MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại 8
1.1 Hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại 8
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 8
1.1.2 Hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại 15
1.2 Phát triển bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại 29
1.2.1 Quan niệm về phát triển 29
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bao thanh toán tại NHTM 31
1.3 Các điều kiện phát triển hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại 38
1.3.1 Những điều kiện chủ quan 39
1.3.2 Những điều kiện khách quan 47
Chương 2: Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 55
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 55
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 55
2.1.2 Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 56
2.1.3 Kết quả đạt được của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 64
2.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 70
2.3 Đánh giá các điều kiện phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 73
2.3.1 Điều kiện thuận lợi để triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 73
2.3.2. Khó khăn trong triển khai dịch vụ bao thanh toán 92
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 100
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 100
3.1.2 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 101
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 103
3.2.1 Tăng cường hoạt động huy động vốn 103
3.2.2 Tăng cường các biện pháp hạn chế rủi ro 104
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 106
3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển 109
3.2.5 Phát triển hoạt động marketing ngân hàng 109
3.2.6 Một số giải pháp khác 111
3.3 Kiến nghị 114
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 114
3.3.2 Kiến nghị với các cấp chính quyền 117
3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan giáo dục 118
LỜI KẾT 119
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán vừa đại diện và bảo vệ lợi ích cho các Hội viên, đồng thời là cầu nối hữu hiệu giữa Chính phủ và các đơn vị bao thanh toán trong quá trình hoạch định và thực hiện các quy định bao thanh toán. Không những vậy, các Hiệp hội bao thanh toán ra đời đóng vai trò quan trọng tư vấn và giúp đỡ các hội viên trong quá trình phát triển bao thanh toán. Trước khi tiến hành triển khai bao thanh toán các NHTM cần tham gia vào các Hiệp hội này để được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, nhận sự tư vấn của Hiệp hội và các thành viên. Đó cũng sẽ là điều kiện đảm bảo cho sự thành công khi triển khai hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng song thực tế có nhiều quốc gia vẫn chưa có Hiệp hội này. Kinh nghiệm cho thấy mức độ hoạt động, phát triển của các Hiệp hội này sẽ có tác động đáng kể tới sự phát triển hoạt động bao thanh toán ở quốc gia đó.
1.3.2.5 Sự mở đường của các ngân hàng thương mại đã phát triển bao thanh toán
Các NHTM thực hiện bao thanh toán trước đóng vai trò như những người khai thông mở đường cho hoạt động bao thanh toán phát triển. Các NHTM phát triển sau có điều kiện thuận lợi hơn trong phát triển bao thanh toán vì sẽ tham khảo được cách thức tổ chức hoạt động, rút được bài học kinh nghiệm từ sự thành công hay thất bại của các ngân hàng này để học tập những thành tựu, khắc phục những điểm yếu khi triển khai hoạt động này tại ngân hàng. Hơn nữa, các NHTM đi trước đã đóng vai trò quan trọng trong khai thông thị trường, bao thanh toán đã được giới thiệu tới nhiều khách hàng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như hội thảo, quảng cáo, hướng dẫn trên website… Tuy đây không phải là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai bao thanh toán thành công song là một điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM khi triển khai hoạt động.
Chương 2: Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt, tên giao dịch quốc tế là Nam Việt Commercial Joint Stock Bank, tên gọi tắt là Navibank có hội sở chính nằm ở 39-41-43 bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt trước đây được gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sông Kiên được thành lập năm 1995với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Khi mới thành lập hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động tiền gửi từ dân cư và cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong tỉnh Kiên Giang. Sau 9 năm hoạt động, tới năm 2004 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sông Kiên thực sự gặp khó khăn khi vốn điều lệ giảm đi một nửa còn 1.5 tỷ đồng, nợ quá hạn ngày càng lớn, ngân hàng có nguy cơ phá sản và phải ở trong tầm kiểm soát đặc biệt. Sau đó các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần liên hiệp vận chuyển Gemadept, Công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo, Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc… tham gia đầu tư và chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị, từ đó phạm vi hoạt động của ngân hàng mới mở rộng ra các tỉnh phía Nam. Đến năm 2005 ngân hàng mới hồi phục và bắt đầu có lãi. .
Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của ngân hàng khi chuyển trụ sở từ Kiên Giang lên thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở mới được đặt tại số 39-41-43 bến Chương Dương và đổi tên giao dịch thành Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt. Ngày 28-9, NHTMCP Nam Việt đã chính thức khai trương hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vai trò là một Ngân hàng đô thị với số vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng. Chiến lược của Navibank là sẽ trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng với dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Đối tượng Navibank hướng đến là khách hàng cá nhân, các DNV&N, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước.
Tuy mới chính thức đi vào hoạt động trong ba năm gần đây song Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt đã dần khẳng định được vị trí trên thị trường tài chính thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô hoạt động lẫn hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên, chiếm vị trí quan trọng tại Navibank. Hoạt động huy động vốn tại Navibank bao gồm hoạt động huy động vốn chủ và huy động nợ tuy nhiên số dư huy động nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu của Navibank qua các năm không ngừng tăng lên chủ yếu là huy động từ các cổ đông nội bộ. Nhờ sự góp vốn của các cổ đông mà vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng tăng_ vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 70 tỷ tại ngày 26/05/2006 lên tới 1,000 tỷ vào ngày 26/07/2007. Cùng với sự gia tăng của vốn điều lệ, sự gia tăng của các quỹ và lợi nhuận để lại qua các năm khiến cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng liên tục tăng qua các năm
Navibank huy động nợ từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và trên thị trường liên ngân hàng trong đó thì nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 70% tổng nợ huy động. Nếu xét theo thời hạn huy động nợ thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ huy động, năm 2008 chiếm tới 74.69% tổng nợ huy động.
Navibank cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiền gửi đa dạng, tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu gửi tiền của khách hàng bao gồm:
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi bậc thang
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tích lũy giá trị
Số nợ huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm từ 30-35% tổng nợ huy động của ngân hàng bao gồm cả các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền đi vay của các tổ chức này tuy nhiên chủ yếu là các khoản tiền gửi. Các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại ngân hàng thường để bão lãnh cho khách hàng vay vốn tại Navibank.
Từ khi chính thức trở thành ngân hàng đô thị Navibank đã phát triển không ngừng, trong 3 năm qua thì hoạt động huy động nợ ngân hàng luôn tăng trưởng ở mức cao, chi tiết về mức tăng trưởng nợ qua các năm và cơ cấu huy động nợ được thể hiện chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Cơ cấu huy động nợ
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Tiêu chí
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Theo đối tượng
505,018
100.00%
9,025,708
100.00%
9,574,311
100.00%
1
Cá nhân
146,657
29.04%
3,165,818
35.08%
4,976,894
51.98%
2
Doanh nghiệp
202,108
40.02%
2,957,750
32.77%
1,195,207
12.48%
3
Tổ chức tín dụng
156,253
30.94%
2,902,140
32.15%
3,402,210
35.53%
Theo thời hạn
505,018
100.00%
9,025,708
100.00%
9,574,311
100.00%
1
Không kỳ hạn
96,256
19.06%
2,345,700
25.99%
352,444
3.68%
2
Ngắn hạn
304,526
60.30%
5,041,051
55.85%
7,150,912
74.69%
3
Trung dài hạn
104,236
20.64%
1,638,957
18.16%
2,070,956
21.63%
Theo đơn vị
505,018
100.00%
9,025,708
100.00%
9,574,311
100.00%
1
Hội sở chính
359,775
71.24%
6,241,286
69.15%
7,004,173
73.16%
2
Chi nhánh Kiên Giang
24,847
4.92%
116,438
1.29%
216,681
2.26%
3
Chi nhánh Hà Nội
120,396
23.84%
2,150,845
23.83%
1,278,712
13.36%
4
Chi nhánh Hải Phòng
0
0.00%
210,066
2.33%
455,298
4.76%
5
Chi nhánh Đà Nẵng
0
0.00%
260,079
2.88%
466,601
4.87%
6
Chi nhánh Cần Thơ
0
0.00%
46,994
0.52%
152,846
1.60%
Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008của Navibank
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
a. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động sử dụng vốn của Navibank . Đối tượng cho vay của Navibank là các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn. Trong hoạt động cho vay thì đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm dư nợ cho vay lớn nhất. Nếu xét theo thời hạn cho vay, các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua. Đối với khách hàng cá nhân Navibank cung cấp các khoản vay sau:
Cho vay mua xe ô tô;
Cho vay mua bất động sản;
Cho vay mua nhà, đất dự án;
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà;
Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh hộ gia đình;
Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh hộ gia đình;
Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị;
Cho vay tiêu dùng;
Cho vay du học;
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi;
Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý;
Đối với khách hàng doanh nghiệp Navibank cung cấp cho khách hàng các khoản vay hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh sau:
Cho vay bổ sung vốn lưu động;
Cho vay tài trợ nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu;
Cho vay sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
Cho vay đầu tư nhà xưởng, nhà kho, văn phòng;
Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh;
Cho vay đầu tư tài sản cố định;
Cho vay thực hiện dự án nhà ở, đất ở cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay để thực hiện dự án nhà ở đất ở.
