Chuyên đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.

NỘI DUNG:

* Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1: Khái niệm, đối tượng, đặc điểm và chức năng của CVTD.

1.1.1: Khái niệ CVTD

1.1.2: Đối tượng CVTD

1.1.3: Đặc điểm của CVTD

1.1.4: Vai trò của CVTD

 

1.2: Phân loại CVTD

1.2.1: Căn cứ vào mục đích vay vốn.

1.2.2: Căn cứ theo phương thức hoàn trả

1.2.3: Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

1.2.4: Căn cứ vào phương thức cho vay giữa Ngân hàng &Khách hàng

Vay vốn.

 

1.3: Các nhân tố tác động đến CVTD.

1.3.1: nhóm các nhân tố khách quan

1.3.2: Nhóm các nhân tố chủ quan

 

* Chương 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI SGD1-NHCT VIỆT NAM.

 

2.1: Khái quát về SGD1-NHCT Việt Nam.

2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2: Nghĩa vụ và quyền hạn

2.1.3: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

 

2.2: Thực trạng CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam.

2.2.1: Các hình thức CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN

2.2.2: Đối tượng CVTD

2.2.3: Quy trình CVTD

2.2.4: Các hình thức CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN.

2.2.5: Kết quả hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam.

 

2.3: Đánh giá hoạt động CVTD tại SGD1-NHCTVN.

2.3.1: Những thành tựu đạt được

2.3.2: Những hạn chế còn tồn tại

2.3.3: Nguyên nhân

 

 

* Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CVTD TẠI SGD1-

NHCT VIỆT NAM.

3.1: Xu hướng phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới

 

3.2: Định hướng phát triển CVTD trong thời gian tới

3.2.1: Định hướng phát triển chung của SGD1-NHCTVN.

3.2.2: Định hướng phát triển CVTD của SGD1-NHCTVN

 

3.3: Các giải pháp :

3.3.1: Cần có chính sách cụ thể về CVTD

3.3.2: Hoàn thiện qui trình CVTD

3.3.3:Đa dạng hoá các phương thức CVTD

3.3.4: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

3.3.5: Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng

3.3.6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.3.7: Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ

Ngân hàng.

 

3.4: Các kiến nghị:

3.4.1: Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành

3.4.2: kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.4.3: Kiến nghị với các cấp có liên quan

3.4.4: Kiến nghị với NHCTVN

 

