MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 5
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 5
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 5
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 6
1.1.2.4. Hoạt động khác 7
1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng 7
1.1.3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 7
1.1.3.2. Các loại hình tín dụng ngân hàng 9
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 12
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng 12
1.2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng 15
1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 15
1.2.3.1. Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn 15
1.2.3.2. Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc” 16
1.2.3.3. Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao 16
1.2.3.4. Các koản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn 17
1.2.3.5. Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có khả năng sinh lời cao nhất 17
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 18
1.2.4.1. Căn cứ vào mục đích vay 18
1.2.4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 19
1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 19
1.2.5. Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng 222
1.2.5.1. Phân theo mức thu nhập 23
1.2.5.2. Phân theo tình trạng công tác hoặc lao động 24
1.2.6. Phân biệt cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại 24
1.2.7. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội 26
1.2.7.1. Đối với người tiêu dùng 26
1.2.7.2. Đối với người sản xuất 27
1.2.7.3. Đối với ngân hàng thương mại 28
1.2.7.4. Đối với nền kinh tế 28
1.2.8. Phát triển cho vay tiêu dùng .29
1.2.8.1. Khái niệm.29
1.2.8.2. Các chỉ tiêu đánh giá giá sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.29
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 30
1.3.1. Nhân tố chủ quan 30
1.3.2. Nhân tố khách quan 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG BA ĐÌNH 38
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 38
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển 38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 39
2.1.3. Kết quả hoạt động chủ yếu 40
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 40
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 41
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 42
2.1.3.4. Công tác vốn và kinh doanh ngoại tệ 43
2.1.3.5. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng 43
2.1.3.6. Công tác quản lý ngân quỹ 44
2.1.3.7. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 45
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 46
2.2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 46
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 48
2.2.2.1. Quy trình cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng tài sản 48
2.2.2.2. Quy trình cho vay mua nhà trả góp 51
2.2.2.3. Quy trình cho vay du học 54
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 56
2.3.1. Kết quả đạt được 56
2.3.1.1. Quy mô cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình 56
2.3.1.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình 58
2.3.1.3. Doanh thu cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình 61
2.3.1.4. Chi phí và rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình 62
2.3.1.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình 62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 63
2.3.2.1. Hạn chế.63
2.3.2.2. Nguyên nhân.65
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THUƠNG BA ĐÌNH 70
3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 70
3.1.1 Định hướng phát triển của VCB Ba Đình 70
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 72
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 73
3.2.1 Phát triển sản phẩm. 74
3.2.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện đang cung cấp.74
3.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn .75
3.2.1.3. Phát triển sản phẩm mới .76
3.2.1.4. Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng .76
3.2.2. Phát triển thị trường 77
3.2.2.1 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.77
3.2.2.2. Hoàn thiện chính sách khách hàng.78
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Error! Bookmark not defined.
3.3 Kiến nghị 80
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 80
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 81
3.3.3. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NHTM.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng và nhân tố khách quan thuộc về khách hàng thì một vài nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động có thể kể đến như: môi trường kinh tế xã hội, môi trường văn hóa, môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của nhà nước…
(1) Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác. Sự ổn định hay bất thường, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm rất cao đối với những biến động của môi trường kinh tế. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm và mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM có cơ hội phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn người tiêu dùng chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn.
(2) Môi trường xã hội: Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa thưởng thụ…) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân. Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vốn vay cao hơn nơi khác, từ đó tạo ra khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng. Còn phần lớn những người lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường, họ chưa nghĩ tới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa, nâng cao mức sống.
(3) Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự và các quy định khác. Nếu những văn bản quy định pháp luật nếu không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả.
(4) Hệ thống chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước, Các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như hạ lãi suất trần cho vay, giảm các thủ tục rườm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân. Đây rõ ràng là tiền để thuận lợi để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với cho vay hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo… cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài.
(5) Sự liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống kinh tế: Sự liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống kinh tế mà cụ thể là mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu mối liên hệ này chặt chẽ, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM tiến hành hiệu quả. Sự liên hệ này, trước hết phụ thuộc vào nỗ lực của các bên tham gia trong việc xây dựng các mối quan hệ, các ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm. Ngoài ra cũng cần có sự trợ lực từ phía Nhà nước và các định chế lớn khác.
Như vậy, ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tuy mới ra đời nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho người tiêu dùng mà cho cả những ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất và rộng hơn nữa là đối với cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động này chịu nhiều tác động của các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng và các nhân tố khách quan từ phía khách hàng hay môi trường kinh doanh. Việc nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của các nhân tố đó tới hoạt động cho vay tiêu dùng như thế nào có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển của hoạt động này trong tương lai của các ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG BA ĐÌNH
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành cả nước. Việc mở rộng chi nhánh đến các địa bàn dân cư, vùng kinh tế giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng dễ dàng và thuận tiên hơn, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 09 năm 2004, là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, với tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chi nhánh cấp 2 Ba Đình.
Ngày 08 tháng 12 năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chi nhánh cấp 2 Ba Đình được sắp xếp lại theo quyết định 888/2005/QĐ-NHNN và được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 với tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Trung ương.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình đang từng bước phát triển, củng cố vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam nói chung.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình là chi nhánh cấp I, do đó bộ máy tổ chức của chi nhánh được quy định rõ trong nguyên tắc tổ chức hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước.
Qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 41 người, đều có trình độ đại học và trên đại học. Cụ thể:
Ban giám đốc 2 người: 1 Giám đốc chi nhánh, 1 Phó Giám đốc; Phòng Quan hệ khách hàng: 09 người; Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ: 09 người; Phòng giao dịch 1: 04 người; Phòng giao dịch 2: 04 người; Phòng ngân quỹ: 05 người; Phòng Hành chính nhân sự: 08 người
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Giám đốc
P. Quan hệ Khách hàng
P. Kế toán thanh toán và dịch vụ
Phòng Ngân quỹ
P. Hành chính nhân sự
Phòng giao dịch 1
Phòng giao dịch 2
Phó Giám đốc
2.1.3. Kết quả hoạt động chủ yếu
Sau một năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đánh dấu một bước chuyển mới của lịch sử Việt Nam. Hoà trong xu thế chung đó, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình cũng đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương cũng như trong lĩnh vực ngân hàng.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngay từ khi được thành lập, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu, do đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh Ba Đình luôn rất cao và ổn định. Công tác huy động vốn luôn đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo nguồn vốn cho các hoạt động sử dụng vốn. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Ba Đình năm 2005 - 2007
Đơn vị: triệu đồng và nghìn đô la Mỹ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
% so với năm trước
Số tiền
% so
với năm trước
Số tiền
% so với năm trước
Tổng NV huy động
401.197
382%
668.440
166,7%
940.000
140,6%
1. Đồng Việt Nam
183.187
384%
304.736
166,5%
506.000
166%
- Tiền gửi Tổ chức KT
36.160
489%
27.426
75,8%
107.580
159,4%
- Tiền gửi dân cư
147.027
365%
277.310
188,6%
389.420
166,7%
2. Ngoại tệ quy USD
218.027
349,9%
363.704
166,8%
434.000
119,3%
- Tiền gửi Tổ chức KT
7.305
365%
32.729
448%
35.985
109,9%
- Tiền gửi dân cư
210.724
349%
330.975
157%
398.015
120,2%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB Ba Đình năm 2005-2007)
Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt hơn 401 tỷ quy VND, bằng 382% so với năm 2004 và đạt 150% kế hoạch được giao năm 2005. Sang năm 2006, kết quả huy động vốn của chi nhánh đạt 304,736 tỷ đồng và 22,6 triệu quy USD, bằng 166,7% so với cùng kỳ năm 2005 và đạt 119% kế hoạch được giao năm 2006. Trong năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh ước đạt 940 tỷ quy VND, bằng 140% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 84% kế hoạch được giao năm 2007.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chi nhánh tập trung chủ yếu vào phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài, các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ… Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh tiếp tục được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng. Mặc dù với số lượng cán bộ tín dụng hạn chế nhưng với quyết tâm cao, dưới sự chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cuả Ban giám đốc chi nhánh, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ba Đình
Đơn vị: triệu đồng và nghìn đô la Mỹ
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
2006
2007
2006
2007
2006
2007
Tổng số
391.844
233.911
303.965
214.221
21.088
228.978
1. TD ngắn hạn
367.627
215.769
302.315
207.448
174.900
183.221
a. Đồng Việt Nam
193.133
156.324
176.118
125.351
93.400
124.373
b. Ngoại tệ quy đồng
174.494
59.445
126.197
82.097
81.500
58.848
2. TD trung dài hạn
21.217
18.142
1.650
6.773
35.971
45.757
a. Đồng Việt Nam
18.634
18.142
0
3.550
14.425
29.015
b. Ngoại tệ quy đồng
5.583
0
1.650
3.223
21.546
16.742
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB Ba Đình năm 2005-2007)
Triển khai toàn diện Quy trình tín dụng theo mô hình mới với chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng, chi nhánh đã chủ động rà soát và thẩm định chặt chẽ hơn đối với các khoản vay nhằm lựa chọn các khách hàng tốt, các khoản cấp tín dụng đảm bảo an toàn. Đến 31/12/2006, tỷ lệ dư nợ cho vay đạt 210,38 tỷ đồng, bằng 156,9% so với cùng kỳ năm 2005 (năm 2005 đạt 134,48 tỷ đồng), trong đó cho vay có tài sản đảm bảo đạt 74,4% trên tổng dư nợ (không tín đến tài sản hình thành từ vốn vay).
Tính đến 30/06/2007, số lượng đơn vị có quan hệ tín dụng với chi nhánh là 35 đơn vị với tổng dư nợ đạt 228,98 tỷ đồng bằng 125,6% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 183,22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80% trong tổng dư nợ, dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 45,75 tỷ đồng chiếm 20% tổng dư nợ. Doanh số cho vay cũng đã đạt được 233,91 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ năm trước.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Công tác thanh toán XNK tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong phát triển khách hàng do sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn và cán bộ làm công tác thanh toán XNK còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán XNK tại chi nhánh cũng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Đến cuối năm 2005, doanh số thanh toán XNK đạt 8,7 triệu USD bằng 87% kế hoạch được giao năm 2005. Và doanh số này đã tăng cao trong năm 2006, đạt 12 triệu USD, bằng 137% so với cùng kỳ năm 2005.
Sang năm 2007, hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các NHTM, đồng thời do chi nhánh không được trực tiếp thực hiện giao dịch thanh toán XNK sau khi được nâng cấp lên thành chi nhánh trực thuộc NHNT VN nên doanh số, thu nhập… cũng như uy tín của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Doanh số thanh toán XNK 6 tháng đầu năm đạt 3,47 triệu USD, chủ yếu là thanh toán nhập khẩu, bằng 55% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 19,3% kế hoạch của chi nhánh năm 2007.
2.1.3.4. Công tác vốn và kinh doanh ngoại tệ
Công tác quản lý và kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của NHNN thành phố Hà Nội và NHNT Việt Nam. Doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh năm 2005 đạt 19,36 triệu USD, trong đó doanh số mua là 11,33 triệu USD (chiếm 58,52%) và doanh số bán là 8,03 triệu USD. Năm 2006, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng 23,4% so với năm 2005 và đạt 21,95 triệu USD, doanh số mua đạt 10,96 triệu USD và doanh số bán đạt 12,93 triệu USD. Và trong 6 tháng đầu năm 2007 chi nhánh đã đạt được 25,59 triệu USD. Việc mua bán ngoại tệ của chi nhánh được thực hiện đúng theo quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước và áp dụng đúng tỷ giá thông báo của NHNT Ba Đình. Chi nhánh đã tự cân đối được nguồn ngoại tệ hỗ trợ tốt cho công tác thanh toán xuất nhập khẩu và công tác tín dụng.