Cho vay dành cho các doanh nghiệp kinh doanh xe ôtô để thanh toán tiền mua xe.
Cho vay đầu tư xe ôtô đối với các doanh nghiệp vận tải;
Cho vay đầu tư tàu biển đối với các doanh nghiệp vận tải;
Thấu chi tài khoản tiền gửi (tín chấp).
Đối với các tổ chức tín dụng có yêu cầu vay vốn tại ngân hàng, Navibank sẽ cung cấp các khoản vay theo yêu cầu với lãi suất cạnh tranh.
Dư nợ cho vay không ngừng tăng qua các năm. Dư nợ cho vay tăng đột biến trong năm 2007. Năm 2007, dư nợ cho vay đạt 4,363 tỷ đồng gấp 12.32 lần so với năm 2006 do trong năm 2007 ngân hàng mở rộng thị trường, huy động nợ gấp 17.87 lần so với năm 2006, ngân hàng đã được nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế biết đến hơn. Năm 2008 dư nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng 25.46% đạt 5,475 tỷ. Chi tiết về cơ cấu dư nợ cho vay được thể hiện ở các bảng, biểu dưới đây:
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ chovay
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Tiêu chí
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Theo thành phần kinh tế
354,255
100.00%
4,363,446
100.00%
5,474,559
100.00%
1
Cá nhân
159,698
45.08%
2,439,378
55.90%
2,302,127
42.05%
2
Tổ chức kinh tế
194,557
54.92%
1,924,068
44.10%
3,172,432
57.95%
Theo thời hạn
354,255
100.00%
4,363,446
100.00%
5,474,559
100.00%
1
Ngắn hạn
227,007
64.08%
1,638,836
37.56%
1,961,766
35.83%
2
Trung dài hạn
127,248
35.92%
2,724,610
62.44%
3,512,793
64.17%
Theo đơn vị
354,255
100.00%
4,363,446
100.00%
5,474,559
100.00%
1
Hội sở chính
267,215
75.43%
2,779,601
63.70%
3,359,655
61.37%
2
Chi nhánh Kiên Giang
16,331
4.61%
201,429
4.62%
268,933
4.91%
3
Chi nhánh Hà Nội
70,709
19.96%
673,141
15.43%
798,638
14.59%
4
Chi nhánh Hải Phòng
0
0.00%
265,465
6.08%
506,306
9.25%
5
Chi nhánh Đà Nẵng
0
0.00%
288,839
6.62%
334,482
6.11%
6
Chi nhánh Cần Thơ
0
0.00%
154,971
3.55%
206,545
3.77%
Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank
b. Hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần
Nam Việt đã triển khai các hoạt động đầu tư, góp vốn vào các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động đầu tư của ngân hàng bao gồm đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng và đầu tư góp vốn, liên doanh, mua cổ phần.
- Đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng : Hiện nay Navibank có số dư tiền gửi có kỳ hạn tại nhiều tổ chức tín dụng trên toàn quốc với số dư lên tới 4,031,971 triệu đồng, chiếm 36.98% tổng tài sản. Số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng tăng nhanh qua các năm, năm 2006 số dư tiền gửi có kỳ hạn của Navibank tại các tổ chức tín dụng là 408,536 triệu đồng đến năm 2007 con số này đã tăng lên gấp 9.22 lần và năm 2008 tăng gấp 9.87 lần. Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích bảo lãnh cho khách hàng và nhằm đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.
- Đầu tư góp vốn, liên doanh, mua cổ phần : Từ năm 2006 tới nay Navibank luôn sử dụng một phần vốn huy động đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong năm 2006 số dư góp vốn kinh doanh của ngân hàng đạt 98,591 triệu đồng. Ngoài ra được sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý nợ và khai thác tài sản Nam Việt ngân hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động trên thị trường tài chính. Năm 2007, số dư góp vốn kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng 132.49% so với 2006 và đạt 229,211 triệu đồng. Hiện nay Navibank đang góp vốn vào 13 doanh nghiệp với số dư đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tính tới cuối năm 2008 là 394,738 triệu đồng, tăng 72.22% so với năm 2007 trong đó ngân hàng chuyển vốn cho Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Nam Việt ngân hàng 47,000 triệu đồng.
c. Hoạt động bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt trải qua ba năm đi vào thực hiện song chưa phải là hoạt động mang lại nhiều doanh thu cho ngân hàng, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm chưa tới 1% so với tổng doanh thu. Ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng trong những việc cụ thể là: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia dự thầu, bảo lãnh đảm bảo thanh toán. Tổng giá trị bảo lãnh năm 2007 đạt gần 100 tỷ đồng, tăng gần 25% so với tổng giá trị bảo lãnh năm 2006, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 250 triệu đồng. Năm 2008 tổng giá trị bảo lãnh đạt gần 100 tỷ đồng, tăng gấp 25 lần so với tổng giá trị bảo lãnh năm 2007 trong đó tỷ trọng nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm hơn70% tổng giá trị bảo lãnh. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh năm 2008 đạt gần 1,600 triệu đồng, gấp 6.4 lần năm 2007 song doanh thu từ hoạt động bảo lãnh mới chỉ chiếm 0.12% tổng doanh thu của ngân hàng.
2.1.2.3 Các hoạt động khác
a. Hoạt động thanh toán
Navibank cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ thanh toán nội địa và quốc tế tiện ích, nhanh chóng, linh hoạt. Nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng đang dần tăng lên, đón đầu nhu cầu đó của thị trường Navibank cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng bằng việc cung cấp các loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Navibank cũng đã xây dựng được hệ thống máy ATM ở tất cả các tỉnh thành có chi nhánh của Navibank trên toàn quốc. Đầu năm 2008 Navibank đã gia nhập vào hai hệ thống liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam là ATM Smartlink và Banknet. Ngân hàng cũng có quan hệ đại lý với hơn 30 tổ chức tín dụng nước ngoài. Ngân hàng tiến hành nghiên cứu và phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý của NH TMCP Nam Việt trên phạm vi cả nước đã nâng cao tính chính xác, an toàn và quan trọng hơn là đẩy nhanh tốc độ xử lý các lệnh thanh toán. Còn đối với hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt trong hai năm vừa qua Navibank đẩy mạnh doanh thu từ dịch vụ nhờ thu và phát hành L/C, thanh toán L/C.
Doanh thu từ hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Navibank không ngừng tăng lên: doanh thu từ thanh toán trong nước năm 2007 cao gấp 4 lần so với năm 2006, năm 2008 thì cao gấp 12.80 lần so với năm 2006 và gấp 3.20 lần so với năm 2007 còn doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế từ 92 triệu đồng năm 2006 đã lên tới 2300 triệu đồng năm 2008, gấp 25 lần so với năm 2006.
b. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Navibank chỉ thực sự khởi sắc hơn sau khi có quyết định chính thức của NHNN công nhận Navibank đủ điều kiện được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối song doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn còn rất khiêm tốn và hoạt động kinh doanh chủ yếu là mua bán USD. Năm 2007 tổng giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ đạt khoảng 80 triệu USD trong đó giao dịch mua bán ngoại tệ USD chiếm tỷ trọng trên 95% tổng giá trị giao dịch. Tổng giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt 298 triệu USD tăng 218 triệu USD (272%) so với năm 2007 trong đó giao dịch mua bán ngoại tệ USD chiếm tỷ trọng khoảng 92% tổng giá trị giao dịch.
2.1.3 Kết quả đạt được của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Trong cả 3 năm doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao đặc biệt là năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng trưởng chậm lại do bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp.
Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng doanh thu từ năm 2006 tới năm 2008 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank
Biểu đồ 2.3 cho thấy doanh thu trong cả ba năm của Navibank đều tăng song đều thấp hơn kế hoạch đạt ra, chỉ đạt từ 80-90% so với kế hoạch. Năm 2007 do điều kiện kinh tế thuận lợi doanh thu tăng 762.60% so với năm 2006 đạt 564,272 triệu đồng nhưng tới năm 2008 do những biến động bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực khiến cho tốc độ tăng doanh thu chỉ còn 127.88% và chỉ đạt 89.46% kế hoạch đặt ra. Song kết quả trên cũng cho thấy những cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ và nhân viên ngân hàng trong việc khai thác thị trưởng, mở rộng thị phần và đưa hình ảnh của ngân hàng tới đông đảo dân chúng. . Cùng với sự gia tăng về doanh thu là sự gia tăng về chi phí, chi tiết được thể hiện ở biểu đồ dưới đây. .
Biểu đồ 2.4 Chi phí phát sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008
Đơn vị tính: triệu đồngNguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank
Chi phí ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm, năm 2007 chi phí tăng 1154.59% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 163.04% so với năm 2007, tốc độ tăng này cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu.Trong chi phí của ngân hàng, chi phí trả lãi là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, ngoại trừ năm 2006 do ngân hàng chuẩn bị cải tổ nên những chi phí ngoài lãi lớn hơn. Năm 2007, chi phí trả lãi là 345,390 triệu đồng chiếm 74.88% so với chi phí trả lãi và năm 2008 thì chi phí trả lãi gấp 2.86 lần so với năm 2007 và chiếm tới 81.32% chi phí của ngân hàng. Đó là do trong quý II và quý III năm 2008 xảy ra cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng khiến cho lãi suất tiền gửi tăng vọt làm chi phí trả lãi bị đẩy lên cao. Sự gia tăng quá lớn về chi phí sẽ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm xuống. .
Biểu đồ 2.5 Tổng hợp doanh thu- chi phí- lợi nhuận trước thuế của
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008 Đơn vị tính: triệu đồngNguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank
Theo biểu đồ, năm 2007 doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng đều tăng cao, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3.60 lần so với năm 2006 song tới năm 2008 tuy doanh thu tăng so với năm 2007 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng trưởng âm, chỉ đạt 72,593 triệu đồng, bằng 70.45% so với năm 2007. Nguyên nhân ở đây là sự gia tăng quá lớn về chi phí, năm 2007, chi phí chiếm 81.74% so với doanh thu nhưng chi phí chiếm tới 94.35% trong năm 2008, đó là hậu quả của việc gia tăng hàng loạt chi phí đặc biệt là chi phí trả lãi. Sự gia tăng chi phí này bắt nguồn chủ yếu từ nguyên nhân khách quan từ cuộc đua tranh lãi suất giữa các ngân hàng và sự biến động bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước trong năm 2008. Sự gia tăng về chi phí khiến cho lợi nhuận giảm xuống nhiều sẽ khiến cho một loạt các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời sẽ giảm xuống. Đó là điều các nhà đầu tư và đặc biệt là các cổ đông của ngân hàng không mong muốn. Năm 2009 được dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi sự tỉnh táo, nhạy bén, linh hoạt trong quản lý hoạt động của ban lãnh đạo ngân hàng. . Một điểm đáng chú ý trong kết quả hoạt động của ngân hàng là sự gia tăng tổng tài sản. Quy mô tổng tài sản cũng là một trong những yếu tố đầu tiên các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích thường xuyên quan tâm và quản lý tài sản hợp lý, hiệu quả là một trong những vấn đề khiến các nhà quản trị đau đầu. Theo dõi tổng tài sản trong những năm qua của Ngân hàng thương mại Nam Việt ta thấy rõ sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của ngân hàng.
Biểu đồ 2.6 Sự gia tăng tổng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank
Do huy động nợ và huy động vốn chủ đều tăng qua các năm nên tổng tài sản của ngân hàng cũng liên tục gia tăng. Năm 2007 tổng tài sản tăng 779.02% so với năm 2006, năm 2008 tổng tài sản đạt 10,903,649 triệu đồng tăng 10.11% so với năm 2007 và tăng 867.88% so với năm 2006.Trong sự gia tăng của tổng tài sản đáng chú ý nhất là sự gia tăng của tài sản có sinh lời: năm 2006 tài sản có sinh lời chiếm 81.50% tổng tài sản thì năm 2008 tài sản có sinh lời tăng gấp 10.92 lần so với năm 2006 và hiện chiếm tới 91.92% tổng tài sản. Sự gia tăng tài sản có sinh lời khiến ngân hàng có khả năng tạo được doanh thu lớn hơn song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì vậy cần phải quản lý chặt chẽ bộ phận tài sản này. .
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng điều rất cần thiết là theo dõi các chỉ số tài chính, một số chỉ tiêu tài chính chính của Navibank được thể hiện trong bảng tổng hợp sau :
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính
STT
Chỉ tiêu tài chính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Trung bình ngành
1
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5.81%
5.70%
11.79%
2
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu
12.26%
5.11%
1.58%
3
ROA
2.54%
1.04%
0.67%
1.84%
4
ROE
5.50%
17.79%
7.13%
30.21%
Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank và
website vndirect.com.vn
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm nhẹ trong năm 2007 sau đó lại tăng mạnh mẽ vào năm 2008. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2008 là 11.79% cao hơn nhiều so với năm 2007 là 5.7% và năm 2006 là 5.81, nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản (tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 và năm 2006 lần lượt là 127.88% và 1865.67% trong khi đó tốc độ tăng tổng tài sản tương ứng là 10.11% và 867.88%). Đó là tín hiệu cho thấy ngân hàng đang quản lý tài sản ngày càng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và mang lại doanh thu nhiều hơn.
Nhìn tổng thể vào nhóm các chỉ số sinh lời (ROE,ROA, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu) ta thấy rằng năm 2008 nhóm chỉ số này đều đi xuống mà nguyên nhân chính là do vấn đề quản lý chi phí. Trong năm 2008, chi phí trả cho các khoản tiền gửi là rất lớn khiến cho lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm so với năm 2007 mặc dù doanh thu năm 2008 gấp 2.28 lần. Đó là nguyên nhân khách quan do ngân hàng buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh lãi suất để thu hút tiền gửi. Nếu so với chỉ số ROE và ROA trung bình ngành ngân hàng thì các chỉ số của Navibank vẫn còn quá thấp, trong thời gian tới Ban quản trị ngân hàng cần có những điều chỉnh hợp lý hơn, đưa ra các chính sách, chiến lược mới nhằm thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu đồng thời quản lý chi phí tiết kiệm hơn, sử dụng tổng tài sản hiệu quả hơn.
Tuy là ngân hàng mới thành lập song trong những năm qua Navibank đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Ngân hàng luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật cũng như sự chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo an toàn trong hoạt động, phát triển bền vững. NHTMCP Nam Việt đã phát triển nhanh trong mọi mặt: mở rộng thị trường, đa dạng hóa hoạt động, phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại và bước đầu xây dựng được thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, tổng tài sản tăng mạnh mẽ và đạt gần 11,000 tỷ đồng, kinh doanh thu lợi nhuận.
Bên cạnh đó Navibank vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định khả năng sinh lời thấp, chi phí quản lý tốn kém. Công tác quản lý còn bị động nên dễ chịu sự tác động bởi yếu tố bên ngoài.Việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức. Công tác kế hoạch, định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh vẫn còn bất cập, chưa dự báo sát thực tế.
2.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Hiện nay tất cả các NHTM dù lớn hay nhỏ, hoạt động lâu năm hay mới thành lập đều tham gia vào cuộc cạnh tranh giành thị trường. Muốn tồn tại trong thị trường đó các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, kiểm soát rủi ro và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc nghiên cứu và phát triển thêm các hoạt động mới cũng là mối quan tâm của nhiều NHTM để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bao thanh toán là hoạt động được giới chuyên môn đánh giá cao vì những lợi ích mà nó mang lại cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Nó cũng không còn xa lạ với nhiều quốc gia và đang dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động xuất- nhập khẩu. Nhận thức được điều đó nhiều NHTM Việt Nam đã sớm phát triển bao thanh toán ngay sau khi có Quy chế hoạt động bao thanh toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Là một thành viên chính thức của thị trường trong bốn năm vừa qua, NHTMCP Nam Việt sớm gặt hái được nhiều thành công song việc mở rộng thị trường cho các hoạt động truyền thống ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh nên việc tìm thị trường cho hoạt động mới là điều Navibank luôn hướng tới. Xét tổng thể quá trình phát triển của ngân hàng cùng với định hướng phát triển theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa của ngân hàng, bao thanh toán là một hoạt động đầy tiềm năng với Navibank.
Phát triển bao thanh toán Naviban
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3181.doc.doc