Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM - 2 -

1.1. Khái niệm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền - 2 -

1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ - 2 -

1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 2 -

1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường - 4 -

1.2. Hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại - 6 -

1.2.1. Khái niệm cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NH TM - 6 -

1.2.2 Phân loại - 7 -

1.2.3 Vai trò của cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM. - 10 -

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại - 12 -

1.3.1. Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng thương mại - 12 -

1.3.2. Nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ - 14 -

1.3.3 Nhân tố thuộc về môi trường khách quan. - 16 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - 18 -

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 18 -

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - 18 -

2.1.2. Một số kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN - 23 -

2.1.2.1. Đánh giá chung: - 23 -

2.1.2.2. Công tác huy động vốn: - 25 -

2.1.2.3. Về hoạt động tín dụng - 27 -

2.1.2.4. Về kết quả kinh doanh - 28 -

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DN VVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 31 -

2.2.1. Dư nợ cho vay DN VVN/ Tổng dư nợ: - 31 -

2.2.2. Dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp - 33 -

2.2.3. Dư nợ theo kỳ hạn cho vay - 34 -

2.2.4. Nợ quá hạn - 36 -

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân - 37 -

2.3.1. Những thành tựu đạt được - 37 -

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân - 39 -

2.3.2.1 Những hạn chế - 39 -

2.3.2.2. Nguyên nhân - 40 -

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - 45 -

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa - 45 -

3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ. - 45 -

3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đảng và Nhà nước. - 46 -

3.1.3. Định hướng mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải - 47 -

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 49 -

3.2.1. Nhận thức đúng đối tượng khách hàng. - 49 -

3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. - 49 -

3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng. - 51 -

3.2.4. Tạo lập một cơ chế cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. - 52 -

3.2.5. Hình thành bộ phận chuyên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và quỹ riêng để cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. - 54 -

3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu khách quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - 55 -

3.2.7. Không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng. - 56 -

3.2.8. Tăng cường mở rộng hoạt động huy động vốn - 57 -

3.3 Một số kiến nghị - 57 -

3.3.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước. - 57 -

3.3.2. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ. - 59 -

KẾT LUẬN - 61 -

PHỤ LỤC - 63 -

Hoạt động Cho vay đối với doanh nghiệp của Maritime Bank - 63 -

Các sản phẩm cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Maritime Bank - 65 -

Mẫu Giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp tại Maritime Bank - 68 -