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức và cá nhân mở tài khoản giao dịch . *Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu . Doang số xuất nhập khẩu trong năm 2006 đạt 198 triệu USD ,tăng 5% so với năm 2005.Trong đó L/C nhập đặt 861 món ,tăng 6% về số món. Nhờ thu nhập thông báo 437 món ,tăng 37% về số món và 30% giá trị. Bảo lãnh trong nước phát hành 736 món ,trị giá là 171,4 tỷ đồng ,khách hàng tăng 5,6% về số món và 40% về giá trị. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ khá thuận lợi ,tỷ giá ngoại tệ chỉ tăng 0,95so với năm 2005.Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 453 triệu USD , không tăng so với năm trước do từ tháng 2/2006 NHCT Việt Nam yêu cầu ngừng giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Các hoạt động khác như rải ngân vốn ODA , WB đều thực hiện tốt .Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ được củng cố, chấn chỉnh , đảm bảo kinh doanh an toàn ,có hiệu quả. * Hoạt động dịch vụ và phát triển mạng mới. Trong năm 2006,Sở giao dịch 1 thường xuyên kiểm tra , đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ mới : “ dịch vụ Internet banking” đến nay đã có trên 35 đơn vị cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ này; “cho vay du học” ,chứng minh tài chính được mười món với số tiền là 1,7 tỷ đồng . “Dịch vụ cho thuê két sắt” đã được triển khai trong năm 2006 nhưng chưa có két chuyên dụng .Sở giao dịch 1 đang đề nghị với NHCT Việt Nam nhập két sắt để triển khai phục vụ nhiều đối tượng khách hàng .Sản phẩm thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế vẫn duy trì được tốc độ phát triển. Trong năm 2006 đã lắp đặt thêm 03 máy ATM tại các điểm trung tâm thành phố có nhiều khách quốc tế và đông dân cư để thuận tiện cho khách hàng ,nâng tổng số máy ATM sở đã lắp đặt và quản lý lên 11 máy ,nâng cao số thẻ Sở đã phát hành đến 31/12/2006 là 13.327 thẻ… Kết quả thu phí dịch vụ năm 2006: đạt 14,9 tỷ đồng ,tăng 19,2% so với năm 2005 và xấp xỉ đạt kế hoạch NHCT Việt Nam giao.Việc triển khi các loại hình dịch vụ đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của Sở trong hiện tại và trong tương lai ,phù hợp với xu hướng phát triển của một Ngân hàng thương mại hiện đại. * Công tác tiền tệ kho quỹ. Doanh số thu VND đạt 17.298 tỷ đồng ,tăng 16% so với năm2005; USD đạt 290,3 triệu ,tăng 1% ; EUR đạt 24,3 triệu giảm 26% .Việc thu/chi tiền mặt luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối và tuân thủ chặt chẽ qui trình nghiệp vụ. Mặc dù khối lượng tiền mặt thu/chi lớn song cán bộ Ngân quỹ luôn cố gắng tận thu đến khách hàng ,không kể thời gian làm việc .Tiếp tục duy trì và mở rộng việc thu tiền tại đơn vị ,nhằm tăng tối đa nguồn tiền gửi trên tài khoản thanh toán của ngân hàng. 2.1.4.4: Các hoạt động khác. * Công tác thông tin điện toán. Hoạt động thông tin điện toán trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng trong việc triển khai các phần mềm quản lý, cập nhật các chương trình mới ,xử lý số liệu chính xác ,cung cấp thông tin đầy đủ ,giúp Ban lãnh đạo, nắm được tình hình kinh doanh ,kịp thời điều hành và quản lý nguồn vốn có hiệu quả ,luôn bám sát cơ sở dữ liệu ,theo dõi chặt chẽ các sự cố kỹ thuật để khắc phục kịp thời , đảm bảo đường mạng nội bộ thông suốt ,phục vụ giao dịch trôi chảy . * Công tác tổ chức hành chính. Thực hiện mô hình tổ chức mới của NHCT Việt Nam, trong năm 2006 đã lập phòng quản lý rủi ro và Điểm giao dịch 10, đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng kinh doanh và ổn định tổ chức theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng. Làm tốt công tác đánh giá cán bộ ,bố trí lao động hợp lý .Tiến hành bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại một số trưởng, phó phòng ,tổ trưởng nghiệp vụ có đủ uy tín ,năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ chung.Thực hiện tốt quy chế tuyển dụng theo chỉ tiêu NHCT Việt Nam, đảm bảo chất lượng cán bộ đầu vào. Giải quyết kịp thời mọi chế độ, quyền lợi chính đáng cho người lao động ,tạo điều kiện để các phòng hoàn thành tốt các nghiệp vụ . Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao lý luận chuyên ngành ngoại nggữ ,tin học, kết hợp với khảo sát thực tế các đợt ngắn, dài ngày trong và ngoài nước. Năm 2006, đã cử 38 cán bộ trưởng ,phó phòng đi khảo sát tại nước ngoài , 104 lượt cán bộ tham gia các lớp học nghiệp vụ do NHCT Việt Nam tổ chức, 6 cán bộ đi học cao học và ngoại ngữ chuyên ngành .Nhìn chung công tác tổ chức đã có những bước chuẩn bị tích cực về nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển. * công tác kiểm tra ,kiểm soát . Trong năm 2006, bộ phận kiểm soát trực thuộc Ban kiểm soát NHCT Việt Nam đã tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt nghiệp vụ như tín dụng, kế toán, thanh toán xuất nhập khẩu ,kinh doanh ngoại tệ ,nguồn vốn và an toàn kho quỹ tại Sở giao dịch 1. 2.2: Thực trạng CVTD tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.2.1: Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động CVTD tại Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam. * Bộ luật dân sự số 33/2005/QH ngày 14/06/2005, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước ,Luật đầu tư nước ngoài. * Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004. * Công văn số 34/CV-NHNN 1 và 49/CV-NHNN 1 ngày 07/01/2000 và 13/01/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương ,trợ cấp và các khoản thu nhập khác và văn bản đính chính. * Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo.Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. * Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 01/07/2002 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản nợ vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. * Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 22/04/2004 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. *Căn cứ vào Luật đất đai ,Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai và các văn bản sửa đổi bổ sung. * Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. * Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều cuả Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005. * Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 1325/2005/QĐ-NHNN ngày 28/12/2002. * Công văn số 1192/CV-NHCT 5 ngày 26/04/2001 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ lương ,trợ cấp và các khoản thu nhập khác. * Quy định về cho vay tiêu dùng ban hành theo quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/04/2006 của Hội đồng Quản trị NHCTVN. * Căn cứ vào các văn bản và các tài liệu khác có liên quan. 2.2.2: Đối tượng CVTD . Là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn .Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc chứng bệnh tâm thần .Trong đó, thông thường các khoản CVTD đối với cá nhân phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị của món vay.Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản thì các cá nhân phải là: - Cán bộ ,công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang; Cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước. - Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên. 2.2.3: Quy trình CVTD. Quy trình CVTD được thực hiện gồm những bước sau: * Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn. CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và CBTD cũng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết. Thông thường đối với CVTD thì danh mục hồ sơ khách hàng gồm có: - Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên; chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài ); Đăng kí kết hôn (nếu người vay có gia đình; nếu đã ly hôn thì phải có quyết định cho phép ly hôn của toà án) Khách hàng vay cần xuất trình bản chính để CBTD kiểm tra xem xét, sau đó CBTD sẽ lưu bản sao. -Giấy đề nghị vay vốn. - Giấy xác nhận là cán bộ/ nhân viên của cơ quan quản lý lao động (đối với cá nhân vay) - Bảng lương hoặc giấy lĩnh lương của 06 tháng gần nhất / giấy xác nhận lương. - Bản sao hợp đồng lao động . - Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ : Hợp đồng lao động , quyết định bổ nhiệm (có mức lương ) / Xác nhận / giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng /thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động / ngân hàng( trong trường hợp