân là do trong năm 2010, ảnh hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, từ đó được gia nhập công nghệ và kỹ thuật tiên tiến song dịch vụ chưa được đầu tư và phát triển mạnh nên chưa bắt kịp với thị trường. Đó là xu thế phát triển của nền kinh tế, công nghiệp đang phát triển mạnh thì nhu cầu càng cao. Do vậy, cho vay càng lớn làm cho doanh số cho vay ngày càng tăng. + Doanh số CVTD năm 2008 đạt 32.917 triệu đồng, sang năm 2009 đã đạt 51.441 triệu đồng (tăng 18.524 triệu đồng hay 56,27%) và đến năm 2010 thi đạt đến con số 84.584 triệu đồng (tăng 33.143 triệu đồng hay 64,43%). - Về doanh số thu nợ: + Ta thấy rằng tổng doanh số thu nợ cũng tăng từ năm 2008 đến 2010. Năm 2008 doanh số thu nợ là 504.737 triệu đồng, năm 2009 là 586.188 triệu đồng tăng 81.451 triệu đồng hay tăng 16,14% so với năm 2008, đến năm 2010 là 675.255 triệu đồng tăng 89.067 triệu đồng hay tăng 15,19% so với năm 2009. Bởi các khoản vay của khách hàng thường là trung và dài hạn nên Ngân hàng khôngthể nâng cao tốc độ thu nợ từ hoạt động cho vay trong năm 2010 như năm 2009 được. + Ngược lại, do các khoản CVTD lại thường là các khoản cho vay ngắn hạn nên hoạt động thu nợ từ hoạt động CVTD của Chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2008, doanh số thu nợ từ hoạt động CVTD là 21.704 triệu đồng, sang năm 2009 đã tăng lên 29.309 triệu đồng, tăng 7.605 triệu đồng hay 35,04% so với năm 2008 và đếnnăm 2010 đã đạt 48.686 triệu đồng, tăng 19.377 triệu đồng hay 66,11% so với năm 2009. - Về Dư nợ: + Ta thấy dư nợ luôn lớn hơn doanh số cho vay. Cụ thể, tổng dư nợ của chi nhánh trong năm 2008 đạt 847.516 triệu đồng trong khi doanh số cho vay chỉ là 725.041 triệu đồng, năm 2009 dư nợ là 1.145.200 triệu đồng tăng 297.684 triệu đồng so với năm 2008, trong khi doanh số cho vay năm 2009 là 883.872 triệu đồng. Và đến năm 2010 dư nợ là 1.547.443 triệu đồng tăng 402.243 triệu đồng so với năm 2009, trong khi doanh số cho vay năm 2010 là 1.007.498 triệu đồng. Điều này cho thấy tuy hoạt động thu nợ trong giai đoạn năm 2008-2010 tăng trưởng qua các năm nhưng do nợ tồn đọng của các năm trước cao làm cho dư nợ tăng cao hơn so với doanh số cho vay. + Năm 2008, dư nợ CVTD tại chi nhánh đạt 38.477 triệu đồng, sang năm 2009 dư nợ CVTD đã đạt 66.651 triệu đồng, tăng 28.174 triệu đồng hay 73,22% so với năm 2008 và đến năm 2010, dư nợ CVTD tăng lên 121.474 triệu đồng tăng 54.823 triệu đồng hay 82,25% so với năm 2009. Dư nợ CVTD trong năm 2010 tăng cao là do Vietinbank Huế đã gia tăng hoạt động CVTD trong năm và đồng thời hoạt động thu nợ CVTD trong năm 2010 lại giảm hơn so với năm 2009. * Tuy hoạt động CVTD của Chi nhánh trong những năm qua luôn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng tỷ trọng CVTD trong Tổng cho vay lại rất nhỏ và mức tăng của tỷ trọng này qua các năm là không cao. Thực tế, việc tỷ trọng CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng cho vay là điều rất dẽ hiểu bởi khách hàng tín dụng chủ yếu, thường xuyên, truyền thống của Chi nhánh là các Doanh nghiệp còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng là không lớn. Tuy nhiên, nếu quan sát vào tốc độ tăng trưởng của Doanh số CVTD; Doanh số thu nợ CVTD và dư nợ CVTD ta thấy Vietinbank cũng đã bắt đầu chú trọng vào mảng tín dụng mới này. Điều đó cho thấy, mảng hoạt động CVTD của Chi nhánh còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. 2.3.1.2. Cơ cấu hoạt động CVTD: 2.3.1.2.1. Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng: Bảng 4: Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 (+)/(-) % (+)/(-) % Tổng dư nợ CVTD 38.477 66.651 121.474 28.174 73,22 54.823 82,25 1. Dư nợ CVTD ngắn hạn 26.934 48.656 97.179 21.722 80,65 48.523 99,73 Tỷ trọng(%) 70 73 80 3 7 2. Dư nợ CVTD trung và dài hạn 11.543 17.995 24.295 6.452 55,90 6.300 35,00 Tỷ trọng (%) 30 27 20 -3 -7 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp). Biểu đồ 1: Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng: * Năm 2008: Năm 2009: Năm 2010: Nhìn vào bảng số liệu 4 và biểu đồ 1: “Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng” ta thấy rằng: Hầu hết các khoản CVTD của Chi nhánh là các khoản cho vay ngắn hạn. Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng qua các năm, cụ thể là: - Năm 2008, Dư nợ CVTD ngắn hạn đạt 26.934 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng CVTD; Năm 2009, dư nợ CVTD ngắn hạn tăng 80,65% so với năm 2008, đạt 48.656 triệu đồng và chiếm 73% trong tổng CVTD. Đến năm 2010, tỷ trọng của Dư nợ CVTD ngắn hạn đã chiếm 80% trong tổng CVTD, đạt 97.179 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 99,73% so với năm 2009. - Dư nợ CVTD trung và dài hạn tuy có tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm mặc dù mức tăng này là không cao. Năm 2008, Dư nợ CVTD trung và dài hạn đạt 11.543 triệu đồng, chiếm 30% trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh, sang năm 2009, tỷ trọng này giảm xuống còn 27% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó đạt 17.995 triệu đồng, tăng 6.452 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010, tỷ trọng này giảm chỉ còn 20% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng thêm 6.300 triệu đồng so với năm 2009, đưa mức dư nợ CVTD trong năm 2010 của chi nhánh đạt mức 24.295 triệu đồng. Cơ cấu CVTD theo thời hạn của chi nhánh theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Điều này giúp cho chi nhánh vừa đảm bảo thu nhập của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn thanh khoản và không bị ứ động vốn. 2.3.1.2.2. Cơ cấu CVTD theo tài sản bảo đảm: Bảng 5: Cơ cấu CVTD theo tài sản bảo đảm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 (+)/(-) % (+)/(-) % Tổng dư nợ CVTD 38.477 66.651 121.474 28.174 73,22 54.823 82,25 1. Dư nợ CVTD có tài sản bảo đảm 21.163 37.991 72.884 16.828 79,52 34.893 91,85 Tỷ trọng (%) 55 57 60 2 3 2. Dư nợ CVTD không có TS bảo đảm 17.314 28.660 48.590 11.346 65,53 19.930 69,54 Tỷ trọng (%) 45 43 40 -2 -3 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp). Biểu đồ 2: Cơ cấu CVTD theo tài sản bảo đảm: * Năm 2008: * Năm 2009: * Năm 2010: Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ CVTD có tài sản bảo đảm của chi nhánh tăng qua các năm và tỷ trọng CVTD không có tài sản bảo đảm giảm đi tương ứng, tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì cả hai loại hình này vẫn tăng cao qua các năm. - CVTD có tài sản bảo đảm: Năm 2008, Dư nợ CVTD có tài sản bảo đảm tại chi nhánh đạt 21.163 triệu đồng chiếm 55% trong tổng dư nợ CVTD, đến năm 2009 đã đạt 37.991 triệu đồng tăng lên 79,52% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng dư nợ CVTD và năm 2010 đạt 72.884 triệu đồng tăng 91,85% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ CVTD. - CVTD không có tài sản bảo đảm: Tuy tỷ trọng dư nợ CVTD không có tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ CVTD giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm. Chẳng hạn: Năm 2008, dư nợ CVTD không có tài sản bảo đảm tại chi nhánh đạt 17.314 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45% tổng dư nợ CVTD tại đơn vị. Sang năm 2009, tuy tỷ trọng này giảm còn 43% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng lên 28.660 triệu đồng, tăng 11.346 triệu đồng tương đương với 65,53% so với năm 2008 và đến năm 2010, tỷ trọng này giảm còn 40% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng thêm 19.930 triệu đồng so với năm 2009 đưa mức dư nợ CVTD không có tài sản bảo đảm tại đơn vị trong năm 2010 lên mức 48.590 triệu đồng. Với cơ cấu CVTD như trên, Dư nợ CVTD có tài sản bảo đảm luôn chiếm trên 55% tổng dư nợ CVTD đã khiến cho cơ cấu CVTD trở nên hợp lý, đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro tín dụng cho các khoản CVTD, đồng thời vấn bảo đảm mức thu nhập của ngân hàng. 2.3.1.2.3. Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD Bảng 6: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD tại Vietinbank Huế. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền 2009/2008(%) Số tiền 2010/2009(%) 1. Tổng dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay 7.200 1.500 -79,17 0 -100 2. Dư nợ quá hạn từ CVTD 50 20 -60 0 -100 Tỷ trọng (%) 0,69 1,33 0 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp). Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Cả dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đều có sự giảm mạnh qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2010, Tổng dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay bằng “0”. Đây là một chỉ số đáng mơ ước của tất cả các ngân hàng. Để làm được điều này, chi nhánh đã làm tốt trong các khâu phân tích và chọn lọc khách hàng để cho vay, hơn nũa công tác thu nợ từ khách hàng cũng được ngân hàng thực hiện rất tốt, điều đó cho thấy chất lượng Cán bộ tin dụng tại đơn vị ngày càng được nâng cao. Từ khi tiến hành nghiệp vụ CVTD đến nay, tại chi nhánh chưa từng xảy ra tình trạng các món vay tiêu dùng bị thất thoát, khách hàng lừa đảo hay Cán bọ tín dụng cấu kết với khách hàng để lừa đảo ngân hàng. Với việc ưu đãi theo hướng gia tăng các khoản CVTD ngắn hạn, các khoản CVTD có tài sản bảo đảm đã tạo ra sự an toàn hơn cho các khoản CVTD tại Vietinbank Huế. 2.3.1.2.4. Lợi nhuận từ hoạt động CVTD: Bảng 7: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền 2009/2008(%) Số tiền 2010/2009(%) 1. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 23.615 40.135 69,96 48.855 21,73 2. Lợi nhuận từ hoạt động CVTD 1.299 2.007 54,50 2.931 46,04 Tỷ trọng (%) 5,5 5,0 6,0 (Nguồn: Phòng khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Huế.doc
Tài liệu liên quan