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
008, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng Hải, Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng Hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế. Dư nợ cho vay của Maritime Bank đạt tốc độ tăng trưởng tương đối qua các năm 2004,2005,2006 (đạt 2.888 tỷ đồng) và tăng nhanh với tốc độ khá cao vào năm 2007(đạt 6.528 tỷ đồng) gấp 2,26 lần so với năm 2006. Năm 2008, do thay đổi của chính sách tiền tệ và trong điều kiện áp lực lãi suất tăng cao đã tác động mạnh không chỉ tới các doanh nghiệp mà còn đặt các Ngân hàng vào tình trạng khống chế tăng dư nợ ( do rủi ro về nguồn vốn cũng như rủi ro nợ xấu). Chính vì vậy, trong 8 tháng đầu năm, dư nợ của Maritime Bank mới chỉ dừng ở mức duy trì và bắt đầu tăng dần một cách thận trọng từ tháng 9 năm 2008. Tổng dư nợ cho vay toàn Ngân hàng tính đến 31/12/208 đạt 11.210 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch 2%, tăng trưởng +72% tương đương +4.680 tỷ đồng so với đầu năm. Mức tăng trưởng chung của toàn Ngân hàng là 22% năm 2008. Cùng với việc phát triển tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro được đặc biệt chú trọng. Hệ thống quản lý rủi ro được tập trung tại Trụ sở chính kết hợp với hình thức giám sát từ xa qua mạng vi tính và kiểm tra tại chỗ, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng tại các chi nhánh. Về cơ bản bảo đảm chất lượng tín dụng. Về kết quả kinh doanh Bảng 2: Quy mô vốn của MSB qua các năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: tỷ đồng 2006 2007 2008 08/07 ± % Vốn điều lệ 700 1.500 1.500 0 0 Vốn huy động 7.616 15.478 29.871 14.393 +92,99% Dư nợ cho vay 2.888 6.528 11.210 4.682 +71,72% Tổng tài sản 8.520 17.569 32.626 15.057 +85,70% Nguồn: Bảng cáo bạch năm 2008-Maritime Bank Dựa vào những con số trên, chúng ta thấy được rất rõ sự phát triển rất mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng của Maritime Bank. Với tổng số vốn điều lệ đạt 1.500 tỷ đồng năm 2007, 2008 và theo kế hoạch sẽ tăng lên con số này 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2009 nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động; đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) theo luật định trên cơ sở kế hoạch chiến lược, lộ trình tăng trưởng tổng tài sản của Maritime Bank lên mức 43.531 tỷ đồng; và đồng thời nhằm tạo đòn bẩy cho tăng huy động vốn đạt 39.000 tỷ đồng trong năm 2009 với tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 32%. Kích thích cho việc nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng với mục tiêu đến năm 2011 Maritime Bank sẽ phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu Việt Nam. Biểu đồ 2: Quy mô tổng tài sản Maritime Bank Tỷ đồng Bảng 3: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Thu nhập tín dụng 565.021 1.060.638 2.481.603 Thu nhập phi tín dụng 29.515 89.515 100.680 Tổng thu nhập 594.536 1.150.153 2.582.283 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007-2008 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tăng trưởng với một tỷ lệ khá cao trong các năm gần đây. Năm 2006, tổng thu nhập đạt 594.536 triệu đồng; so với cùng kỳ, năm 2007 đạt 1.150.154 triệu đồng, tăng 1,9345 lần. Và đạt 2.582.283 triệu đồng vào cuối năm 2008 tăng 125% so với năm 2007 (tương đương với 1.432.130 triệu đồng) Bảng 4: Chi phí hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng 2006 2007 2008 Chi phí lãi huy động vốn 354.988 706.589 1.755.291 Chi phí DV và nghiệp vụ KD 5.993 8.893 15.369 Trích dự phòng nợ khó đòi 41.645 58.061 74.303 Lương và chi phí liên quan 33.583 58.665 124.757 Chi phí khấu hao 10.330 11.244 14.673 Chi phí khác 38.560 66.843 161.076 Tổng chi phí 485.099 910.295 2.145.469 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007-2008 Với lượng vốn huy động qua các năm đạt một tỷ lệ tăng trưởng cao thì chi phí lãi huy động vốn cũng tăng với tỷ lệ tương đối cao là một điều dễ hiểu, kéo theo các chi phí khác về chi phí DV và nghiệp vụ kinh doanh cũng tăng lên, đồng thời quỹ trích lập dự phòng nợ khó đòi cũng tăng lên do rủi ro tín dụng, và vẫn đang duy trì ở mức tương đối thấp. Với xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động đòi hỏi cần tuyển thêm nhiều cán bộ, nhân viên Ngân hàng làm tăng chi phí Lương và các chi phí liên quan một cách rõ ràng. Trong năm 2008, toàn hệ thống đã thực hiện mở mới 49 đơn vị kinh doanh ( 3 chi nhánh, 46 phòng giao dịch) nâng tổng số chi nhánh lên con số 33, và 55 phòng giao dịch. Bảng 5: Lợi nhuận Đơn vị: Triệu đông 2006 2007 2008 Lợi nhuận trước thuế 109.437 239.858 436.814 Thuế và các khoản phải nộp 34.376 74.579 120.358 Lợi nhuận sau thuế 75.061 165.279 316.456 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007-2008 Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế với những biến động phức tạp của thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động Ngân hàng giai đoạn nữa đầu năm 2008, song với những bước đi đúng đắn, kịp thời và linh hoạt, phù hợp với thực tế thị trường của Hội đồng quản trị, cùng Ban lãnh đạo và toàn thể các Chi nhánh, cùng với sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên MSB, không những đã đưa Maritime Bank vượt qua những khó khăn mà còn gặt hái được nhiều thành công đáng ghi nhận. Điều đầu tiên để khẳng định điều đó chính là lợi nhuận của Ngân hàng. Hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt trên 430 tỷ đồng vượt xấp xỉ 20% so với kế hoạch đề ra trước đó, tăng gấp 1,821 lần so với năm 2007; tăng gấp 3,991 lần so với năm 2006. Thực trạng hoạt động cho vay DN VVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải, cho vay DN VVN là hoạt động truyền thống và có tính trọng yếu của Ngân hàng, trong thời gian vừa qua cũng đạt được một số kết quả : Về Dư nợ cho vay DN VVN của Ngân hàng được thể hiện qua bảng các, qua đây cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN so với dư nợ cho vay của Ngân hàng và hệ số sử dụng vốn vay qua đó giúp ta đánh giá được vai trò của hoạt động cho vay DNVVN cũng như nguồn tài trợ cho hoạt động này . Dư nợ cho vay DN VVN/ Tổng dư nợ: Bảng 6: Huy động và cho vay, cho vay các DN VVN ở Maritime Bank Đơn vị: Tỷ đồng 2006 2007 2008 07/06 08/07 ± % ± % Dư nợ DN VVN 1.564 4.825 8.725 3.261 208,5% 3.900 80,83% Tổng dư nợ 2.888 6.528 11.210 3.640 126,04 % 4.682 71,72% Tỷ trọng Dư nợ DNVNN/Tổng dư nợ 54,15% 73,91% 77,84% Nguồn: Bản cáo bạch năm 2008-MSB Tổng dư nợ của toàn ngân hàng năm 2006 đạt 2.888 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với DN VVN là 1.564 tỷ đồng, chiếm 54,15% tổng dư nợ. Năm 2007, tổng dư nợ của toàn ngân hàng tăng thêm 126,04% so với năm 2006, đạt 11.210 tỷ đồng. Trong đó dư nợ cho vay đối với DN VVN đạt 4.825 tỷ đồng, tăng 208,5% so với dư nợ DN VVN năm 2006 và chiếm 73,92% tổng dư nợ của toàn ngân hàng năm 2007. So với năm 2007, năm 2008 do có nhiều biến động kinh tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các Ngân hàng nói chung và ngân hang TMCP Hàng Hải nói riêng, nên tốc độ tăng dư nợ của ngân hang đã giảm xuống, song vẫn ở mức tương đối cao. Đạt 4.682 tỷ đồng, tăng 71,72% so với năm 2007, trong đó dư nợ DN VVN đạt 8.725 tỷ đồng, chiếm 77, 84% trong tổng dư nợ. Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng dư nợ đối với DN VVN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Điều đó cũng cho thấy tầm quan trọng của thành phần kinh tế này trong hoạt động của Ngân hàng hiện nay và cần được phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hang, phục vụ các nhu cầu vay vốn của thành phần kinh tế này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Với trên 200.000 DN VVN như hiện nay ở Việt Nam thì con số cho vay DN VVN của Ngân hàng TMCP Hàng Hải thì vẫn đang còn hạn chế, và để tăng doanh thu cho Ngân hàng hơn nữa thì cần phải chú trọng tới thành phần kinh tế này nhiều hơn nữa. Bảng 7: Dư nợ DN VVN theo ngành nghề kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Ngành 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Nông lâm nghiệp 83.660 183.731 318.112 Thủy sản 73.093 201.846 365.189 Công nghiệp khai thác mỏ 123.772 273.577 342.146 Công nghiệp chế biến 389.530 754.039 805.125 Sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước 93.788 404.215 450.556 Xây dựng 474.116 834.871 1.385.124 Thương nghiệp 625.338 1.232.669 2.678.259 Khách sạn và nhà hàng 89.024 302.027 635.021 Hoạt động tài chính 2.390 101.720 445.122 Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 36.061 69.187 97.248 Giáo dục và đào tạo 23.945 25.264 31.412 Hoạt động văn hóa thể thao 1.333 4.168 5.465 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 149.354 617.926 1.165.165 Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 207.517 276.017 330.856 Hoạt động các tổ chức và đoàn thể Quốc tế - 2.023 6.174 Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB Ngành nghề của các DN VVN rất đa dạng và phong phú, mỗi ngành nghề có một đặc điểm riêng và nhu cầu cần vốn khác nhau, tùy thuộc vào quy mô cũng như đặc trưng của loại hình doanh nghiệp đó. Hiện nay, trên tổng dư nợ DN VVN của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam thì ngành thương nghiệp đang chiếm một tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2006 dư nợ đạt 625.338 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 39,96 %; năm 2007 đạt 1.232.669 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 25,5%; và năm 2008 đạt 2.678.259 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 30,69% Tiếp theo đó là ngành Xây dựng, Vận tải, Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, Công nghiệp chế biến, Khách sạn nhà hàng… Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế, các thành phần kinh tế không ngừng vươn lên để dành chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế thị trường. Để làm được việc đó, thì câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà kinh doanh, cho các DN VVN luôn luôn là “vốn”. Do vậy, để nắm bắt được thị trường này một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, đòi hỏi Ngân hàng phải có được nhữnh giải pháp và những bước đi thích hợp trong công tác hoạt động của mình nhằm tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà chủ thể là các thành phần kinh tế tham gia vay vốn, đặc biệt là các DN VVN. Dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp Phân theo tiêu chí này thì hiện nay, loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân và Công ty cổ phần khác đang chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ của toàn Ngân hang. Cụ thể: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, dư nợ đạt 1.167.325 triệu đồng năm 2006, chiếm 74,61% trong tổng dư nợ đối với DN VVN. Năm 2007 dư nợ tăng +78,27% so với năm 2006, đạt 2.081.044 triệu đồng, chiếm 43,13% trong tổng dư nợ DNVVN. Năm 2008 đạt 3.738.125 triệu đồng, chiếm 42,84% trong tổng dư nợ, tăng +79,63% so với năm 2007 Bảng 8: Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Cho vay các TCKT 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 153.251 212.061 286.145 Doanh nghiệp Nhà nước địa phương 279.784 670.939 1.183.137 Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân 1.167.325 2.081.044 3.738.125 Công ty cổ phần khác 727.395 2.299.915 3.754.653 Doanh nghiệp tưnhân 93.577 362.721 1.035.120 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 97.349 113.876 162.125 Kinh tế tập thể 10.362 19.773 22.128 Cho vay cá nhân 359.087 767.539 1.028.331 Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB Dựa vào tiêu chí này ta thấy Các công ty cổ phần và các Cty trách nhiệm hữu hạn tư nhân vay vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Các loại hình công ty này ở VN là rất nhiều và phổ biến và có thể coi đó là một trong những mục tiêu chiến lược nhằm thúc đầy phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng cùng với các thành phần kinh tế này. Đồng thời cung ứng các dịch vụ Ngân hàng nhằm thõa mãn nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế khác, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, của Đất Nước………. Dư nợ theo kỳ hạn cho vay Hiện nay, theo kỳ hạn cho vay thì các khoản vay của các DN VVN chủ yếu là vay ngắn hạn. Trung hạn chiếm một tỷ trọng tương đối và dài hạn chiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng dư nợ. Trong tổng dư nợ cho vay DN VVN thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 60%. Năm 2006 là 66,6%; năm 2007 là 63,9% và năm 2008 là 64,64% đạt 5.640 tỷ đồng. Do đặc điểm của các DN VVN Việt Nam hiện nay là vốn nhỏ, chu kỳ kinh doanh là ngắn, nên các khoản vay vốn của thành phần kinh tế này chủ yếu cũng là ngắn hạn cần vốn cho một hay một vài chu kỳ kinh doanh của mình. Sự đầu tư trong dài hạn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, thời gian vòng quay vốn dài….chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Bảng 9: Dư nợ DN VVN theo kỳ hạn vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 08/07 ± % Cho vay ngắn hạn 1.041 66,6% 3.081 63,9% 5.640 64,64% 2.559 83,1% Cho vay trung hạn 308 19,7 % 1.295 26,8% 2.280 26,13% 985 76,1% Cho vay dài hạn 215 13,7% 449 9,3% 805 9,23% 356 79,28% Tổng dư nợ DNVVN 1.564 100% 4.825 100% 8.725 100% 3900 80,83% Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB Biểu đồ 4: Dư nợ theo kỳ hạn cho vay Nợ quá hạn Bảng 10 : T ỷ l ệ nợ quá hạn cho vay DN VVN Đơn vị: triệu đồng 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Nợ quá hạn cho vay DN VVN 36.641 34.479 86.818 Tổng dư nợ DN VVN 1.563.885 4.824.708 8.725.465 Tỷ lệ 2,342% 0,715% 0,995% Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, Bản cáo bạch 2008-MSB Bên cạnh các chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, lợi nhuận…đạt mức tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đề ra, các tỷ lệ về an toàn vốn, nợ quá hạn vẫn luôn luôn được đảm bảo theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DN VVN duy trì ở mức thấp, dưới 1% trong 2 năm liên tiếp 2007-2008; năm 2007 tỷ lệ này là 0,715%, và năm 2008, với mức tổng dư nợ đạt 8.725,465 tỷ đồng tăng gấp 1,808 lần so với năm 2007(4.824,708 tỷ đồng), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ đối với cho vay DN VVN vẫn được duy trì ở mức thấp ( 0,995%<1%) Đánh giá hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 2.3.1. Những thành tựu đạt được Do những tồn tại, yếu kém trong tổ chức và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hàng Hải, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, năm 2001 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã quyết định đặt Ngân Hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Kể từ đó, nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời có hiệu quả của Ngân Hàng Nhà nước, ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên chức toàn Ngân hàng đã phấn đấu không mệt mỏi trong suốt 3 năm từ 2002 đến 2004, thực hiện thành công những nhiệm vụ chấn chỉnh, củng cố theo phương án đã được Ngân hàng Nhà Nước phê duyệt, để từ đó trong 2 năm 2005 và 2006 Ngân hàng đã đạt được những bước phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá, bước sang năm 2007 Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu; Năm 2008, trong bối cảnh thị trường tiền gữi biến động mạnh và mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã chủ động triển khai đồng bộ, áp dụng nhiều giải pháp nhanh nhạy phù hợp với thực tế thị trường cùng với sự nỗ lực hết mình của các Chi nhánh, Maritime Bank đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điều hòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn khác theo đúng quy định, duy trì hoạt động kinh doanh có lãi trong hoạt động đầu tư tín dụng và đặc biệt đã tận dụng tối đa thế mạnh về nguồn vốn để tạo nguồn lợi cho Maritime Bank, bảo đảm duy trì ổn định và có bước phát triển khá mạnh mẽ trong năm 2008. Ngân hàng đã đạt được những bước phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Trong đó những gì mà Ngân hàng đạt được trong hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn và rất đáng khích lệ như: Ngân hàng Hàng Hải hiện đang cho >1000 DN VVN vay vốn, trung bình dư nợ 2tỷ đồng/ Doanh nghiệp 1000 không phải là một con số lớn so với hơn 200,000 DN VVN đang hoạt động hiện nay, tuy nhiên dư nợ bình quân mà Ngân hàng cho một Doanh nghiệp vay là 2 tỷ đồng, đây là một con số đáng kể so với mức vốn tối đa 10 tỷ của một DN VVN, cho thấy tầm quan trọng của vốn Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của các khách hàng