MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH .6
1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH .6
1.1.1 Khái niệm .6
1.1.2 Cách thức phân loại 7
1.1.3 Sự cần thiết của Công ty Tài chính trong mô hình Tập đoàn kinh doanh 9
1.1.4 Hoạt động của Công ty Tài chính 11
1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn . 11
1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn 13
1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH . 17
1.2.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính.17
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính .19
1.2.3 Các điều kiện để phát triển hoạt động đầu tư tài chính .21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN .24
2.1 NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN .24
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Tài chính Bưu Điện .24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 27
2.1.3 Hoạt động nghiệp vụ mà Công ty Tài chính Bưu Điện cung cấp.30
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIÊN .33
2.2.1 Phân tích quy mô và cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF .33
2.2.2.2 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF .36
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF . 40
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN .42
2.3.1 Những thành công và thuận lợi 42
2.3.1.1 Những thành công .42
2.3.1.2 Thuận lợi .44
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 44
2.3.2.1 Những hạn chế .44
2.3.2.2 Nguyên nhân 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN .52
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN TRONG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 52
3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam .52
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Bưu Điện .54
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính Bưu Điện 55
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN . .55
3.2.1 Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn để giảm chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính .56
3.2.1.1 Huy động vốn từ VNPT và các đơn vị thành viên của VNPT 56
3.2.1.2 Huy động vốn từ các tổ chức tài chính .60
3.2.1.3 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư .62
3.2.2 Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính . 63
3.2.2.1 Nhận uỷ thác đầu tư và quản lý phần vốn góp của VNPT tại các Công ty cổ phần, Liên doanh .63
3.2.2.2 Đa dạng hoá danh mục đầu tư tài chính .64
3.2.2.3 Các giải pháp khác .65
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .67
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .67
3.3.2 Đối với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam .69
KỀT LUẬN .71
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại công ty tài chính bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc các phòng trước đây đều có trưởng phòng, là người chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động của phòng. Các chuyên viên chỉ là người thực hiện các công việc do trưởng phòng giao cho thì nay các phòng có nhiều chuyên viên độc lập hơn như: chuyên viên tổng hợp, chuyên viên kiếm soát, chuyên viên tiền lương và các lợi ích khác, chuyên viên nhân sự và đào tạo… Các chuyên viên độc lập tự thực hiện các chức danh của phòng. Từ đó giúp tinh giảm, rút ngắn công đoạn và nâng cao hiệu quả công việc. Cùng với thay đổi trên là hệ thống quản lý được xây dựng theo nguyên tắc điều hành trực tuyến từ trên xuống, báo cáo trực tiếp từ dưới lên. Trách nhiệm và quyền hạn được cân bằng và phân cấp theo mức độ. Ưu tiên giải quyết công việc bằng mối quan hệ tương tác. Công ty khuyến khích các chuyên viên độc lập ở các phòng, bằng chính mối quan hế của mình, tạo dựng được các mối quan hệ cho công ty. Hình thức khuyến khích là sẽ được cấp trên cất nhắc hoặc khen thưởng, như vậy sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Mô hình này sẽ được công ty duy trì trong tương lai.