nhận tiền kiều hối ); hợp đồng thuê động sản hoặc bất động sản kèm theo giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho thuê; hợp đồng làm ngoài giờ; trường hợp có kinh doanh thêm như mở cửa hàng tạp hoá, nhà thuốc …thì phải trình giấy phép kinh doanh, biên lai thuế 03 tháng gần nhất . - Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn ,kế hoạch trả nợ, ví dụ: hợp đồng mua bán; phiếu chào hàng; hồ sơ bản vẽ(đối với xây dựng , sửa chữa nhà…) - Các giấy tờ khác có liên quan. * Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn. a) Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn. CBTD kiểm tra tính đầy đủ ,xác thực ,hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng và qua các kênh thông tin. -Kiểm tra hồ sơ khách hàng. -Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. -Kiểm tra mục đích vay vốn. b) Điểu tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. c) kiểm tra, xác minh thông tin. Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng có thể được thực hiên qua các nguồn tin cậy như: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT.; Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) và Phòng thông tin Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng-NHCTVN.;Qua các ngân hàng mà trước đây đã/ hiện vay vốn… d) Phân tích ,thẩm định khách hàng vay vốn. - Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng -Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng. - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. Việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy trình nhận cầm cố , thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ 03 và Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của NHCTVN. *Bước 3: Xác định hình thức cho vay. *Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn , điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay. * Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình duyệt cho vay. * Bước 6: Tái thẩm định khoản vay. * Bước 7: Trình duyệt khoản vay. * Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn ,hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ. * Bước 9: Giải ngân . *Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay. * Bước 11: Thu nợ lãi và gốc ; Xử lý những phát sinh ( nếu có). *Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. * Bước 13: Giải chấp tài sản bảo đảm. * Bước 14: Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay. 2.2.4: Các hình thức CVTD được áp dụng tại Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam. Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ tín dụng phát triển rất mạnh mẽ của các ngân hàng trên thế giới.Tuy nhiên, hình thức này mới bắt đầu nở rộ tại Việt Nam trong vài năm gần đây, khi mà nền kinh tế của ta đang trên đường tăng trưởng mạnh, nhu cầu của người dân ngày càng cao. Hiện nay tại Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam đang áp dụng những hình thức cho vay tiêu dùng cụ thể là: * Cho vay mua nhà , đất, xây dựng và sửa chữa nhà ở. - Cho vay mua nhà , đất ở thuộc dự án. - Cho vay mua nhà , đát ở khác. - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở. * Cho vay mua xe ôtô và động sản khác. - Cho vay mua xe ôtô / bất động sản mới. - Cho vay mua xe ôtô / bất động sản đã qua sử dụng. * Cho vay hỗ trợ du học. - Cho vay hỗ trợ chi phí du học - Cho vay chứng minh tài chính. * Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên. 2.2.5: Kết quả hoạt động CVTD tại Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam. 2.2.5.1: Quy mô hoạt động CVTD. Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam là một Ngân hàng lớn trên địa bàn Hà Nội .SGD1 có quan hệ tín dụng với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế .Nhưng khách hàng chủ yếu, truyền thống của Ngân hàng là các Doanh nghiệp( bao gồm cả các Doanh nghiệp Quốc doanh và các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh) ; còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong những năm gần đây, SGD1 đã có những bước tiến lớn trong việc cung cấp các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm , trong đó có CVTD .Nhờ đó, trong thời gian qua tuy có sự cạnh tranh gay gắt , quyết liệt của các ngân hàng khác nhưng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đã có sự tăng trưởng liên tục, cụ thể như sau: Bảng 1: Quy mô Cho vay và CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam. Đơn vị: tỷ VND. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Tổng doanh số cho vay 5.193 6.960 34 7380 6 Doanh số CVTD 71 113 59 162 43 Tỷ trọng (%) 1,4 1,6 2,2 Tổng doanh số thu nợ 4.819 6.971 45 7.056 1,2 Doanh số thu nợ CVTD 66 106 61 139 31 Tỷ trọng (%) 1,4 1,5 2 Tổng dư nợ 2.788 2.776 -0,4 3.101 12 Dư nợ CVTD 38 45 18 68 51 Tỷ trọng (%) 1,4 1,6 2,2 (Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD1-NHCTVN giai đoạn 2005-2007) Biểu đồ 1.1. Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng tại SGDI - NHCTVN Tỷ VNĐ Nhìn vào bảng số liệu 1: “Quy mô hoạt động CV và CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam” và biểu đồ 1 biểu diễn : “ Quy mô hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam”. Ta có thể rút ra một số kết luận như sau: * Nhìn chung ,trong 3 năm 2005-2007, hoạt động Cho vay và CVTD của SGD1-NHCT Việt Nam luôn có sự tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng .Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của CVTD luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của hoạt động Cho vay nói chung. Cụ thể là: @ Về doanh số cho vay: +) Tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 5.193 tỷ VND , sang năm 2006 đã đạt 6.960 tỷ VND ( tăng 34%) và đến năm 2007 đã tăng lên 7.380 tỷ VND ( tăng 6% so với năm 2006).Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2007 nhỏ hơn năm 2006 có nhiều lý do, trong đó lý do chính là do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác . +) Doanh số CVTD năm 2005 đạt 71 tỷ VND ,sang năm 2007 đã đạt 113 tỷ VND (tăng 59%) và đến năm 2007 đã lên đến 162 tỷ VND (tăng 43% so với năm 2006). @ Về doanh số thu nợ: Có thể nói SGD1 đã thực hiện rất tốt công tác thu nợ từ khách hàng. +) Tổng doanh số thu nợ năm 2005 chỉ đạt 4.819 tỷ VND, sang năm 2006 đã tăng 45% ,đạt 6.971 tỷ VND nhưng đến năm 2007 Tổng doanh số thu nợ chỉ tăng 1,2% , đạt 7.056 tỷ VND.Bởi các khoản vay của khách hàng thường là trung và dài hạn ,hơn nữa do mức tăng doanh số cho vay năm 2007(tăng 6%) thấp hơn nhiều so với năm 2006( tăng 34% so với năm 2005) nên Ngân hàng không thể nâng cao tốc độ thu nợ từ hoạt động Cho vay trong năm 2007 như trong năm 2006 được. +) Ngược lại ,do các khoản CVTD lại thường là các khoản cho vay ngắn hạn nên hoạt động thu nợ từ hoạt động CVTD của SGD1 đã đạt được sự tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2005, doanh số thu nợ từ hoạt động CVTD là 66 tỷ VND,sang năm 2006 đã tăng lên 106 tỷ VND (tăng 61% so với năm 2005) và đến năm 2007 đã đạt 139 tỷ VND (tăng 31% so với năm 2006) @ Về Dư nợ: +) Tổng dư nợ của SGD1 năm 2005 đạt 2.788 tỷ VND, đến năm 2006, do SGD1 làm tốt công tác Cho vay và thu nợ nên Tổng dư nợ của SGD1 đã giảm còn 2.776 tỷ VND (giảm 0,4% so với năm 2005) .Nhưng đến năm 2007, do SGD1 tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Cho vay nên tổng dư nợ trong năm 2007 đã tăng 12% so với năm 2006, đạt 3.101 tỷ VND. +) Năm 2005,Dư nợ CVTD tại SGD1 đạt 38 tỷ VND,sang năm 2006 dư nợ CVTD đã đạt 45 tỷ VND ( tăng 18% so với năm 2005) và đến năm 2007,Dư nợ CVTD tăng lên 68 tỷ VND (tăng 51% so với năm 2007).Dư nợ CVTD trong năm 2007 tăng cao là do SGD1 đã gia tăng hoạt động CVTD trong năm và đồng thời hoạt động thu nợ CVTD trong năm 2007 lại giảm hơn so với năm 2006. *Tuy hoạt động CVTD của SGD1 trong những năm qua luôn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng tỷ trọng CVTD trong Tổng cho vay lại rất nhỏ và mức tăng của tỷ trọng này qua các năm là không cao. Cụ thể qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thực tế, việc tỷ trọng CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng cho vay là điều rất dễ hiểu bởi khách hàng tín dụng chủ yếu ,thường xuyên , truyền thống của SGD1 là các Doanh nghiệp còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng là không lớn .Tuy nhiên, nếu quan sát vào tốc độ tăng trưởng của Doanh số CVTD ;Doanh số thu nợ CVTD và dư nợ CVTD ta thấy SGD1 cũng đã bắt đầu chú trọng vào mảng tín dụng mới này . Điều đó cho thấy, mảng hoạt động CVTD của SGD1 còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. 