Chuyên đề Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 4

1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội 4

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội 4

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của một số chức danh, bộ phận trong Ngân hàng TMCP Quân Đội 7

1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 9

1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 15

1.2.1. Bộ máy thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế 15

1.2.2. Các hình thức thanh toán quốc tế nói chung và ở Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng 16

1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền 17

1.2.2.2. Phương thức mở tài khoản 19

1.2.2.3. Phương thức nhờ thu 21

1.2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ (thư tín dụng) 24

1.2.2.5. Các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 28

1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và các biện pháp đã được Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện 28

1.2.3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh 28

1.2.3.2. Định hướng, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế 30

1.2.3.3. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 31

1.2.3.4. Chuẩn bị các nguồn lực thực hiện 33

1.2.3.5. Triển khai và kiểm soát 34

1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 35

1.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 43

1.3.1. Thành công và ưu điểm chủ yếu 43

1.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 46

1.3.2.1. Tồn tại, hạn chế 46

1.3.2.2. Nguyên nhân 48

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 52

2.1. Phương hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 52

2.1.1. Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2015 52

2.1.2. Nhu cầu thanh toán quốc tế tại Việt Nam 55

2.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2011 56

2.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 -2011 57

2.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế 57

2.3.2. Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 58

2.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing 59

2.3.4. Đổi mới chính sách ký quỹ và phí dịch vụ, có chính sách hướng tới khách hàng nhiều hơn nhưng cũng cần đảm bảo được hạn chế tối đa rủi ro 60

2.3.5. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên 61

2.4. Một số kiến nghị và đề xuất với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước 63

2.4.1. Kiến nghị với Nhà nước 63

2.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động thanh toán quốc tế 63

2.4.1.2. Xây dựng chính sách thương mại quốc tế lâu dài và ổn định, đảm bảo đúng theo lộ trình gia nhập WTO 64

2.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 65

2.4.2.1. Xây dựng chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá ngoại hối một cách hợp lý, ổn định 65

2.4.2.2. Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa VND tham gia vào thanh toán quốc tế 65

