Chuyên đề Phát triển dịch vụ Logistics ở Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU. 5

Chương 1 Những cơ sở phát triển dịch vụ Logistics ở chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 7

1.1.Lý luận chung về dịch vụ Logistics. 7

1.1.1.Đặc điểm của dịch vụ Logistics. 7

1.1.1.1.Khái niệm về dịch vụ Logistics. 7

1.1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ Logistics. 13

1.1.1.3.Vai trò của dịch vụ Logistics. 15

1.1.2.Phân loại dịch vụ Logistics. 18

1.1.3.Ý nghĩa của dịch vụ Logistics. 20

1.1.3.1. Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp 20

1.1.3.2. Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối 21

1.1.3.3. Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận 21

1.1.3.4. Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. 22

1.1.3.5. Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế 22

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. 23

1.2.1.Điều kiện địa lý 23

1.2.2. Cơ sở hạ tầng 24

1.2.3. Môi trường pháp lý 27

1.2.4. Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam 28

1.2.5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam 30

1.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics 31

1.3.Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trên thế giới. 32

1.4.Khái quát về dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 34

1.4.1.Thực trạng dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 34

1.4.2.Lợi thế và hạn chế của dịch vụ Logistics khi Việt Nam gia nhập WTO. 40

 

Chương 2 Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 43

2.1.Đặc điểm của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 43

2.1.1.Tổng quát về Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 43

2.1.2.Giới thiệu về Chi nhánh Miền Bắc. 47

2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc. 48

2.2.Thực trạng kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 48

2.2.1.Kết quả kinh doanh của Chi nhánh. 48

2.2.2.Thị trường của Chi nhánh. 50

2.2.3.Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh. 50

2.3.Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 52

2.3.1.Các sản phẩm của dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn. 52

2.3.1.1. Dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển. 52

2.3.1.2. Đại lý container, vận tải đa phương thức. 52

2.3.1.3.Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển, hàng không, đường bộ. 53

2.3.2.Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 53

2.3.2.1 Theo tiêu chuẩn về thời gian 54

2.3.2.2 Theo tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá 57

2.3.2.3 Giá thành sản phẩm 58

2.3.2.4 Cách thức phục vụ 59

2.4.Đánh giá dịch vụ Logistics của Chi nhánh trong những năm vừa qua. 60

2.4.1.Ưu điểm. 60

2.4.1.1. Dịch vụ được đánh giá cao so với các doanh nghiệp trong ngành. 60

2.4.1.2.Mở rộng, hợp tác với nước ngoài 60

2.4.1.3.Tổ chức chương trình đào tạo nhân viên logistics chuyên nghiệp 61

2.4.1.4.Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics 61

2.4.2.Nhược điểm. 63

2.4.2.1 Vẫn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống 63

2.4.2.2. Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản 66

2.4.2.3. Hạn chế về áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics 67

2.4.2.4. Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng cho dịch vụ logistics còn yếu 68

2.4.2.5 Hoạt động logistics của chi nhánh mới chỉ bó hẹp trong nước và 1 số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới 70

Chương 3 Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 72

3.1.Định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới. 72

3.2.Một số biện pháp cơ bản phát triển dịch vụ Logistics của Chi nhánh. 72

3.2.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụ mới. 72

3.2.1.1.Dịch vụ vận tải ,giao nhận và phân phối hàng hóa 73

3.2.1.2.Hướng phát triển các dịch vụ khác 77

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp . 78

3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing 79

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics 81

3.2.5. Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 82

3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước. 83

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ Logistics ở Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu - thường vào khoảng 15% - thì kim ngạch logistics sẽ đạt 30 tỉ USD. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt tới 200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Với doanh số lên đến con số tỉ USD, dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta và theo cam kết gia nhập WTO, các công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới. Dịch vụ được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế thương mại này tuy đã xuất hiện nhiều năm tại nước ta nhưng vẫn còn manh mún, phân tán và hoạt động kém hiệu quả. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp trong nước khi hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, song phần lớn đều có quy mô nhỏ, thậm chí có đơn vị chỉ đăng ký từ 300 đến 500 triệu đồng với năm ba nhân viên kể cả người phụ trách, do vậy chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản cho vài khách hàng. Mặt khác, để ký vận đơn vào Mỹ thì phải ký quỹ 150.000 USD, trong khi đó nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần có vốn khoảng 5 tỉ đồng (tương đương trên 30.000 USD). Với quy mô vốn này thì không thể chen chân được vào thị trường logistics thế giới. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Một điểm yếu khác của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp, không chỉ luật pháp Việt Nam mà còn phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế. Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ví dụ khi nhà máy Canon ở Quế Võ, Bắc Ninh chào dịch vụ logistics trọn gói vận chuyển phân phối sản phẩm thì NYK Logistics, LOGITEM, MOL Vietnam, Dragon Logistics đều tham gia đấu thầu. Cuối cùng doanh nghiệp thắng là doanh nghiệp chào giá dưới giá thành ở công đoạn chuyên chở bằng xe tải nặng và lấy giá vận tải biển bù lại. Như vậy, các doanh nghiệp không có tàu biển chắc chắn phải chịu thua độc chiêu này. Việc phát triển dịch vụ logistics của các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có một số yếu kém sau: * Mạng lưới hoạt động chủ yếu bó hẹp ở thị trường nội địa Các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ;… mạng lưới hoạt động của các Cty này chủ yếu là thị trường trong nước và cũng chỉ đáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu thị trường. Và cho đến nay, kể cả các DN lớn của Việt Nam vẫn chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, thậm chí là ở các nước láng giềng như Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc… Chính vì thế, việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi và nhận hàng từ nước ngoài về, các DN giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu thông qua mối quan hệ đại lý với các tập đoàn logistics quốc tế. Điều này sẽ là trở ngại cho việc phát triển logistics của các Cty định hướng kinh doanh dịch vụ logistics toàn cầu. * Chủ yếu cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải truyền thống mà chưa thực sự phát triển dịch vụ logistics Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phối hàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức (hiện đã có Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức)… Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập. Đó là các hoạt động còn mang tính đơn lẻ, chưa đạt mức hoàn thiện mà chỉ dừng lại ở việc thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình logistics. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh không cao. Nhưng dù sao đây cũng chính là cơ sở mở ra khả năng phát triển các Cty giao nhận vận tải Việt Nam thành các Cty logistics. * Khó khăn về nguồn vốn đầu tư để phát triển logistics Phần lớn các Cty giao nhận vận tải Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa với nguồn vốn hạn chế. Trong khi đó, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển logistics, đặc biệt là logistics toàn cầu là phải có tiềm lực tài chính để xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, đầu tư xây dựng mạng lưới… Chính vì thế, đa số các Cty giao nhận vận tải Việt Nam chưa thực sự có tiềm lực để phát triển logistics. * Điều kiện cơ sở vật chất để phát triển logistics còn hạn chế Do tiềm lực tài chính hạn chế, nên hầu hết các Cty giao nhận vận tải Việt Nam không có khả năng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kho tàng bến bãi, phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hiện đại… Hoạt động kho bãi của các Cty giao nhận vận tải Việt Nam còn khá yếu, quy mô kho nhỏ, công nghệ kho lạc hậu và phần lớn chưa có khả năng cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng. Chỉ có một số Cty như M&P International, Vinatrans, ANC… có thể cung cấp thêm các dịch vụ như dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ đóng gói, đóng kiện, đóng pallet… Không những thế, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam cũng chưa có khả năng đầu tư hệ thống phương tiện vận tải hiện đại. Chẳng hạn như, so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đội tàu Việt Nam bị xem là đội “tàu già” (tuổi trung bình là 14,5, cá biệt có những tàu lên tới 65), trọng tải nhỏ, trang thiết bị máy móc trên tàu lạc hậu. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt cũng đang những gặp khó khăn tương tự. * Hệ thống thông tin logistics còn lạc hậu và kém hiệu quả Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của hoạt động logistics. Quản trị logistics bao gồm cả quản trị dòng vật lý lẫn dòng thông tin và nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì chưa phải là hoạt động logistics thực sự. Hiện nay, hầu hết các Cty giao nhận vận tải Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ và rất ít Cty có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình. Hay nói cách khác sự kết nối mạng nội bộ của DN với bên ngoài để cập nhật, khai thác, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của DN chưa thực sự trở thành một nghiệp vụ kinh doanh. * Thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về giao nhận vận tải và logistics Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các Cty của Việt Nam nói chung và các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng. Vì vậy, nguồn nhân lực để phát triển logistics hiện nay còn thiếu và yếu. Theo ứơc tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khỏang 140 ) thì tổng số khỏang 4000 người. Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khỏang 4000-5000 người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đã đạt trình độ đại học và đang được đào tạo hoặc tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên họ vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, lạc hậu, chưa thích ứng kịp điều kiện kinh doanh mới, chưa được trang bị toàn diện kiến thức về logistics cũng như quản trị logistics. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn đã có bằng cấp, nhưng lại chưa được đào tạo chuyên sâu về logistics, tất cả đều phải tự nâng cao trình độ. Đội ngũ lao động trực tiếp trình độ học vấn còn thấp nên họ rất mơ hồ với hoạt động logistics. Công việc của họ đơn thuần chỉ là bốc xếp, kiểm đếm, lái xe, giao nhận hàng hóa… và sử dụng sức người nhiều hơn máy móc. Chính sự yếu kém về nguồn nhân lực như vậy là hạn chế rất lớn tới việc ứng dụng và phát triển công nghệ logistics tại các Cty giao nhận vận tải Việt Nam. 1.4.2.Lợi thế và hạn chế của dịch vụ Logistics khi Việt Nam gia nhập WTO. * Lợi thế . Tuy đã gia nhập WTO được hơn 2 năm, và mặc dù đã có nhiều đại gia trên thế giới trong lĩnh vực này nhảy vào Việt Nam, nhưng theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, sau 4 - 6 năm dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi… mới có thể thiết lập công ty 100% vốn nước ngoài. Do đó còn đủ thời gian để các doanh nghiệp trong nước liên kết giành lại thị phần trong lĩnh vực này. Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Dự báo, đến năm 2010, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU. Con số này đến năm 2020 chắc chắn sẽ lên đến 7,7 triệu TEU. Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều DN nước ngoài từ nơi khác đến VN đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả. *Hạn chế. - Logistics chỉ mới được công nhận là hành vi thương mại trong Luật Thương Mại sửa đổi ngày 1 tháng 1 năm 2006. Nghị định 140 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với doanh nhân kinh doanh dịch vụ Logistics chỉ mới được ban hành ngày 5 tháng 9 năm 2007. Do quá mới nên theo nhiều chuyên gia trong ngành thì các văn bản vẫn còn sơ sài chưa thể hiện hết hành lang pháp lý để logistics thật sự phát triển. Ngay cả việc thi hành luật cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng không được chú trọng bởi hiện có quá nhiều biểu hiện của việc kinh doanh không lành mạnh chưa được xử lý triệt để. - Mặc dù hiện nay chúng ta đã có đủ các hiệp hội như Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội các chủ tàu, Hiệp hội giao nhận kho vận… nhưng nhìn chung các hiệp hội này vẫn mang tính hình thức mà chưa phát huy được vai trò vốn có của mình là điều hành, lãnh đạo tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp thành viên thành một thể thống nhất của hiệp hội. - Cho đến thời điểm hiện nay, Logistics vẫn chưa được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học. Sinh viên các trường Hàng hải, Ngoại thương, Giao thông vận tải chỉ học chừng 20 tiết có liên quan. Với 20 tiết như vậy cho toàn bộ một chuỗi kinh doanh tương đối phức tạp như logistics thì quả là khó khăn quá lớn cho thầy cô truyền đạt đầy đủ lượng kiến thức cho sinh viên. Hơn thế nữa, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này vẫn còn chưa nhiều. Ngay cả số chuyên gia được đào tạo chuyên sâu vẫn còn quá thiếu so với nhu cầu. - Ngoài ra, các yếu tố tiêu cực trong khâu thủ tục hải quan cho hàng hóa như những viên chức hải quan biến chất, hệ thống giao thông đường bộ có quá nhiều trạm thu phí, nhiều chốt chặn của cảnh sát giao thông, cơ sở hạ tầng cảng biển, cảng nội địa chưa đồng bộ, hệ thống đường sắt chưa nhiều, trang thiết bị yếu kém, hệ thống kho bãi nhỏ, quy mô rời rạc, điều kiện an toàn, an ninh vẫn còn thô sơ … Tất cả những điều này góp phần làm cho giá cả hàng hóa đội lên gấp nhiều lần giá thành và làm cho logistics Việt Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh ngay chính trên sân nhà. Chương 2 Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 2.1.Đặc điểm của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 2.1.1.Tổng quát về Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. Công ty CP Hàng hải Sài Gòn Địa chỉ: 422 Nguyễn Tất Thành, P18, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh Điện thọai: (84.8) 826 1627 (6 lines) Fax: (84.8) 940 4300 - 941 0115 - 941 3529 E-mail : shhc@hcm.vnn.vn Website: www.saigonmaritime.vn Công ty cổ phần hàng hải Sài Gòn được thành lập theo quyết định 630/HĐQT ngày 17/12/1998 của Chủ tịch HĐQT Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Tại thời điểm đó, lao động chỉ có 20 người , nợ phải trả lên tới trên 4 tỷ đồng nợ phải thu và không có khả năng thu trên 3,8 tỷ đồng. Với nỗ lực vượt bậc của lãnh đạo cộng với sự hỗ trợ của Tổng Công ty & các doanh nghiệp thành viên, Công ty đã gỡ dần công nợ, cân bằng thu chi, và đến cuối năm 2001 bắt đầu có lãi, tạo được việc làm ổn định cho hơn 70 lao động. Ngày 2 tháng 3 năm 2002 bằng quyết định số 538/QĐ/BGTVT, Bộ Trưởng Bộ GTVT đã chính thức chuyển Công Ty Cổ Phần Hàng Hải Sài Gòn thành công ty cổ phần, theo đó giữ nguyên phần vốn Nhà Nước, huy động thêm vốn đầu tư để phát triển công ty. VINALINES nắm giữ 20%, còn 20% cổ phần còn lại được bán cho các đối tác trong và ngoài nước. Sự vững chắc và lớn mạnh trong cơ cấu vốn là nền tảng chắc chắn cho công ty trong việc quyết định đầu tư vào trong những dự án trung và dài hạn. Gần 9 năm qua, quãng thời gian không dài lắm nhưng Hàng Hải Sài Gòn đã có những bước chuyển đổi lịch sử, từ 15 cán bộ nhân viên, nay đã có hơn 150 người với đủ trình độ từ tiến sỹ, thạc sỹ, thuyền trưởng viễn dương, đến cán bộ nhân viên với chuyên môn nghiệp vụ giỏi, sẵn sàng đương đầu với thử thách và tiến trình hội nhập và đáp ứng nhu cầu phục vụ cao nhất đối với khách hàng. Ngày 15/08/2006, Cty chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Tên cổ phiếu: SHC Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10.000 đồng Khối lượng đăng ký niêm yết : 1.400.000 cổ phiếu Tháng 02/2007, SHC phát hành thêm 1.600.000 cổ phiếu Là một thành viên của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS cũng như Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam VISABA và với một đội ngũ nhân viên có năng lực SMC có khả năng đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi tinh tế nhất của khách hàng. Bằng việc cung cấp dịch vụ vận tải container trên tàu VINALINES, công ty đã nỗ lực trong việc tăng cường giao dịch thương mại giữa miền Nam và Bắc Việt Nam. Để phục vụ được ngày càng nhiều khách hàng, SMC đã cung cấp thêm dịch vụ vận tải “từ kho đến kho” (Door to Door) hoặc “từ cảng đến cảng” (CY/CY) bằng chính đội xe gồm 18 xe chuyên dụng container và gần 60 xe rơ moóc. Với dịch vụ này khách hàng có thể chứa hoặc không chứa hàng hoá trong kho hoặc nhà máy của công ty và chất lượng hàng hoá sẽ được đảm bảo hơn. Vào tháng 09 năm 1999, công ty đã có quyết định mang tính chiến lược đó là việc cung cấp dịch vụ vận tải container bằng sà lan tuyến Hồ Chí Minh- Cần Thơ và Mỹ Thới – Hồ Chí Minh, nhằm thâm nhập, mở rộng thị phần và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Thời gian đầu công ty đưa vào khai thác chỉ có 2 tàu và tần suất mỗi tuần 2 chuyến và sản lượng mỗi tháng vận chuyển chỉ chưa tới 100 teus, đến nay công ty đã đưa vào khai thác 10 tàu trọng tải 26 teus, tần suất mỗi ngày 2 chuyến tuyến Cần Thơ – Hồ Chí Minh , Mỹ Tho – Hồ Chí Minh và ngược lại. Hiện nay sản lượng vận chuyển của công ty tăng lên khoảng 1500 teus mỗi tháng chủ yếu là hàng thủy sản đông lạnh. Năm 2002 có thể xem là năm đánh dấu cho bước phát triển đa dạng hoá dịch vụ của công ty. Bằng việc trang bị một hạm đội tàu kéo và xà lan, công ty đã góp phần thực hiện các kế hoạch dầu khí và khí ga quốc gia, đặc biệt là dự án ống dẫn khí ga Nam Côn Sơn. Bên cạnh đó, công ty cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, marketing và duy trì thành công cho các cảng ở Đồng Nai, Vũng tàu và rất nhiều cảng khác ở Vùng châu thổ sông MêCông. Tháng 6/2002, công ty đã thiết lập chi nhánh Hà Nội, chi nhánh này cùng với chi nhánh ở Hải Phòng sẽ bao quát toàn bộ hoạt động của công ty ở Miền Bắc Việt Nam. Chi nhánh này sẽ cung cấp các dịch vụ như đại lý và môi giới tàu biển, giao nhận và vận chuyển hàng hoá nội địa. Một trong những dịch vụ chính của công ty là đại lý tàu biển, cho thuê và môi giới tàu. Hiện nay, công ty là đại lý cho rất nhiều hãng tàu có tên tuổi trên thế giới. Một dịch vụ khác liên quan đến hàng hải là dịch vụ cung ứng xăng dầu. Hiệu nay công ty là đại lý độc quyền cũng như là đại diện cho Drew Ameroid Singapore, một công ty con của tập đoàn Ashland- tập đoàn xăng dầu hàng đầu thế giới. SMC đã và đang là tổng đại lý cho rất nhiều hiệp hội logistics và giao nhận nội địa. Công ty cũng đã thiết lập một mạng lưới đại lý toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với những dịch vụ nhanh chóng, kinh tế và đáng tin cậy nhất. Bằng nỗ lực đa dạng hoá dịch vụ và giảm chi phí hoạt động, từ tháng 6/2002 công ty đã xây dựng một số trạm ga ở khu vực cảng Hồ Chí Minh để cung cấp nhiên liệu cho đội tàu và xe tải của công ty. Thêm vào đó, công ty cũng đã chú ý đặc biệt tới thị trường xuất khẩu hải sản và công ty đang nghiên cứu tính tiền khả thi cho việc xây dựng nhà máy chế biến hải sản chất lượng cao. Ngoài ra, công ty còn cung cấp một số dịch vụ như cho thuê kho bãi, sửa chữa và bảo trì động cơ, và một số dịch vụ có giá cả cạnh tranh khác. Dịch vụ logistics là 1 trong những dịch vụ quan trọng mà công ty đang tập trung các nguồn lực để cung cấp cho khách hàng. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Hàng Hải Sài Gòn VP.Đại diện An Giang(*) P. Khai thác tàu Chi nhánh Miền Tây(*) P. Tài vụ & Kế toán(*) P. Đại lý giao nhận P. Tổ chức & Tiền lương Chi nhánh Miền Bắc (*) Chi nhánh Hải Phòng (*) P. Hành Chính Quản Trị Phòng Kinh Doanh Ban Kỹ thuật Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Giám Đốc P. Khai Thác Container P. Đại lý tàu biển Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Tàu container Xưởng cơ khí Đội xe container Đội xe container(*) (Nguồn: www.saigonmaritime.vn) 2.1.2.Giới thiệu về Chi nhánh Miền Bắc. *Giám đốc : Nguyễn Văn Trường 090 320 4382 *Phó giám đốc : Vũ Văn Anh 091 330 2592 Chi nhánh Miền Bắc - Cty CP Hàng hải Sài Gòn. P.3B1, 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Tp.Hà Nội Tel: (84.4) 537 5445 - 537 4360 Fax: (84.4) 537 4361 Email: shcmbac@vnn.vn Website: www.saigonmaritime.vn Chi nhánh Miền Bắc được thành lập tháng 6/2002. Chi nhánh này cùng với chi nhánh ở Hải Phòng sẽ bao quát toàn bộ hoạt động của công ty ở Miền Bắc Việt Nam. 2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc. Chi nhánh này sẽ cung cấp các dịch vụ như đại lý và môi giới tàu biển, giao nhận và vận chuyển hàng hoá nội địa. Trực tiếp khai thác đội xe containơ, tầu, xà lan hoạt động tại khu vực. Làm đại lý hàng hải, đại lý giao nhận, vận tải đa phương thức và các dịch vụ hàng hải có liên quan. Tiếp thị và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, dịch vụ nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Khai thác mọi tiềm năng của khu vực kinh tế Miền Bắc để xây dựng và phát triển. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi công ty giao. 2.2.Thực trạng kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 2.2.1.Kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Sau năm 2005 sụt giảm đáng kể do việc tách chi nhánh,những năm gần đây chi nhánh liên tiếp có được sự tăng trưởng đáng kể.Năm 2006,lợi nhuận của chi nhánh tăng hơn 30% ; năm 2007 tăng 2% ; năm 2008 tăng gần 10%. Biểu đồ 1 :Lợi nhuận của Chi nhánh các năm vừa qua (§¬n vÞ :triÖu ®ång) Biểu đồ 2:Lợi nhuận từ dịch vụ xuất nhập của chi nhánh (Đơn vị:triệu đồng) 2.2.2.Thị trường của Chi nhánh. Về cơ cấu thị trường :SHCMB đã triển khai dịch vụ đến rất nhiều tỉnh thành trong cả nước .Tuy nhiên,hiện nay nói tới thị trường chủ yếu của chi nhánh này thì chỉ có TP.HCM,Hải Phòng và Hà Nội.Ba thị trường này thường chiếm trên 80% thu nhập của SHCMB,trong đó chỉ riêng thị trường TP.HCM thường chiếm trên 40%.Thị phần của thị trường Hải Phòng và Hà Nội cũng đang tăng lên đáng kể so với năm 2006. Biểu đồ 3:Cơ cấu thị trường của SHCMB năm 2008 (Đơn vị :%) 2.2.3.Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh. Hiện nay SHCMB khai thác rất nhiều mặt hàng nhập Nam –Bắc như cám Phú Lợi,cám Việt Phương,sơn Joton,sáp Tân Long Viên ,đậu và các mặt hàng xuất Bắc-Nam như đậu,than,gạch Hải Dương,nước khoáng,giấy,bột đá ,bao bì,gang,hóa chất,bánh kẹo…Trong đó nông sản và khoáng sản luôn là những mặt hàng vận chuyển chủ lực của chi nhánh và thu được hiệu quả kinh tế rất cao. Năm 2005 một năm khó khăn của chi nhánh tỷ lệ hàng nông sản và khoáng sản chỉ chiếm 51%.Sau đó SHC Miền Bắc có chiến lược là :hạn chế nhận hàng có lợi nhuận thấp,không thường xuyên ,rủi ro để tập trung phục vụ khách hàng truyền thống,tổ chức nhận các dịch vụ khác như vận chuyển đường bộ,làm forwarder xuất nhập khẩu .Và tỷ lệ hàng nông sản và khoáng sản sau đó đã tăng lên đáng kể :60% năm 2006 , 66% năm 2007 và 69% năm 2008.Xem qua biểu đồ dưới đây ta có thể thấy trong 2 mặt hàng chủ đạo là nông sản và khoáng sản thì nông sản thường chiếm tỉ lệ cao hơn trong các năm trước,riêng 2008 tỉ lệ hàng khoáng sản đã cao hơn nông sản. Biểu đồ 4:Cơ cấu mặt hàng qua các năm. (Đơn vị:%) 2.3.Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 2.3.1.Các sản phẩm của dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn. 2.3.1.1.. Dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển. Các nhiệm vụ chính: - Nhận chỉ định làm đại lý từ chủ tàu/chủ hàng. - Thông báo các bên liên quan về hành trình tàu, thường xuyên cập nhật thông tin về tàu. - Lo thủ tục cho tàu đến:hỗ trợ cho các thuyền trưởng khai báo các lọai giấy tờ, các ban khai, hộ chiếu;hỗ trợ thuyền trưởng các vấn đề phát sinh(mua thực phầm, sữa chữa, khám bệnh, hồi hương thuyền viên...). - Gửi fax đề nghị các bên liên quan làm thủ tục cho tàu và cung cấp các dịch vụ cần thiết(hoa tiêu, tàu lai) để tàu vào cập cầu. - Làm thủ tục nhập với các cơ quan hữu quan, báo cáo tình hình tàu đến cho chủ tàu, theo dõi tình hình tàu khi tàu khi tàu làm hàng tại cảng. - Chuẩn bị chứng từ tàu đi, làm thủ tục cho tàu và cung cấp các dịch vụ cần thiết để tàu rời cảng. - Đến Cảng vụ làm thủ tục tàu xuất. 2.3.1.2. Đại lý container, vận tải đa phương thức. - Khai thác tuyến vận tải hàng hóa container nội địa Bắc Nam. - Chi nhánh nhận tất cả các lọai hàng hóa xếp trong container và đặc biệt có nhận vận chuyển ôtô trên tàu Ro-Ro. - Lịch tàu cố định,hàng hóa chỉ cần được xếp vào container hoặc tập kết tại bãi chậm nhất một ngày trước ngày tàu chạy. - Chi nhánh có thể tổ chức vận chuyển hàng hóa theo phương thức "từ kho đến kho" (Door to Door) hoặc từ cảng đến cảng (CY/CY) theo yêu cầu của Quý khách hàng. 2.3.1.3.Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển, hàng không, đường bộ. - Giao nhận hàng hóa bằng đường biển, đường không. - Nhận làm đại lý giao nhận: cập nhật thông tin về các lô hàng, tình hình xuất nhập khẩu, giá cước, lịch tàu, đảm bảo luôn có giá tốt và lịch tàu ổn định. - Khai thuê hải quan: * Đối với hàng xuất: thay mặt khách hàng đặt chỗ với các hãng tàu, vận chuyển hàng từ kho khách hàng tới cảng xuất, thực hiện làm thủ tục hải quan (đăng ký, kiểm hóa, thanh lý)... * Đối với hàng nhập: nhận chứng từ (B/L, D/O) từ khách hàng và hãng tàu, làm thủ tục (mượn container, đóng phí lưu container...), thực hiện làm thủ tục hải quan (đăng ký, kiểm hóa, thanh lý)... - Cung cấp hóa chất hàng hải (hóa chất tẩy rửa cho máy móc, thiết bị hàng hải). - Ngoài ra, chi nhánh còn nhận làm các thủ tục khai thuê Hải Quan, các lô hàng mậu dịch và phi mậu dịch, hàng lẻ, hàng nguyên container, vận chyển hàng của quý khách hàng đi các tuyến nội dịa, các nước Châu Âu, Châu Á, Mỹ với giá cả hợp lý và dịch vụ tốt nhất.Bên cạnh đó chi nhánh còn cung ứng vật tư cho các lượt tàu nội địa và tàu nước ngòai, cung cấp xăng dầu cho các phương tiện đường bộ và đường thủy.dịch vụ logistic và các dịch vụ khác với giá cạnh tranh. 2.3.2.Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. Với phương châm “ Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ là mục tiêu phấn đấu của Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển dịch vụ Logistics ở Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.DOC
Tài liệu liên quan