2.2.5.2 :Cơ cấu hoạt động CVTD. 2.2.5.2.1: Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng. Bảng 2.1: Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng. Đơn vị :tỷ VND. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Tổng dư nợ CVTD 38 45 18 68 51 1.Dư nợ CVTD ngắn hạn 26,6 32,9 24 54,4 65 Tỷ trọng (%) 70 73 80 2.Dư nợ CVTD trung và dài hạn 11,4 12,1 6 13,6 12 Tỷ trọng (%) 30 27 20 ( Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng Khách hàng cá nhân, SGD1-NHCT giai đoạn 2005-2007). Biểu 2.1: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng tại SGDI - NHCTVN Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhìn vào Bảng số liệu 2 và Biểu đồ 2: “ Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng” ta thấy rằng : Hầu hết các khoản CVTD của SGD1 là các khoản cho vay ngắn hạn .Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng qua các năm , cụ thể là: * Năm 2005, Dư nợ CVTD ngắn hạn đạt 26,6 tỷ VND ,chiếm tỷ trọng 70% trong Tổng CVTD ;Năm 2006, Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng 24% so với năm 2005, đạt 32,9 tỷ đồng và chiếm 73% trong tổng CVTD . Đến năm 2007, tỷ trọng của Dư nợ CVTD ngắn hạn đã chiếm 80% trong tổng CVTD, đạt 54,4 tỷ VND tương ứng với mức tăng là 65% so với năm 2006. * Dư nợ CVTD trung và dài hạn tuy có tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm mặc dù mức tăng này là không cao. Năm 2005, Dư nợ CVTD trung và dài hạn đạt 11,4 tỷ VND chiếm 30% trong tổng dư nợ CVTD của SGD1.sang năm 2006, tỷ trọng này giảm xuống còn 27% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó đạt 12,1 tỷ VND ,tăng 700 triệu VND so với năm 2005 . Đến năm 2007, tỷ trọng này giảm chỉ còn 20% ttrong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng thêm 1,5 tỷ đồng so với năm 2006, đưa mức dư nợ CVTDtrrong năm 2007 của SGD1 đạt mức 13,6 tỷ VND. Cơ cấu CVTD theo thời hạn của SGD1 theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn , giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn . Điều này giúp cho SGD1 vừa đảm bảo thu nhập của ngân hàng ,giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn thanh khoản và không bị ứ đọng vốn. 2.2.5.2.2: Cơ cấu CVTD theo tài sản đảm bảo. Bảng 2.2: Cơ cấu CVTD theo tài sản đảm bảo. Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Tổng dư nợ cho vay 38 45 18 68 51 1.Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo 20,9 25.7 23 40,8 59 Tỷ trọng (%) 55 57 60 2.Dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo 17,1 19,3 13 27,2 41 Tỷ trọng (%) 45 43 40 ( Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân,SGD1-NHCTVN giai đoạn 2005-2007) Biểu đồ 2.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo tài khoản đảm bảo Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhìn chung , tỷ trọng dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo của SGD1 tăng qua các năm và tỷ trọng CVTD không có tài sản đảm bảo giảm đi tương ứng , tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì cả hai loại hình CVTD này vẫn tăng cao qua các năm. * CVTD có tài sản đảm bảo: Năm 2005, Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo tại SGD1 đạt 20,9 tỷ VND chiếm 55% trong tổng dư nợ CVTD , đến năm 2006 đã đạt 25,7 tỷ VND ( tăng lên 23% so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 57% trong tổng dư nợ CVTD và năm 2007 đạt 40,8 tỷ VND ( tăng 59% so với năm 2006), chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ CVTD. * CVTD không có tài sản đảm bảo : Tuy tỷ trọng dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ CVTD giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm. Chẳng hạn: Năm 2005 ,Dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo tại SGD1 đạt 17,1 tỷ VND chiếm tỷ trọng 45% tổng Dư nợ CVTD tại đơn vị. Sang năm 2006, tuy tỷ trọng này giảm còn 43% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng lên 17,1 tỷ VND (tăng 2,2 tỷ VND so với năm 2005) và đến năm 2007, tỷ trọng này giảm còn 40% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng thêm 7,9 tỷ VND so với năm 2006, đưa mức dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo tại đơn vị trong năm 2007 lên mức 27,2 tỷ VND . Với cơ cấu CVTD như trên , Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo luôn chiếm trên 55% Tổng dư nợ CVTD đã khiến cho cơ cấu CVTD trở nên hợp lý , đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro tín dụng cho các khoản CVTD , đồng thời vẫn đảm bảo mức thu nhập của Ngân hàng . 