2.1.3 Hoạt động nghiệp vụ mà Công ty Tài chính Bưu Điện cung cấp:
Theo nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 4/10/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, có quy định rất rõ ràng và cụ thể về các hoạt động mà Công ty Tài chính được phép thực hiện. Tuy nhiên, Công ty Tài chính Bưu Điện là một doanh nghiệp còn non trẻ, tính đến nay mới là năm thứ tám đi vào hoạt động nên Công ty không thể cung cấp được hết các hoạt động nghiệp vụ của một Công ty Tài chính theo quy định. Đây có thể coi là tiềm năng phát triển của Công ty và là hướng phấn đấu của Công ty trong thời gian tới. Hiện nay, những hoạt động nghiệp vụ mà Công ty đang thực hiện đó là:
Hoạt động huy động vốn: Theo quy định thì PTF được huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các cá nhân, tổ chức; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác; vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư. Tuy nhiên, do Điều lệ của Công ty chưa được sửa đổi, nên vốn huy động của PTF chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn của các đơn vị trong ngành, những hoạt động đầu tư ra ngoài ngành của PTF phải được sự cho phép của VNPT. Hơn nữa, không giống các Tổng công ty Nhà nước khác chủ yếu gồm các thành viên hạch toán độc lập thì VNPT lại có tới 74% thành viên hạch toán phụ thuộc, mà theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam và Quy định của Ngân hàng Nhà nước, các thành viên hạch toán phụ thuộc và Tổng công ty chỉ được tính là một khách hàng và hạn mức cho vay là 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Những điều đó đã gây khó khăn về đầu ra cho vốn huy động của PTF nên PTF không thể thực hiện huy động vốn thông qua nhận tiền gửi có kỳ hạn và phát hành các giấy tờ có giá. Bên cạnh nguồn vốn tự có mà phần lớn là vốn điều lệ được cấp ban đầu thì PTF hầu như chỉ huy động vốn qua hình thức nhận uỷ thác đầu tư từ các tổ chức tài chính.
Hoạt động tín dụng: Trong thực tế ở Việt Nam, phần lớn nguồn vốn của các Công ty Tài chính được sử dụng cho hoạt động tín dụng, và PTF cũng không phải là một ngoại lệ. Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty thì đối tượng cho vay của PTF là các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, các doanh nghiệp mà VNPT góp vốn hoặc mua cổ phần. Việc cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài VNPT của PTF phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị của VNPT. Mà việc xin ý kiến này đòi hỏi phải theo quy trình và cần thời gian nhất định, nên nó gây nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng của PTF. Do đó đối tượng nhận hỗ trợ tài chính bằng tín dụng chủ yếu của PTF là các đơn vị thành viên trong VNPT, và một số đơn vị ngoài VNPT nhưng với số lượng không đáng kể. Đây cũng là một thuận lợi lớn cho PTF trong hoạt động tín dụng. Do là đơn vị trong ngành nên PTF có sự hiểu biết và nắm rất rõ các dự án đầu tư của khách hàng, nhờ đó công việc thẩm định dự án thuận lợi với thời gian ngắn và PTF có thể đưa ra các quyết định cho vay một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và an toàn cao. Hoạt động hỗ trợ tài chính bằng tín dụng mà PTF đang cung cấp gồm: Cung cấp vốn vay; nhận uỷ thác huy động vốn; bảo lãnh vay vốn; bao thanh toán và hỗ trợ cho thuê tài chính.
Hoạt động đầu tư: Cũng giống như hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư của PTF cũng gặp nhiều khó khăn do điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty chưa thay đổi. PTF chỉ được góp vốn, mua cổ phần của các đơn vị thành viên của VNPT nhưng không vượt quá 30% vốn tự có của mình. Những hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp ngoài VNPT cần phải được Hội đồng quản trị của VNPT chấp thuận. Hoạt động đầu tư tài chính của PTF được hiểu bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư theo uỷ thác, đặc biệt là nhận đầu tư theo uỷ thác của VNPT khi mà Tổng công ty này thực hiện chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay đầu tư tài chính của PTF mới chỉ dừng ở đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư theo uỷ thác còn quá nghèo nàn. Các dịch vụ đầu tư tài chính mà PTF đang cung cấp đó là: đầu tư và nhận uỷ thác đầu tư vào các doanh nghiệp, tạo lập doanh nghiệp mới; Uỷ thác đầu tư bằng mua cổ phần, góp vốn; kinh doanh tiền tệ.