này. Dư nợ cho vay DN VVN tăng nhanh và ổn định qua các năm: Dư nợ cho vay DN VVN năm 2008 đạt 8.725.465 triệu đồng, chiếm 68,92% Tổng dư nợ, tăng trưởng +81% so với năm 2007 Từ kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong những năm gần đây ta thấy có một sự tăng trưởng vượt bậc về vốn huy động của Ngân hàng, đặc biệt là năm 2008 với mức tăng trưởng 193% so với năm 2007. Đây là nguồn lực dồi dào giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay các DN VVN, là nguyên nhân chính giúp cho dư nợ cho vay và dư nợ DN VVN tăng đều trong các năm qua, được thể hiện qua các chỉ tiêu về tình hình huy động và cho vay của Ngân hàng. DN VVN là đối tượng khách hàng có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Hàng Hải trong thời gian qua, cho thấy vai trò của hoạt động này trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động cho vay DN VVN mang lại nguồn thu quan trọng cho Ngân hàng Trong các nguồn thu từ lãi của Ngân hàng Hàng Hải, thu từ hoạt động cho vay các DN VVN chiếm tỷ trọng cao nhất, cho thấy ưu thế và hiệu quả của hoạt động này, góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Tỉ lệ nợ quá hạn trong cho vay DN VVN thấp Có thể nói có được kết quả này là nhờ có sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như tập thể Cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, đặc biệt là các nhân viên tín dụng. Trong 3 năm vừa qua, Maritime Bank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%, tỉ lệ nợ quá hạn trong cho vay DN VVN của Ngân hàng Hàng Hải thấp ( dưới 1%), thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Các giải thưởng đạt được: -       Giải thưởng Thanh toán quốc tế của HSBC -       Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007”’ -       Giải thưởng Quả Cầu vàng năm 2007 -       Giải thưởng “Top Trade Service năm 2007” -       Giải thưởng “ Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất” năm 2008 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu đạt được, Marititme Bank cũng đang gặp nhiều hạn chế và khó khăn trong mặt khách quan lẫn chủ quan. 2.3.2.1 Những hạn chế Tỷ trọng dư nợ nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng Dư nợ của hoạt động cho vay DNVVN của Ngân hàng Hàng Hải còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với các NHTM khác và so với nhu cầu vốn vay của các DNVVN. Số lượng DNVVN là khách hàng của Ngân hàng Hàng Hải còn ít. Các sản phẩm cho vay DNVVN cũng chưa phong phú, đa dạng. Trong khi các NHTM khác đã xây dưng một danh mục cho vay DNVVN khá đầy đủ thì Ngân hàng Hàng Hải vẫn chưa có giải pháp linh hoạt và các sản phẩm phù hợp để duy trì và phát triển nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - một thế mạnh của Ngân hàng. Các sản phẩm chậm đổi mới và phương pháp triển khai thiếu quyết liệt. Dù Ngân hàng đã đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay nhưng đến nay Ngân Hàng mới chỉ cho các DNVVN vay theo món. Tuy hình thức này giúp ngân hàng quản lý chặc chẽ được các khoản vay nhưng lại gây khó khăn và tốn kém cho Doanh nghiệp vì mỗi lần cần vay vốn, Doanh nghiệp lại phải lặp lại tất cả các thủ tục cần thiết, tốn nhiều thời gian và công sức, trong khi đó lại chưa khai thác các sản phẩm khác như cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển… Qua đây cho thấy hoạt động cho vay DNVVN của Ngân hàng Hàng Hải còn nhiều hạn chế và chưa có khả năng cạnh tranh cao. Cơ cấu dư nợ chưa hợp lý Dư nợ cho vay DNVVN thấp so với nguồn huy động: Dư nợ cho vay DNVVN chỉ chiếm 20% so với nguồn huy động, đây thực sự là con số quá thấp, trong khi đó 20% nguồn vốn huy động này có khả năng đem lại hơn 50% nguồn thu cho Ngân hàng, điều này cho thấy hoạt động cho vay DNVVN chưa được khai thác hết tiềm năng của nó. Các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong khi các khoản vay trung và dài hạn có lãi suất cao lại chiếm tỷ trọng thấp. Điều này sẽ gây hạn chế cho Ngân hàng trong việc tăng thu từ lãi. Qua đây cho thấy mặc dù Ngân hàng Hàng Hải đã chú trọng phát triển hoạt động cho vay DNVVN đã đạt được những thành công nhất định nhưng chưa cao. Nguyên nhân