2.2.5.3: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD . Bảng 3: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam. Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Tổng dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay 7.200 1.500 -79 0 -100 Dư nợ quá hạn từ CVTD 50 20 -60 0 -100 Tỷ trọng (%) 0,7 1,3 0 ( Báo cáo tổng hợp của SGD1-NHCTVN giai đoạn 2005-2007) Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng : Cả Dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đều có sự giảm mạnh qua các năm. Đặc biệt , trong năm 2007, Tổng dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay bằng “0” . Đây là một chỉ số đáng mơ ước của tất cả các ngân hàng. Để làm được điều này, SGD1 đã làm tốt trong các khâu phân tích và chọn lọc khách hàng để cho vay, hơn nữa công tác thu nợ từ khách hàng cũng được ngân hàng thực hiện rất tốt, điều đó cho thấy chất lượng CBTD tại đơn vị ngày càng nâng cao .Từ khi tiến hành nghiệp vụ CVTD đến nay, tại SGD1 chưa từng xảy ra tình trạng các món vay tiêu dùng bị thất thoát , khách hàng lừa đảo hay CBTD cấu kết với khách hàng để lừa đảo ngân hàng. Với việc ưu tiên cho hướng gia tăng các khoản CVTD ngắn hạn , các khoản CVTD có tài sản đảm bảo đã tạo ra sự an toàn hơn cho các khoản CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam . 2.2.5.4: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD. Bảng 4: Lợi nhuận từ hoạt động Cho vay và CVTD. Đơn vị: Tỷ VND. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Lợi nhuận từ hoạt động Cho vay. 97 153 58 164 7,2 Lợi nhuận từ hoạt động CVTD 5 7,7 54 9,2 19,5 Tỷ trọng (%) 5,2 5 5,6 (Nguồn : Báo cáokết quả kinh doanh của SGD1-NHCT Việt Nam giai đoạn 2005-2007) Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng lợi nhuận từ họat dộng cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ họat động cho vay. Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu từ hoạt động CVTD chủ yếu là từ lãi của các khoản CVTD. Do lãi suất của các khoản CVTD thường cao hơn lãi suất của các khoản cho vay khác , bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng : Lợi nhuận từ hoạt động CVTD tăng nhanh qua các năm. Năm 2005, Lợi nhuận từ hoạt động CVTD của SGD1 đạt 5 tỷ VND , chiếm 4,1 % trong Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay; Sang năm 2006, Lợi nhuận từ CVTD đã đạt 7,7 tỷ VND,tăng thêm 2,7 tỷ VND so với năm 2005,chiếm 5% trong Tổng lợi nhuận từ hoạt động Cho vay . Đến năm 2007, mức lợi nhuận này tăng thêm 1,5 tỷ VND , đưa mức lợi nhuận này đạt mức 9,2 tỷ VND, chiếm 5,6% Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Ta thấy rằng , với tỷ trọng của Doanh số CVTD trong Tổng doanh số cho vay và tỷ trọng của Doanh số thu nợ CVTD trong tổng Doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay là nhỏ nhưng đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động CVTD vào Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay lại rất đáng kể, điều đó cho thấy mức sinh lợi lớn của các khoản CVTD. Vì vậy,CVTD là một mảng tín dụng đầy tiềm năng và sức hấp dẫn đối với SGD1 nói riêng và các ngân hàng khác nói riêng, để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì SGD1 cần chú trọng hơn nữa đến công tác đầu tư,phát triển hoạt động CVTD tại đơn vị. 2.3: Đánh giá hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam. 2.3.1: Những thành tựu đạt được. Kết quả hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam nhìn chung đã phát triển rất tốt trong giai đoạn 2005-2007, cụ thẩ là: * Quy mô và tốc độ tăng trưởng CVTD tại SGD1 ngày càng tăng cao. Qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan