MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 7
1.1. Du lịch sinh thái 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 7
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 7
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 12
1.2.1. Du lịch dựa vào thiên nhiên 12
1.2.2. Du lịch dựa vào văn hóa 12
1.2.3. Du lịch công vụ 13
1.2.4. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch bền vững . 13
1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 14
1.3.1. Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của hệ sinh thái. 14
1.3.2. Sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững 15
1.3.3. Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc, giá trị đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh. 15
1.3.4. Có sự cố vấn giám sát từ các tổ chức môi trường phi chính phủ 16
1.3.5. Nguồn khách du lịch sinh thái có đặc điểm tiêu dùng tương thích với sản phẩm du lịch sinh thái 16
1.4. Phát triển du lịch bền vững 17
1.4.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững 17
1.4.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 17
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững . 20
Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁT BÀ 21
2.1. Khái quát về Cát Bà 21
2.2. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà 22
2.2.1. VỊ trí, địa lý 22
2.2.2. Lịch sử 22
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái 22
2.2.4. Tài nguyên nhân văn 24
2.2.5. Khu dự trữ sinh quyển 26
2.2.6. Điều kiện kinh tế-xã hội 26
2.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật 27
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà 28
2.3.1. Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội 28
2.3.2. Các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch sinh thái 29
2.3.3. Thực trạng về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái 30
2.3.4.Thị trường khách du lịch 35
2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sinh thái Cát Bà 36
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁT BÀ 39
3.1. Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà 39
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cát Bà . 40
3.2.1. Công tác quy hoạch tổng thể 40
3.2.2. Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái 41
3.2.3. Bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái. 43
3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 49
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng cáo du lịch. 50
3.2.6. Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư 51
3.3. Các kiến nghị 51
3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 51
3.3.2. Kiến nghị với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 52
3.3.3. Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Bà 52
3.3.4. Với các nhà đầu tư 52
3.3.5. Với cư dân địa phương 53
KẾT LUẬN .54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 56
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 57
56 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5170 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống, tinh thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo. Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn lại dấu tích nơi đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Ngôi miếu cổ Văn Chấn - xã Văn Phong có kiến trúc tinh xảo vào Hậu Lê (Thế kỷ XV) "Tân tạo thạch bia" chùa Gia Lộc với khối đá bốn mặt trạm khắc hoa văn sinh động hiếm thấy được tạo dựng từ thời "Cảnh Thịnh tứ niên" năm 1797. Đình Đôn Lương nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tuyệt diệu thể hiện tài nghệ một thời. Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tượng thành xếp đá được xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Chùa Hoà Hy (Hoà Quang) còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều pho tượng độc đáo, những nét hoa văn trạm trên bia đá hiếm thấy trên các bia chùa của miền Bắc. Văn bia đình làng Hoàng Châu còn lưu danh các sinh đồ Quốc Tử Giám: Nguyễn khắc Minh, Bùi Quang Trịnh, Vũ Tiến Tước là người làng Hoàng Châu đã học hành đỗ đạt tại cơ quan học viện cao nhất nước ta thời kỳ tiền Lê Hoàng Triều. Người dân trên đảo có quyền tự hoà về con đường học hành, đỗ đạt của cha ông một thời.Có thể nói văn hoá của huyện đảo Cát Hải phong phú đa dạng bởi lẽ người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng những người sống bằng nghề biển vùng Duyên Hải.
Đến với Cát Bà, chúng ta còn được hòa mình vào lễ hội làng cá được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm để ghi nhớ ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà.
Khu dự trữ sinh quyển
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO.
Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này. Việt Nam hiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát Tiên, châu thổ sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động.
Điều kiện kinh tế-xã hội
Với lợi thế gần biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cát Bà phát triển kinh tế. thành phố Hải Phòng và Bộ Thuỷ Sản đã coi Cát Bà là trung tâm của dịch vụ thuỷ sản. Chính phủ và Tổng cục du lịch đã quyết định phát triển Cát Bà thành trung tâm quốc gia về du lịch sinh thái. Tất cả điều này cho thấy tiềm năng thuỷ sản, du lịch và dịch vụ của huyện Cát Hải. Ngành kinh tế đánh bắt cá truyền thống đã tăng trưởng nhanh trong vài năm qua. Với những định hướng phát triển phong phú, ngành thuỷ sản Hải Phòng đã vượt qua nhiều khó khăn và từng bước phát triển. Khai thác thuỷ sản đã đạt được 5.730 tấn năm 2000 và tăng lên 8.091 tấn năm 2002. Nuôi trồng thuỷ sản từ 608 tấn tăng gấp đôi lên 1.148 tấn năm 2002. Đến năm 2009 ngành thuỷ sản tăng 9,5%, đạt 7.050 tấn, trong đó khai thác là 3.050 tấn, nuôi trồng là 4.000 tấn. Đó là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ, đặc biệt là việc áp dụng đổi mới những phương pháp và áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong sản xuất. Một trong những nết phát triển của ngành thuỷ sản là nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào các lồng nuôi thuỷ sản trên biển. Đây là cách hiệu quả để sử dụng các điều kiện môi trường tự nhiên và đánh thức những tiềm năng chưa được khai thác của biển Cát Bà. Cùng với sự phát triển của thuỷ sản, sản xuất cũng được cải thiện. Trên khu vực rộng 143,7ha năm 2002 sản lượng đạt 12.187 tấn, tăng 27,6% so với năm 2001. Những năm qua, Cát Hải đã trở thành điểm hấp dẫn đối với khách du lịch Việt Nam cũng như du khách quốc tế.
Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành giáo dục và đào tạo cũng đạt các mục tiêu vượt mức kế hoạch đề ra cả về chất lượng và số lượng. Ngành thể thao, văn hoá, thông tin đa hợp tác chặt chẽ với các ngành khác trong việc triể khai thành công các chương trình tuyên truyền. Tuyên truyền tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển chính trị, kinh tế, bảo vệ môi trường và kiểm soat những vấn đề xã hội. Ngày càng có nhiều hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật. Nhà văn hoá huyện tổ chức rất nhiều buổi biểu diễn văn hoá, văn nghệ, khuyến khích mở rộng các phong trào văn hoá văn nghệ địa phương.
Cát Hải tập trung vào phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tài nguyên rừng, biển sinh thái để phát triển kinh tế đa ngành. Xây dựng Cát Hải thành một trung tâm du lịch sinh thái quấc gia đạt chuẩn quốc tế và trung tâm kinh tế biển của Bắc Bộ Việt Nam, đăc biệt khu kinh tế mở và một khu vực đô thị của thành phố Hải Phòng. Cát Hải hiện nay làmột trung tâm hội tụ đầu tư với dự án quy hoạch du lịch sinh thái và khu vực cảng biển Cát Don, Xuân Đàm và Cát Bà với tổng đầu tư trên 500 tỷ trên diện tích 104ha và một số dự án khác.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong chiến lược phát triển Uỷ ban nhân dân và Huyện uỷ đã xác định “xây dựng hạ tầng cần phải được ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo định hướng này, mấy năm qua huyện đã triển khai tích cực việc xây dựng hạ tầng với hiệu quả cao. Theo đó, huyện đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích đầu tư vào các trung tâm dịch vụ hỗ trợ thuỷ sản và du lịch tại đảo Cát Bà. Hoàn thành kế hoạch xây dựng huyện Cát Hải và kế hoạch chi tiết thị trấn Cát Bà để trình uỷ ban nhân dân Hải Phòng phê duyệt theo đó, huyện Cát Hải sẽ mở rộng theo hướng tây về xã Phu Long. Ngoài ra huyện sẽ tích cực triển khai con đường liên đảo thứ 2 xuyên qua Cát Bà, Gia Luận và Tuần Châu, tiếp tục đầu tư cho các công trình xây dựng, xây dựng các trường học nhiều tầng, nâng cấp bệnh viện và các trung tâm y tế. Cho tới nay, hầu hết các con đường nội hạt đã được bê tông và nhựa hoá. Các tuyến nội đảo qua Đình Vũ, Cát Hải và Cát Bà đã khuyến khích tăng mạnh lưu lượng xe cộ và hành khách đi lại. Tuyến giao thông khác là sử dụng tầu cao tốc để chuyên chở, phục vụ du lịch và phát triển phúc lợi xã hội. Tuy nhiên với vị trí xa xôi, là một huyện đảo cách trung tâm Hải Phòng 60Km, Cát Bà vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, một trong những cản trở lớn nhất là việc đi lại. Hiện tại chỉ có 2 cách tới Cát Bà:
Tầu cao tốc: cách nhanh nhất tới Cát Bà, tuy nhiên chỉ có bẩy con tầu loại này có thể chở được 300 hành khách và thời gian khởi hành cũng thuận tiện cho khách du lịch. Tầu khởi hành từ Hải Phòng lúc 6h, 8h20,9h và rời Cát Bà lúc 6h,13h, 15h.
Bằng đường bộ và phà: Tuyến đường này vừa mới được đưa vào sử dụng, nhưng không được khách ưa thích vì phải mất lâu hơn 3-4 tiếng so với tầu cao tốc và cũng không thuận tiện. Đáng tiếc là xe bus không thể sử dụng tuyến này vì chuyên trở bằng phà không đáp ứng được trong quá trình xây dựng tuyến đường.
Cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ trên khu vực Cát Bà nhìn chung ở bậc thấp toàn thị trấn chỉ có một điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, một bưu điện, thông tin liên lạc trên nội bộ khu vực đảo còn hạn chế. Hiện chưa có trung tâm thông tin du lịch, trung tâm y tế chất lượng cao. Bản thân du lịch đảo Cát Bà chưa sẵn sàng ứng dụng công nghệ đê phát triển, chưa xây dựng được website riêng để quảng bá sản phẩm du lịch của mình. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch còn hoạt động rời rạc không chuyên nghiệp, chưa có ý thức rõ ràng sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá xúc tiến bán hàng.
Các phương tiện truyền thông đang được sử dụng hiện nay như là công cụ tiếp cận thị trường cho du lịch là các kênh truyền hình địa phương và các báo chuyên đề du lịch. Bản thân các phương tiện truyền thông này chưa có những chuyên đề thường xuyên về du lịch Cát Bà điều đó thể hiện chưa có sự hợp tác chặt chẽ của các nhà xúc tiến đối với phương tiện truyền thông.
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà
Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Những năm qua, Cát Bà đã trở thành điểm hấp dẫn đối với khách du lịch Việt Nam cũng nư du lịch quốc tế. Số khách du lịch đến tăng 25% mỗi năm đạt 205.000 năm 2003, tăng gấp đôi so với năm 2000. Doanh thu từ du lịch có mức tăng 9% hàng năm và đạt 32 tỷ đồng đồng năm 2003.6 tháng đầu năm 2009 đã có 437.000 lượt khách tới Cát Bà,tăng 13,2% so với năm 2008 và đạt 51,5% so với kế hoạch năm 2009.Tổng doanh thu từ du lịch đạt 136,2 tỷ đồng. Các dự án đầu tư phát triển du lịch và các dịch vụ đã đóng góp quan trọng cho việc tạo ra những kết quả trên. Theo kế hoạch phát triển của Sở Du Lịch Hải Phòng, Cát Bà sẽ trở thành một trung tâm hấp dẫn đối với đầu tư. Hàng loạt các dự án mới sẽ làm nên hình ảnh và màu sắc mới cho Cát Hải. Thực tế là việc hoàn thành các dự án như con đường du lịch nối Gia Luận-vườn quốc gia-thị trấn Cát Bà, nạo vét vịnh Tung Dinh, cung cấp nước sạch cho Cát Bà và khu vực xây dựng cơ sở lưu trú mới đã tạo mức tăng trưởng mạnh trong du lịch.
Cùng với việc phát triển du lịch, đã giúp xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tăng tỷ lệ các hộ gia đình giàu, giảm hộ nghèo xuống còn 2%. Thu nhập bình quân đầu người là USD 1.300-1.600 một năm. Ngoài ra, các tệ nạn xã hội cũng được giảm bớt, người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường , giữ gìn bản sắc văn hoá của mình.
Các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch sinh thái
Sở du lịch Hải Phòng
Sở du lịch Hải Phòng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Cát Bà phát triển du lịch như thu hút đầu tư vào phát triển du lịch; đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; triển khai các dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động vật quý hiếm; thành lập quỹ Phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà…
Các công ty lữ hành, các đại lý lữ hành
Hiện nay các nhà điều hành tour và doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với Cát Bà vì hình ảnh điểm đến Cát Bà chưa được tiếp thị rộng rãi trên thế giới. Thông qua việc thu thập thông tin từ các tờ rơi, tập gấp, quảng cáo, tim kiếm trên internet nhóm triển khai dự án nhận thấy: các công ty lữ hành lớn tại Việt Nam như SaiGontourist và Vietnamtourism, Vinatour . . . còn rất do dự khi cung cấp các dich vụ nghỉ qua đêm tại Cát Bà. Lý do là: hầu hết khách của họ là nhóm khách lớn yêu cầu dich vụ hoàn hảo, các chuyến đi theo các thủ tục quen thuộc, cơ sở lưu trú tiện nghi, giao thông thuận tiện mà đảo Cát Bà khó có thể đáp ứng được.Các hãng lữ hành khác chỉ coi Cát Bà là điểm dừng chân cho hành trình Hà Nội-Hải Phòng-Cát Bà-Hạ Long hoặc kết nối chuyến Hà Nội-Vịnh Hạ Long.
Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ăn uống
Đến tháng 10-2004, Cát Bà có thể đáp ứng được 1286 phòng tại 89 khách sạn và nhà hàng. Hầu hết các phòng đạt tiêu chuẩn cơ bản dành cho khách du lịch balô và khách có ngân sách hạn hẹp. Chỉ có 1/5 các phòng đó đạt tiêu chuẩn tốt hơn, tương đương với tiêu chuẩn quốc gia 2 sao. Lượng lao động làm trong lĩnh vực du lịch được đào tạo căn bản khoảng 400 người và khoảng từng đấy người không được đào tạo và làm theo thời vụ.
Tại trung tâm thị trấn Cát Bà hiện nay có khoảng 112 khách sạn, gần 2.000 phòng nghỉ, trên 4.050 giường. trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên. Một số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên như khách sạn Hollyday View, Sunrise Resort, Cat Ba Resort. Bên cạnh loại hình dịch vụ lưu trú truyền thống nay các khách sạn đó vẫn đang bắt đầu đưa vào giới thiệu loại hình dịch vụ ngủ đêm trên du thuyền. Trên đảo cũng có hơn 30 nhà hang kinh doanh chuyên biệt, trong đó có 7 nhà nổi. Ngoài ra hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đèu phục vụ dịch vụ ăn uống cho thực khách tại cơ sở.
Dân cư địa phương
Dân cư địa phương cũng tham gia vào hoạt động du lịch bằng việc cung cấp các mặt hàng lưu niệm, các món ăn gian gian… từ đó tăng thêm thu nhập. Người dân địa phương đã có ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ bản sắc văn hoá của mình.
