Chuyên đề Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO 2

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 2

1.1.1. Chính quyền cấp xã và vai trò của chính quyền cấp xã 2

1.1.1.1. Chính quyền cấp xã 2

1.1.1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp xã 3

1.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã 4

1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 5

1.1.3.1. Khái niệm 5

1.1.3.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6

1.1.3.3. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 7

1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 9

1.2.1. Phân loại cán bộ, công chức cấp xã 9

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 10

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 10

1.2.3.1. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ học vấn 10

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý 11

1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 12

1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 12

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHO CÁC XÃ VÙNG CAO 13

1.3.1. Sự phát triển kinh tế các xã vùng cao và nhu cầu về cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao 13

1.3.2. Một số hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao 14

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 15

1.3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao 15

1.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao 17

1.3.3.3. Các nhân tố về cơ chế chính sách 18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHO CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 20

2.1. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 20

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái. 20

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội 20

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái 21

2.1.2. Thực trạng về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007 24

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 – 2007 26

2.2.1. Về trình độ học vấn 26

2.2.2. Về trình độ chuyên môn 29

2.2.3. Về trình độ quản lý, lý luận chính trị và trình độ tin học, ngoại ngữ 30

2.2.4. Về cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao tỉnh Yên Bái 34

2.2.5. Về kỹ năng và kinh nghiệm 36

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHO CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 37

2.3.1. Những mặt tích cực trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007 37

2.3.2. Nguyên nhân của những mặt tích cực trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái 40

2.3.3. Những mặt hạn chế trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007 41

2.3.4. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao. 43

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015 45

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015 45

3.1.1. Quan điểm về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái đến 2015 45

3.1.1.1. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phải coi trọng cả đức và tài, lấy đức làm gốc. 45

3.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao là chiến lược quan trọng 46

3.1.1.3. Quan điểm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Đảng và Nhà nước 47

3.1.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng được coi là khâu đột phá cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 47

3.1.1.5. Có chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút cán bộ, công chức có năng lực và trình độ lên nhận công tác tại các vùng cao 48

3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã tỉnh Yên Bái đến 2015 49

3.1.2.1. Mục tiêu 49

3.1.2.2. Phương hướng và nhiệm vụ 51

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015 52

3.2.1. Đối tượng cán bộ, công chức cần được thu hút và đào tạo, bồi dưỡng 52

3.2.2. Yêu cầu và nội dung thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái 53

3.2.2.1. Yêu cầu chung 53

3.2.2.2. Nội dung thu hút và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh 54

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015 55

3.3.1. Giải pháp về cơ chế tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, công chức 56

3.3.2. Giải pháp về tạo nguồn cán bộ, công chức người dân tộc và dân tộc thiểu số cho các xã vùng cao 58

3.3.2.1. Tạo nguồn ban đầu 59

3.3.2.2. Tạo nguồn sau đào tạo 60

3.3.3. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức xã vùng cao 60

3.3.3.1. Chính sách hỗ trợ kinh phí 60

3.3.3.2. Chính sách khuyến khích 62

3.3.4.Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ quản lý cho dân tộc ít người 63

3.3.5. Một số giải pháp khác 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được trình bày ở chương 1, bao gồm: đánh giá về trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; trình độ quản lý nhà nước; lý luận chính trị; trình độ tin học và ngoại ngữ; cơ cấu độ tuổi, giới tính, số cán bộ là người dân tộc và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao. Để đánh giá được chất lượng cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái ta xem xét cụ thể như sau: 2.2.1. Về trình độ học vấn Trình độ học vấn chính là sự hiểu biết của mỗi người về những kiến thức phổ thông gồm hai mặt chính là tự nhiên và xã hội. Một người có trình độ học vấn sẽ có những kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng để từ đó phát triển khả năng của bản thân mình. Xem xét đánh giá trình độ học vấn sẽ thể hiện rõ được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao. Đối với các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái thì chất lượng cán bộ, công chức xét theo trình độ học vấn còn nhiều điều đáng quan tâm và chú ý, thể hiện thông qua 2 bảng số liệu về trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức xã vùng cao năm 2005 như sau: Bảng 2a: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chuyên trách các xã vùng cao tỉnh Yên Bái năm 2005 Chức danh Cấp tiểu học THCS THPT Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) A. CBCT 76 11,33 390 58,03 206 30,66 I. Bí thư 5 8,47 34 57,63 20 33,9 II. Phó Bí thư 2 6,45 21 67,74 8 25,81 III.Thường trực Đảng 1 4,17 15 62,5 8 33,33 IV. HĐND 4 5,71 42 60 24 34,29 1. Chủ tịch HĐND 1 7,14 8 57,14 5 35,72 2. Phó Chủ tịch HĐND 4 7,14 34 60,71 18 32,15 V. UBND 5 3,94 68 53,54 54 42,52 1. Chủ tịch UBND 2 3,92 27 52,94 22 43,14 2. Phó CT UBND pt kinh tế 3 4,84 35 56,45 24 38,71 3. Phó CT UBND pt xã hội 0 0 6 42,85 8 57,16 VI. Xã đội phó 8 13,33 33 55 19 31,67 VII. Đoàn thể 49 16,39 177 59,2 73 24,41 1. CT ủy ban MTTQ xã 13 21,67 38 63,33 9 15 2. CT hội cựu chiến binh 11 18,33 38 63,34 11 18,33 3. CT hội nông dân 11 18,33 39 65 10 16,67 4. CT hội liên hiệp phụ nữ 10 16,95 37 62,71 12 20,04 5. Bí thư đoàn thanh niên 4 6,67 25 41,67 31 51,66 Nguồn: Thống kê tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Cán bộ chuyên trách các xã vùng cao của tỉnh có trình độ học vấn phần lớn là tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, chiếm tới hơn một nửa, như vậy có thể nói cán bộ chuyên trách chỉ mới đạt đến tiêu chuẩn của nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số người chỉ tốt nghiệp tiểu học cần được cho đi học các lớp bổ túc để nâng cao thêm kiến thức. Riêng đối với cán bộ chuyên trách làm việc tại Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân của các xã vùng cao qua bảng số liệu ta thấy phần lớn trình độ học vấn của đội ngũ này mới đạt chuẩn và vẫn còn có những người có trình độ dưới mức đó, mà đây lại là đội ngũ nằm trong ban lãnh đạo của xã, là những người đứng đầu có vai trò quan trọng trong việc đưa xã phát triển theo đúng hướng đã đề ra. Cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng cho những cán bộ lãnh đạo như Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, vì những người đứng đầu có trình độ cao thì mới có thể lãnh đạo và quản lý cấp dưới có hiệu quả, nhân dân mới nể trọng. Bên cạnh đó đối với các cơ quan đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân… xét về trình độ học vấn vẫn còn khá nhiều người chưa đạt chuẩn, mà đây là đội ngũ góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế, xã hội của toàn xã. Bảng 2b: Trình độ học vấn của đội ngũ công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái năm 2005 Chức danh Cấp tiểu học THCS THPT Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) B. Công chức 32 6,75 141 29,75 301 63,5 1.Chỉ huy trưởng quân sự 9 15,25 33 55,93 17 28,82 2. Trưởng công an 5 8,92 26 46,42 25 44,66 3. Văn phòng– thống kê 2 8,33 8 33,33 14 58,34 4.Văn phòng– tổng hợp 1 3,03 7 21,21 25 75,76 5. Tài chính – Kế toán 3 5,08 12 20,33 44 74,59 6. Kế toán thu 3 17,64 3 17,64 11 64,72 7. Địa chính– Xây dựng 4 6,89 10 17,24 44 75,87 8. Địa chính– Kinh tế 2 7,4 8 29,62 17 62, 98 9. Tư pháp– Hộ tịch 3 5,08 14 23,72 42 71,2 10. Văn hóa– Xã hội 1 1,64 19 31,14 41 67,22 Nguồn: Thống kê tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Đối với cán bộ chuyên trách thì trình độ học vấn chủ yếu tập trung là cấp trung học cơ sở, nhưng đối với công chức xã vùng cao trình độ học vấn cao hơn, tập trung chủ yếu là cấp trung học phổ thông. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đối với công chức là những người làm việc trong những lĩnh vực cụ thể của xã, đa phần để có được trình độ chuyên môn thì cũng phải có được trình độ học vấn cao, đạt từ mức tiêu chuẩn trở lên, bên cạnh đó đội ngũ này khi tham gia vào công tác tại các cơ quan, đoàn thể nhà nước đều phải thi tuyển hoặc xét tuyển nên đã sàng lọc được những người có trình độ và khả năng. Còn đối với cán bộ chuyên trách thì có được các chức danh là do dân bầu cử, tín nhiệm và được điều động từ địa phương khác về vì vậy có thể còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá trình độ và năng lực của mỗi người. 2.2.2. Về trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng trong công việc, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao. Cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn, phải thực sự am hiểu về lĩnh vực mà mình đang làm công việc mới thực sự có hiệu quả. Để đánh giá về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái ta có số liệu của bảng sau: Bảng 3: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái Năm Chưa qua đào tạo Trình độ sơ cấp Trung cấp, cao đẳng Đại học, trên đại học Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2000 560 72,54 40 5,18 162 20,98 10 1,3 2005 712 62,07 75 6,54 329 28,68 31 2,71 2007 618 57,76 82 7,66 334 31,21 36 3,37 Nguồn: Thống kê tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Số lượng cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái qua bảng số liệu trên chủ yếu là chưa được qua đào tạo như trong năm 2000 số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo chiếm đến 72,54%, đến năm 2005 giảm xuống còn 63,07% và chỉ còn 57.76% vào năm 2007. Tuy nhiên con số này vẫn chiếm hơn nửa trong tổng số cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh cho thấy trình độ chuyên môn chưa thực sự được quan tâm của các cơ quan của tỉnh mà còn thiếu sự coi trọng từ chính bản thân những người cán bộ, công chức. Trong quá trình tuyển chọn tỉnh vẫn chưa đánh giá và lựa chọn những người có năng lực và trình độ, mà vẫn còn hiện tượng tuyển trước rồi đào tạo sau. Nhìn chung thì trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh có xu hướng tăng dần số lượng những người có trình độ sơ cấp,trung cấp, cao đẳng và đại học, trên đại học, giảm dần số lượng những người chưa qua đào tạo. Đây là xu hướng tích cực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã từ đó phát triển kinh tế xã hội chung trong toàn tỉnh. 2.2.3. Về trình độ quản lý, lý luận chính trị và trình độ tin học, ngoại ngữ Bên cạnh kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà mỗi người cán bộ, công chức cần có thì trình độ quản lý, lý luận chính trị và trình độ tin học, ngoại ngữ lại góp phần không nhỏ giúp cán bộ, công chức các xã vùng cao, nhất là với cán bộ quản lý tăng cường khả năng hoạt động, tổ chức trong việc quản lý nhân dân, tu dưỡng đạo đức và có tư tưởng chính trị vững vàng. Sử dụng kinh nghiệm thực tế và cảm nhận của bản thân để điều hành, quản lý thì chưa đủ để trở thành một người lãnh đạo tốt, mà cần phải có một nền tảng vững vàng. Để có một nền tảng vững vàng thì cần phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản và có cơ sở lý luận. Chính vì vậy trình độ quản lý nhà nước sẽ giúp đánh giá được chính xác khả năng quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái, thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái Năm Bồi dưỡng Sơ cấp Trung cấp Cử nhân Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2000 140 