Hoạt động tư vấn: song song với hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư thì PTF cũng rất chú trọng tới hoạt động tư vấn. Nhìn ngay vào cơ cấu tổ chức và bộ máy của PTF ta có thể thấy: trong khối kinh doanh của công ty có ba phòng thì ngoài phòng tín dụng, phòng đầu tư và kinh doanh vốn còn có trung tâm dịch vụ tư vấn. Thực tế thì hoạt động tư vấn cũng mang lại lợi nhuận lớn cho PTF. Những hoạt động tư vấn mà PTF hiện cung cấp gồm: tư vấn về đổi mới doanh nghiệp; tư vấn về quản lý doanh nghiệp; và tư vấn phát hành chứng khoán.
Các hoạt động khác: Theo quy định thì PTF được thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác như: làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho doanh nghiệp; thực hiện dịch vụ thu và phát tiền cho khách hàng; bảo quản tài sản; cung cấp các dịch vụ tài chính khác…Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh khác của PTF rất nghèo nàn và lạc hậu, hiện nay Công ty mới chủ yếu tập trung vào hoạt động điều hoà ngân quỹ.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIÊN:
2.2.1 Phân tích quy mô và cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF:
Việc phân tích quy mô vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF được tiến hành theo biểu sau đây:
Biểu số 1: Doanh số hoạt động đầu tư tài chính của PTF
( Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF 2003-2005 )
Theo số liệu biểu trên cho thấy: Tổng các khoản đầu tư tài chính của PTF từ 2003-2005 đã có những sự tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư tài chính của Công ty năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể năm 2004 tăng 132% so với năm 2003, năm 2005 tăng trưởng đạt 39,3% so với năm 2004. Số tăng tuyệt đối lần lượt là 4.106 triệu đồng và 4.673 triệu đồng. Trong đó:
Doanh số hoạt động đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá năm 2003 mới chỉ là 2 tỷ đồng, nhưng sang năm 2004 đã tăng lên 2,895 tỷ đồng và đến năm 2005 đã lên đến 5,073 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 76,8%/năm.
Doanh số hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần của PTF còn có sự tăng trưởng đáng nể hơn. Số tăng tuyệt đối của hoạt động này từ năm 2003-2005 đạt lần lượt là 3,211 tỷ đồng và 2,495 tỷ đồng, số tăng tương đối đạt 290% và 57,8%.
Kết quả trên cho thấy trong những năm qua PTF đang ngày càng chú trọng tới hoạt động đầu tư tài chính của mình. Đây là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện Công ty đã mạnh dạn, tận dụng và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động đầu tư tài chính nhằm thu lợi nhuận cao và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, lượng đầu tư tài chính của PTF như vậy vẫn chưa phải là lớn do một số nguyên nhân như Công ty bị giới hạn về nguồn vốn huy động, về đối tượng và phạm vi đầu tư. PTF không được huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, do đó không có vốn để đầu tư vào các chứng khoán. Hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của PTF trên thị trường OTC chỉ bao gồm cổ phiếu của các công ty cổ phần trong ngành, như Công ty cổ phần thiết kế Đà Nẵng, Công ty cổ phần dịch vụ Viễn thông, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội, Công ty cổ phần thiết kế Bưu điện Hà Nội, Công ty tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện…Việc thực hiện đầu tư vào các chứng từ có giá, các chứng khoán nợ cũng gặp phải những khó khăn nhất định, các chứng khoán nợ mà PTF đang nắm giữ gồm: kỳ phiếu ngân hàng, như kỳ phiếu kỳ phiếu ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, kỳ phiếu ngân hàng Công thương Việt Nam; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình - những loại chứng khoán có độ rủi ro thấp thậm chí được coi là bằng không trên thị trường chứng khoán. Thêm một nguyên nhân nữa là hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần thì PTF chỉ được tự quyết định vào các doanh nghiệp trong ngành, trong khi những doanh nghiệp này có vốn điều lệ thấp, lượng cổ phiếu phát hành cho những đối tượng bên ngoài là không nhiều, thêm vào đó thì nhu cầu đầu tư của các tổ chức và cá nhân lại lớn hơn rất nhiều so với lượng cổ phiếu phát hành. Hiện nay, Công ty đang sở hữu cổ phần của trên 10 công ty cổ phần, chủ yếu là các công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông như PTIC, CTC, DTC, Hacisco…
Cùng với sự thay đổi trong quy mô đầu tư, PTF còn tiến hành thay đổi trong cơ cấu đầu tư tài chính của mình. Cụ thể như sau:
Biểu số 2: Cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF
Đơn vị tính: %
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán
64,4
40,1
42,7
2
Tỷ lệ góp vốn liên doanh, mua cổ phần
35,6
59,9
57,3
3
Tổng
100
100
100
Năm 2003, trong tổng vốn đầu tư tài chính thì tỷ trọng vốn hoạt động đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá chiếm phần lớn 64,4%. Nhưng sang năm 2004, 2005 cơ cấu này đã thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của hoạt động đầu tư chứng khoán mà tăng tỷ trọng của hoạt động góp vốn liên doanh mua cổ phần. Đến năm 2005 thì hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Điều này chứng tỏ trong những năm qua, trước những biến động trên thị trường PTF đã phải điều chỉnh lại hướng đầu tư của mình, để cân bằng giữa hai yếu tố tính hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính. Bởi xét trên góc độ rủi ro tài chính thì hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần an toàn hơn. Ngược lại hoạt đông đầu tư chứng khoán lại hứa hẹn hiệu quả kinh doanh cao hơn. Để hiểu được rõ hơn ta sẽ nghiên cứu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF.
2.2.2 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF:
Để phân tích tính hiệu quả, khả năng phát triển của định hướng đầu tư tài chính của PTF trong những năm qua, với quy mô và cơ cấu vốn đầu tư như trên, ta đi phân tích biểu số liệu sau:
Biểu số 3: Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính của PTF
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Doanh thu từ đầu tư vào chứng khoán
488
436
503
2
Doanh thu từ góp vốn liên doanh, mua cổ phần
30
62
97
3
Tổng
518
498
600
( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTF 2003-2005 )
Từ năm 2003-2005, doanh thu hoạt động đầu tư tài chính của Công ty nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính năm 2005 tăng 82 triệu so với năm 2003, tăng tương đối 15,8%. Trong đó hoạt động đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá mang lại doanh thu cao hơn nhiều so với hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần. Bởi đầu tư vào chứng khoán và giấy tờ có giá có thể thu được lợi nhuận nhanh chóng từ chênh lệch giá chứng khoán khi kinh doanh chứng khoán trên thị trường giao dịch. Trong khi đó, hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần có một quy định là phải 3 năm sau thời điểm phát hành mới được đem cổ phiếu đã đầu tư ra kinh doanh trên thị trường. Đồng thời, những năm đầu đi vào hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần hoạt động chưa thể có hiệu quả cao nên tỷ lệ lợi tức chia cho cổ đông và các nhà đầu tư là không nhiều. Tuy đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính của PTF nhưng hoạt động đạt được tăng trưởng nhanh trong những năm từ 2003-2005 lại là hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần, hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán và các giấy tờ có giá cũng có sự tăng trưởng nhưng với tỷ lệ thấp hơn và có nhiều biến động hơn. Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá năm 2004 giảm 10,6% so với năm 2003, tương đương với 52 triệu đồng. Đến năm 2005, cùng với sự phát triển tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam thì hoạt động này của PTF mới có sự khởi sắc hơn, tăng 67 triệu so với năm 2004, tăng tương đối 15,4%; nếu so với năm 2003, doanh thu của hoạt động này tăng 3,1%, tăng tuyệt đối là 15 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động về doanh thu trong giai đoạn này là do từ năm 2003 trở về trước, PTF đã triển khai hoạt động mua gom công trái thông qua các Bưu Điện tỉnh và các đơn vị thành viên của VNPT. Công trái được mua gom chủ yếu từ cán bộ công nhân viên của các đơn vị và một phần thông qua các đơn vị mua gom từ dân cư. Đây thực chất là hoạt động chiết khấu chứng từ có giá, sau đó PTF đem đi tái chiết khấu để thu lợi nhuận. Hoạt động này đã mang lại doanh thu 200 triệu đồng năm cho Công ty, nhưng từ năm 2004 thì hoạt động này không còn được tiếp tục thực hiện mà PTF chỉ tập trung đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu Chính phủ nên doanh thu giảm đi. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần của PTF lại có những kết quả đáng khích lệ trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 111,7%/năm. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động này mới chỉ là 30 triệu đồng, nhưng qua hai năm, sang năm 2005 nó đã tăng lên 97 triệu đồng. Tuy đây không phải là con số lớn nhưng hoạt động này có tính an toàn cao, ngoài doanh thu nó còn mang lại cho PTF những quyền lợi khác không được phản ánh trong báo cáo tài chính như quyền kiểm soát, sở hữu và thông qua đó thì tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của Công ty phát triển hơn. Đạt được kết quả này là do PTF đã tập trung tăng quy mô vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư cho hoạt động này. Nó thể hiện Công ty đã rất coi trọng cả hai nhân tố phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích cho sự thay đổi trong cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF trong những năm qua.
Để phân tích được hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF, ngoài doanh thu, ta còn phải nghiên cứu tình hình chi phí dùng cho hoạt động này của Công ty, chi tiết được thể hiện ở biểu số liệu sau:
Biểu số 4: Chi phí hoạt động đầu tư tài chính của PTF
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Chi phí hoạt động đầu tư vào chứng khoán
187
177
217
2
Chi phí góp vốn liên doanh, mua cổ phần
23
50
79
3
Tổng
210
227
296
( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTF 2003-2005 )
Từ biểu số liệu trên cho thấy: Tổng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của PTF tăng đều qua các năm, tăng trung bình 43 triệu đồng/năm, tăng tương đối 22,8%/năm. lẽ dĩ nhiên, là hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất thì chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán cũng là nhiều nhất. So với chi phí góp vốn liên doanh, mua cổ phần thì nó gấp 8,1 lần trong năm 2003, gấp 3,5 lần trong năm 2004 và gấp 2,7 lần trong năm 2005. Khi mà Công ty mở rộng quy mô đầu tư vốn vào hoạt động đầu tư tài chính thì việc tăng lên của chi phí cũng là điều hợp lý. Nếu so sánh mức biến động chi phí này với mức biến động về doanh số hoạt động đầu tư tài chính thì thực tế là PTF đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, tiết kiệm chi phí đầu tư. Năm 2004, Công ty đã tiết kiệm được số chi phí là:
( 210*7213/3107 ) – 227 = 260,5 ( triệu đồng )
Năm 2005, Công ty đã tiết kiệm được số chi phí là:
( 227*11886/7213 ) – 296 = 78 ( triệu đồng )
Từ số liệu doanh thu và chi phí hoạt động đầu tư tài chính, ta có thể lập được biểu số liệu về lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí.