Những nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô Những nguyên nhân thuộc về Doanh nghiệp Vừa và nhỏ Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng TMCP Hàng Hải a. Những nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô Môi trường pháp lý Các luật liên quan đến hoạt động của Ngân hàng như Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng… cũng như một loạt các chính sách, quy định khác đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM, định hướng cho các NHTM kinh doanh có hiệu quả. Tuy hệ thống các văn bản này đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong hoạt động thực tế của các NHTM. Giữa hai luật Ngân hàng và các luật khác có liên quan như luật hình sự, luật đất đai, luật Thuế, pháp lệnh phá sản… lại có nhiều điểm chưa đồng bộ, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của Ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động định giá và xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ quá hạn. Cũng chính vì vậy mà tạo tâm lý dè dặt cho các NHTM nói chung và cho NH TMCP Hàng Hải nói riêng trong việc cho vay các DN VVN, hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn NHTM của các Doanh nghiệp này. Đối thủ cạnh tranh và thị trường thay thế Hiện nay có quá nhiều ngân hàng đang tranh nhau phục vụ khách hàng: 6 NH TM nhà nước, khoảng 37 ngân hàng cồ phần, và 36 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Tuy nhiên, nhược điểm chính của các ngân hàng cổ phần là khả năng cung cấp sản phẩm bị hạn chế: chỉ có các khỏan cho vay thông thường và hầu như không có gì khác hơn. Hiện nay thị trường cho vay DN VVN của các NHTM Việt Nam phát triển rất mạnh. Các DN VVN chiếm tỷ trọng lớn trong khách hàng của rất nhiều các NHTM, trong đó nổi bật phải kể đến Ngân Hàng TMCP ACB, Ngân hàng TMCP VP Bank, rồi các Ngân hàng quốc doanh như ICB, VCB cũng từ ngân hàng bán buôn chuyển dần sang ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là các DN VVN và khách hàng cá nhân. Các Ngân hàng này còn có ưu thế là thu hút được rất nhiều nguồn vốn của nước ngoài tài trợ cho các DN VVN, như Ngân hàng Công thương hiện là ngân hàng duy nhất được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chọn để ký bản ghi nhớ giữa các tổ chức tài chính APEC tài trợ DN VVN, Ngân hàng ACB xây dựng chương trình tài trợ trung và dài hạn cho DN VVN dưới nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản và chương trình tài trợ ngắn và trung hạn cho DN VVN dưới nguồn vốn tài trợ của Mỹ. Điều này giúp cho các Ngân hàng này có thể đưa ra mức lãi suất cho vay cạnh tranh thu hút được các DN VVN tới vay vốn. Không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong nước, Ngân hàng TMCP Hàng Hải còn chịu sự cạnh tranh của các chương trình hỗ trợ tài chính cho DN VVN của Nhà nước và nước ngoài. Đây đều là nguồn vốn ưu đãi, quy mô lớn nên thu hút được sự quan tâm của các DN VVN. Nguyên nhân thuộc về Doanh nghiệp Vừa và nhỏ Những khó khăn trong cho vay DN VVN của Ngân hàng còn chịu sự tác động không nhỏ từ chính phía Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp này hiện nay còn vướng mắc phải rất nhiều khó khăn trong việc phát triển cũng như trong việc tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Các DN VVN gặp khó khăn trong tài sản đảm bảo Nguyên nhân chính khiến cho hoạt động cho vay DN VVN của MSB chưa phát triển là do các Doanh nghiệp này không đủ tài sản đảm bảo trong khi rất ít DN nhận được sự bảo lãnh từ bên thứ ba. Các DN VVN chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán theo pháp lệnh hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán là việc làm rất quan trọng để từ đó có thể nhận biết được tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Tuy nhiên hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Các Doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, vì vậy các báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy, không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của DN. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại CP Hàng Hải Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan