Chuyên đề Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP (NHDN) 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp(NHDN) 4

1.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp(NHDN) 4

1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (NHDN) 7

1.1.2 Phân loại dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp(NHDN) 12

1.1.2.1 Dịch vụ tài khoản tiền gửi 12

1.1.2.2 Cho vay doanh nghiệp( tín dụng) 13

1.1.2.3 Bảo lãnh 14

1.1.2.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế 15

1.1.2.5 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 16

1.1.2.6 Dịch vụ thanh toán thẻ 16

1.1.2.7 Dịch vụ cho các doanh nghiệp thuê mua thiết bị 17

1.1.2.8 Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 18

1.1.2.9 Dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp 18

1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 19

1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ NHDN 19

1.2.2. Các công việc về phát triển dịch vụ NHDN 20

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ NHDN 22

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng Thương mại 24

1.2.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHDN đối với các ngân hàng Thương mại 24

1.2.4.2 Các yếu tố khách quan đối với các ngân hàng Thương mại 26

1.3 TÍNH CẤP THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 30

1.3.1 Tính cấp thiết của phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung 30

1.3.1.1 Do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay 30

1.3.1.2 Xu hướng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng TMCP 31

1.3.1.3 Yêu cầu cuả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 31

1.3.2 Tính cấp thiết của phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp 31

1.3.2.1 Sự tăng trưởng nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây 31

1.3.2.2 Lợi nhuận thu được từ dịch vụ NHDN rất cao 32

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CN HOÀNG QUỐC VIỆT 34

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HABUBANK & HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank. 34

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng Habubank 34

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng Habubank 35

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Habubank – Hoàng Quốc Việt 38

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Habubank – Hoàng Quốc Việt 38

2.1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức tại Habubank – Hoàng Quốc Việt 39

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh của Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong những năm gần đây 40

2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 42

2.2.1 Nhân tố chủ quan đối với Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 42

2.2.1.1 Tiềm lực về vốn 42

2.2.1.2 Nguồn nhân lực 45

2.2.1.3 Các chính sách phát triển phù hợp với thời kỳ hội nhập 47

2.2.1.4 Khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường 50

2.2.2 Nhân tố khách quan đối với Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 50

2.2.2.1 Tình trạng khủng hoảng của thị trường tài chính - ngân hàng 50

2.2.2.2 Môi trường pháp lý cho kinh doanh dịch vụ ngân hàng 51

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 53

2.3.1 Thực trạng thực hiện các công việc phát triển dịch vụ NHDN tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 53

2.3.2 Kết quả thực hiện các loại hình dịch vụ NHDN tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt thời gian qua 56

2.3.2.1 Kết quả thực hiện các loại hình dịch vụ NHDN tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian qua 56

2.3.2.2 Cơ cấu các loại hình dịch vụ NHDN tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 56

2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 63

2.3.3.1 Sự gia tăng số lượng dịch vụ 63

2.3.3.2 Sự cải tiến chất lượng dịch vụ 64

2.3.3.3 Sự gia tăng về doanh thu của dịch vụ 66

2.3.3.4 Sự gia tăng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ 66

2.4 ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 67

2.4.1 Những ưu điểm trong phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp 67

2.4.2 Tồn tại trong phát triển dịch vụ NHDN tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 69

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 70

KẾT LUẬN 73

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành ngân hàng đang được thể hiện rõ trong năm nay, chính vì thế các ngân hàng không thể không chú trọng phát triển dịch vụ để thu hút khách hàng về với mình. 1.3.1.3 Yêu cầu cuả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập kinh tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đang đứng trước những cuộc cạnh tranh quyết liệt. Với ngành ngân hàng tài chính, cuộc cạnh tranh đó càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, khi mà sự xuất hiện của không ít những ngân hàng nước ngoài với sức mạnh tài chính, lẫn sức mạnh về con người ồ ạt gia nhập vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần cung ứng những dịch vụ mang tính hiện đại, tiên tiến phù hợp với kinh tế hội nhập để không mất thị phần trong tay các ngân hàng nước ngoài. 1.3.2 Tính cấp thiết của phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp 1.3.2.1 Sự tăng trưởng nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây Các doanh nghiệp, các công ty TNHH đang mọc lên như nấm trong những năm gần đây tại Việt Nam. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… là những khách hàng tiềm năng nhất mà ngân hàng có thể có. Chính vì thể không thể không có một chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng chỉ dành phục vụ riêng cho doanh nghiệp nhằm thu được lợi nhuận tại mỗi một ngân hàng TMCP. - Quy mô của các doanh nghiệp tại Việt Nam: theo thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư, trong năm 2008 có 9.576 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp với số vốn đăng ký 44.063 nghìn tỷ đồng. Tuy giảm 7% về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 20% về số vốn đăng ký. Chứng tỏ lượng doanh nghiệp có tiềm năng kinh tế vẫn đang còn rất nhiều, vì thế đây là cơ hội để ngân hàng mở rộng phạm vi phục vụ, nâng cao số lượng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp đến với khách hàng. - Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân..nhưng loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì ưu thế vượt trội về quyền quản lý, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp này rộng và ưu đãi hơn với các doanh nghiệp khác nên đây là một nguồn khách hàng tiềm năng. 1.3.2.2 Lợi nhuận thu được từ dịch vụ NHDN rất cao Bất cứ một doanh nghiệp nhà nước hay một công ty cổ phần nào cũng mong muốn cho doanh nghiệp mình đứng vững trong mọi tình trạng kinh tế. Muốn đạt được những mục đích đó, ngân hàng Thương mại cần phải hết sức quan tâm đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp nói riêng. Sự phát triển dịch vụ nhằm giúp ngân hàng củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng không chỉ trong nước mà còn muốn vươn ra xa trên thế giới nữa. Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chỉ là một trong những chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Với xu hướng hội nhập, với khát vọng bay cao Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để đạt được kết quả cuối cùng. Và cùng với điều kiện về kinh tế, về nguồn lực con người trẻ trung đầy nhiệt huyết, sáng tạo chúng ta chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đáp ứng được những yêu cầu chung của thế giới về cung ứng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vào một ngày không xa. Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Đồng thời phân loại một cách rõ ràng các loại hình dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện đang được các ngân hàng Thương mại cung ứng trên thị trường tài chính. Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này được thể hiện rõ nét dựa trên các tiêu chí nào hay các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp đều đã được làm rõ ở chương đầu tiên này. Dựa trên những tiêu chí ở chương 1, chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank – chi nhánh Hoàng Quốc Việt. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CN HOÀNG QUỐC VIỆT Nếu như ở chương 1, các loại hình dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là tổng quan chung của tất cả các ngân hàng TMCP thì trong chương 2 này chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện có tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Kết cấu của chương này gồm: Quá trình hình thành và phát triển của Habubank nói chung và của Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng. Những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian qua. Cuối cùng là những đánh giá và nhận xét về ưu điểm và tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HABUBANK & HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank. 2.1.1.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng Habubank Tên doanh nghiệp : Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội Loại hình doanh nghiệp : Ngân Hàng Lĩnh vực hoạt động : Tài Chính - Bảo Hiểm - Đầu Tư Địa chỉ : B7 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : 84-4-38460135 Fax : 84-4-38235693 Địa chỉ trên MaroStores : Website : Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam cho phép ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối , thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và các tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 9 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là Ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. 2.1.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng Habubank Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, Habubank đã vượt qua nhiều thử thách và đến nay được đánh giá là một ngân hàng phát triển bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả. Đến tháng 9/2007, Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt 18.500 tỷ đồng và tăng trưởng liên tục 5 năm liền từ 38 đến 110%/năm. Nếu như năm 2005 Habubank nộp vào ngân sách nhà nước 25,2 tỷ đồng, thì năm 2006 đã tăng tới 58 tỷ và 9 tháng đầu năm 2007 đã tạm nộp 42 tỷ đồng. Đến nay toàn ngân hàng có 26 chi nhánh và phòng giao dịch, tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Tây, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, phục vụ cho hơn 110.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng chuẩn bị khai trương thêm 4 chi nhánh mới tại Hà Nội, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc. Trong hoạt động kinh doanh của mình, Habubank luôn chú trọng nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ và hiệu quả hoạt động.Từ số vốn ban đầu là 5 tỷ đồng, đến nay, Habubank đã đạt mức vốn 1400 tỷ đồng và đến cuối 2008 sẽ tăng ít nhất thành 2800 tỷ đồng. Với thặng dư vốn trên 1200 tỷ đồng, Habubank được đánh giá là một trong những ngân hàng có cơ cấu tài chính tốt nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng trưởng đều qua các năm nhất là trong các chỉ tiêu. Riêng 9 tháng đầu năm 2007, Thu nhập trước thuế của ngân hàng đã đạt 360 tỷ đồng bằng 145% so với cả năm 2006. Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ của toàn ngân hàng tăng trưởng bình quân từ 40 - xấp xỉ 80%/năm. Habubank luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc hoàn thiện quy trình, quy chế hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Có gắng duy trì tỷ nợ quá hạn ở mức dưới 2% tổng dư nợ và thực hiện trích đủ dự phòng để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Về huy động vốn, với chính sách lãi suất linh hoạt, các sản phẩm huy động đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng đã giúp Habubank duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Tổng huy động của ngân hàng đạt 15.500 tỷ đồng. Về phát triển sản phẩm dịch vụ , bên cạnh các dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo lãnh…năm 2006 Habubank đã thành lập công ty chứng khoán HBBS để cung cấp một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Với gần 2 năm hoạt động, HBBS kinh doanh liên tục có lãi và được đánh giá là 1 trong những công ty dẫn đầu thị trường về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đức DeutscheBank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài và Habubank hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 1.260 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng, tương ứng tổng vốn cổ đông đạt 2.710 tỷ đồng. Với kết quả này, Habubank hiện là một trong những ngân hàng có tỷ lệ quỹ tích lũy trên vốn và tài sản cao nhất trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam hiện nay.Dự kiến, Habubank sẽ tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007. Đây sẽ là điều kiện để Habubank tăng cường năng lực năng lực tài chính và mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Theo Tổng giám đốc Habubank, bà Bùi Thị Mai cho biết, tổng kết quý III, năm 2007 lợi nhuận trước thuế của Habubank đạt 360 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch năm 2007 và bằng 145% cả năm 2006, tổng tài sản đạt 18.497 tỷ đồng, tăng 58%, dư nợ đạt 8.142 tỷ đồng, tăng 36% so với cuối năm 2006. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 2% tổng dư nợ và ngân hàng đã trích dự phòng được 115 tỷ đồng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được ổn định, an toàn và hiệu quả cao. Qua 18 năm phát triển, Habubank luôn được đánh giá là một trong những Ngân hàng có hoạt động ổn định - an toàn - hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của ngành ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh tế đất nước. Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, Habubank đang chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng tự động, phát hành thẻ thanh toán, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tự động như: SMS banking, email banking, phone banking, kết hợp với các công ty bảo hiểm uy tín trong và ngoài nước để giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm bancassurance. Trong những năm qua, Habubank luôn là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý. Ngay từ 2002, Habubank đã đầu tư phần mềm, thực hiện quản lý tập trung và nối mạng online toàn hệ thống. Đến 2006, Habubank đã triển khai dự án đầu tư công nghệ thay thế phần mềm mới để nâng cao năng lực quản lý theo các chuẩn mực quốc tế và hỗ trợ phát triển sản phẩm mới. Habubank luôn tập trung vào xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ theo phương châm không chỉ đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất sức lao động của nhân viên mà còn luôn đảm bảo tính cạnh tranh và tính linh hoạt của chính sách đãi ngộ đối với từng lớp nhân viên tại Habuhank, do đó Habubank là 1 ngân hàng có tỷ lệ giữ gìn nhân viên cao của hệ thống. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, phát huy tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, Habubank luôn đi đầu trong các phong trào xã hội như, tặng học bổng, tặng sổ tiết kiện ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ em, người tàn tật, sinh viên nghèo vượt khó, đồng bào các vùng bị thiên tai. Ông Nguyễn Văn Bảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Habubank cho biết: Với phương châm hoạt động kinh doanh cụ thể của Habubank là “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank xác định rõ trách nhiệm của mình là tạo dựng giá trị để tích lũy niềm tin từ các nhà đầu tư, từ các cổ đông, các khách hàng, những người luôn chia sẻ ủng hộ và đồng hành cùng Habubank trong suốt thời gian qua. 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Habubank – Hoàng Quốc Việt 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Habubank – Hoàng Quốc Việt Căn cứ vào quyết định số104/QD-NH ngày 6/6/1992 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, vào ngày 18/09/2003 Chi nhánh Hoàng Quốc Việt của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chính thức được thành lập, trên cơ sở Phòng giao dịch số 2 của Ngân hàng( thành lập năm 1996). Là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Hoàng Quốc Việt đã góp phần làm tăng con số lợi nhuận của toàn hệ thống Habubank thông qua những thành tích đạt được trong thời gian hoạt động. Tuy chỉ mới được thành lập cách đây 6 năm, nhưng Habubank – Hoàng Quốc Việt đã đạt được những thành tích xuất sắc trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng cho toàn bộ khối khách hàng. Những thành tích đáng khích lệ đó được thể hiện rõ nét nhất thông qua các bằng khen, các huân chương do chính các Tổng giám đốc Bùi Thị Mai trao tặng. Tháng 12/2007, Hoàng Quốc Việt được nhận bằng khen của hội sở về thành tích cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. Đồng thời Hoàng Quốc Việt còn được công nhận là chi nhánh tiên phong, chi nhánh có chất lượng dịch vụ hàng đầu trong toàn hệ thống Habubank. Bên cạnh đó Hoàng Quốc Việt còn được lựa chọn là một trong những chi nhánh giải ngân cho dự án với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của dự án hỗ trợ cho các hộ kinh doanh ở thị trường nông thôn Việt Nam. 2.1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức tại Habubank – Hoàng Quốc Việt Cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống, CN Hoàng Quốc Việt có mô hình tổ chức theo chức năng như sau: Ban điều hành gồm có 1 GĐ chi nhánh, 1 PGĐ chi nhánh Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động tại Habubank – Hoàng Quốc Việt. Phó giám đốc là thành viên của ban điều hành chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Phó giám đốc có nhiệm vụ đốc thúc các phòng ban hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng chỉ tiêu ngân hàng đề ra, đồng thời Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc giúp Giám đốc quản lý chi nhánh được hiệu quả hơn nữa. Các phòng ban gồm: Phòng phát triển kinh doanh: phòng phát triển kinh doanh có chức năng tham mưu cho Ban điều hành trong việc đề ra những chính sách, giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động, nâng cao sức mạnh tài chính và sức mạnh cạnh tranh của Habubank trong khối tài chính ngân hàng. Đồng thời phòng phát triển kinh doanh còn có nhiệm vụ phối hợp các phòng ban chức năng với nhau tạo ra sức mạnh tập thể nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách kinh doanh nhằm cải thiện hoặc phát triển một sản phẩm mới. Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng là đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt, giúp dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho Habubank – chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Phòng tín dụng: bộ phận tín dụng trong ngân hàng Habubank – chi nhánh Hoàng Quốc Việt có chức năng nhiệm vụ tìm hiểu khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng với những mục đích khác nhau, và cần đảm bảo được nguồn lãi thu được từ lãi suất ngân hàng là ổn định và khách hàng có khả năng thanh toán khoản vay cho ngân hàng trong thời gian 2 bên thỏa thuận. Phòng kế toán: các nhân viên kế toán có nhiệm vụ tổng hợp các khoản phí và các khoản thu hàng tháng, hàng quý và hàng năm cho Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, từ đó đua ra những nhận xét về hoạt động kinh doanh chi nhánh để tổng hợp và báo cáo cho Ban điều hành. 2.1.2.3 Kết quả kinh doanh của Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong những năm gần đây Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính đươc 6 năm, Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đạt được những con số ấn tượng, tạo ra một vị thế mạnh mẽ cho chi nhánh mình so với các chi nhánh khác trong hệ thống Habubank. Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ (2006 – 2008) (Đơn vị: VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1 Thu nhập lãi và các khoản thu tương tự 144.389.674.258 66.683.262.725 20.058.125.393 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 107.293.426.928 47.222.146.814 12.169.654.358 3 Thu nhập lãi thuần 37.096.247.330 19.461.115.911 7.888.471.040 4 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 6.764.267.560 6.506.640.957 4.694.504.031 5 Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 54.591.603 83.489.858 45.657.802 6 Lãi/lỗ thuần từ các hoạt động khác 6.733.249 2.290.581.849 1.886.100.245 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 36.012.162.515 22.488.701.450 15.998.067.773 8 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.581.801.104 1.962.270.575 1.243.708.664 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 33.430.361.411 20.526.430.875 14.754.359.110 10 Chi phí thuế TNDN 529.500.000 391.000.000 268.261.074 11 Lợi nhuận sau thuế 32.900.861.411 20.135.430.875 14.486.098.040 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh HQV năm 2006 – 2008) Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đang trên đà phát triển. Tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng lên nhiều so với năm 2007 khoảng 10 tỷ đồng, gần gấp đôi so với số lượng gia tăng từ năm 2006 đến năm 2007. Yếu tố cấu thành nên kết quả đó phải được kể đến là doanh thu từ các khoản thu nhập lãi và thu nhập tương tự. Con số thu nhập lãi và các khoản tương tự tăng vọt từ các năm 2006 đến 2008, doanh thu thuần từ thu nhập lãi và các khoản thu tương tự năm 2008 tăng gấp 2 lần năm 2007 và tăng gấp 5 lần năm 2006. Chứng tỏ đây là nguồn thu chủ yếu của Hoàng Quốc Việt trong những năm qua. Bên cạnh đó, doanh thu từ dịch vụ cũng chiếm một tỷ trọng đáng kế, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ chiếm 20% so với tống doanh thu của Chi nhánh trong năm 2008, và chiếm xấp xỉ 33% trong năm 2007. Như vậy năm 2007 vẫn là năm có chất lượng dịch vụ cung ứng tốt nhất, thu hút được đông đảo các doanh nghiệp có tiềm năng kinh tế tham gia sử dụng. 2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 2.2.1 Nhân tố chủ quan đối với Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 2.2.1.1 Tiềm lực về vốn Khi nói đến tiềm lực về vốn cần phân tích được nó theo các chỉ tiêu sau: Độ an toàn vốn (CAR): Độ an toàn vốn hay còn được gọi là hệ số an toàn vốn, nó được xác định bởi công thức: CAR = Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro CAR là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành… Nó cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các ngân hàng thương mại nói chung và Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động theo định hướng quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ. Chỉ số an toàn vốn của Habubank và Habubank Hoàng Quốc Việt là 14% - nó được đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính tại một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam. Và cũng vượt qua con số 13,1%- CAR bình quân của các ngân hàng thương mại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và 12,3% - CAR bình quân của các ngân hàng thương mại trong khu vực Đông Á. Như vậy có thể thấy được rằng chỉ số an toàn vốn của Habubank – Hoàng Quốc Việt đã đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn cung ứng, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp nói riêng. Khả năng thanh khoản: khả năng thanh khoản của một ngân hàng nghĩa là ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu rút tiền bất cứ khi nào của người gửi hoặc là khả năng cung ứng được tất cả cá khoản vay tín dụng hay vay tiền mặt cho người đi vay. và nó được tính theo công thức: Khả năng thanh khoản = Tổng tài sản có đến hạn/ tổng tài sản nợ đến hạn Tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt hiện nay, đối với thời hạn thanh toán trong vòng 1 tuần thì tỷ lệ này là 2,1 lần, và đối với thanh toán trong vòng 1 tháng là 0,8. Cao hơn so với mức thanh khoản trung bình của các ngân hàng trong hệ thống. Khả năng thanh khoản của ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Vì thế, bất cứ ngân hàng nào có khả năng thanh khoản cao trong thời gian hiện nay sẽ có được thế mạnh trong việc duy trì và phát triển vị thế của mình. So với các ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt có được tỷ lệ thanh khoản nằm ở mức khá cao, giúp cho chi nhánh có thể thanh toán nhanh chóng các tài khoản tiền gửi đến hạn cho khách hàng, và cũng nhanh chóng thực hiện các hợp đồng cho vay giải quyết được phần nào tính cấp thiết trong vấn đế vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đó là một trong những nhân tố tác động tích cực đến hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại đây. Khả năng sinh lời: là chỉ số phản ánh chất lượng kinh doanh của các ngân hàng, nó là tỷ lệ giữa tài sản sinh lời và tổng tài sản của ngân hàng. Khả năng sinh lời được phản ánh ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh của Hoàng Quốc Việt. Chất lượng tài sản hiện có: tài sản được cấu thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, chính vì thế mà chất lượng của nó nằm ngay trong cách sử dụng hợp lý vốn vay và vốn chủ sở hữu. Theo báo cáo kiểm toán, tổng vốn vay của Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2008 là 20.613.956 triệu đồng, còn tổng vốn chủ sở hữu là 2.992.761 triệu đồng. Vậy tổng vốn vay lớn gấp gần 7 lần tổng vốn chủ sở hữu. Muốn đạt hiệu quả, chi nhánh cần chuyển tiền gửi doanh nghiệp này sang tiền cho vay doanh nghiệp khác, để từ đó thu lợi và nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Nghĩa là Hoàng Quốc Việt cần xác định được đâu là cách phân bổ dịch vụ hợp lý nhất, cần nâng cao dịch vụ nào, cần kết hợp dịch vụ nào với dịch vụ nào nhằm kinh doanh ngân hàng hiệu quả nhất. Uy tín của Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong mắt khách hàng Đối với bất kỳ một ngân hàng hay một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều mong muốn hình ảnh của mình luôn hiện hữu trong lòng khách hàng, tạo ra uy tín và lợi nhuận cho công ty. Chi nhánh Habubank – Hoàng Quốc Việt đã nỗ lực hết mình để có thể đem đến cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt nhất và hiện đại nhất. Hệ thống phân phối: CN Hoàng Quốc Việt không những cung cấp dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong địa bàn Hà Nội mà còn ở các khu vực lân cận khác, như Thái Nguyên, Bắc Ninh…Mạng lưới phân phối sâu rộng chứng tỏ được năng lực kinh doanh dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp của CN Hoàng Quốc Việt. mặc dù số lượng khách hàng doanh nghiệp ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa phải là nhiều nhưng như thế cũng đã khẳng định rằng CN đang muốn vươn xa hơn nữa trong việc xây dựng hệ thống phân phối dịch vụ của mình, nhằm tăng thêm cơ hội kinh doanh, tạo ra những khách hàng lớn mạnh và tiềm năng. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng Cạnh tranh với các Chi nhánh khác trong Habubank Hoàng Quốc Việt hiện đang là chi nhánh tiên phong trong hệ thống ngân hàng Habubank. Tổng doanh thu sau thuế của chi nhánh năm 2008 đạt 32.900 tỷ đồng gần bằng 1/10 so với tổng doanh thu của toàn hệ thống ngân hàng Habubank. Mặc dù hiện tại Habubank có tất cả 35 chi nhánh và phòng giao dịch khác, nhưng doanh thu của chi nhánh chiếm gần 10% tổng doanh thu cả ngân hàng đã thể hiện khả năng cạnh tranh vững mạnh của chi nhánh trong hệ thống. Cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác: Tuy là một chi nhánh vững mạnh trong Habubank, song không phải Hoàng Quốc Việt nắm được ưu thế vượt trội với các chi nhánh ngân hàng khác trong khối. so với một số chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Hoàng Quốc Việt cần phải nỗ lực hơn nữa. Riêng về cơ cấu lao động, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Láng Hạ đã có ưu thế hơn so với Hoàng Quốc Việt, số lượng nhân viên lên đến 216 người, quy mô làm việc rộng lớn hơn. Như vậy với vị thế đó, Hoàng Quốc Việt sẽ cần nghiên cứu sâu hơn nữa các vấn đề về thị trường về khách hàng doanh nghiệp để phát triển dịch vụ ngân hàng được thuận lợi nhất. 2.2.1.2 Nguồn nhân lực Habubank là một ngân hàng cổ phần thương mại, có vị trí trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chính vì thế, công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên đều được thực hiện một cách nghiêm túc và chất lượng. Hoàng Quốc Việt là một trong những chi nhánh của Habubank nên cũng mang những nét đặc trưng đó. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên: cả chi nhánh Hoàng Quốc Việt có 30 thành viên trong đó có 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc và 1 trưởng phòng ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22409.doc
Tài liệu liên quan