Biểu số 5: Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Lợi nhuận đầu tư vào chứng khoán
301
259
286
2
Lợi nhuận góp vốn liên doanh, mua cổ phần
7
8
18
3
Tổng lợi nhuận
308
267
304
( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTF 2003-2005 )
Do sự tăng trưởng về doanh thu không theo kịp tốc độ gia tăng của chi phí nên lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF từ năm 2003-2005 có xu hướng giảm xuống, đây là một dấu hiệu cảnh báo cho Công ty. Đặc biệt là hoạt động đầu tư chứng khoán, lợi nhuận của hoạt động này giảm 15 triệu từ năm 2003-2005, giảm trung bình 2,5%/năm. Nên mặc dù hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần có sự khởi sắc do được sự quan tâm đầu tư của Công ty nhưng vẫn không bù đắp được số lợi nhuận giảm sút của hoạt động đầu tư chứng khoán. Về số tuyệt đối, số tăng lên của hoạt động này rất nhỏ chỉ đạt 11 triệu đồng qua 2 năm, nhưng số tương đối đạt tốc độ tăng trưởng 78,6%/năm. Kết quả đó làm cho tổng lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF giảm sút 13,3% năm 2004 so với năm 2003. Tuy trong năm 2005 đã có những dấu hiệu của sự tăng trưởng trở lại, tăng tương đối 13,8% so với năm 2004, nhưng so với năm 2003 thì lợi nhuận của hoạt động này vẫn giảm 1,3%. Ta có thể thấy chi tiết hơn qua biểu số liệu sau:
Biểu số 6: Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF
2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF:
Để phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF ta cần lập biểu số liệu gồm những chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu thứ nhất là hiệu quả sử dụng chi phí theo doanh thu, nó phản ánh cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của PTF thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu thứ hai là hiệu quả sử dụng chi phí theo lợi nhuận. Nếu tính theo lợi nhuận, cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu thứ ba là hiệu quả sử dụng vốn hoạt động đầu tư tài chính tổng hợp theo doanh thu. Nó có ý nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu thứ tư là hiệu quả sử dụng vốn hoạt động đầu tư tài chính tổng hợp theo lợi nhuận. Nó phản ánh cứ một đồng vốn hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Biểu số 7: Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Tổng doanh thu/tống chi phí
2,5
2,2
2,03
2
Tổng lợi nhuận/tổng chi phí
1,5
1,2
1,03
3
Tổng doanh thu/tổng doanh số
0,17
0,07
0,05
4
Tổng lợi nhuận/tổng doanh số
0,1
0,04
0,026
Nhìn vào biểu số liệu trên, có thể thấy điểm chung nhất của các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF là đều giảm qua các năm. Nó cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư tài chính của PTF không được tốt trong những năm vừa qua. Đặc biệt là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn hoạt động đầu tư tài chính tổng hợp theo doanh thu và lợi nhuận. Nếu trong năm 2003 hoạt động đầu tư tài chính mang lại 17% doanh thu/năm và 10% lợi nhuận/năm thì sang năm 2004 đã giảm xuốn còn 7% doanh thu/năm và 4%/năm, nó tiếp tục giảm xuống trong năm 2005 còn 5% doanh thu/năm và 2,6%/năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong những năm qua, PTF đã không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư tài chính, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên số vốn hoạt động đầu tư tài chính tăng nhanh trong khi đó thì doanh thu và lợi nhuận mang lại chưa tăng kịp theo quy mô. Công ty chấp nhận hy sinh cái lợi trong ngắn hạn để kỳ vọng vào sự phát triển hơn trong tương lai. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác sẽ được trình bầy cụ thể hơn trong phần đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Công ty.
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN:
2.3.1 Những thành công và thuận lợi:
2.3.1.1 Những thành công:
Các hoạt động đầu tư cũng như danh mục đầu tư của PTF ngày càng đa dạng, tận dụng được những tiềm năng và lợi thế của mình để có được sự phát triển đáng khích lệ trong những năm qua. Danh mục đầu tư tài chính được đa dạng hoá, giảm thiểu rủi ro cho Công ty. Nên PTF đã dần tạo được sự tin tưởng của VNPT trong việc phân tích các cơ hội đầu tư, giúp cho VNPT đầu tư có hiệu quả vào một số dự án, góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các doanh nghiệp ngoài ngành và việc lập các dự án đầu tư ra nước ngoài. Đây là một trong những điều kiện tiền đề để PTF có thể thực hiện chức năng đầu tư tài chính của mình trong VNPT, đặc biệt khi VNPT chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh doanh.
Để đạt được kết quả trên chính là nhờ sự cố gắng nỗ lực của chính PTF. Ngay từ khi Công ty mới thành lập, lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng phát triển hoạt động đầu tư tài chính như đào tạo những cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư chứng khoán, đầu tư theo dự án, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và thực hiện phân tích đầu tư, thực hiện kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Quan điểm của PTF trong hoạt động đầu tư là có thực hiện đầu tư tốt cho chính bản thân Công ty thì mới có thể thực hiện được đầu tư tốt cho VNPT, nó thể hiện tính trách nhiệm, cũng như một cam kết về uy tín và hiệu quả của Công ty.
