Chuyên đề Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 9

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 9

1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 9

1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 10

1.1.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 11

1.2. DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NHTM 11

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ngân hàng 11

1.2.1.1. Sự ra đời của thẻ Ngân hàng 11

1.2.1.2. Sự phát triển của thẻ Ngân hàng trên thế giới 12

1.2.2. Khái niệm, cấu tạo và phân loại 13

1.2.2.1. Khái niệm 13

1.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ. 13

1.2.2.3. Phân loại thẻ 14

1.2.3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ 19

1.2.3.1. Chủ thẻ - Card holder 19

1.2.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ – Issuing bank. 20

1.2.3.3. Ngân hàng thanh toán thẻ 20

1.2.3.4. Đơn vị/cơ sở chấp nhận thẻ. 21

1.2.3.5. Tổ chức thẻ quốc tế 22

1.2.3.6. Các chủ thẻ khác 22

1.2.4. Vai trò và lợi ích mà thẻ - dịch vụ thẻ mang lại 22

1.2.4.1. Đối với chủ thẻ 23

1.2.4.2. Đối với Đơn vị/ cơ sở chấp nhận thẻ. 25

1.2.4.3. Đối với ngân hàng 25

1.2.4.4. Đối với nền kinh tế xã hội. 28

1.2.5. Các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ thẻ 29

1.2.5.1. Nghiệp vụ phát hành 29

1.2.5.2. Nghiệp vụ thanh toán 30

1.2.5.3. Nghiệp vụ quản lý rủi ro. 32

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ THẺ CỦA NHTM 35

1.3.1. Các nhân tố khách quan 35

1.3.1.1. Các điều kiện về mặt xã hội 35

1.3.1.2. Các điều kiện về kinh tế 36

1.3.1.3. Môi trường pháp lý 36

1.3.1.4. Môi trường cạnh tranh 37

1.3.1.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ 37

1.3.1.6. Sự phát triển của hệ thống thẻ ngân hàng. 37

1.3.2. Các nhân tố chủ quan 38

1.3.2.1. Thương hiệu ngân hàng. 38

1.3.2.2. Nguồn nhân lực 38

1.3.2.3. Tiềm lực kinh tế 38

1.3.2.4. Trình độ kĩ thuật công nghệ ngân hàng 38

1.3.2.5. Định hướng phát triển của ngân hàng 39

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ CỦA CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 40

1.4.1. Kinh nghiệm của các nước 40

1.4.1.1. Trung Quốc 40

1.4.1.2. Thái Lan 41

1.4.1.3. Singapore 42

1.4.2. Bài học đối với Việt Nam 43

CHƯƠNG 2 44

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 45

2.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 45

2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội 45

2.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán thẻ 47

2.1.3. Khái quát thực trạng hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán 49

2.1.3.1. Về số lượng thẻ được cung cấp 49

2.1.3.1. Về chất lượng thẻ được cung cấp 51

2.2. HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 52

2.2.1. Hoạt động phát hành 52

2.2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng 52

2.2.1.2. Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ 56

2.2.2. Hoạt động thanh toán 62

2.2.2.1. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế 62

2.2.2.2. Hoạt động của mạng lưới ATM và thẻ ghi nợ 63

2.3. ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM 64

2.3.1. Những kết quả đạt được. 64

2.3.1.1. Hình thành thị trường thẻ thanh toán với nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng, phù hợp với nhu cầu của thị trường 64

2.3.1.2. Giúp các ngân hàng có thêm nguồn huy động vốn và phát triển tín dụng 66

2.3.1.3. Tạo ra sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng 68

2.3.1.4. Phạm vi hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán ngày một rộng 68

2.3.1.5. Số lượng khách hàng ngày một tăng 69

2.3.1.6. Phát hành thẻ nội địa là xu hướng phát triển chính của các NHTM hiện nay 69

2.3.1.7. Tạo ra phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế 70

2.3.1.8. Bước đầu hình thành các liên minh thẻ giữa các ngân hàng 70

2.3.1.9. Thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên 71

2.3.1.10. Mở rộng quan hệ quốc tế 73

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 74

2.3.2.1. Những vấn đề tồn tại 74

2.3.2.2. Nguyên nhân. 81

CHƯƠNG 3 87

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN SỬ DỤNG THẺ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 88

3.1. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ MỞ CỬA DỊCH VỤ NGÂN HANG TRONG WTO 88

3.1.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ 88

3.1.2. Cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng 88

3.1.2.1. Về mô hình tổ chức và hoạt động 88

3.1.2.2. Về thời gian hoạt động 89

3.1.2.3. Về mức độ góp vốn 89

3.1.2.4. Về điều kiện được cấp phép mở một chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam 89

3.1.2.5. Về việc mở các điểm giao dịch của chi nhánh ngân hàng nước ngoài 90

3.2. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 90

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới 90

3.2.2. Tiềm năng của thị trường thẻ thanh toán Việt Nam 91

3.2.2.1. Đối với thẻ ghi nợ nội địa 91

3.2.2.2. Đối với thẻ tín dụng quốc tế 92

3.2.3. Thái độ tích cực của các ngân hàng thương mại 93

3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHTM NHỮNG NĂM TỚI 94

3.3.1.Đối với NHNN 94

3.3.2. Đối với các NHTM 94

3.4. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI CÁC NHTM 96

3.4.1. Thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm thẻ. 96

3.4.1.1. Tăng cường công tác marketing 96

3.4.1.2. Xác định thị trường mục tiêu để có những chính sách phù hợp 97

3.4.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, tiếp thị về thẻ thanh toán 97

3.4.1.4. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo hình thức độc đáo, ấn tượng, tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm. 98

3.4.1.5. Xây dựng thương hiệu của Ngân hàng 99

3.4.2. Nhóm giải pháp phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. 99

3.4.2.1. Giúp CSCNT thấy được những tiện ích khi thanh toán thẻ. 99

3.4.2.2. Hạ mức phí cho các ĐVCNT 100

3.4.2.3. Nâng cao uy tín với các ĐVCNT bằng các biện pháp marketing. 100

3.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao tiện ích của thẻ 100

3.4.3.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới. 100

3.4.3.2. Hạ thấp hạn mức tối thiểu của thẻ tín dụng. 100

3.4.3.4. Gia tăng các tiện ích trên thẻ 101

3.4.4. Tăng cường yếu tố công nghệ trong dịch vụ thẻ 102

3.4.4.1. Đầu tư và phát triển công nghệ ngân hàng 102

3.4.4.3. Thành lập bộ phận kĩ thuật hỗ trợ cho phòng thẻ. 103

3.4.5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực 103

3.4.5.1. Cơ cấu tổ chức các phòng thẻ hợp lý hơn 103

3.4.5.2. Phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận thẻ thanh toán 103

3.4.6. Nhóm giải pháp liên quan đến phòng ngừa và quản lý rủi ro 104

3.4.6.1. Tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro 104

3.4.6.2. Biện pháp đảm bảo các yêu cầu bảo mật chung 104

3.3.6.3. Nâng cao trình độ của khách hàng - những người sử dụng thẻ 105

3.3.6.4. Lựa chọn cơ sở chấp nhận thẻ có uy tín 106

3.3.6.5. Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức và ngân hàng 106

3.3.6.6. Hạn chế các loại rủi ro 107

3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN 109

3.4.1. Kiến nghị đối với các NHTM 109

3.4.1.1. Xây dựng chiến lược marketing thẻ mang tính chuyên nghiệp. 109

3.4.1.2. Điều chỉnh các quy định liên quan. 109

3.4.1.3. Hoàn thiện công nghệ thẻ ngân hàng 109

3.4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực. 110

3.4.1.5. Tăng cường liên kết. 110

3.4.1.6. Các biện pháp tăng cường an ninh. 111

3.4.2. Kiến nghị với hiệp hội thẻ 111

3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 112

3.4.3.1. Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM 112

3.4.3.3. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về thẻ. 112

3.4.3.4. Xây dựng trung tâm Thẻ ngân hàng. 113

3.4.3.5. Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ. 113

3.4.3.6. Thực hiện kết nối các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ 113

3.4.4. Kiến nghị đối với Chính phủ. 114

3.4.4.1. Phát triển nền kinh tế xã hội 114

3.4.4.2. Ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ. 114

3.4.4.3. Khuyến khích thanh toán bằng thẻ 114

3.4.4.5. Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng 115

3.4.4.6. Phát triển nguồn nhân lực 115

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 120

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cuối năm 2005 các ngân hàng khác phát hành thẻ ATM hoàn toàn miễn phí, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến doanh số phát hành thẻ ATM. Thẻ ATM năm 2005 của ngân hàng đã được gia tăng thêm về tiện ích của sản phẩm đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của người sử dụng. Lượng khách hàng chủ thẻ phát hành để thanh toán lương tăng nhiều cũng góp phần vào việc huy động vốn thông qua các tài khoản của công ty mẹ cũng như tài khoản của các cá nhân. Biểu đồ 2.6: Số thẻ Connect 24 của Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank (Nguồn: Vietcombank) Năm 2006: Số lượng thẻ ATM phát hành trong năm 2006 đạt hơn 40.000 thẻ tương đương với cùng kỳ năm 2005. Mặc dù số lượng thẻ chỉ bằng năm 2005 nhưng năm 2006 lại là năm sản phẩm thẻ của Vietcombank gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt hơn từ một số ngân hàng mới có nghiệp vụ thẻ. Những ngân hàng này có các chính sách không thu phí phát hành với chủ thẻ, nên con số phát hành này cũng thể hiện một sự nỗ lực lớn trong việc giành giật thị phần với các ngân hàng. Năm 2003 thẻ ghi nợ nội địa của NHNo&PTNT-Success được đưa vào sử dụng. Đối tượng của thẻ này là các doanh nghiệp có đông công nhân, sinh viên các trường đại học, người về hưu, những người có thu nhập khá. Ngân hàng đã thực hiện được dịch vụ chi trả lương cho nhân viên của một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội và đang thực hiện triển khai thí điểm việc trả lương hưu cho các cán bộ nghỉ hưu tại một số phường trên địa bàn thành phố Hà Nội Các NHTMCP cũng đang tích cực tham gia vào thị trường thẻ thanh toán bằng nhiều sản phẩm đa dạng, tiện dụng thậm chí còn hơn cả thẻ của các NHTM quốc doanh: Ngân hàng ACB có thẻ Thẻ ATM2+ là thẻ ghi nợ nội địa kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gửi thanh toán do ACB phát hành, mang thương hiệu VISA. Techcombank có thẻ thẻ F@stAccess với tính năng đặc biệt 3 trong 1:  Thẻ ghi nợ nội địa Gửi tiết kiệm với F@stSaving (cho phép chủ thẻ đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi sang tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn) Vay tiền ngân hàng với ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance (cho phép chủ thẻ có thể sử dụng vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của mình). Với những tính năng tích hợp đa dạng, thẻ của Techcombank đã thu hút được một số lượng khách hàng đông đảo. Đến cuối năm 2006 đã có 60.000 thẻ F@stAccess được phát hành. Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ của Techcombank Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Lượng thẻ phát hành 17.848 59.566 178.000 Số dư tiền gửi trên thẻ (VND) 67.504.239.316 256.175.045.485 445.500.000.000 Số dư tiền gửi BQ (VND) 3.782.173,875 4.300.692,433 2.502.808,989 (Nguồn: Techcombank) Ngân hàng Đông Á có các loại thẻ như Thẻ đa năng Đông Á, Thẻ liên kết sinh viên (dưới hình thức là Thẻ sinh viên kết hợp Thẻ đa năng Đông Á). Hiện ngân hàng đã liên kết được với 2 trường đại học là Đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh và Đại học kinh tế Đà Nẵng để phát hành loại thẻ này cho sinh viên. Thẻ của Đông Á còn bổ sung thêm một tiện ích mới của thẻ ghi nợ bằng cách cung cấp dịch vụ thấu chi hay nói cách khác là khách hàng sử dụng thẻ Đông Á có thẻ vay tiền tại ngân hàng thông qua thẻ. Biểu đồ 2.7: Tình hình phát hành thẻ nội địa của các Ngân hàng (Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, 2007) Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) là ngân hàng đầu tiên đưa thẻ thanh toán đến với sinh viên, giảng viên kể từ năm 2006 và đang phối hợp với 7 trường đại học, cao đẳng trong cả nước xây dựng hệ thống quản lý sinh viên. Kể từ năm học 2007-2008, mỗi sinh viên của các trường này đều sẽ được mở 1 tấm thẻ “2 trong 1” - vừa là 1 chiếc thẻ ghi nợ nội địa (VIB Values) thông thường, vừa là chiếc thẻ sinh viên dùng để ra vào lớp học, thư viện, phòng máy tính... Ngân hàng đang có mạng lưới ATM liên minh với khoảng 20 ngân hàng khác nên sinh viên có thể sử dụng thẻ của mình tại mạng lưới 1.500 máy ATM ở Việt Nam. Nói tóm lại có thể thấy hoạt động phát hành thẻ của các ngân hàng Việt Nam hiện đang diễn ra hết sức sôi động, các ngân hàng không ngừng đua nhau đưa ra thị trường các sản phẩm với nhiều tiện ích hơn, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn. 2.2.2. Hoạt động thanh toán 2.2.2.1. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Theo thống kê từ phía các ngân hàng, hiện nay dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế vẫn đang được coi là một nguồn thu chính từ hoạt động thẻ của các ngân hàng (bao gồm doanh thu rút tiền mặt và doanh thu thanh toán mua bán hàng hóa dịch vụ). Doanh số thanh toán thẻ tín dụng của các ngân hàng liên tục tăng qua các năm, 270 triệu USD năm 2003; 310 triệu năm 2004 (tăng gần 15% so với năm 2003), 370 triệu USD năm 2005 và đạt hơn 400 triệu USD năm 2006. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vẫn là ngân hàng có tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quôc tế cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, đạt 55%. Biểu đồ 2.8: Thị phần doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (2006) (Nguồn: Báo cáo tổng kết hội nghị thẻ của Vietcombank) Xét tình hình thanh toán thẻ tại SGD của Vietcombank chúng ta có thể thấy rõ được nhận định trên. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế là mảng nghiệp vụ lớn, và mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể cho Sở giao dịch. Bảng 2.5: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Sở giao dịch Đơn vị: USD. Loại thẻ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Visa 20.228.056 27.340.018 33.819.533 Mastercard 7.608.825 10.522.835 13.170.546 JCB 594.051 785.081 1.134.241 Diners Club 904.960 1.289.014 1.021.917 Amex 14.106.031 16.395.931 21.113.386 Tổng 43.441.923 56.332.879 70.259.623 (Nguồn: Vietcombank) Trong năm 2006, doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại các ĐVCNT đạt 80,86 triệu USD, loại thẻ có doanh số cao nhất là Visa, Amex, JCB, và cuối cùng là thẻ Diners. Tình hình chấp nhận thanh toán thẻ vẫn hiện là điểm nóng của sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với ngân hàng nước ngoài. Vì đây là mảng nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao nhất trong thẻ. Tại Sở giao dịch, số ĐVCN thẻ tín dụng quốc tế cũng ngày một tăng, từ 300 năm 2004 lên 460 năm 2005 và 480 năm 2006, tần số hoạt động cũng tăng nhanh do có thêm sự hỗ trợ của công ty tư vấn VCG để chăm sóc khách hàng, kéo theo đó là sự tăng lên của các khoản phí thu được từ đơn vị. Vị thế độc quyền của thẻ Amex và thẻ Diners của Vietcombank đã thu hút không ít các ĐVCNT từ các ngân hàng khác chuyển sang. 2.2.2.2. Hoạt động của mạng lưới ATM và thẻ ghi nợ Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng máy