2.3.3. Thực trạng về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái
2.3.3.1. Các điểm du lịch sinh thái tại Cát Bà
*Vườn quốc gia Cát Bà
Nhiều người cho rằng, để khám phá, tận hưởng cảnh quan của đảo Cát Bà cần khoảng 10 ngày, và chỉ quan sát cũng mất một ngày mới đủ thời gian len lỏi trong vịnh Lan Hạ. Dường như ai đến Cát Bà lần đầu cũng ngạc nhiên trước vẻ đẹp vừa kỳ thú, vừa bí ẩn của thiên nhiên quần đảo Cát Bà.
Do vậy, điều mà khách du lịch, nhất là các vị khách quốc tế đến Cát Bà không bao giờ bỏ qua, đó là khám phá đảo Ngọc theo tuyến du lịch sinh thái Vườn quốc gia. Không khó để chúng ta có thể gặp từng tốp người, hay chỉ đơn lẻ 1 đến 2 người đi xe đạp, xe máy, thậm chí đi bộ trên tuyến đường qua Vườn quốc gia để bắt đầu một chặng đường khám phá thiên nhiên sâu thẳm trong Vườn. Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà Hoàng Văn Thập cho biết: “Với tuyến du lịch sinh thái đặc thù của Cát Bà, Vườn quốc gia đón hơn 41 nghìn khách trong nước và gần 22,5 nghìn khách quốc tế đến thăm quan, khám phá thiên nhiên trong năm 2008. Điều đặc biệt là, hầu hết khách nước ngoài đến Cát Bà đều tham gia các tuyến du lịch sinh thái và đều ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây”.
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, nơi có khu rừng nguyên sinh với hàng trăm ha cây gỗ quý như Kim Giao, Chò Đãi..., hàng trăm ngàn loại thảo mộc và hàng trăm loài động vật quý hiếm, trong đó, có loài Voọc đầu trắng nổi tiếng được ghi trong sách đỏ thế giới và chỉ có ở Cát Bà. “ Vị thần” kiến trúc thiên nhiên tạo cho Cát Bà một hệ thống hang động kỳ thú và lạ mắt, hình thù khác nhau như động Thiên Long, Đá Hoa, Quân Y, Trung Trang, Hang Luồn, Áng Vả... Marter Roode, khách du lịch đến từ vương quốc Anh cho biết: “Tôi đến đây lần đầu tiên, nhưng cũng kịp nhận thấy cảnh quan thiên nhiên là giá trị lớn nhất của Cát Bà và giá trị ấy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Tiếc rằng, chúng tôi chưa thể đi hết Khu dự trữ sinh quyển thế giới này để được nhìn thấy Voọc. Chúng tôi sẽ quay trở lại để có thể khám phá những điều thú vị khác của thiên nhiên nơi đây”.
Tuyến đường giáo dục môi trường- tuyến du lịch sinh thái đang được nhiều người ưa thích chỉ dài chừng 2,5 km, nhưng cho thấy một sự đa dạng và tiêu biểu của thiên nhiên bí ẩn mà gần gũi ở Vườn quốc gia Cát Bà. Hiển hiện ở đó là những loài cây rất quen thuộc như sắn, vải, cam, bưởi, chuối, nhưng cũng có hàng vạn loài thực vật biểu sinh không phải ở đâu cũng gặp như phong lan, cây tổ chim... Bên cạnh đó là những loài động vật “lạ” như sóc bụng đỏ chóp đuôi trắng, sóc đen, cầy, chồn hôi... Đặc biệt, tuyến đường còn thách thức sự khám phá của mỗi du khách trước những khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, hệ thống thung lũng và núi đá với bề mặt gồ ghề, đầm lầy và hiện tượng xói mòn đất chịu tác động của mưa gió theo năm tháng
Vườn quốc gia Cát Bà có nhiều chương trình để vừa khai thác, vừa bảo tồn thiên nhiên như tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, khách du lịch tham gia bảo vệ rừng, biển. Vườn hợp tác với Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật tổ chức hội thảo, xây dựng kế hoạch khai thác và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà; thu hút các chương trình hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học cho đảo Cát Bà.