2.1.3.5. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng
Nhờ thương hiệu và uy tín của Vietcombank cùng với việc áp dụng công nghệ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại, khách hàng tại chi nhánh Ba Đình được hưởng đầy đủ các tiện ích một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng luôn được Ban giám đốc chi nhánh quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho trong việc khuyếch trương, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Do vậy khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, kết quả cụ thể như sau:
- Số lượng các đơn vị, tổ chức mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh trong năm 2005 đạt 138 tài khoản, năm 2006 đạt 157 tài khoản, nâng tổng số tài khoản của các tổ chức mở tại chi nhánh đến 31/12/2006 lên 347 tài khoản, tăng 85,56% so với cùng kỳ năm 2005. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, số tài khoản mở tại chi nhánh tăng lên đáng kể, đạt 1601 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh lên 8182 tài khoản, tăng 129,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Chi trả kiều hối: doanh số chi trả kiều hối trong năm 2005 đạt 1.910.222 USD, năm 2006 đạt 3,7 triệu USD, nâng tổng số chi trả kiều hối tại chi nhánh tính đến 31/12/2006 đạt 5,6 triệu USD. Doanh số này tính riêng 6 tháng đầu năm 2007 đạt 2,3 triệu USD bằng 105% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Phát hành và thanh toán thẻ: Trong năm 2005 chi nhánh đã phát hành được 133 thẻ tín dụng, tăng 492% so với cùng kỳ năm 2004 và 2.882 thẻ ATM, tăng 352% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2006, chi nhánh đã phát hành thêm được 260 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, 3.399 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ mà chi nhánh đã phát hành lên 420 thẻ tín dùng và 7.099 thẻ ATM. 6 tháng đầu năm 2007, chi nhánh đã phát hành thêm được 82 thẻ tín dụng và 1.680 thẻ ATM, đồng thời phát triển được 08 đơn vị chấp nhận thẻ với doanh số thanh toán 6 tháng đầu năm 2007 đạt 4 tỷ đồng. Ngoài việc phát hành thẻ cho đối tượng khách hàng cá nhân, chi nhánh tập trung phát triển mảng dịch vụ này đối với các doanh nghiệp thông qua dịch vụ trả lương tự động, cung cấp nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
2.1.3.6. Công tác quản lý ngân quỹ
Hoạt động ngân quỹ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình trong năm qua có nhiều chuyển biến cả về chiều rộng và chiều sâu, vừa phục vụ tốt nhu cầu chi tiêu tiền mặt của khách hàng, đồng thời luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ kho quỹ, công tác kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối, hạn chế tối đa rủi ro. Công tác kho quỹ luôn đạt kết quả tốt, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Số liệu hoạt động ngân quỹ năm 2005 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng và triệu đô la Mỹ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
% so
với năm 2004
Số tiền
% so
với năm 2005
Số tiền
% so
với năm 2006
1. Đồng Việt Nam
2.878
1.589%
2.255
78%
4.291
190,3%
- Tổng thu
1.219
1.354%
1.079
88%
2.134
197,8%
- Tổng chi
1.659
1.823%
1.176
70%
2.157
183,4%
2. Ngoại tệ quy USD
67,4
623%
60,5
89%
64,6
106,8%
- Tổng thu
33,4
596%
28,3
85%
29,4
103,9%
- Tổng chi
34
654%
32,2
95%
35,2
109,3%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB Ba Đình năm 2005-2007)
Doanh số thu và chi tiền mặt qua quỹ trung bình đạt 11,51 tỷ đồng và 0,27 triệu USD/ ngày trong năm 2005. Trong năm 2006 tăng lên tương ứng là 8,67 tỷ đồng và 0,23 triệu USD/ ngày.
Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt đồng Việt Nam và ngoại tệ qua quỹ tăng mạnh. Tổng thu chi VND đạt 4.291 tỷ đồng, bằng 190,3% so với cùng kỳ năm 2006. Thu chi ngoại tệ quy USD đạt 64,6 triệu USD, bằng 106,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, cán bộ làm công các ngân quỹ trung thực, liêm khiết, trả lại tiền thừa cho khách hàng với khối lượng trên 40 triệu đồng và thu hồi được 4.690.000đ tiền giả.
2.1.3.7. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Trong năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương đã ban hành 2 văn bản quan trọng trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán, đó là: Quyết định số 05/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 13/02/2007 về Quy chế kiểm toán nội bộ và quyết định số 162/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 02/07/2007 về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương.
Tuân thủ chặt chẽ 2 văn bản nêu trên, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình đã thực hiện tích cực các hoạt động kiểm tra, kiểm toán và hoàn thành tương đối tốt các kế hoạch đề ra. Trong năm 2007, các công tác kiểm tra, kiểm toán tập trung vào các nội dung chính: hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ, tín dụng, công nghệ thông tin, khối bán lẻ, tính tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, việc chấp hành chế độ hạch toán kế toán, công tác an toàn kho quỹ, thực hiện phân cấp ủy quyền của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Các sai sót và tồn tại của chi nhánh đã được chấn chỉnh kịp thời, đồng thời việc xử lý sau thanh tra cũng được theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy trình, quy chế, quy định nội bộ của ngân hàng.
Năm 2007 cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương được cơ quan Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng với kết quả về cơ bản được đánh giá tốt. Theo cơ quan kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước về quản lý tài chính kế toán, tín dụng, đầu tư, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, sử dụng vốn an toàn, hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng, hiệu quả.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
2.2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, các khoản cho vay tiêu dùng chủ yếu được cung cấp bởi những người bán lẻ, những người cho vay tự do, hiệu cầm đồ. Tuy quy mô món vay nhỏ nhưng lại mang tính truyền thống (do thói quen thích dùng tiền mặt của dân cư) đang trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, từ khi mới thành lập, cho vay là nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM nhưng trong đó loại hình cho vay tiêu dùng lại không được chú trọng. Việc chưa hình thành Luật tín dụng tiêu dùng như ở các nước phát triển là một nguyên nhân khiến cho các NHTM dè chừng trong việc mở rộng và phát triển nghiệp vụ này. Tuy vậy, trong vòng 3 năm qua đã có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường cho vay tiêu dùng phát triển nhanh, thể hiện ở việc ngày càng có nhiều các ngân hàng hướng tới các hộ gia đình với mục đích cung cấp các khoản vay bán lẻ. Một số các hình thức cho vay tiêu dùng đang được các ngân hàng quan tâm như: cho vay mua nhà thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay qua thẻ hay cho vay tín chấp…
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài, trong khi ở Việt Nam thì vẫn chưa có Luật cạnh tranh và chính sách quản lý thống nhất đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng như chưa xây dựng được một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng, do vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các chi nhánh nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng bởi vì họ có trình độ quản lý và công nghệ cao hơn, có quy mô vốn lớn hơn và nhất là họ có kinh nghiệm lâu đời trong việc mở rộng và phát triển lĩnh vực tiêu dùng hơn các ngân hàng trong nước. Điều này đòi hỏi không những ở Chính phủ, các cơ quan Bộ ngành, NHNN mà còn ở bản thân các NHTM phải nỗ lực hết mình để đưa ra được những giải pháp nhằm phát triển hiệu quả, đảm bảo hoạt động tín dụng tiêu dùng tăng trưởng bền vững và an toàn. Trong khi các NHTM đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì các định chế tài chính khác lại có vẻ không quan tâm lắm đến lĩnh vực này. Trên thực tế ở các nước đang phát triển, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các định chế tài chính quan trọng như công ty tài chính, công ty bảo hiểm… đều là những định chế chiếm giữ những vị trí chủ chốt trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì ở Việt Nam lại ngược lại. Cho tới thời điểm này, lĩnh vực này lại không thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các định chế tài chính này. Hy vọng rằng trong tương lai, khi các loại hình công ty như công ty tài chính hay công ty bảo hiểm được mở rộng và phát triển, chúng sẽ là những định chế tài chính quan trọng và cùng với các NHTM tham gia tích cực nhất vào việc cung ứng tín dụng tiêu dùng cho dân cư góp phần cải thiện đời sống dân cư, đồng thời cũng tạo cở sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
2.2.2.1. Quy trình cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng tài sản
Đối tuợng cho vay:
Công/ Viên chức Nhà nước (hiện nay tại VCB Ba Đình mới chỉ tiến hành cho vay trực tiếp đối với cán bộ công nhân viên - CBCNV- ở 3 cơ quan: NHNN, các công ty bảo hiểm trực thuộc NHNT và CBCNV của NHNT).
Điều kiện cho vay đối với CBCNV
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Người vay phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, phải công tác tại đơn vị có tín nhiệm và hoạt động hợp pháp.
Có xác nhận bằng văn bản của nơi mình công tác và làm việc.
Có tín nhiệm đối với VCB Ba Đình trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn hay trung hạn được xác định phù hợp với phương án vay vốn và khả năng trả nợ của CBCNV, nhưng tối đa không quá 60 tháng và không dài hơn thời hạn lao động còn lại trong hợp đồng lao động của CBCNV.
Mức cho vay
Đơn vị trực tiếp cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của CBCNV, khả năng trả nợ vay cả gốc lẫn lãi từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp trong thời hạn vay để quyết định mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với CBCNV.
Lãi suất cho vay
- Thực hiện theo quy định của NHNT VN
- Số tiền vay chuyển sang nợ quá hạn phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định về lãi suất cho vay quá hạn của Tổng giám đốc NHNT VN.
Quy trình thủ tục cho vay và thu nợ
Kiểm tra, thẩm định, xét duyệt cho vay
Hồ sơ vay vốn cung cấp:
Chứng minh thư nhân dân
Giấy xác nhận của Tổ chức quản lý lao động hoặc Tổ chức quản lý và chi trả thu nhập của CBCNV về mức thu nhập tiền luơng, trợ cấp hoặc mức thu nhập khác thuờng xuyên, ổn định.
Đơn xin vay vốn
Thẩm định cho vay
Trên cơ sở hồ sơ tín dụng mà CBCNV cung cấp, cán bộ trực tiếp cho vay tiến hành thẩm định cho vay, cụ thể:
Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo đúng với quy định hiện hành của Quy chế cho vay đối với CBCNV.
Tiến hành xem xét uy tín của các cơ quan, bộ ngành trừ trường hợp CBCNV thuộc các Bộ, Ngành nhà nước, Lực lượng vũ trang.
Tiến hành thẩm định tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng vay
Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay lập tờ trình thẩm định: ghi rõ quan điểm đồng ý hay từ chối cho vay. Trường hợp đồng ý, sẽ đề xuất về mức cho vay, thời hạn vay và phương thức thu hồi nợ gốc và lãi với tổ chức quản lý và chi trả thu nhập của CBCNV và trình lên bộ phận tín dụng kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, cho ý kiến đánh giá. Trưởng phòng căn cứ vào hồ sơ tài liệu bộ phận tín dụng cung cấp để ra quyết định đồng ý cho vay hoặc yêu cầu bổ sung thêm thông tin hay từ chối cho vay.
Quy trình phát tiền vay
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký, giấy nhận nợ của khách hàng vay, VCB Ba Đình có thể phát tiền vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho CBCNV và tổ chức hạch toán kế toán theo chế đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình.DOC