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động thất thường, trong một thời gian dài chỉ số VN-Index liên tục giảm nhưng PTF vẫn thực hiện kinh doanh chứng khoán, và kết quả là hoạt động này đã không những bảo đảm an toàn vốn mà còn thu được lợi nhuận. Mặt khác, do bị giới hạn về quy mô và phạm vi đầu tư, chỉ được đầu tư trong ngành, các cơ hội đầu tư góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá và các công ty thành lập mới trong ngành rất ít nhưng PTF đã luôn bám sát và không bỏ qua bất cứ cơ hội đầu tư nào. Và kết quả đáng mừng là trong thời gian gần đây, PTF đã tham gia đấu giá mua cổ phần của nhiều công ty trong ngành và đã trúng thầu với số lượng lớn nhưng vẫn đảm bảo giá trúng thầu mang lại hiệu quả đầu tư cao cho PTF. Bị hạn chế về phạm vi đầu tư nhưng PTF vẫn luôn tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra bên ngoài để nếu không trực tiếp đầu tư được (do không được VNPT chấp thuận hoặc trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận của VNPT thì cơ hội đầu tư đã qua đi ) thì PTF sẽ triển khai hình thức nhận uỷ thác đầu tư, tư vấn cho các chủ đầu tư để nâng cao hiệu quả đầu tư cho dự án.
2.3.1.2 Thuận lợi:
Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng ổn định, đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ. Hệ thống các kênh huy động và luân chuyển vốn ngày càng hoàn thiện hơn. Thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi, với hai trung tâm giao dịch ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư.
Môi trường pháp lý của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, các chính sách kinh tế của Nhà nước đang được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư để phát triển đất nước. Đối với Công ty Tài chính thì đó là việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, tạo ra hành lang pháp lý cho những hoạt động của Công ty có điều kiện phát triển, đặc biêt là hoạt động đầu tư tài chính.
Là một công ty thành viên trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tương lai trong năm 2006 sẽ trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, PTF có nhiều lợi thế về nguồn vốn và những quan hệ đối tác trong đầu tư. Hơn nữa, Bưu chính Viễn thông còn là ngành có tốc độ phát triển mạnh nhất trong những năm qua nên nhu cầu về đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới là rất lớn, mang lại tiềm năng lớn cho hoạt động đầu tư của PTF.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
2.3.2.1 Những hạn chế:
PTF chưa thực sự thực hiện được chức năng là công cụ đầu tư tài chính cho VNPT. PTF chưa giúp cho VNPT mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm những nguồn thu mới từ những ngành nghề có khả năng sinh lời cao. Hiện nay, PTF mới chỉ dừng ở đầu tư tài chính cho chính bản thân Công ty. Mặc dù đã được quan tâm chú trọng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng tỷ trọng đầu tư tài chính của Công ty còn thấp cả về lượng vốn đầu tư và doanh thu nếu so sánh với doanh số và doanh thu của hoạt động tín dụng, nó chưa phản ánh đúng tiềm năng của PTF trong hoạt động này.
Phạm vi đầu tư của PTF bị hạn chế trong các đơn vị thành viên của VNPT, việc đầu tư ra bên ngoài phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị VNPT. Việc này hạn chế cơ hội đầu tư thu lời của PTF, đồng thời những khó khăn về sử dụng vốn đầu tư lại tác động ngược lại làm giảm nhu cầu huy động vốn của Công ty nên cho đến nay các hoạt động phát hành giấy tờ có giá vẫn chưa được thực hiện tại PTF.
Hoạt động nhận uỷ thác đầu tư tài chính từ VNPT và các đơn vị thành viên được coi là hoạt động đầy tiềm năng đối với PTF nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.
PTF chưa thể hiện được vai trò là tổ chức tài chính trung gian giúp VNPT kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện.doc