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.623,63 28.882.240,28 30.087.497,57 3 Thư tín dụng 568.217.371,44 418.002.746,15 416.948.6771,53 STT Phương thức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Chuyển tiền 852.904.163,46 1.108.775.412,51 1.445.783.028,31 2 Nhờ thu 38.966.016,43 50.655.821,35 60.140.951,34 3 Thư tín dụng 998.553.682,97 1.298.119.787,87 1.584.125.058,49 Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ta có thể thấy qua bảng trên, giá trị thanh toán của cả ba phương thức được Ngân hàng TMCP Quân Đội đều từng bước tăng lên qua các năm. Đối với phương thức thư tín dụng trong năm 2006 và 2005, hai năm liên tiếp đều có sự sụt giảm. Thậm chí năm 2005 giảm so với năm 2004 lên tới 26%, còn trong năm 2006 sự sụt giảm đã không còn nghiêm trọng như trước nữa khi con số giảm sút là không đáng kể. Tuy nhiên sang tới năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng hàng hóa nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhờ đó và dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng có cơ hội để tăng trưởng khi cả 3 phương thức thanh toán đều có những kết quả ấn tượng. Phương thức tín dụng chứng từ sau 2 năm liền sụt giảm giá trị thanh toán thì năm 2007 đã tăng đột biến hơn 58% so với năm 2006. Con số này là 22 % đối với phương thức nhờ thu còn phương thức chuyển tiền là 51,5%, cũng ấn tượng không kém so với phương thức tín dụng chứng từ. Sang tới năm 2008 và năm 2009, cho dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có chút biến động nhưng giá trị thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn không ngừng tăng lên. Trong năm 2008 lần đầu tiên, giá trị thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ và chuyển tiền đều đạt trên 1 tỷ USD. Mặt khác qua bảng 1.2 trên, ta cũng có thể thấy được rằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn luôn dẫn đầu về giá trị thanh toán. Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế: Như quan sát trên hình 1.15 dưới đây, dễ dàng nhận ra sự vượt trội của phương thức tín dụng chứng từ so với hai phương thức còn lại. Trung bình trong những năm qua phương thức này chiếm tới 56,82%, cao nhất là năm 2004 với tỉ lệ đạt tới 70,66%. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỉ trọng của phương thức chuyển tiền cũng tăng lên và đạt gần bằng tín dụng chứng từ. Từ chỗ chỉ đạt 28,15% trong năm 2004 thì tới năm 2009 tỉ lệ này đã là 46,96 %, so sánh với con số 51,10 % của phương thức tín dụng chứng từ thì khoảng cách không là bao xa. Hình 1.15: Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 - 2009 Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế - hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Điều này cũng dễ hiểu vì theo thời gian các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội có nhiều năm kinh nghiệm giao dịch với bạn hàng nước ngoài nên đã hình thành được niềm tin trong quan hệ kinh doanh. Do đó mà họ dần chuyển sang phương thức chuyển tiền để đảm bảo tính tiện dụng và nhanh chóng trong kinh doanh. Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền: Số bộ hồ sơ và tổng giá trị thanh toán của phương thức chuyển tiền trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng 1.3 dưới đây. Bảng 1.3: Doanh số thanh toán của phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhập khẩu Bộ 3.860 4.483 6.438 Xuất khẩu 2.408 2.839 4.767 Nhập khẩu USD 226.441.631,89 224.122.131,90 339.246.616,54 Xuất khẩu 163.010.443,30 167.786.410,76 255.972.963,73 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhập khẩu Bộ 11.431 14.860 16.898 Xuất khẩu 8.176 10.628 12.296 Nhập khẩu USD 852.904.163,46 1.108.775.412,51 1.445.783.028,31 Xuất khẩu 588.030.928,30 778.740.206,80 886.453.023,11 Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Số lượng và giá trị thanh toán qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Hơn nữa tốc độ tăng này càng ngày càng lớn hơn. Nếu như trong năm 2004 và 2005, só lượng bộ hồ sơ cũng như tổng giá trị thanh toán tăng lên không đáng kể, thì sang tới năm 2006, tổng số bộ hồ sơ tăng lên 43%, giá trị thanh toán tăng thêm 38% nữa. Như đã nói ở trên, năm 2007 cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì cũng có sự bứt phá mạnh mẽ trong thanh toán quốc tế nói chung và phương thức chuyển tiền nói riêng. Trong năm này, số bộ hồ sơ tăng gần gấp đôi, giá trị thanh toán cũng tăng lên tới 52%. Năm 2008 và 2009 cho dù có khủng hoảng kinh tế nhưng số bộ hồ sơ thanh toán cũng như giá trị thanh toán cũng tăng lên tương đối ổn định. Mức tăng lên của năm 2009 so với năm 2008 là 2030 bộ hồ sơ, giá trị tăng thêm đạt xấp xỉ 30%. Năm 2008 so với năm 2007 cũng tương đương với 3429 bộ hồ sơ tăng thêm, giá trị tăng lên cũng xấp xỉ 30%. Như vậy có thể thấy có một đặc điểm đó là tốc độ tăng của giá trị thanh toán thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng lên của số bộ hồ sơ. Điều này cho thấy các hợp đồng thanh toán đang có xu hướng giảm giá trị, có thể giải thích lý do này vì Ngân hàng TMCP Quân Đội đang mở rộng khách hàng, hướng tới những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu Không có gì để nói nhiều về phương thức nhờ thu. Dễ dàng nhận thấy phương thức này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các phương thức thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy vậy phương thức này đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, từ con số 77 bộ hồ sơ năm 2004 lên tới 1002 bộ hồ sơ vào năm 2009. Số bộ hồ sơ đã tăng lên gấp 13 lần chỉ sau 6 năm. Còn tốc độ tăng của giá trị thanh toán thì đạt xấp xỉ khoảng 50%/ năm. Còn riêng năm 2009 thì đó là xấp xỉ 20%. Dẫu vậy nếu so sánh với hai phương thức còn lại thì đây vẫn là phương thức chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé và không đáng kể. Bảng 1.4: Doanh số thanh toán của phương thức nhờ thu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhập khẩu Bộ 77 253 292 Xuất khẩu 53 162 252 Nhập khẩu USD 9.555.623,63 28.882.240,28 30.807.497,57 Xuất khẩu 3.625.938,38 5.572.403,79 12.858.409,41 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhập khẩu Bộ 656 853 1.002 Xuất khẩu 345 449 544 Nhập khẩu USD 38.966.016,43 50.655.821,35 60.140.951,34 Xuất khẩu 15.699.066,53 20.408.768,48 24.700.145,87 Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức thư tín dụng Phương thức tín dụng chứng từ hay thư tín dụng là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất trên thế giới nói chung cũng như tại các Việt Nam nói riêng. Trong bảng 1.5 phía trên là tổng số bộ hồ sơ và giá trị thanh toán từ năm 2004 tới năm 2009. Đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy nhiên sự tăng trưởng của phương thức này không đồng đều qua từng năm. Phải trải qua 2 năm sụt giảm liên tiếp vào năm 2005 và năm 2006, phương thức này mới chỉ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2007 và sau đó có phần ổn định hơn trong các năm 2008 và 2009. Trong năm 2009, số bộ hồ sơ đã tăng lên thêm 334 bộ hồ sơ và tổng giá trị thanh toán tăng thêm 22 % so với năm 2008 Bảng 1.5: Doanh số thanh toán của phương thức thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhập khẩu Bộ 1.090 1.498 1.933 Xuất khẩu 888 1.267 1.650 Nhập khẩu USD 568.217.371,44 418.002.746,15 416.948.6771,53 Xuất khẩu 549.844.075,37 393.947.170,36 393.428.254,03 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhập khẩu Bộ 2.224 2.891 3.225 Xuất khẩu 1.979 2.573 2.896 Nhập khẩu USD 998.553.682,97 1.298.119.787,87 1.584.125.058,49 Xuất khẩu 920.908.903,68 1.197.181.574,79 1.240.223.034,12 Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội Mặt khác nếu ta đặt bảng số liệu 1.5 với bảng 1.3 để so sánh giữa hai phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền. Dễ dàng nhận thấy một điều, dù giá trị hai phương thức này gần như tương đương không có sự chênh lệch nhiều thì đối với số bộ hồ sơ lại hoàn toàn ngược lại. Trung bình hàng năm số bộ hồ sơ thanh toán bằng chuyển tiền luôn gấp khoảng 4,23 lần số bộ hồ sơ bằng thư tín dụng. Còn riêng năm 2009 là 5,23 lần. Như vậy có một đặc điểm là các khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội có thói quen sử dụng phương thức chuyển tiền cho những hợp động có giá trị nhỏ hơn, còn những hợp đồng có giá trị lớn thì họ sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Đây cũng nhờ một phần là do tư vấn của Ngân hàng TMCP Quân Đội dành cho những khách hàng của mình. Doanh thu tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế: Bảng 1.6: Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009. Đơn vị: Tỉ VND Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu phí dịch vụ 8,25 13,76 15,56 33,91 42.06 77,4 Tốc độ tăng (%) - 66,76 13,04 117,93 24,03 84 Doanh thu toàn MB 173.826 299.992 572.689 1.054.432 1.638.084 2.653.511 Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội có mức tăng trưởng mạnh qua từng năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng như ta thấy lại không đồng đều, cứ 1 năm cao rồi lại một năm chậm lại. Mặt khách nếu nhìn vào doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế và so sánh với tổng doanh thu toàn ngân hàng thì có thể thấy đóng góp của dịch vụ thanh toán quốc tế còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng 5 tới 8 %. Mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế Bất kì một khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp khi sử dụng dịch thanh toán quốc tế đều quan tâm tới mức phí mà họ phải trả cho việc sử dụng dịch vụ. Sự so sánh mức phí của các ngân hàng vơi cùng một dịch vụ là tâm lý chung của khách hàng. Từ năm 2004 tới nay mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế không có sự thay đổi và là đều là mặt bằng chung so với một số ngân hàng và được thể hiện ở bảng sau. Bảng 1.7: Mức phí dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội (MB), Vietcombank (VBC), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Đơn vị tính :USD STT Phương thức TT MB VBC BIDV 1 Chuyển tiền Tối thiểu Tối đa 10 400 5 300 2 200 2 Nhờ thu Tối thiểu Tối đa 10 300 10 200 5 200 3 Thư tín dụng Tối thiểu Tối đa 10 500 50 500 10 300 Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội, Webstite của VBC, BIDV Thị phần thanh toán quốc tế Hàng năm thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng dần. Trong các năm từ 2004 tới 2006, thị phần của của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tăng thêm được 5%. Tuy nhiên chỉ trong năm 2007, tình hình có sự thay đổi mạnh khi Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chiếm được tới 20% thị phần thanh toán quốc tế trên thị trường. Đây quả là một con số rất ấn tượng và đang khích lệ dành cho Ngân hàng TMCP Quân Đội. Không những vậy tiếp tục trong 2 năm 2008 và 2009 dù cho có nhiều biến động cả ở thị trường trong và ngoài nước, nhưng giá trị thanh toán cũng như doanh thu phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng lên. Năm 2009 đã tăng lên 30% so với năm 2008. Điều này làm cho thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng đã tăng thêm 5 % nữa trong hai năm này đạt 25% vào năm 2009. Hình 1.16: Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2004 tới 2009 Nguồn: Báo cáo phòng Thanh toán quốc tế - Hội Sở Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Quân Đội Thành công và ưu điểm chủ yếu Qua nhiều năm hoạt động, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có nhiều những thành công nhất định. Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế đã góp một phần tương đối quan trọng vào kết quả hoạt động chung của toàn hệ thống. Cho tới nay, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn luôn đảm bảo và tuân theo luật pháp và thông lệ quốc tế vốn có. Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và các ngân hàng lớn trên thế giơi cũng dần được củng cố. Dưới đây chính là các thành công cụ thể của dịch vụ thanh toán quốc tế trong những năm gần đây. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đang phát triển mạnh về chiều rộng, số bộ hồ sơ và doanh số tăng dần qua các năm. Số lượng giao dịch ngày càng tăng, giá trị của các bộ hồ sơ ngày càng lớn. điều này cho thấy số lượng khách hàng giao dịch nói chung và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng cũng ngày một tăng lên. Thứ hai, doanh thu từ phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội tuy vẫn còn nhỏ bé so với tổng doanh thu của toàn hệ thống tuy nhiên lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất ấn tượng. Điều này nhờ vào những chính sách hướng tới khách hàng hơn của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian qua. Mức kí quỹ tại ngân hàng giờ đây không còn cố định ở mức 100% như trước nữa mà đã vô cùng linh hoạt với nhiều mức kí quỹ khác nhau ứng với từng cấp độ khách hàng và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Thứ ba, quản trị rủi ro được thực hiện tốt. Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều biến động khó lường của thị trường tài chính quốc tế và trong nước, tuy nhiên Ngân hàng TMCP Quân Đội chưa hề có một trường hợp nào rủi ro về thanh toán quốc tế. Điều này cũng nhờ một phần công không nhỏ vào những tư vấn rất quan trọng của công ty Earnt & Young. Điều này không những đảm bảo sự an toàn, chắc chắn cho nguồn vốn của ngân hàng mà còn tạo ra sự ổn định và tin tưởng nơi khách hàng. Thứ tư, chúng ta có thể nói tới là các hình thức thanh toán quốc tế. Như đã nói ở trên, các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất, tiện lợi nhất đều được Ngân hàng TMCP Quân Đội đưa vào dịch vụ thanh toán quốc tế của mình. Không chỉ vậy, qua nhiều năm hoạt động, đúc rút được nhiều kinh nghiệm cũng như có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, ngày nay quy trình xử lý thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được rút ngắn rất đáng kể (trước kia thời gian xử lý chờ đợi có thể lên tới 1 tuần, nhưng nay chỉ còn lại có 1 ngày). Thứ năm, Ngân hàng TMCP Quân Đội có quan hệ rất tốt đối với các ngân hàng đại lý trên thế giới. Dịch vụ thanh toán quốc tế là một dịch vụ hoạt động không chỉ nằm trong biên giới một quốc gia, nó cần có sự liên kết của hàng loạt các ngân hàng trên thế giới để hình thành nên một mạng lưới vững chắc, nhanh chóng và thuận tiện. Nhận thức được vấn đề này, bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm gần đây luôn cố gắng xây dựng, và củng cố các mối quan hệ với các ngân hàng uy tín trên thế giới. Hàng năm, số lượng các ngân hàng có quan hệ với Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng dần, điều này tạo cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng từ đó mà làm thu hút thêm nhiều khách hàng tới với Ngân hàng TMCP Quân Đội, làm tăng thêm thị phần thanh toán quốc tế cho ngân hàng. Thứ sáu, Ngân hàng TMCP Quân Đội có một đội ngũ nhân viên với tuổi đời còn rất trẻ và rất năng động nhạy bén. Đây là một lợi thế không hề nhỏ chút nào của Ngân hàng TMCP Quân Đội, đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế trẻ trung, năng động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ thành thạo chính là cơ sở, là tiền đề cho phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ngoài ra, hàng năm Ngân hàng TMCP Quân Đội còn tổ chức nhiều khóa học nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn bộ nhân viên nói chung và nhân viên thanh toán quốc tế nói riêng, tạo cơ hội cho nhân viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm làm việc. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội lại có độ an toàn cao đến vậy. Nhìn chung, tuy với tuổi đời còn non trẻ, thâm niên hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế còn ít so với các ngân hàng trên thế giới nhưng các thành công của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng rất đáng được hoan nghênh. Minh chứng là trong 3 năm lien tiếp 2007, 2008 và 2009, Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước trao tặng bằng cho dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong năm 2007 đó là bằng khen thanh toán quốc tế của hai tập đoàn Citi Group và Standard Chartered, hai trong số những ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Hai năm liền 2007, 2008 là bằng khen thanh toán quốc tế của ngân hàng HSBC. Mới đây trong năm 2009 là giải thưởng của ngân hàng Watchovia (Hoa Kỳ). Những giải thưởng này là những minh chứng rõ rang nhất cho chất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, từ đó để củng cố niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những thành công trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn còn một số thiếu sót và hạn chế. Đầu tiên, quy trình thực hiện nghiệp vụ còn nhiều bước. Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội, khách hàng làm việc trực tiếp với các chi nhánh và phòng giao dịch, trong khi đó hồ sơ của họ lại được chuyển lên hội sở giải quyết. Với một mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, cùng với một lượng khách hàng ngày càng tăng lên như hiện nay thì khối lượng công việc dồn về hội sở ngày càng lớn. Dù rằng, các hồ sơ này khi được chuyển lên hội sở để xử lý thì có thể giảm được các sai sót không đáng có, tránh được rủi ro tuy nhiên lại có phần bất tiện cho khách hàng. Khách hàng sẽ mất công chờ đợi xử lý từ hội sở, trong khi đó thời gian là điều rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay, từng giây từng phút đối với họ cũng rất quý giá. Hạn chế này cần phải nhanh chóng được khắc phục để đảm bảo uy tín cho ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ để từ đó tạo niềm tin với các khách hàng cũ, là lực hút mạnh mẽ với các khách hàng tiềm năng khác. Thứ hai, sự đa dạng trong các phương thức thanh toán quốc tế cũng như các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế. Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện ba hình thức thanh toán quốc tế chủ yếu hiện nay là chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng. Đối với hình thức chuyển tiền thì chỉ có chuyển tiền bằng điện, nhờ thu chỉ có nhờ thu kèm chứng từ. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì đây là những phương thức tiện dụng và an toàn hơn hẳn so với chuyển tiền bằng thư và nhờ thu trơn. Mặt khác thì hiện nay cũng chẳng còn khách hàng nào sử dụng chuyển tiền bằng thư và nhờ thu trơn nữa. Tuy nhiên đối với phương thức thư tín dụng thì khác, cho dù trên lý thuyết Ngân hàng TMCP Quân Đội có cung cấp đầy đủ các hình thức thư tín dụng khác nhau nhưng thực tế thì chỉ có thư tín dụng không hủy ngang được áp dụng. Các hình thức thư tín dụng còn lại rất ít được sử dụng hay có thể coi là không đáng kể cho dù trong nhiều trường hợp chúng tỏ ra ưu việt hơn nhiều so với thư tín dụng không hủy ngang thông thường. Ngoài ra, trong phương thức thư tín dụng, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng chưa bao giờ đứng ra trở thành một ngân hàng xác nhận (confirming bank), trong khi đó thì lại nhiều lần phải thông qua các ngân hàng có uy tín trên thế giới có quan hệ với Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện nghiệp vụ xác nhận cho mình. Điều này cho thấy hiện nay, trên thế giới và ngay trong thị trường trong nước, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng vẫn còn phải làm nhiều việc để có thể lớn mạnh hơn và nâng tầm ảnh hưởng của mình với các đối tác. Không chỉ về còn hạn chế về mặt các phương thức thanh toán, mà ngay cả các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế khác và các hình thức thanh toán thông qua các công cụ khác như thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch cũng chưa được triển khai thực hiện đúng mức. Như đã nói ở trên, mới chỉ có hai dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế được đưa vào thực hiện đó là bảo lãnh nhận hàng và chiết khẩu bộ chứng từ, trong khi đó có hàng loạt các dịch vụ khác vẫn còn bỏ ngỏ như tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, bao thanh toán, forfeiting, đặc biệt là hệ thống thanh toán qua ngân hàng điện tử lại chưa cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng quốc tế và séc du lịch, hai loại hình thanh toán quốc tế tiện dụng dành cho khách hàng cá nhân vẫn chưa được chú ý trong khi các ngân hàng khác tại Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, Agribank ... đều đã đưa vào khai thác từ khá lâu. Ta có thể thấy rằng, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn còn khá là sơ sài, đối tượng khách hàng mà Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn chưa được mở rộng. Thứ ba, hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Như chúng ta đã biết, vai trò của marketing trong kinh doanh là vô cùng to lớn. Thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược marketing của họ. Trong lịch sử kinh doanh đã có vô vàn bài học cả về thành công và thất bại của các công ty hàng đầu thế giới trong việc marketing, quảng bá thương hiệu, dù cho đó là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào đi nữa. Đối với ngành ngân hàng, đây cũng chỉ là một trong hàng loạt các lĩnh vực kinh doanh khác trong xã hội. Đúng là ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, khi mà cái mà nó kinh doanh chính là tiền, điều này tạo ra cho việc marketing của ngân hàng luôn khác biệt hoàn toàn so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Cũng giống như đa số các ngân hàng khác trong nước, hiện nay việc marketing, quảng bá thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá cho thương hiệu cho cả ngân hàng, chỉ quan tâm tới việc đẩy mạnh quảng cáo slogan “Vững vàng – tin cậy” chứ chưa chú ý tới việc quảng cáo cho riêng các sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm về dịch vụ thanh toán quốc tế. Điều này có thể giải thích là vì đặc trưng của marketing ngân hàng không giống như trong các ngành khác, tuy nhiên đã tới lúc bộ phận marketing của ngân hàng cũng như bộ phận thanh toán quốc tế phải tìm cách quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng nhiều hơn nữa. Thứ tư, tổng doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội. Nhìn vào tương quan giữa doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế hàng năm với tổng thu nhập, mức đóng góp của dịch vụ thanh toán quốc tế đã nhỏ dường như qua từng năm lại càng nhỏ hơn trước. Với một hội sở lớn cùng với 103 điểm giao dịch trên khăp cả nước, tuy nhiên nhìn vào con số đóng góp từ dịch vụ thanh toán quốc tế cho toàn doanh thu của hệ thống thì chưa thật sự ấn tượng chút nào. Nguyên nhân Trên đây là những hạn chế còn tồn tại trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm vừa qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân ngân hàng, nhưng cũng có những nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi. Hãy cùng xem xét từ những tác động bên ngoài, những nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, hiện nay ở việt nam chưa có một hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Cho tới nay, pháp lệnh ngân hàng đã ra đời được 20 năm. Tuy nhiên trong suốt 20 năm nay, tuy đã có nhiều thay đổi và bước phát triển mới của hệ thống ngân hàng từ quy mô kinh doanh sản xuất tới các sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế nhưng vẫn chưa hề có một văn bản pháp luật nào để điều chỉnh hoạt động này. Các ngân hàng buộc phải dựa vào các văn bản, quy ước và thông lệ quốc tế trong lịch vực thanh toán quốc tế để thực hiện các giao dịch cho khách hàng như UCP 600, URC, eUCP … Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đặc biệt là từ phía các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hàng chục các ngân hàng thương mại nội địa lớn nhỏ, ngân hàng nào cũng có bộ phận thanh toán quốc tế của mình. Không những thế, kể từ sau năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì lĩnh vực ngân hàng cũng dần được mở cửa hơn đối với các ngân hàng nước ngoài, trong số các dịch vụ được phép mở rộng kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài có dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trên thế giới đang có mặt tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Standard & Chartered Bank mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trước khi họ chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu cho các khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam thì hiện nay họ đã được phép cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước. Với một tiềm lực tài chính mạnh mẽ, uy tín lớn trên quốc tế cũng với hàng loạt các sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống cũng như các sản phẩm thanh toán quốc tế chuyên biệt của từng ngân hàng, đây quả là mối đe dọa lớn cho các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Thứ ba, nhiều vướng mắc từ chính khác hàng đã ảnh hưởng tới dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội .Trình độ hiểu biết nghiệp vụ quy trình thanh toán quốc tế của khách hàng vẫn còn hạn chế. Khách hàng nhiều khi chưa hiểu biết được quy trình thực hiện nghiệp vụ, thậm chí còn thực hiện sai quy trình, khai báo không chính xác và thường phó mặc cho ngân hàng. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng để phải sửa chữa cũng như thông báo lại cho doanh nghiệp gây mất thời gian cho cả hai phía. Bênh cạnh đó, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội có rất nhiều các doanh nghiệp còn non trẻ, với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại CP Quân Đội.doc
Tài liệu liên quan