43,75 0 180 56,25 0 2005 103 31,02 38 11,45 188 56,63 3 0,9 2007 96 29,45 32 9,82 194 59,5 4 1,23 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái Qua bảng số liệu trên cho ta thấy phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái có trình độ quản lý nhà nước có trình độ trung cấp về quản lý nhà nước,chiếm hơn nửa số cán bộ, công chức và sự thay đổi qua các năm là rất nhỏ, không đáng kể như năm 2000 tỷ trọng cán bộ, công chức có trình độ trung cấp về quản lý nhà nước chiếm 56,25%, năm 2005 là 56,63% và đến năm 2007 là 59,5. Bên cạnh đó số lượng cán bộ, công chức chỉ qua bồi dưỡng cũng chiếm phần không nhỏ, nhưng cũng đã giảm đáng kể từ 43,75% năm 2000 xuống chỉ còn 29,45% năm 2007, điều này cũng thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức về quản lý nhà nước trong thời gian qua của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên vẫn cần phải được chú trọng hơn nữa vì số lượng cán bộ, công chức có trình độ cử nhân thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để có thể quản lý, tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở tốt thì không chỉ có trình độ quản lý nhà nước là đủ mà cần phải có cả trình độ lý luận chính trị vững vàng, sắc bén để lãnh đạo xã đi theo đúng chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái hầu hết đều được đưa đi đào tạo về lý luận chính trị từ trình độ sơ cấp cho đến cao cấp thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 5: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái Năm Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2000 65 16,41 328 82,83 3 0,76 2005 96 21,67 343 77,43 4 0,9 2007 89 20,18 347 78,68 5 1,14 Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức xã của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái Đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái có trình độ lý luận chính trị chủ yếu ở mức trung cấp nhưng lại có xu hướng giảm dần: năm 2000 là 82,83%, đến năm 2007 chỉ có 78,68%. Trong khi đó số lượng người ở trình độ cao cấp về lý luận chính trị lại rất ít, mà gia tăng cũng không đáng kể, còn đối với trình độ sơ cấp lại có xu hướng gia tăng từ 16,41% năm 2000 lên 20,18% năm 2007. Có hiện tượng này xảy ra vì trong những năm gần đây quy mô của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh tăng mạnh, trong khi đó công tác đào tạo về lý luận chính trị thì chưa có nhiều bước tiến mới, nên việc gia tăng số lượng người có trình độ sơ cấp là dễ hiểu. Để đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có tư tưởng chính trị vững vàng, đi theo đúng đường lối của Đảng cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị bằng cách thường xuyên cho cán bộ đi bồi dưỡng và học tập về chính trị. Bên cạnh những kiến thức đóng vai trò chủ yếu trong công tác quản lý, lãnh đạo, tổ chức thực hiện những công việc của xã như trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước thì trình độ tin học và ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện hội nhập như hiện nay là vô cùng cần thiết. Để có thể nắm kịp với sự phát triển của xã hội hiện nay thì mỗi cán bộ, công chức đều nên biết ngoại ngữ, am hiểu về tin học để phục vụ cho công việc ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, đối với các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái thì dường như quan điểm này chưa thực sự được đánh giá cao, vì thế chất lượng cán bộ, công chức về tin học và ngoại ngữ còn thấp kém, thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái Năm Trình độ Ngoại ngữ Trình độ Tin học 2000 0 2 2005 1 3 2007 3 5 Nguồn: tổng hợp thống kê của sở nội vụ tỉnh Yên Bái Ngày nay khi thời đại công nghệ ngày càng phát triển và đất nước đang trong thời kỳ hội nhập thì yêu cầu đối với cán bộ, công chức ngày càng nâng cao, nhất là đối với tin học và ngoại ngữ. Qua bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái có trình độ tin học và ngoại ngữ rất thấp, hay có thể nói là không bắt kịp được với sự phát triển của tỉnh và cả nước. Trong 7 năm mà số lượng cán bộ, công chức có