Thể hiện trách nhiệm của mình với cảnh quan thiên nhiên, môi trường để giữ được sự điển hình và cái thần của thiên nhiên Cát Bà là điều cần thiết khi khai thác các tuyến du lịch sinh thái ở khu vực này. Do vậy, việc xây dựng đề án phát triển tổng thể du lịch sinh thái Vườn quốc gia cần gắn với hình thành Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, kết hợp quy hoạch các tuyến đường du lịch sinh thái theo hướng bền vững với cách làm thông minh để vẻ đẹp thiên nhiên Cát Bà trường tồn và giá trị tăng lên theo thời gian. Mặt khác, tiếp tục đầu tư, cải tạo các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển các tuyến du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học trong nước cũng như quốc tế. Phát triển du lịch sinh thái là cách quảng bá các giá trị của Cát Bà tự nhiên nhất, không chỉ đem lại lợi nhuận cho địa phương, mà còn tạo ra hàng trăm, hàng nghìn việc làm cho người dân các nơi có rừng, giúp họ thấy được giá trị và lợi ích từ rừng mà gìn giữ, bảo vệ tài nguyên.( Du lịch sinh thái Cát Bà-Bí ẩn, kỳ thú - báo Hải Phòng).
*Mô hình vườn cây sinh thái ở đảo Cát Bà
Với đặc thù địa hình vườn đồi xen kẽ các khu vực dân cư các xã ở dảo Cát Bà như Trân Châu, Gia Luận, Xuân Đám…phát triển mô hình vườn cây ăn qủa du lịch sinh thái. Đây là mô hình mang lại lợi ích thiết thực, tăng thu nhập từ sản phẩm hoa quả và dịch vụ du lịch đi kèm.
Ông Nguyễn Văn Bình ở xã Xuân Đàm cho biết chúng tôi trồng các loại cây ăn quả đặc sản của địa phương như cam giấy. Một số địa phương vận động người dân trồng cây với kiến trúc vườn rừng kết hợp phát triển làng du lịch sinh thái…Đây là cách đón đầu cơ hội phát triển, thu hút khách nhất là du khách nước ngoài, đến khám phá thiên nhiên tại đảo ngày càng đông từ khi có chủ trương xây dựng khu du lịch suối khoáng nóng Xuân Đàm. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Bình thu nhập 20 đến 40 triệu đồng từ hoa quả và dịch vụ du lịch.
Nhiều gia đình ở Gia Luận, Xuân Đàm, Trân Châu…mạnh dạn phát triển mô hình vườn- rừng, đưa phương thức canh tác bền vững trên đất dốc và sản xuất, vừa phủ đất xang trống, đồi trọc, vừa tạo sản phẩm du lịch sinh thái. Ngoài cam giấy, nhiều gia đình ở Gia Luận, Xuân Đám mở rộng diện tích trồng thông khai thác nhựa kết hợp nuôi ong mật, trồng cây hồng, vải, nhãn.. tạo những sản phẩm đặc thù ở khu vực khu dự trữ sinh quyển Cát Bà .
Chủ tịch UBND xã Trân Châu Đỗ Văn Lượng cho biết, tuyến đương du lịch sinh thái dẫn vào khu leo núi mạo hiểm ở thôn Liên Minh là sự kết hợp phát triển kinh tế vườn dịch vụ mà nhiều hộ dân tận dụng. Thực tế, đây là một khu vực có nhiều vườn đồi cây ăn quả thu hút đông khách đến dã ngoại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên. Một số gia đình kết hợp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng khám phá vườn đồi với chế biến nhiều món ăn đặc trưng gà Liên Minh, dưa chuột rau xanh vườn đồi.. Khách du lịch không chỉ khách nước ngoài, mà nay những người đến từ Hà Nội, Đà Nẵng hoặc người dân phương Nam luôn kèm theo lời nhắn: “hãy đưa chúng tôi đến những nơi mà du khách chưa ai đến”. Và họ cảm thấy thật sự mãn nguyện khi được sống trong thiên nhiên hoang dã và cảm giác lạ thật sự.
Tuy nhiên, để phát triển mô hình rộng rãi, hiệu quả và nâng cao chất lượng, ngoài sự tìm tòi, tự làm của người dân, rất cần những định hướng phát triển theo vùng, chính quyền huyện và người dân về vốn, kỹ thuật phát triển cây trồng vườn đồi. Mặt khác, hỗ trợ cách thức quảng bá, thu hút du khách đến , bên cạnh thăm các vịnh, hệ thống bãi tắm, vườn quốc gia, còn được thưởng thức khám phá du lich sinh thái tự nhiên, hấp dẫn, với nhiều người dân, làm du lich sinh thái là phải đi bộ phải ăn ngủ trên nhà sàn ở tận trong rừng, phải sống trong hơi thở của rừng nguyên sinh theo kiểu “du lich sạch” và gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Và cái quan trọng nhất coi như một bí quyết là dựa vào người dân, chủ lực trong giữ rừng cùng làm hưởng lợi. Ngoài ra, cần nghiên cứu, hợp tác triển khai những mô hình sinh thái cụ thể nhiều sản phẩm du lich mới.
2.3.3.2. Các sản phẩm du lịch sinh thái tại Cát Bà
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng dã được phê duyệt năm 1997 trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, du lịch thành phố được chia làm 3 cụm:
Đồ Sơn-Cát Bà
Thành phố Hải Phòng và phụ cận
Kiến An-Thuỷ Nguyên-Tiên Lãng-Vĩnh Bảo
Trong số các cụm du lịch trên, Đồ Sơn-Cát Bà gắn với di sản Hạ Long có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch Hải Phòng, đặc biệt Cát Bà nằm trong khu vực Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn đã được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch quốc gia. Và hiện nay quần đảo Cát Bà đã được công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới, vườn quốc gia Cát Bà có hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi với tính đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu là Voọc đầu trắng.
Một số sản phẩm du lịch đặc trưng được định hướng phát triển cho Cát Bà trên cơ sở phân tích những đặc thù về tài nguyên du lịch và vị trí của Cát Bà trong hoạt động phát triển du lịch của Hải Phòng, bao gồm:
Tham quan cảnh quan vịnh Lan Hạ
Tham quan, nghiên cứu các giá trị về cảnh quan, sinh thái và đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát Bà
Bảo tàng sinh thái biển tự nhiên trên cơ sở khai thác đặc điểm tự nhiêncủa hệ thống rất đặc trưng và riêng biệt ở Cát Bà để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch yêu thiên nhiên.
Mặc dù đã dược quy hoạch định hướng phát triển, nhưng theo kết quả điều tra nghiên cứu thực tiễn cho thấy các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay được khai thác là:
Đi bộ qua rừng quốc gia.
Đi xe đạp từ thị trấn Cát Bà- Gia Luận-thị trấn Cát Bà.
Đi tàu từ Cát Bà đến vịnh Hạ Long và ngược lại.
Đi từ vịnh Lan Hạ kết hợp trèo thuyền cắm trại, tắm biển, thăm rừng quốc gia, nghỉ đêm trên tàu.
Trong chương trình này, các nhà điều hành và công ty du lịch chỉ coi Cát Bà là điểm trung chuyển. Các hãng lữ hành và các nhà điều hành tour lớn, các nhóm khách nhiều thường không thích nghỉ tại Cát Bà. Khách du lịch nghỉ đêm ại đảo Cát Bà chủ yếu là khách du lịch tự do, khách có ngân sách hạn hẹp.
Trong hầu hết các tour dến đảo Cát Bà, khách du lịch thường kết hợp mục đích thăm quan Cát Bà với vịnh Hạ Long và ngược lại. Chương trình này tạo ra một tour một đến một hoặc nhiều nơi rồi quay về:
Hà Nội-Hải Phòng-Cát Bà-Hạ Long-Hà Nội
Hà Nội-Hạ Long-Cát Bà-Hà Nội
Việc khai thác các sản phẩm này cũng chỉ ở mức độ sơ khai, mang tính chắp vá, chưa có xác định mục tiêu chiến lược lâu dài và chưa có những nghiên cứu mang định hướng phá triển từng sản phẩm.
2.3.3.3. Các dịch vụ
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: khách sạn nhỏ , nhà nghỉ chưa đạt tiêu chuẩn,không có các khách sạn cũng như chuỗi khách sạn cao cấp; ít nhà hàng ăn ngon, không có các món ăn truyền thống ,dân gian. Tuy nhiên, đến với Cát Bà du khách sẽ được thưởng thức những món ăn hải sản được chế biến từ nguồn thực phẩm địa phương như: cá song, cá hồng, tôm, cua, đặc biệt là tu hài Cát Bà-món ẩm thực đặc trưng của đảo ngọc.
- Không có các hoạt động vui chơi giả trí mang nét du lịch sinh thái, nhiều quán bar sàn nhảy ầm ĩ.
- Hàng lưu niệm
Các mặt hàng lưu niệm rất ít, không phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại; không mang nét đặc trưng của địa phương.
2.3.3.4. Hướng dẫn viên
Đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo chuyên ngành du lịch rất ít chủ yếu là các công tác viên nên chất lượng tour thường không cao. Các hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ chưa cao, còn nhiều hướng dẫn viên chạy theo kinh tế nên không trau dồi, bổ sung thêm kiến thức do đó vẫn còn hiện tượng hướng dẫn viên không hiểu rõ về điểm đến khi thuyết minh cho khách. Các công ty lữ hành hiện nay có rất nhiều hướng dẫn viên tự do, không bị ràng buộc khi không làm tròn trách nhiệm hoặc bị khách than phiền nên dẫn dắt tour qua loa, không chu đáo với khách.
2.3.4.Thị trường khách du lịch
Theo những điều tra của số liệu thống liệu thống kê của Sở du lịch Hải Phòng kết quả cho thấy số khách nội địa chiếm 73% và khách quốc tế chiếm 27% với độ dài lưu trú bình quân là 1,84 ngày.
Phân đoạn thị trường khách quốc tế như sau:
EU(Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Điển) 64,6%
Châu Á(Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) 13,3%
Mỹ và Canada 12,1%
Úc và New Zealand 7%
Khác 3%
Hầu hết khách du lịch ở độ tuổi 20-35 và khi hỏi đến mục đích tham quan Cát Bà, thì 37,31% tới để tắm nắng và tắm biển, 59% tới để tham quan, 51% tới để đi bộ trong vườn quốc gia.60% câu trả lời là kết hợp tham quan Cát Bà và vịnh Hạ Long. 90% là khách lần đầu tiên đến với Cá Bà, trong khi chỉ có rất ítcác nhà nghiên cứu và các doanh nhân đi tìm cơ hội kinh doanh và với mục đích khác
28% biết Cát Bà qua bạn bè, 24% qua Internet, 36% qua các nhà điều hành tour và hang lữ hành, 0,36% biết Cát Bà qua phương tiện thông tin đại chúng.
Trong số khách tới Cát Bà 81,5% mua tour trọn gói qua công ty lữ hành và 18,5% tự tổ chức chuyến đi của mình.
Phương tiệnvận chuyển chủ yếu tới Cát Bà là xe buýt và tàu cao tốc. 95% thỏa mãn với dịch vụ lưu trú .77% hài lòng với cảnh đẹp của Cát Bà. Thật ngạc nhiên, 83% cho rằng họ mong muốn trở lại Cát Bà khi có dịp.
Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ từ tháng 5dến tháng 8là thời gian dành cho khách nội địa và khách quốc tế chủ yếu đến đây trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sinh thái Cát Bà
* Điểm mạnh:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững.doc