ATM của các NHTM Việt Nam (2006) (Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình thẻ ghi nợ và thẻ thanh toán, các ngân hàng cũng đang triển khai lắp đặt một mạng lưới máy ATM rộng khắp trong cả nước. Điều này sẽ tạo cơ hội cho khách hàng làm quen với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, từng bước xây dựng một nền “văn minh thanh toán” tại Việt Nam. Vietcombank hiện đã triển khai 705 máy ATM và 5.000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc. ĐVCNT (chiếm 65% số lượng ĐVCNT ở Việt Nam) và nhiều máy ATM tại các tỉnh, thành phố lớn, các trung tâm thương mại công nghiệp sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của quý khách trong và ngoài nước. Số lượng máy ATM trong năm 2006 lắp đặt được 20 máy, đưa tổng số máy ATM tại Sở giao dịch lên 120 máy. Ba NHTM nhà nước khác là Agribank, Incombank và BIDV trong giai đoạn đầu phát triển dịch vụ thẻ (2001-2003) đã có mỗi ngân hàng từ 30-40 máy ATM, hiện nay số máy này đã tăng lên gấp 10 lần, đạt mỗi ngân hàng có trung bình 400 máy (Incombank có 350 máy, BIDV có 400 máy, Agribank có 600 máy). Trong năm 2007, một số ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ đã tiếp tục tăng thêm số máy ATM của mình. Vietcombank phấn đấu đạt 1000 máy, Agribank đầu tư lắp đặt thêm 400 máy… Đây là những tín hiệu rất tích cực từ phía các ngân hàng, dự báo một thời kỳ cạnh tranh sôi động của thì trường thẻ. 2.3. Đánh giá dịch vụ thẻ thanh toán của Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được. Hoạt động thẻ ngân hàng là sự phát triển cao của hoạt động ngân hàng, là kết quả của sự phát triển khoa học công nghệ với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa các dịch vụ hoạt động tài chính-ngân hàng và đặc biệt là sự phát triển mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng và sự liên kết giữa các ngân hàng thành một khối thống nhất trên cơ sở một trung tâm thanh toán bù trừ. Những con số tăng trưởng nêu trên phần nào giúp ta thấy được những thành tựu vượt bậc của hình thức thanh toán qua thẻ tại VN thời gian qua. 2.3.1.1. Hình thành thị trường thẻ thanh toán với nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng, phù hợp với nhu cầu của thị trường Dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ của các NHTM Việt Nam khi mới xuất hiện vào những năm 1990 thì mới chỉ dừng lại ở việc làm đại lý chấp nhận thanh toán cho các thẻ của các ngân hàng nước ngoài, việc dùng thẻ thanh toán của một ngân hàng trong nước là một khái niệm còn rất xa lạ với người dân và thậm chí là cả các ngân hàng thương mại lúc bấy giờ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tiếp cận, với những điều kiện kinh tế xã hội phù hợp hơn, khi nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể, khi các ngân hàng bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư phát triển công nghệ, các NHTM đã phát hành được những chiếc thẻ đầu tiên của mình, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình so với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng của loại hình dịch vụ này ở Việt Nam là rất lớn thể hiện ở số lượng thẻ, số lượng máy ATM được lắp đặt, số lượng ĐVCNT không ngừng tăng lên qua các năm đem lại doanh thu mỗi năm một cao hơn cho các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ. Không chỉ tăng trưởng về số lượng mà chất lượng dịch vụ thẻ cũng ngày được cải thiện, gia tăng nhiều lợi ích cho người dùng hơn sau mỗi loại thẻ được phát hành ra thị trường. Từ năm 2001, Incombank đã là một trong những NHTM đầu tiên của Việt Nam giới thiệu dịch vụ thẻ ATM ra thị trường. Tháng 8/2006, Incombank đã chính thức nâng cấp dòng thẻ ATM và ra mắt thương hiệu thẻ ghi nợ E-Partner. Sản phẩm thẻ E-Partner với nhiều thương hiệu: E-Partner C Card, E-Partner S Card, E-Partner G Card (VIP Card), E-Partner Pink-Card, thẻ tiền mặt Cash Card công nghệ chip với độ bảo mật cao, thẻ tín dụng quốc tế VISA, MasterCard, thẻ BOPO. Các dòng thẻ của Incombank đã và đang đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng. Không những thế, Incombank còn là ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng VISA, MasterCard theo chuẩn EMV. Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn tại ATM Incombank là một trong những dịch vụ tiên phong trên thị trường dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Với dịch vụ này, chủ thẻ E-Partner có thẻ chuyển số tiền nhàn rỗi của mình sang tiền gửi có kỳ hạn trên các máy ATM của Incombank tại bất kỳ thời gian nào trong ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Dịch vụ này sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian cho khách hàng. Bên cạnh đó, Incombank đã giới thiệu những dịch vụ mới như dịch vụ thanh toán trực tuyến bao gồm thanh toán cước phí (bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, bưu điện Hà Nội…) và mua sắm các loại thẻ viễn thông trả trước (Internet Card, Internet Phone Card, Mobile Phone, Vinaphone…) trực tuyến qua ATM, đến nay Incombank còn ký kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thử nghiệm dịch vụ thanh toán trực tuyến cho phép chủ thẻ Incombank thanh toán hóa đơn tiền điện và cước viễn thông trả sau (EVN Telecom) tại các máy ATM của Incombank trong bất cứ thời gian nào. Dịch vụ này còn giúp khách hàng có thể quản lý tốt hơn các chi tiêu cá nhân và gia đình. Bằng việc khai trương tiện ích ghi nợ của thẻ E-Partner, khách hàng có thể thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ tại hơn 1000 nhà hàng, siêu thị khách sạn là các điểm chấp nhận thẻ của Incombank. Hay như thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á hiện là loại thẻ thanh toán có nhiều dịch vụ nhất tại VN như gửi tiền trực tiếp qua ATM, chuyển khoản trực tiếp qua ngân hàng điện tử (tin nhắn hoặc Internet), thanh toán khi mua hàng qua mạng, rút tiền tại nhà, thanh toán phí điện, nước, bảo hiểm nhân thọ qua thẻ... Sản phẩm thẻ F@st i-Bank, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua Internet, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy. Ngân hàng này cũng đã cung cấp sản phẩm quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay. Khách hàng có thẻ của Techcombank có thể thực hiện các giao dịch tại hơn 200 máy ATM và thanh toán trên gần 2.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) của Techcombank trên toàn quốc. Hiện nay, thẻ của nhiều ngân hàng như Vietcombank, VIB Bank, Incombank.... cũng đã có những chức năng này. 2.3.1.2. Giúp các ngân hàng có thêm nguồn huy động vốn và phát triển tín dụng Dịch vụ thẻ, đặc biệt sản phẩm thẻ ghi nợ là một công cụ quan trọng giúp các ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư mà không phải sử dụng đến các biện pháp về lãi suất nhiều như khi huy động tiền gửi ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế nước ta cần nhiều vốn để phát triển. Việc có đủ tiền mặt sẽ hạn chế được những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng như đã diễn ra trong những tháng đầu năm 2008 vừa qua. Thông qua hoạt động phát hành thẻ thanh toán, ngân hàng huy động được một nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn với lãi suất thấp bởi nếu khách hàng muốn được ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ cho mình thì bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng. Thẻ tín dụng là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư. Việc ứng trước tiền thanh toán sẽ cho phép khách hàng rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng được coi là một khoản cho vay tiêu dùng với hạn mức mang tính tuần hoàn. Hạn mức này sẽ được trừ dần khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện một giao dịch và hạn mức sẽ được khôi phục khi chủ thẻ thanh toán đủ số tiền giao dịch cho ngân hàng. Với từng khoản vay nhỏ được cung cấp cho chủ thẻ cộng với sự gia tăng số lượng thẻ được phát hành qua từng thời kỳ có thể thấy tổng doanh số cho của thẻ tín dụng sẽ không ngừng tăng lên. Tại Hội sở chính của Vietcombank, việc phát hành Thẻ Connect 24 đã chỉ ra rằng sản phẩm thẻ Connect 24 với doanh số hoạt động lớn, tăng mạnh qua các năm là sản phẩm nổi trội, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thành phần, đối tượng khách hàng, trung bình mỗi máy một tháng có 2300 giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản, không kể giao dịch vấn tin tài khoản. Hiệu quả hoạt động thẻ Connect 24 cũng được thể hiện qua số lượng vốn huy động được với giá rẻ thông qua số lượng tài khoản vãng lai cá nhân mở tại ngân hàng. Vốn huy động qua số lượng tài khoản này có chi phí 2,4%/năm, nếu so với lãi suất huy động vốn tiền gửi cá nhân có kì hạn 6 tháng là 6,72%/năm, tiết kiệm được 4,25 lần trên số vốn huy động được. Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006 STT Chi nhánh Số lượng máy ATM Thẻ đã phát hành Doanh số giao dịch Số món Số tiền 1 Sở Giao dịch 7 7442 151566 146275 2 Long Biên 2 1998 19300 16043 3 Hoàng Mai 0 1338 4 Quảng An 1 2600 12603 11148 5 Thăng Long 12 26155 209341 173546 6 Láng Hạ 5 15696 148939 135939 7 Hà Nội 15 26814 324873 270590 8 Cầu Giấy 2 5722 101699 75120 9 Sài Gòn 7 18882 291586 214639 10 NHNo 3 2 1535 26193 24019 11 NHNo 6 2 927 28436 26605 12 Phú Nhuận 2 4844 52666 42657 13 TP HCM 9 20346 285720 212909 14 NHNo 8 1 1182 12767 11650 15 Cần Thơ 6 5837 92207 76336 16 Mạc Thị Bưởi 13 25653 430773 268813 17 NHNo 4 11 627 632 400 18 Đà Nẵng 4 33441 565805 339013 19 TP Hải Phòng 5 5470 61169 42569 20 Hà Tây 96 4474 43239 36576 21 Chi nhánh khác 133533 1359288 959218 Tổng cộng 202 344516 4218802 3084065 (Nguồn: NHNo&PTNT, 2006) Tại Ngân hàng Nông nghiệp, sự ra đời của thẻ ghi nợ nội địa Success với những tiện ích của nó đã góp phần thu hút một số lượng lớn khách hàng đã có quan hệ tài khoản, và trở thành nhân tố quan trọng góp phần tăng nguồn thu dịch vụ ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây. 2.3.1.3. Tạo ra sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Các hoạt động ngân hàng chủ yếu trước kia là tín dụng, đây luôn luôn là nghiệp vụ truyền thống của tất cả các ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ngày nay bên cạnh hoạt động tín dụng này, các NHTM đang có những bước chuyển hướng mạnh mẽ để đa dạng hóa hoạt động và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó tập trung vào phát triển dịch vụ thẻ thanh toán. Thay vì ưu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp các công ty lớn trong việc thế chấp, vay vốn để tiến hành các dự án, các công trình xây dựng các ngân hàng hiện đại đã chuyển sự quan tâm của mình sang khối dân cư, một khu vực được đánh giá là có tính ổn định và ít rủi ro. Các ngân hàng này hiện đã có sự quan tâm đáng kể đến các khoản cho vay nhỏ lẻ để chi tiêu cho tiêu dùng và bán lẻ của khu vực dân cư một phần là do khu vực này ít rủi ro, nếu có rủi ro xảy ra thì nó cũng được chia đều cho các cá nhân; một phần là do đời sống xã hội ngày càng phát triển với nhiều tiện nghi hiện đại, tuy nhiên không phải bất cứ người dân nào đặc biệt là các cán bộ công chức, công nhân viên cũng có đủ những khoản tiền lớn để thỏa mãn ngay lập tức nhu cẩu của mình bằng các sản phẩm này. Để hỗ trợ cho những khách hàng này các ngân hàng đã đưa ra các loại thẻ tín dụng hỗ trong việc cho vay tiêu dùng. Và sự sôi động của thị trường thẻ trong 2 năm gần đây đã minh chứng cho quan điểm mới này của các ngân hàng. 2.3.1.4. Phạm vi hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán ngày một rộng Để đáp ứng nhu cầu về thanh toán thẻ đang ngày càng tăng trong dân cư, các ngân hàng đã triển khai thêm nhiều điểm đặt máy ATM tại các tỉnh thành phố trong cả nước, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ. Thẻ thanh toán ngày nay không chỉ dừng lại ở chức năng rút và gửi tiền mà đã cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích như trả tiền điện nước, gửi tiền tiết kiệm… Như trường hợp của Vietcombank, để góp phần phát triển dịch vụ thẻ, ngân hàng đã tiến hành mở rộng thêm được nhiều chi nhánh, góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp, 7 ngân hàng (Techcombank, NHTMCP Quân đội, Habubank, VIB, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Phương Đông, ngân hàng liên doanh Chohung Vinabank) và 1 quỹ tín dụng, thêm vào đó là sự tham gia liên doanh với nước ngoài. Không chỉ dừng lại thanh toán ở phạm vi trong nước các ngân hàng còn đang phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của mình sang các nước lân cận. Vietcombank đã thành công trong việc kết nối hệ thống thanh toán ATM của mình với Ngân hàng ngoại thương Lào (BCEL). Máy ATM vừa được kết nối của BCEL đã trở thành máy ATM đầu tiên và cũng là duy nhất tại Lào cho phép các chủ thẻ của thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế rút được tiền mặt (là đồng Kíp). Trước đó, các máy ATM tại Lào chỉ chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng Lào. Vietcombank cũng đang tiến hành kết nối với hệ thống ATM của Lào để hệ thống này có thể chấp nhận thẻ ghi nợ Connect 24 của Vietcombank. 2.3.1.5. Số lượng khách hàng ngày một tăng Thể hiện ở số lượng thẻ phát hành ra lưu thông tăng lên nhanh chóng. Trong giai đoạn đầu, ví dụ như năm 1996, 1997 tổng lượng thẻ phát hành chưa đạt 1000 thẻ. Nhưng trong những năm gần đây số lượng thẻ đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 tổng số thẻ trên toàn thị trường đạt khoảng 2,7 triệu thẻ đến năm 2007 đã tăng đến gần 10 triệu thẻ., Tốc độ tăng trung bình đạt mức hơn 300%/năm trong giai đoạn 2000-2005. Để góp phần nâng cao hơn nữa số thẻ được phát hành bộ phận phát hành thẻ của các ngân hàng luôn chú trọng công tác khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của các đơn vi chấp nhận thẻ để giữ vững các đơn vị này và phát triển thêm các đơn vị mới cũng như chủ thẻ mới. Ví dụ như Tổ nghiệp vụ thẻ tại Sở giao dịch của Ngân hàng ngoại thương đã luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch tại mọi nơi, mở tài khoản cho khách hàng, phát hành thẻ ATM miễn phí cho chủ ĐVCNT tạo điều kiện cho đơn vị rút tiền thu được từ việc thanh toán thẻ. Phòng thẻ cử cán bộ đến tận nhà phục vụ việc thu tiền để thanh toán sao kê tín dụng của chủ thẻ. Kết hợp chặt chẽ với công ty VCG để làm tốt công tác khách hàng, như kiểm tra đối chiếu chứng từ, giao nhận chứng từ tại đơn vị, sửa chữa máy móc đọc thẻ kịp thời, kết hợp với các đơn vị để phát hành thẻ tín dụng. 2.3.1.6. Phát hành thẻ nội địa là xu hướng phát triển chính của các NHTM hiện nay Trên thị trường thẻ có rất nhiều loại thẻ đa dạng khác nhau, các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần đã và đang rất năng động trong việc nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng để đưa ra nhiều sản phẩm mới cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên khả năng phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế các NHTM trong nước với các ngân hàng và tổ chức thẻ quốc tế vẫn còn một khoảng cách khá xa; lựa chọn để phát triển mảng thẻ quốc tế chắc chắn không phải là lựa chọn thông minh cho những ngân hàng nhỏ có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Thêm vào đó so với mức sống và thu nhập hiện nay của người dân trong nước thì mức ký quỹ hay số dư tối thiểu phải có khi đăng ký một thẻ ghi nợ quốc tế hay thẻ tín dụng quốc tế là còn khá cao. Do đó phần lớn các NHTM Việt Nam hiện đang lựa chọn đầu tư phát triển cho mảng thẻ nội địa. Đầu tư cho mảng thẻ ghi nợ và tín dụng nội địa các ngân hàng có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị phần bởi một lý do khác là tỉ lệ dân số trẻ ở trong nước. 2.3.1.7. Tạo ra phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế Theo phân tích đánh giá của các nhà kinh tế, nền kinh tế nước ta đã và đang có được những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của dân chúng còn rất cao khiến việc huy động và sử dụng vốn trong nước không hiệu quả. Việc đưa vào phát triển phương thức thanh toán qua thẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu phù hợp để làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Không giống như những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ rất dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng, không cần phải có một hệ thống chứng từ phức tạp đi kèm, nên đây chính là công cụ hữu hiệu giúp giảm bớt việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán cho số đông dân cư tiêu dùng trong nước. Hiện nay tuy thẻ thanh toán chưa có nhiều tiện ích và chưa được người dân sử dụng rộng rãi nhưng nó cũng đã từng bước tạo được thói quen và sở thích tiêu dùng thẻ trong thanh toán cho một bộ phận dân cư, đặc biệt là trong thanh toán tại các trung tâm mua bán, trong thanh toán các dịch vụ viễn thông, bảo hiểm. Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngày một tăng từ 69,2% năm 1997 đã tăng lên 77% năm 2003; và như vậy cũng có nghĩa là tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ 30,8% năm 1997 giảm xuống 23% năm 2003. Điều đó minh chứng rằng việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung, trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói riêng đã có bước tiến đáng ghi nhận. Để đóng góp cho sự thành công đó không thể thiếu được vai trò của thẻ thanh toán. Trong những năm qua tốc độ gia tăng khối lượng chuyển khoản và thanh toán dịch vụ qua mạng lưới ATM là khoảng 200-300%/năm và khối lượng thanh toán thẻ tín dụng tăng từ 15-20%/năm. Tất cả những số liệu trên chứng tỏ thẻ thanh toán đã giúp hình thành nên một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế. 2.3.1.8. Bước đầu hình thành các liên minh thẻ giữa các ngân hàng Các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tuy cạnh tranh với nhau rất gay gắt để chiếm lĩnh thị phần, liên tục đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút khách hàng và tăng lượng tiền giao dịch nhưng cũng không quên việc tìm kiếm sự hợp tác để xây dựng các liên minh hợp tác chiến lược nhằm hỗ trợ nhau trong việc phát triển sản phẩm thẻ, giảm chi phí phải trang trải cho hệ thống công nghệ và đặc biệt là tăng cường năng lực cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa thị trường cho các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn thâm nhập sau khi chúng ta gia nhập WTO. Trước yêu cầu trên, các ngân hàng đã liên kết với nhau tạo thành 4 liên minh thẻ, kết nối mạng lưới giữa các ngân hàng tạo nên một hệ thống thẻ lớn mạnh giúp khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích của thẻ hơn so với sử dụng hệ thống của từng ngân hàng riêng lẻ. Bốn liên minh thẻ lớn nhất hiện nay là: Liên minh của Hệ thống kết nối thẻ Việt Nam-VNBC: bao gồm NHTMCP Đông Á, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), NHTMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm 21 thành viên: Vietcombank, VIB Bank, VP Bank, Ngân hàng Đông Phương (OCB), Eximbank, NHTMCP Quân đội (MB)… Liên minh Banknevn do Agribank chủ trì đã kết nối được 3 ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank). Liên minh giữa Sacombank và ANZ Trong đó hệ thống thẻ Smartlink (tiền thân là liên minh thẻ Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng Thương mại VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC
Tài liệu liên quan