Mục lục
Trang
Danh mục chữ viết tắt . 4
Danh mục bảng biểu . 4
Lời nói đầu . 5
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại . 6
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại . 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại 6
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại . 8
1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại . 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ với NHTM . 11
1.2.3 Các hình thức kinh doanh ngoại tệ cơ bản của NHTM . 12
1.2.4 Phát triển hoạt động kinh doanh ngoai tệ của NHTM 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM . 23
1.3.1 Các nhân tố chủ quan . 23
1.3.2 Các nhân tố khách quan 27
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngọai tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .
31
2.1 Khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam . 31
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức . 32
2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu . 36
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV. .
37
2.2.1 Các hoạt động chính phát triển Việt Nam . 39
2.2.2 Các giao loại dịch ngoại tệ . 42
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
47
2.3.1 Hoạt động KDNT của BIDV . 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân . 48
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
53
3.1 Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV trong thời gian tới .
53
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động KDNT tại BIDV 54
3.2.1 Phát huy mạnh mẽ nhân tố con người 54
3.2.2 Hoàn thiện yếu tố công nghệ . 56
3.2.3 Hoàn thiện qui trình thủ tục 57
3.2.4 Phối hợp các họat động liên quan trực tiếp tới kinh doanh ngoại tệ 58
3.2.5 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh . 59
3.2.6 Đa dạng hóa các loại giao dịch ngoại tệ . 60
3.2.7 Xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả . 61
3.2.8 Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế . 64
3.3 Kiến nghị . 65
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ . 65
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước . 66
Kết luận . 74
Danh mục tài liệu tham khảo . 76
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP . 78
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ban quản lý rủi ro
Ban kiểm tra nội bộ
Ban tín dụng
Ban quản lý TD
Ban thẩm định
Ban quản lý chi nhánh
Ban dịch vụ
Trung tâm thẻ
Ban kinh doanh đối ngoại
Ban kế hoạch phát triển
Ban nguồn vốn và KDTT
Ban tài chính
Ban đầu tư
Ban kế toán
Trung tâm thanh toán
Ban tổ chức cán bộ
Ban quản lý tài sản
Văn phòng
Ban pháp chế
Ban công nghệ
Cơ cấu tổ chức hội sở chính cho thấy sự độc lập tương đối giữa các khối và chịu sự kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và hội đồng quản trị.
Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản trị rủi ro, dự báo các thay đổi trong tương lai và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho ngân hàng.
Khối tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tín dụng vơi các chi nhánh, trực tiếp cấp tín dụng và quản lý các khoản tín dụng lớn
Khối dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như dịch vụ thanh toán, dịch vụ phát hành thẻ, dịch vụ bảo lãnh.
Khối tài chính quản lý các hoạt động tài chính và trực tiếp thực hiện việc kinh doanh tiền tề (tresuary department)
Khối kế toán thực hiện lập sổ sách kế toán hàng ngày. Mỗi phòng ban đều có một bộ phận kế toán trực tiếp thực hiện kế toán cho các giao dịch hằng ngày và cuối ngày sẽ tổng hợp số liệu lại tại phòng kế toán chung cho cả hệ thông ngân hàng.
Khối hành chính gồm các phòng văn thư, nhân sự, phòng thương hiệu và quan hệ công chúng.
Riêng với ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thuộc khối tài chính là một trong những ban quan trọng của ngân hàng bởi hoạt động của ban này luôn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Hơn thế nữa hoạt động của ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngày càng được mở rộng đặc biệt là phòng kinh doanh tiền tệ.
Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ gồm 3 phòng ban chính:
Phòng huy động vốn: phòng này giữ một vị trí hết sức quan trọng bởi nó thực hiện việc huy động vốn cho ngân hàng. Phòng huy động vốn thực hiện việc đưa ra các sản phẩm như các loại hình tiền gửi tiết kiêm, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàngđể thực hiện việc thu hút vốn trên thị trường.
Phòng cân đối tổng hợp giống như một phòng kế toán thực hiện việc điều chuyển, quản lý vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Phòng kinh doanh tiền tề: đây là phòng ban vô cùng quan trọng bởi nó là phòng trực tiếp kinh doanh. Nguòn vốn được huy động từ phòng nguồn vốn thông qua phòng cân đối tổng hợp được đưa đến phòng kinh doanh tiền tệ và phòng tín dụng là chủ yếu. Phòng tín dụng sẽ thực hiện việc cho vay còn phòng kinh doanh tiền tệ sẽ thực hiện việc kinh doanh đối với nguồn vốn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Trong đó phòng kinh doanh tiền tệ (Treasuary) thực hiện các hoạt động chính sau:
Phòng kinh doanh tiền tệ (Treasury)
Hoạt động trên thị trường tiền tệ (Money market)
Hoạt động trên thị trường hàng hóa tương lai ( Future commodity)
Hoạt động trên thị trường trái phiếu (Bond market)
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Foreign exchange)
Họat động trên thị trường tiền tệ (Money market) là hoạt động mà ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay với các khách hàng thân thiết có quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua mạng điện thọai trực tiếp hoặc cho vay liên ngân hàng qua hệ thông máy tính nối mạng.
Hoạt động trên thị trường hàng hóa tương lai (Future commodity) là hoạt động mà BIDV thực hiện mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa cho khách hàng trên thị trường quốc tế, hiện tại thì BIDV mới thực hiện mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa gồm: cao su trên thị trường Toronto (Nhật), cà phê Robusta trên thị trường London (Anh) và Newyork (Mỹ). Đây là hoạt động khá mới mẻ, mới phát triển từ năm 2006 và sẽ mở rộng trong tương lai.
Hoạt động trên thị trường trái phiếu (Bond market) là hoạt động mà BIDV thực hiện kinh doanh trái phiếu, ở đây chủ yếu là trái phiếu chính phủ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Foreign exchange) đây là hoạt động truyền thống của hội sở chính của BIDV với việc kinh doanh hầu như tất cả các ngoại tệ chính mà khách hàng có nhu cầu. Hoạt động này hình thành từ năm 1991 nhưng đến năm 2004 mới thực sự phát triển và đặc biệt phát triển mạnh từ năm 2006 trở lại đây. Hoạt động KDNT tại chi nhánh gồm các hoạt động chủ yếu là giao dịch trực tiếp với khách hàng quen thuộc, quản lý chi nhánh và giao dịch liên ngân hàng.
Kết quả kinh doanh chủ yếu
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm trở lại đây của BIDV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Số lượng
% thay đổi
Số lượng
% thay đổi
Số lượng
% thay đổi
Số lượng
% thay đổi
Nguồn vốn chủ sở hữu
3.084
3.084
0
3.150
2.14
4.502
42.92
6.500
44.38
Tổng tài sản
85.851
99.660
16.08
117.976
18.38
158.219
34.11
217.823
37.67
Cho vay và ứng trước khách hàng ròng
59.173
67.244
13.64
79.383
18.05
93.453
17.72
123.752
32.42
Tiền gửi và các khoản phải trả
59.910
67.262
12.27
85.741
27.47
113.724
32.64
151.256
33
Lợi nhuận sau thuế
109
160
46.79
213
33.13
535
151
972
81.68
Nguồn: báo cáo thường niên 2006 và báo cáo kết quả kinh doanh 2007 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Như vậy chúng ta thấy hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam không ngừng phát triển qua các năm và duy trì một mức tăng trưởng trên 20% đặc biệt trong năm 2006 và 2007 có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất cao.
Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
Xét về vị thế của phòng KDTT trong hoạt động của BIDV thì hoạt động của phòng luôn được đánh giá là hoạt động quan trọng của ngân hàng bởi đây là hoạt động trực tiếp kinh doanh tiền. Bên cạnh hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và cũng mang lại mức lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng thì hoạt động KDTT được đánh giá là hoạt động có vị trí quan trọng thứ 2 và cũng mang lại một mức lợi nhuận rất cao cho ngân hàng.
Trong các hoạt động trong phòng KDTT của BIDV thì hoạt động KDNT lại được đánh giá là hoạt động tiềm năng của ngân hàng bởi họat động này đóng góp một mức doanh thu rất lớn vào doanh thu chung của NH.
Biểu đồ 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ ròng của BIDV qua các năm
Nguồn: báo cáo KDNT qua các năm
BIDV thực hiên giao dịch với tất cả các loại ngọai tệ nhưng giao dịch USD chiếm tới hơn 75% các giao dịch ngọai tệ ở đây. Còn lại là các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY, SGD, CAD, AUD, HKD.và một số ngoại tệ rất ít giao dịch trên thị trường khác như THB, SEK, DDK
Có thể nói rằng trên thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay BIDV là một ông lớn, các giao dịch của BIDV được thực hiện trên hệ thông chi nhánh toàn quốc và trên thị trương liên ngân hàng thì các bước đi và giao dịch của BIDV luôn đươc thị trường chú ý.
Hoạt động KDNT không chỉ đem lại một mức doanh thu cao mà nó còn đem lại một mức lợi nhuận khá cao cho ngân hàng.
Bảng 2.2: doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động KDNT của BIDV từ 2004 đến 2007
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Số lượng
% thay đổi
Số lượng
% thay đổi
Số lượng
% thay đổi
Doanh thu ròng (tỷ USD)
9.9
13.8
39.4
19.6
42
23
17.3
Lợi nhuận (tỷ VND)
44
59
34.1
91
54.2
112
23
Nguồn: báo cáo kết quả KDNT tại BIDV qua các năm
Qua số liệu trên ta có thể đánh giá rằng lợi nhuân từ hoạt động KDNT của BIDV là rất lớn nếu xét trên tổng thu nhập ngân hàng, chiếm khoảng trên 10% qua các năm. Do đó hoạt động KDNT tại BIDV luôn chiếm một vị thế hết sức quan trọng.
Tuy nhiên đánh giá về sự phát triển hoạt động KDNT của BIDV về mặt doanh số thì trên thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay BIDV chỉ đứng hàng thứ 2 (theo báo cáo kết quả kinh doanh ngoai tệ 2006). Theo báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam thì doanh số trong khoảng thời gian từ 2004 – 2007 lần lượt xấp xỉ là 18, 24, 29 và 33 tỷ USD. Có thể thấy rằng doanh số KDNT của BIDV chưa tương xứng với một ngân hàng có vị thế trên thị trường như BIDV và BIDV hoàn toàn có khả năng cạnh tranh về hoạt động KDNT với Vietcombank.
Sau đây ta sẽ đi sâu hơn thực trạng hoạt động KDNT tại BIDV thông qua 2 hướng tiếp cận là các hoạt động tại HSC và các loại giao dịch chính.
Các hoạt động chính
Tại HSC là nơi điều hành toàn hệ thống trên toàn quốc nên hoạt động hết sức phức tạp và hoạt động này tập trung vào các hoạt động sau:
Hoạt động quản lý chi nhánh
Hoạt động quản lý chi nhánh tại HSC là một trong những hoạt động quan trọng nhất của bộ phận FX (bộ phận KDNT) trong phòng KDTT. BIDV với hệ thông chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc bao gồm 104 chi nhánh được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với khách hàng. Việc quản lý chi nhánh được thực hiện thông qua hệ thống mạng nội bộ intranet và hệ thống điện thoại. Quản lý chi nhánh được thực hiện qua các công việc sau:
Thứ nhất, đầu giờ sáng cán bộ KDNT bên bộ phận FX sẽ thực hiện cập nhật tỷ giá lên mạng nội bộ intranet làm cơ sở tham khảo tỷ giá cho toàn bộ các chi nhánh. Các chi nhánh sẽ thực hiện giao dịch với khách hàng trên cơ sở tỷ giá đó. Trường hợp CN giao dịch với những khách hàng lớn hoặc khách hàng thân thiết thì có thể trực tiếp gọi điện lên HSC để tham khảo tỷ giá tốt hơn. Như vậy là giữa HSC và CN có những sự độc lập nhất định trong kinh doanh nhưng CN vẫn có sự lệ thuộc vào HSC do không có quyền quyết định một mức tỷ giá hợp lý cho khách mà hoàn toàn lệ thuộc vào HSC.
Thứ hai, hoạt động giao dịch trực tiếp giữa HSC và chi nhánh. Trong trường hợp mà chi nhánh giao dịch ngoại tệ với khách hàng nhưng đó là những ngoại tệ khó có giao dịch đối ứng trong ngày như THB, SEK, DKKthì chi nhánh có thể giao dịch ngay với HSC. Ngoài ra khi giao dịch với HSC các chi nhánh còn được hỗ trợ về tỷ giá với khối lượng giao dịch không quá cao, thông thường là bằng với tỷ giá trần hoặc sàn do NHNN công bố vào đầu giờ sáng tùy thuộc vào từng thời điểm của thị trường nếu giao dịch trên thị trường dưới giá sàn hoặc trong biên độ. Khi mà giao dịch giữa HSC và CN được xác nhận thì cán bộ giao dịch tại HSC sẽ ghi lại giao dịch đó nhưng sau đó mới nhập vào hệ thống, in chứng từ ra và phải qua 2 lần ký của cán bộ và trưởng bộ phận FX, sau đó mới chuyển qua bộ phận kế toán (back office - BO) và thực hiện thanh toán song song với với đó là quá trình chuyển giao dịch qua hệ thông nội bộ tới bộ phận BO. Chứng từ là để làm căn cứ xác nhận giao dịch và khi có chứng từ thì giao dịch mới được thực hiện dù hệ thống nội bộ đã xác nhận giao dịch tới bộ phận kế toán. Qui trình thủ tục đó khá mất công và tốn thời gian.
Thứ ba, hoạt động quản lý trạng thái của chi nhánh. Cuối ngày giao dịch các cán bộ KDNT sẽ thực hiện kiểm tra trạng thái của từng chi nhánh và sau đó là trạng thái ngoại tệ của cả hệ thống. Theo qui định của pháp luật thì trạng thái ngoại tệ của NH nằm trong khoảng ±30% vốn tự có tại thời điểm xem xét. Trường hợp mà các chi nhánh vượt trạng thái thì sẽ được nhắc nhở và đầu ngày hôm sau sẽ phải thực hiện giao dịch để hoàn trạng thái. Việc quản lý trạng thái như vậy cũng khá tốn thời gian vì đòi hỏi cán bộ KDNT luôn phải chu ý trạng thái của các chi nhánh.
Hoạt động giao dịch liên ngân hàng
Thị trường giao dịch liên ngân hàng phát triển từ năm 1998 ban đầu chỉ có vài ngân hàng tham gia nhưng đến nay đã có rất nhiều ngân hàng tham gia thị trường này. Doanh số giao dịch liên ngân hàng của BIDV vào những ngày giao dịch lớn có thể lên tới 30 triệu USD và chủ yếu các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là các giao dịch giao ngày USD trong vòng 2 ngày. Ngoài ra, BIDV cũng thực hiện các giao dịch với EUR, GBP, JPY nhưng với khối lượng không nhiều.
Để thực hiện giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thì BIDV đã trang bị hệ thống thông tin của Reuter và thống giao dịch dealing 3000. Các các bộ giao dịch sẽ thảo thuận tỷ giá trực tiếp qua màn hình dealing nếu chấp nhận tỷ giá thì giao dịch sẽ được chấp nhận. Khi giao dịch được xác nhận thì chứng từ được in ra và lại phải qua 2 lần ký rồi mới chuyên sang phòng kế toán (back office) và thanh toán.
Các giao dịch liên ngân hàng còn là cơ sở để ngân hàng đưa ra mức tỷ giá bám sát thị trường. Thông thường đầu giờ giao dịch buổi sáng thì cán bộ giao dịch sẽ hỏi tỷ giá trên thị trường qua đó làm có sở cập nhật tỷ giá phù hợp với thị trường lên mạng nội bộ của ngân hàng.
Các giao dịch liên ngân hàng còn là nơi để ngân hàng mua bán ngoại tệ kiểm soát trạng thái. Nhưng thường thì ngân hàng được âm trạng thái đến 30% theo qui định nên ít khi ngân hàng thực hiện mua trên thị trường liên ngân hàng vì các giao dịch hằng ngay cũng đủ để kiểm soát trạng thái. Nhưng các cán bộ giao dịch thì đôi khi sẽ mua ngoại tệ trên thị trường này nếu trạng thái của mình âm. Mỗi cán bộ sẽ được giao một mức trạng thái ngoại tệ và phải trong hạn mức ngân hàng qui định. Khi ma họ âm trạng thái thì có thể thực hiện giao dịch đối ứng trên liên ngân hàng để hoàn lại trạng thái. Nhưng những giao dịch như vậy thường rất nhỏ và thường thì không phải là giao dịch USD.
Hoạt động trực tiếp kinh doanh với khách hàng
Hoạt động này tại HSC ít khi thực hiện vì hầu như tất cả các giao dịch được thực hiện với khách hàng là thông qua hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước. Chỉ có những khách hàng nào mua hay bán ngoại tệ với khối lượng qua lớn hoặc không thích thực hiện giao dịch với các chi nhánh thì mới thực hiện giao dịch với HSC. Chẳng hạn như trong khoảng thời gian tháng 3/2008 tổng công ty viễn thông quân đội Vittel thực hiện giao dịch mua 40 triệu USD từ HSC hay tổng công ty dầu khí bán 120 triệu USD cho HSC.
Các hoạt động của HSC của BIDV chủ yếu tập trung vào các 3 hoạt động trên trong đó hoạt động quản lý chi nhánh và giao dịch liên ngân hàng là 2 hoạt động rất quan trọng.
Các giao loại dịch ngoại tệ
Các giao dịch ngoại tệ này được thực hiện ở cả HSC và các CN trên tòan hệ thống. Và hội sở chính là nơi đưa ra các qui trình thủ tục và hướng dẫn thực hiện với chi nhánh. Trường hợp mà khách hàng yêu cầu thực hiện các giao dịch không phải giao ngay (spot) thì CN sẽ hỏi HSC về thủ tục và hướng dẫn, hoặc HSC sẽ trực tiếp nhận giao dịch đó tùy từng trường hợp.
Giao dịch giao ngay (Spot)
Giao dịch giao ngay là giao dịch ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 90% tổng số các giao dịch của BIDV. Hiện nay NH thực hiện mua bán giao ngay với tất cả các ngoại tệ mạnh trên thế giới như USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CHF, SGD, CAD, HKD và các đồng tiền ít giao dịch khác như DDK, SEK, THBtrong số đó giao dịch USD chiếm hơn 75%
Cơ sở để xác định tỷ giá giao ngay là các giao dịch liên ngân hàng đầu ngày để BIDV xác định một mức tỷ giá phù hợp cạnh tranh. Tuy nhiên tỷ giá giao dịch đối với USD theo qui định của nhà nước là không vượt quá 1% biên độ của tỷ giá bình quân ngân hàng nhà nước công bố
Tại HSC của BIDV thì các giao dịch với khách hàng chủ yếu là thực hiện tại các chi nhánh trên toàn hê thống nên các giao dịch giao ngay chỉ tiến hành với giao dịch nội bộ BIDV và giao dịch liên ngân hàng là chính (interbank). Trong đó tỉ trọng giao dịch với chi nhánh là 30%, trên interbank là 65% còn lại 5% là các giao dịch với khách hàng lớn.
Khách hàng thực hiện các giao dịch giao ngay với ngân hàng rất đa dạng: có thể là các doanh nghiệp có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài; hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu vay, trả bằng ngoại tệ ở thời điểm hiện tại; các doanh nghiệp chuyển tiền kiều hối hoặc có các khoản từ nước ngoài như tài trợ, viện trợ
Tại BIDV nghiệp vụ Arbitrage trên cở sở spot chưa được thực hiện do tính chất đầu cơ và cũng chưa có qui định hướng dẫn nghiệp vụ này. So sánh với một số ngân hàng khác như Vietcombank hay Incombank thì họ đã thực hiện nghiệp vụ này, do đó đây là một điểm bất lợi của BIDV.
Bảng 2.3: Doanh số giao dịch các loại ngoại tệ năm 2007 của BIDV
Đơn vị: triệu USD
STT
Ngoại tệ
Doanh số qui đổi theo USD
1
USD
16.129
2
EUR
4.538
3
JPY
984
4
GBP
758
5
CAD
89
6
HKD
143
7
AUD
54
8
SGD
73
9
Khác
31
Nguồn: báo cáo kết quả KDNT của BIDV 2007
Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Doanh số giao dịch kỳ hạn cua BIDV ước chừng đạt khoảng 8%. Các hợp đồng kỳ hạn chủ yếu được thực hiện giữa ngân hàng với ngân hàng khác nhằm chuẩn bị nguồn ngoại tệ trước trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá có xu hướng tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành hoạt động này như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì chưa có nhiều. Một số trường hợp khi thỏa thuận hợp đồng , doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải cố định tỷ giá với đối tác và tỷ giá tại thời điểm đó cũng là hợp lý thì họ mới chấp nhận làm forward, còn thông thường số lượng hợp đồng kỳ hạn với mục đích bảo hiểm là rất ít.
Ngày 28/05/2005, quyết định số 648/2004/QĐ – NHNN ra đời đã thay đổi về cơ bản nghiệp vụ kỳ hạn tại Việt Nam nâng giới hạn kỳ hàn lên từ 3 đến 365 ngày so với thời hạn tối thiểu là 7 ngày và tối đa là 6 tháng của thời gian trước và NH và khách hàng được thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa USD và VND miễn sao là tỷ giá này không vượt qua tỷ giá qui định của NHNN; chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất bản VND do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu USD do cục dự trữ liên bang mỹ công bố. Việc thêm yếu tố lãi suất mục tiêu USD của cục dự trữ liên bang mỹ là một yếu tố lớn để tăng thêm tín hiệu thị trường trong cách tính tỷ giá kỳ hạn do đó khiến hoạt động giao dịch kỳ hạn sôi động hơn
Tuy nhiên các giao dịch kỳ hàn trên cả thị trường nói chung và với BIDV nói riêng còn hạn chế do doanh nghiệp chưa có thói quen dự báo tỷ giá. Làm kỳ hạn chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp có thể dự đoán được tỷ giá trong khi ở nước ta nhiều doanh nghiệp chưa có sự đầu tư quan tâm đến dự báo tỷ giá.
Hơn thế nữa là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự quan tâm đầy đủ và đúng mức đến việc bảo hiểm tỷ giá, thường chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán chứ không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng.
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (swap)
Tại BIDV số lượng giao dịch hoán đổi ngoại tệ chưa đến 1% tổng số giao dịch và tất cả đều được tiến hành trên Interbank. Hầu hết các giao dịch swap của BIDV là để cân đối nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của NH khi có sự chên lệch gây bất lợi cho hoạt động chung. Kiểu Swap của BIDV là kết hợp một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.
Giao dịch theo hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (option)
BIDV là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên triển khai hoạt động kinh doanh quyền chọn ngoại tệ từ năm 2004 và chủ yếu là ở HSC thực hiện và nếu có ở các chi nhánh thì phải là các sở giao dịch của BIDV đã nắm vững về nghiệp vụ này. Tuy nhiện cho đến thời gian này thì các giao dịch quyền chọn tiền tệ còn rất ít trên toàn thị trường ngoại hối dù rằng BIDV đã thực hiện các giao dịch nay từ năm 2004 và đương nhiên giao dịch quyền chọn tiền tệ tất cả hầu như là USD với doanh số chỉ chiếm khoảng gần 1% và thu nhập chính từ nghiệp vụ này là thu từ phí quyền chọn.
Tuy nhiên do là ngân hàng đầu tiên trên thị trường thực hiện nghiệp vụ option ngoại tệ nên BIDV có những thuận lợi đó là BIDV được NHNN hướng dẫn chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện để có thể tiến hành thử nghiệm các phương thức kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Hơn nữa là đội ngũ cán bộ tại BIDV có thời gian để tiếp xúc với nghiệp vụ đã khá lâu nên nắm vững nghiệp vụ của hoạt động này.
Nhưng doanh số của các giao dịch quyền chọn tiền tệ còn chưa cao là do kiến thức của khách hàng về các sản phẩm phái sinh phòng chống rủi ro còn qua mới ở Việt Nam nên các doanh nghiệp chưa quen với việc áp dụng các giao dịch này. Nhưng trong điều kiện tỷ giá có nhiều biến động như khoảng thời gian đầu năm 2008 và cộng với việc NHNN mở rộng biện độ của tỷ giá từ 0.25% lên 1% sẽ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch quyền chọn tiền tệ tại BIDV nói riêng và các NH Việt Nam phát triển.
Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Hoạt động KDNT của BIDV
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng hoạt động KDNT tại HSC ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có thể thấy đây là một hoạt động hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động này chiếm tới gần 10% trên tổng lợi nhuận của ngân hàng (theo số liệu năm 2007) và doanh thu của hoạt động KDNT của BIDV đứng hàng thứ 2 trên thị trường Việt Nam sau ngân hàng ngoại thương Việt Nam (theo báo cáo kết quả kinh doanh 2006 của BIDV). Tuy nhiên vị thế đó của BIDV chưa tương xứng với ngân hàng. BIDV hoàn toàn có thể cạnh tranh với ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong lĩnh vực KDNT để trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường ngoại hối Việt Nam.
Trong số các loại ngoại tệ mà BIDV thực hiện giao dịch thì chủ yếu mới là các giao dịch với USD và một phần nhỏ là các giao dịch với EUR, JPY. Còn lại với các loại ngoai tệ khác hầu như rất ít giao dịch. Một ngân hàng thật sự phát triển trong hoạt động KDNT khi mà nó thực hiện giao dịch với hầu hết các loại ngọai tệ trên thị trường. Nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ xuất phát từ phía BIDV mà còn từ phía cơ quan quản lý nhà nước và sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam thiên về giao dịch USD.
Về các hoạt động của BIDV thì đây là những hoạt động cơ bản tại một ngân hàng. Nhưng qui trình và thủ tục trong các hoạt động đó còn hơi lằng nhằng do đó mà tính nhanh chóng và kịp thời của các giao dịch ngoại tệ cũng bị giảm đi nhiều. Chỉ có tính chính xác trong các giao dịch là được bảo đảm.
Nhìn chung, hoạt động KDNT của BIDV chưa thật sự phát triển xứng với vị thế là một ngân hàng hàng đầu trên thị trường Việt Nam.
Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Quá trình tìm hiểu thực trạng ở trên người viết cũng đã chỉ ra một số hạn chế sau đây sẽ tổng kết lại các hạn chế mà BIDV đối mặt trong hoạt động KDNT:
Thứ nhất, đó là tại HSC thực hiện đầy đủ các hoạt động như quản lý chi nhánh, giao dịch liên ngân hàng, giao dịch trực tiếp với khách hàng nhưng chưa thực hiện nghiệp vụ tự doanh hay như phân tích ở trên là chưa thực hiện nghiệp vụ arbitrage với ngoại tệ. Đây là một nghiệp vụ mà nhiều ngân hàng trên thị trường Việt Nam như Vietcombank hay Incombank đã thực hiện còn trên thế giới thì nghiệp vụ này đã được thực hiện từ lâu và mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng.
Thứ hai, đó là xét duyệt chứng từ của BIDV còn quá lằng nhằng. Chẳng hạn khi một giao dịch spot được xác nhận thì cán bộ trực tiếp giao dịch phải ký xác nhận rồi đến trưởng phòng sau đó chuyển chứng từ qua bộ phận kế toán và thực hiện thanh toán. Đồng thời với quá trình đó thì đã máy tính đã phải chuyển xác nhận giao dịch cho các bộ phận như middle office để kiểm tra và tới back office để thực hiện kế toán nhưng vẫn phải chờ chứng từ giấy mới được thanh toán.
Thứ ba, đó là cán bộ giao dịch khi xác nhận giao dịch đều phải thông qua bởi trưởng bộ phận sau đó giao dịch mới được thực hiện.
Thứ tư, đó là bộ phận middle office lẽ ra là bộ phận đóng vai trò là trung gian thực hiện hỗ trợ và kiểm soát các giao dịch của ngân hàng như hạn mức, luồng vốnthì trên thực tế bộ phận này ở BIDV chưa thật sự hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ năm, đó là mạng lưới chi nhánh của BIDV qua lớn mà HSC phải thực hiện quản lý trong khi điều kiện công nghệ thì còn hạn chế. Chẳng hạn khi giao dịch với chi nhánh thì cán bộ xác nhận ra giấy sau đó lại phải nhập giao dịch vào máy. Như vậy là phải làm qua 2 khâu rất mất công. Hay như trong giao dịch chi nhánh với khách hàng thì thường vẫn phải thông qua tỷ giá ở HSC đối với khách hàng lớn hay khách hàng thân thiết mà chi nhánh ít khi có thể tự quyết định.
Thứ sáu, đó là về phần kiểm soát rủi ro của BIDV trong KDNT còn rất yếu. Hầu như chưa có bộ phận này trong khi hoạt động KDNT thì phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Thứ bẩy, đó là sự phát triển trong thời gian gần đây có vẻ chậm lại và và đang dần mất đi vị thế của một ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động KDNT. Trong năm 2005 doanh số tăng 39%, năm 2006 tăng 42% trong khi năm 2007 chỉ tăng 17%.
Nói tóm lại, hoạt động KDNT của BIDV chưa phát triển tương xứng với vị thế ngân hàng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là yếu tố con người. Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Ở BIDV các cán bộ KDNT đã thật sự nắm vững nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường thực hiện rất tốt các giao dịch nhưng cán bộ trong việc kiểm soát rủi ro thì lại không có bởi đây là một vị trí đòi hỏi người có khả năng phân tích thị trường cao và phải có khả năng nhận biết rủi ro.
Thứ hai là yếu tố công nghệ. Hiện tại ngân hàng sử dụng hệ thông giao dịch của Reuter dealing 3000 để thực hiện giao dịch liên ngân hàng, đây là hệ thộng khá hiện đại và trên thị trường Việt Nam hiện nay thì đây là hệ thống hiện đại vào lọai bậc nhất và muốn giao dịch được buộc phải có hệ thống này. Nhưng đó là với các giao dịch liên ngân hàng còn hệ thống công nghệ nội bộ ngân hàng thì còn nhiều mặt hạn chế. Chẳng hạn ở trên thế giới thì các NH có thể sử dụng hệ thống công nghệ mà chỉ cần xác nhận giao dịch là giao dịch thực hiện không cần chứng từ giấy nữa mà chỉ cần chứng từ điện tử là xong.
Thứ ba là qui trình thủ tục. Do không có qui trình thủ tục hướng dẫn mà tuy có khả năng thực hiện nghiệp vụ tự doanh ngoại tệ mà cán bộ KDNT của BIDV không dám thực hiện họat động này. Không chỉ vậy mà qui trình thủ tục còn rườm rà vì còn phải qua nhiều lần kí duyệt mới có thể xác nhận được giao dịch.
Thứ tư là khả năng quản trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7663.doc