bằng tin học và ngoại ngữ gần như không thay đổi đáng kể, con số đến thời điểm hiện tại mới có 3 người có bằng ngoại ngữ và 5 người có bằng tin học trên tổng số 70 xã vùng cao. Như vậy ta có thể thấy khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và đổi mới của cán bộ, công chức các xã vùng cao còn rất yếu. Để có thể nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ này cần phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó chính những cán bộ, công chức cũng phải chủ động học hỏi, tiếp nhận thêm những kiến thức mới. 2.2.4. Về cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao tỉnh Yên Bái Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái cần phải xem xét về cơ cấu đội ngũ, trong đó có cơ cấu về độ tuổi và giới tính, số lượng cán bộ là người dân tộc. Bảng 7: Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao tỉnh Yên Bái Năm Dưới 35 35 - 45 45 - 55 Trên 55 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người Tỷ trọng (%) Số lượng (người Tỷ trọng (%) Số lượng (người Tỷ trọng (%) 2000 171 22,32 294 38,38 249 32,51 52 6,79 2005 334 30,84 395 36,47 321 29,64 33 3,05 2007 346 31,74 397 36,42 312 28,62 35 3,22 Nguồn: báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Đối với cơ cấu về độ tuổi cho biết đội ngũ cán bộ, công chức là đội ngũ trẻ hay già, từ đó cho thấy chất lượng làm việc có nhiều kinh nghiệm hay khả năng sáng tạo, năng động cao hay không. Qua bảng số liệu về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái ta thấy trong năm 2000 thì đội ngũ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chỉ chiếm một phần nhỏ là 22,32%, nhưng đến năm 2005 và năm 2007 thì số lượng cán bộ, công chức trẻ đã tăng lên đáng kể đến 30,84% và 31,74% giúp trẻ hóa đội ngũ, tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc, tăng cả sự năng động và nhiệt tình từ những người trẻ tuổi, giảm thiểu tình trạng thụ động, ỷ lại, giảm sức ì của đội ngũ những cán bộ, công chức già. Nguyên nhân chính là năm 2007 tỉnh đã tăng cường thêm đội ngũ cán bộ, công chức trẻ và tinh giảm biên chế cho những cán bộ, công chức đã có tuổi, không còn khả năng làm việc hay làm việc không còn hiệu quả. Chính vì vậy bảng số liệu về cơ cấu độ tuổi có xu hướng giảm số lượng những cán bộ cao tuổi và tăng số lượng đội ngũ cán bộ trẻ tuổi. Bên cạnh cơ cấu về độ tuổi ta cần xem xét và đánh giá về cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là các xã vùng cao, bởi đây là vùng thường có nhiều phong tục tập quán lạc hậu nên việc bình đẳng tham gia các công tác xã hội giữa nam giới và nữ giới chưa thực sự hiệu quả. Đối với các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái tuy đã có sự nỗ lực thay đổi tư duy của Đảng bộ và các cơ quan của tỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, cụ thể như sau: Bảng 8: Cơ cấu về giới tính và số lượng dân tộc ít người trong đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái Năm Giới tính Dân tộc ít người Nam Nữ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2000 666 86,95 100 13,05 393 51,31 2005 907 83,75 176 16,25 711 65,65 2007 906 84,12 171 15,88 698 64,81 Nguồn: báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Trong cơ cấu về giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái chiếm phần lớn là nam giới và độ chênh lệch giữa số lượng nam giới và nữ giới trong đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh vẫn còn rất lớn, không có sự thay đổi nhiều trong những năm qua, như tỷ lệ nữ giới tham gia vào công tác xã hội năm 2000 là 13,05%, năm 2005 là 16,25% và năm 2007 là 15,88%. Sự chênh lệch này thể hiện sự không đồng đều giữa cán bộ, công chức nam và nữ, chưa thực sự đạt được sự bình đẳng giới. Nguyên nhân của việc bất bình đẳng trong đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao là do phong tục tập quán còn lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà đa số cán bộ lại là người dân tộc nên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tư tưởng, hủ tục đó. Phụ nữ không có tiếng nói nhiều ở các xã vùng cao, áp lực từ gia đình và họ tộc gây nên tư tưởng ái ngại, không dám tham gia những hoạt động mang tính chất xã hội. Ngoài ra số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc chiếm tới hơn nửa trong tổng số cán bộ, công chức của các xã vùng cao, con số này ngày càng được nâng cao hơn qua từng năm: năm 2000 là 51,31%, đến năm 2005 con số này đã lên đến 65,65% và đến năm 2007 thì giảm xuống không đáng kể còn 64,81%. Sự tăng lên về đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc cho thấy sự tham gia ngày càng tích cực hơn của đồng bào dân tộc tại các xã vùng cao của tỉnh trong công tác xây dựng chính quyền cơ sở. Tuy nhiên đến năm 2007 thì có giảm xuống không đáng kể số cán bộ là người dân tộc, bởi trong thời gian này tỉnh quan tâm chú trọng tới chất lượng và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này nên đã tinh giảm những người không đủ tiêu chuẩn và bố trí đi học nâng cao trình độ. Sự tham gia của cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái vừa là ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm trong việc thực hiện những nhiệm vụ của xã, cán bộ là người dân tộc sẽ am hiểu phong tục tập quán, địa hình lãnh thổ nên có thể làm tốt công tác quản lý, điều hành nhưng lại yếu về chuyên môn nghiệp vụ nên hiệu quả công việc chưa cao. 2.2.5. Về kỹ năng và kinh nghiệm Kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức có được là do đúc rút kinh nghiệm qua những năm công tác dựa trên nền tảng những kiến thức lý luận đã được học và được bồi dưỡng. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái do nguồn cung cấp cho đội ngũ này chủ yếu là từ những cán bộ hưu trí, các già làng, trưởng bản và những người có tiếng nói trong nhân dân các xã vùng cao vì thế họ không chỉ có một bề dầy kinh nghiệm mà còn có những kỹ năng chỉ đạo, thuyết phục người dân rất riêng nhưng cũng rất hiệu quả. Họ là những người đại diện cho các dân tộc thiểu số khác nhau, bởi vậy họ đại diện cho tiếng nói, thể hiện được đúng những mong muốn, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời những cán bộ, công chức là người dân tộc thì còn có lợi thế về ngôn ngữ, họ có thể nói được tiếng dân tộc nên khả năng truyền đạt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những công việc của cấp trên giao cho xã tốt hơn. Ngoài ra do là những người có tiếng nói trong nhân dân nên có được độ tin tưởng cao hơn so với những cán bộ từ huyện hay tỉnh cử xuống. Vì vậy có thể nói kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái là khá tốt, nhưng để đem lại hiệu quả công việc thì cần phải kết hợp với cả trình độ chuyên môn nữa. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHO CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 2.3.1. Những mặt tích cực trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007 Từ kết quả phân tích trên có thể rút ra một số đánh giá về mặt tích cực trong phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái như sau: Một là: Đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh đã trưởng thành và lớn mạnh cả về lượng và về chất, nhìn chung là những người am hiểu phong tục tập quán, địa bàn lãnh thổ. Yên Bái là một tỉnh miền núi với rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc mông, dao, tày, thái, mường... Các dân tộc thiểu số này tập trung phần lớn tại các xã vùng cao như: xã Hát Lìu, Tà Xi Láng, Làng Hồ, Pá Hu, Phình Hồ,..(huyện Trạm Tấu); xã La pán tẩn, Nậm có, Cao phạ, Nậm khắt, Lao chải...(huyện Mù Cang Chải); xã Tú lệ, Gia hội, Sơn lương, Sơn thịnh...(huyện Văn Chấn)...Hiện tại toàn tỉnh Yên Bái có 70 xã vùng cao, chiếm gần một nửa số xã của toàn tỉnh, như vậy nguồn nhân lực cung cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao của tỉnh là vô cùng dồi dào. Đội ngũ cán bộ, công chức tại các xã vùng cao hầu hết là người sở tại, sinh sống, làm việc và trưởng thành tại địa bàn, cho nên rất am hiểu phong tục tập quán cũng như địa bàn lãnh thổ của xã. Việc nắm giữ các vị trí trong các cơ quan, tổ chức nhà nước thường mang tính thừa kế, nối tiếp các thế hệ dòng họ; thành phần chính quyền có đại diện của nhiều dân tộc có mặt trên địa bàn tham gia. Vì vậy chất lượng công việc dựa nhiều vào năng lực đoàn, thuyết phục nhân dân bằng uy tín cá nhân, có thể nói đây là điểm mạnh đồng thời cũng là điểm yếu của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh. Hai là trình độ bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đã từng nước được nâng lên, góp phần không nhỏ trong việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao. Đặc điểm lớn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung là trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái cũng không phải là một ngoại lệ, đội ngũ cán bộ, công chức tại các xã vùng cao của tỉnh trong những năm qua còn rất hạn chế về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã luôn quan tâm chú trọng tới công tác giáo dục và đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tỉnh đã củng cố duy trì và phát huy kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở của tất cả các xã. Đối với những người đã qua độ tuổi tới lớp thì có tổ chức các lớp học bổ túc để giúp người dân nâng cao được trình độ học vấn của mình. Không những vậy, tỉnh còn tăng cường chỉ đạo và đầu tư nhằm nâng cao năng lực cho bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt chú trọng tới cấp xã, nhất là các xã vùng cao. Đội ngũ cán bộ, công chức thường xuyên được đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, tin học văn phòng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, quản lý và chuẩn hóa cán bộ. Ba là cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ đã thể hiện được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể tại các xã vùng cao, tuy chưa được hoàn thiện nhưng so với những năm trước đây thì có nhiều thay đổi theo mặt tích cực hơn rất nhiều. Cụ thể về cơ cấu giới tính thì tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào các vị trí chủ chốt trong công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể tại các xã vùng cao được tăng dần, khẳng định được vị trí của mình trong công tác điều hành xã hội ở cấp cơ sở. Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể các xã vùng cao đã mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ có trình độ năng lực vào các vị trí chủ chốt, do đó năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở hiện nay có nhiều sự sáng tạo, có bước đột phá lớn. Thêm vào đó là cơ cấu về trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị, kiến thức quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh hiện nay nhất là đối với các xã vùng cao đã có những bước tiến đáng kể trong chất lượng của đội ngũ này. Số lượng cán bộ, công chức được học tập, đào tạo và bồi dưỡng ngày một nâng cao, số cán bộ, công chức không đáp ứng được theo chuẩn của quy định nhà nước đã giảm xuống đáng kể, tuy chưa phải là hoàn toàn nhưng cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung và các xã vùng cao nói riêng. 2.3.2. Nguyên nhân của những mặt tích cực trong sự phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái Sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng cao đã đạt được những thành tích đáng kể, có được những mặt tích cực trong việc nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ, công chức. Để có được những thành tích đó là nhờ những yếu tố khách quan và chủ quan của tỉnh tác động, góp phần thúc đẩy việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao. Với 70 xã vùng cao trong tổng số 180 xã của tỉnh Yên Bái đã chiếm gần một nửa số xã của tỉnh và đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động tại các xã vùng cao chiếm hơn một nửa là người dân tộc thiểu số tham gia công tác chính quyền. Cán bộ, công chức là những người đại diện cho các dân tộc khác nhau trên địa bàn nên được nhân dân tín nhiệm, góp phần tăng cường thêm niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước. Đây chính là điểm mạnh của đội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28528.doc
Tài liệu liên quan