Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA 2

1.1 Tổng quan về công ty cổ phần tổng bách hóa 2

1.1.1 Quá trình hình thành phát triển 2

1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự 4

1.1.3 Cơ cấu vốn điều lệ của công ty và các chi nhánh 19

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động chủ yếu của công ty 21

1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 23

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA 25

2.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty 25

2.1.1 Kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu 25

2.1.2 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty 30

2.1.4 Hình thức nhập khẩu và phương thức phân phối của công ty 32

2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 34

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY 38

3.1 Đánh giá hoạt động nhập khẩu 38

3.1.1 Những kết quả đạt được 38

3.1.2 Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu 40

3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 41

3.2.1 Nguyên nhân khách quan 41

3.2.2 Nguyên nhân thuộc doanh nghiệp 43

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 44

4.1 Định hướng cho hoạt động nhập khẩu của công ty 44

4.2 Một sô giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 45

4.2.1 Giải pháp từ phía công ty 45

4.2.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước 51

KẾT LUẬN 54

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động này nên giá trị nhỏ hơn so với giá trị nhập khẩu. Cụ thể năm 2006 xuất khẩu chỉ đạt 234.000 USD chiếm 3,76%; năm 2007 đạt 421.000 USD chiếm 6,55%; năm 2008 đạt 367.000 USD chiếm 6,25%; năm 2009 đạt 540.000 USD chiếm 6,67%. Sau đây là cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2006 - 2009 Bảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009 Đơn vị: triệu USD Năm Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Sắt thép 2,39 40 2,49 41,66 2,06 37,5 4,19 55,55 Bột giấy 1,19 20 1,5 25 0,67 12,5 2,09 27,77 Phân bón 1,79 30 1,75 29,16 2,406 43,75 0,75 10 Mặt hàng khác 0,59 10 0,25 4,18 0,34 6,25 0,5 6,68 Tổng 5,98 100 6 100 5,5 100 7,55 100 Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp I Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể thấy sắt thép là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty, thường chiếm tỉ trọng khoảng 40% kim ngạch nhập khẩu của công ty và có xu hướng gia tăng hàng năm về cả giá trị và tỉ trọng: từ 2,39 triệu USD năm 2006 chiếm 40% lên 2,49 triệu USD năm 2007 chiếm 41,66%, 2,06 triệu USD năm 2008 chiếm 37,5% và đạt 4,19 triệu USD năm 2009 chiếm 55,55% tổng kim ngach nhập khẩu của công ty. Sắt thép là mặt hàng nhập khẩu truyền thống và có thế mạnh của công ty nên luôn được đầu tư để phát triển. Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối thép rộng lớn và có các đối tác làm ăn lâu dài, do đó kinh doanh sắt thép luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, nước ta đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển do đó nhu cầu tiêu thụ sắt thép là rất lớn. Bên cạnh đó, công ty có lợi thế về tài sản cố định, cũng chính nguồn tài sản này đã làm nên nguồn lợi nhuận của công ty, tạo cơ hội tín chấp để vay vốn ngân hàng trong nhiều năm qua, đã giúp công ty vay vốn ở nhiều nơi, với lượng vốn cao, đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhập khẩu sắt thép, là mặt hàng cần nguồn vốn lớn. Đứng thứ hai là mặt hàng bột giấy, mặt hàng này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm do công ty ngày càng có nguồn vốn lớn để đầu tư. Ngoài ra, ngành giấy Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất giấy và sản xuất bột. Nguyên nhân là do nước ta chưa có các dự án sản xuất bột giấy có công suất lớn (trên 100.000 tấn/năm), trong khi phát triển rừng nguyên liệu giấy như hiện nay chưa thể đáp ứng được nguyên liệu cho sản xuất bột. Bên cạnh đó, sản xuất bột giấy đòi hỏi công nghệ phức tạp, đầu tư cao, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu và hoá chất; đồng thời, lượng phế thải lớn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải lỏng nên vượt quá khả năng của các nhà đầu tư Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bột công suất nhỏ, mang tính tự phát như hiện nay đang là vấn nạn về ô nhiễm môi trường và hoàn toàn không có khả năng gia tăng một cách đáng kể để giảm sự mất cân đối cung cầu bột giấy. Do vậy, việc đầu tư vào nhập khẩu bột giấy là một hướng đi đúng cho công ty. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng cả về tỉ trọng và giá trị nhập khẩu bột giấy: từ 1,19 triệu USD năm 2006 chiếm 20% lên đến 2,09 triệu USD năm 2009 chiếm 27,77% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Riêng mặt hàng phân bón thì tăng dần đến năm 2008, sang năm 2009 thì công ty hạn chế nhập khẩu mặt hàng này do trong nước có nhiều nhà máy sản xuất phân bón đi vào hoạt động, đáp ứng khá đủ nhu cầu trong nước, có khả năng thay thế hàng nhập khẩu. Ngoài ra, do tập trung vốn để đầu tư nhập khẩu sắt thép và bột giấy nên giá trị nhập khẩu phân bón bị giảm sút từ 1,79 triệu USD năm 2006 chiếm 30% xuống chỉ còn 0,75 triệu USD chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nhập khẩu sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín cho công ty, đa dạng hoá chủng loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 2.1.2. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa ngày càng phong phú, không chỉ phục vụ cho các khách hàng trong ngành sản xuất mà còn phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp với thị trường nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng khắp nơi trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapo, chỉ có một thị trường ở Châu Âu đó là Đức. Trong đó, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty và là những thị trường truyền thống của công ty. Việc phát huy quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp của 3 thị trường này được công ty chú trọng, cùng với đó là công ty mở rộng thêm những thị trường kinh doanh mới ở khắp nơi trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Giá trị nhập khẩu qua các năm từ các thị trường Đức, Nhật, Trung Quốc lớn do Công ty nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: sắt thép, máy móc, vật liệu, phân bón Bảng 2.3. Các thị trường nhập khẩu chính của công ty Đơn vị: 1000 USD Năm Thị trường 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Trung Quốc 2.059 34,39 2.186 36,43 1127 20,49 2009,7 26,59 Đức 1.934 32,31 1.836 30,6 1.062 19,31 1.543 20,42 Nhật Bản 843 14,08 906 15,1 1.462 26,58 2.068 27,36 Malaysia 639,5 10,68 786 13,1 1128,7 20,52 909,6 12,03 Singapo 510,5 8,52 286 4,77 720.3 13.1 1025.7 13,57 Tổng 5.986 100 6.000 100 5.500 100 7.556 100 Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp I Từ bảng trên ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapo, vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra còn có Đức cũng là một thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty, với thị phần lớn, trên 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong hai năm 2006 và 2007, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty với giá trị nhập khẩu năm 2006 là 2,059 triệu USD chiếm 34,39% và 2,186 triệu USD năm 2007 chiếm 36,43%; tiếp theo đó là thị trường Đức với 1,934 triệu USD năm 2006 chiếm 32,31% và 1,836 triệu USD năm 2007 chiếm 30,6%. Nhật Bản là thị trường lớn thứ ba với thị phần là 14,08% và 15,1% lần lượt trong hai năm 2006 và 2007. Đứng thứ tư là Malaysia với thị phần là 10,68% và 13,1%. Tiếp đến là đảo quốc Singapo với 8,52% năm 2006 và 4,77% năm 2007. Năm 2008 và 2009 thì Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty với 1,462 triệu USD năm 2008 chiếm 26,58% và 2,068 triệu USD năm 2009 chiếm 27,36%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai sau Nhật Bản với 1,127 triệu USD năm 2008 chiếm 20,49 % và 2,009 triệu USD năm 2009 chiếm 26,59% tổng kim ngạch nhập khẩu.Tiếp đến là Đức, Malaysia và Singapo là các thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, thứ tư và thứ năm của công ty với thị phần chiếm từ 13% đến 20%. Có thể thấy Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính của công ty với giá trị nhập khẩu khá cao. Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng như đồng, sắt thép, hàng tiêu dùng, bột giấy, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát…, hàng hóa của Trung Quốc giá cả thấp hơn thị trường các nước khác nhưng chất lượng lại tương đối tốt, cho nên công ty tiếp tục duy trì quan hệ đối tác với thị trường này. Trong hai năm 2008 và 2009, thị phần của Trung Quốc có giảm sút do công ty tìm được nguồn hàng thay thế từ Nhật Bản và Malaysia có chất lượng tốt hơn hàng hóa của Trung Quốc mà giá cả lại tương đương, do đó công ty có giảm thị phần từ thị trường này để nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu, góp phần tăng uy tín của công ty trên thị trường. Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường Đức là thị trường truyền thống của công ty với các mặt hàng như sắt thép, thiết bị phụ tùng, vật tư nông nghiệp…Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng cũng như giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này lại giảm nhiều là do sản phẩm của Đức có chất lượng tốt nhưng giá cả lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các thị trường khác. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường vẫn còn cần đến sản phẩm của Đức nên công ty vẫn nhập về. Tuy nhiên để gia tăng lợi nhuận thì việc giảm bớt tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là điều phù hợp. Thị trường Nhật Bản cung cấp các mặt hàng như sắt thép, thiết bị phụ tùng, vật liệu điện, văn hóa phẩm. Kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này đang có sự gia tăng mạnh mẽ qua các năm, đây là thị trường mà công ty đã đặt ra chiến lược kinh doanh lâu dài trong những năm tới. Có sự gia tăng mạnh này là do chất lượng hàng hóa của Nhật Bản rất tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm của công ty, giá cả phải chăng. Nhờ quan hệ giao dịch tốt mà trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Bên cạnh đó, Malaysia và Singapo là những thị trường mà công ty mới đặt quan hệ từ năm 2005. Tuy giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này còn chưa cao nhưng trong tương lai Công ty sẽ có chiến lược phát triển mạnh hơn nữa quan hệ buôn bán với các nước này. Như vậy sẽ làm phong phú hơn chủng loại các mặt hàng nhập khẩu của công ty. 2.1.4. Hình thức nhập khẩu và phương thức phân phối của công ty Trước năm 2004 công ty xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài.Từ năm 2005 đến nay xuất khẩu dưới hình thức ủy thác cho một công ty ở trong nước.Trong những năm vừa qua Công ty chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng để kinh doanh, chưa chú trọng đến hoạt động xuất khẩu. Trong những năm gần đây Công ty nhập khẩu hàng hóa chủ yếu dưới hai hình thức chính là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Trong đó nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu. Hình thức nhập khẩu được thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng 2.4. Hình thức nhập khẩu của Công ty Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ lệ % () (%) Giá trị Tỷ lệ % (%) Giá trị Tỷ lệ % (%) Giá trị Tỷ lệ % Tổng kim ngạch nhập khẩu 5986 100 6000 100 5500 100 7556 100 Nhập khẩu trực tiếp 4788,8 80 4560 76 4587 83,4 589,2 70 Nhập khẩu uỷ thác 1197,2 20 1440 24 913 16,6 2266,8 30 Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty chủ yếu thông qua hình thức nhập khẩu trực tiếp. Cụ thể năm 2006 nhập khẩu trực tiếp chiếm 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty, năm 2007 chiếm 76%, năm 2008 chiếm 83,3%, năm 2009 chiếm 70%. Nhập khẩu uỷ thác chủ yếu thông qua các công ty đối tác trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể năm 2006 chiếm 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty, năm 2007 chiếm 24%, năm 2008 chiếm 16,6%, năm 2009 chiếm 30%. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức trực tiếp có xu hướng giảm do công ty có mối quan hệ với một số công ty nhập khẩu chuyên nghiệp trong nước như Công ty xuất nhập khẩu HAPROSIMEX nên trong một số hợp đồng nhập khẩu gần đây Công ty đã uỷ thác cho đối tác nhập khẩu hộ. Tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức trực tiếp có xu hướng giảm đi cũng là điều tất yếu trong điều kiện hiện nay khi nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp, thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn luôn biến động bất thường gây khó khăn cho khâu tiêu thụ, ứ đọng vốn, do đó công ty phải dần dần hạn chế nhập khẩu theo hình thức này. Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy hình thức nhập khẩu trực tiếp tuy chiếm tỷ trọng cao hơn hình thức nhập khẩu uỷ thác nhưng lại có xu hướng giảm đi. Đây là hình thức nhập khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhưng lại gặp nhiều rủi ro. Đặc điểm của hình thức này khác nhập khẩu uỷ thác ở chỗ, công ty phải chủ động tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu nếu có biến động theo chiều hướng bất lợi ở thị trường trong nước thì công ty sẽ gánh chịu hết những rủi ro đó. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường muốn hưởng nhiều lợi nhuận đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro lớn. Vì vậy, muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hình thức trực tiếp đạt kết quả cao hơn nữa, trước hết công ty phải giải quyết được vấn đề nguồn vốn kinh doanh. Trong hoạt động trực tiếp này công ty phải thường xuyên xem xét tìm hiểu để khai thác những nguồn hàng mới, nghiên cứu bạn hàng và thị trường mới, tìm ra biện pháp để tiêu thụ hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với hình thức nhập khẩu uỷ thác của công ty các mặt hàng tập trung chủ yếu là thiết bị phụ tùng và các loại sắt thép. Việc nhập khẩu uỷ thác đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong nước, đáp ứng được nhu cầu về nhập khẩu những vật tư hàng hoá của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước nhằm khai thác thêm thế mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cho công ty. Phương thức nhập của Công ty chủ yếu là nhập khẩu theo giá CIF, địa điểm giao hàng thường tại cảng Hải Phòng hoặc cảng TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Nhìn một cách tổng quát, trong thời gian qua, hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra tương đối đều, đạt hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua được thể hiện ở bảng số liệu sau Bảng 2.5. Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: 1000 USD STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) 1 DTNK 7386,7 7506 1,61 6853 -8,69 9807,68 43,11 2 CFNK 5986 6000 0,23 5500 -16,67 7556 37,38 3 LNNK 1400,7 1506 7,51 1353 -1,01 2251,68 66,42 4 TSLN theo DTNK (%) 18,9 20,06 19,74 22,95 5 TSLN theo CFNK (%) 23,4 25,1 24,6 29,8 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Về chỉ tiêu lợi nhuận Qua bảng số liệu có thể thấy, trong giai đoạn 2006 – 2009, Công ty luôn đạt mức lợi nhuận dương. Qua các năm, giá trị tuyệt đối lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng, trừ năm 2008 là lợi nhuận giảm. Cụ thể, năm 2006 hoạt động nhập khẩu mang lại cho Công ty 1400,7 nghìn USD, năm 2007 là 1.506 nghìn USD tăng 7,51% so với năm 2006, năm 2008 giảm xuống còn 1.353 nghìn USD tức là giảm 1,01% so với năm 2007, và đến năm 2009 tăng mạnh lên đến 2251.68 nghìn USD, tăng 66,42% so với năm 2008, tăng trên gấp rưỡi so với năm 2006. Điều này được thể hiện rõ hơn qua hình dưới đây Hình 2.1. Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động nhập khẩu hàng hóa qua các năm 2006 – 2009 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Năm 2008, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Kinh tế đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, đời sống người dân bị giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm, lạm phát tăng vọt khiến cho nhà nước phải sử dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Do đó, giá trị tuyệt đối lợi nhuận nhập khẩu của công ty bị giảm sút, thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2009. Bước sang năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng đạt được những kết quả đáng kể. Có thể nói, kinh doanh hàng hóa năm 2009 thuận lợi nhất kể từ khi cổ phần hóa. Năm 2009 để khắc phục suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã có chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng như: giảm lãi suất tiền vay ngân hàng từ 10,5%/năm xuống còn 6,5%/năm, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho một số mặt hàng như: đồng, thép… giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ sự ưu đãi này, năm 2009 việc kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp rất nhiều thuận lợi. Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của công ty có sự biến đổi theo từng năm. Sự biến đổi này được thể hiện qua hình sau đây: Hình 2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị:% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua hình trên ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng từ năm 2006 sang năm 2007. Trong năm 2006, cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty thu được 0,189 đồng lợi nhuận hay cứ trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 189 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, tỷ lệ này đã tăng lên thành 20,06%, có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu công ty thu được 200,6 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên năm 2008 thì chỉ tiêu này có bị giảm xuống đôi chút, còn 19,74%, có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu nhập khẩu công ty thu được 197,4 đồng lợi nhuận. Bước qua năm 2009, chỉ số này tăng vọt lên đáng kể, đạt mức 22,95, tức là trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 229,5 đồng lợi nhuận. Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu Cũng như chỉ tiêu (2), qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cũng có sự biến đổi theo từng năm kinh doanh. Từ hình trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của công ty tăng từ năm 2006 sang 2007, giảm xuống đôi chút trong năm 2008 và tăng mạnh trong năm 2009. Năm 2006, cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thì công ty có thể thu về 0,234 đồng lợi nhuận, nói cách khác, cứ bỏ ra 1000 đồng chi phí cho hoạt động nhập khẩu công ty có thể thu về 234 đồng lợi nhuận. Con số này tăng lên thành 251 đồng trong năm 2007, đến năm 2008 giảm xuống còn 246 đồng và sang năm 2009 tăng lên đến 298 đồng. Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cho thấy, hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao từ năm 2006 sang năm 2007, giảm xuống năm 2008 và cải thiện mạnh trong năm 2009. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá hoạt động nhập khẩu 3.1.1. Những kết quả đạt được Kể từ khi được cổ phần hóa từ năm 2004 đến nay, Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa đã khẳng định được vị thế nhất định của mình trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Công ty đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, cũng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và do công ty có sự tự chủ, năng động trong kinh doanh nên công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Với sự nỗ lực cố gắng của các thành viên trong Công ty, giai đoạn 2006 – 2009 công ty đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, doanh thu nhập khẩu của Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2006, 2007 doanh thu nhập khẩu mới chỉ đạt xấp xỉ 6 triệu USD, thì sang năm 2009 nó đã tăng lên 7,5 triệu USD, đó là một kết quả đáng khích lệ cho cán bộ công nhân viên của công ty. Lợi nhuận nhập khẩu giai đoạn này có xu hướng tăng lên qua các năm. Mức lợi nhuận năm 2006 đến 2008 lần lượt là 1,4 triệu USD, 1,5 triệu USD, 1,35 triệu USD, đến năm 2009 tăng mạnh lên 2,25 triệu USD. Với mức lợi nhuận cao dần qua các năm mà Công ty đã có thêm nguồn lực tài chính phục vụ cho việc thành lập các quỹ theo quy định như quỹ dự phòng rủi ro, quỹ công đoàn…và có đủ tiềm lực tài chính phục vụ cho việc đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh, phân chia lợi tức cho các thành viên nắm giữ cổ phần và góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Không chỉ có được kết quả cao về doanh thu và lợi nhuận nhập khẩu, công ty còn hoàn thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước, đóng góp hàng tỷ đồng tiền thuế góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, Công ty đã tạo được mối quan hệ và uy tín với nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm lớn của Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam…là một trong những tổ chức đó. Mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động vay vốn kinh doanh và thực hiện các giao dịch tài chính cho mình. Việc có quan hệ đối tác với những tổ chức có uy tín như vậy đã tạo ra sự tin tưởng cho những doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác với Công ty. Thứ ba, nguồn nhân lực của Công ty có chất lượng tương đối tốt. Công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương tốt, họ là những người nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm và luôn gắn kết với nhau tạo ra sự thành công trong doanh nghiệp. Đây là nguồn lực mạnh của công ty trong thời gian tới. Công ty có chính sách cử cán bộ đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo kết quả công việc, công ty thực hiện tuyển chọn những người có năng lực tốt, đúng ngành nghề vào các vị trí phù hợp. Trong quá trình làm việc Công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên chuyên trách về ngoại thương nâng cao trình độ thực tế bằng việc mời các chuyên gia nước ngoài về hợp tác. Ngoài ra Ban lãnh đạo Công ty luôn có thái độ hòa nhã, động viên cán bộ công nhân viên của công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ, luôn tạo không khí làm việc nghiêm túc nhưng hòa đồng, có chính sách khen thưởng kịp thời, do đó cán bộ công nhân viên trong công ty luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao. Thứ tư, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện đáng kể. Mức thu nhập bình quân tăng lên qua các năm, từ năm 2004 là 1.500.000 đồng đến năm 2009 là 4.500.000 đồng. Mức thu nhập bình quân năm 2009 vượt kế hoạch đã đề ra do Công ty đã áp dụng quy chế trả lương mới và kết quả kinh doanh tốt hơn. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được quan tâm, thể hiện ở chính sách khen thưởng và công ty thường tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch hàng năm. Thứ năm, chất lượng hàng hóa nhập khẩu đảm bảo. Hàng hoá nhập khẩu của Công ty nhìn chung bảo đảm về chất lượng, giữ được uy tín đối với khách hàng, đa dạng hoá chủng loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. 3.1.2. Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu Thứ nhất, công tác nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu của Công ty còn hạn chế Điều này thể hiện thông qua việc có nhiều cơ hội kinh doanh của công ty đã bị bỏ qua và công ty chưa thực sự chú trọng đến những mảng thị trường còn nhiều tiềm năng trong nền kinh tế Việt Nam như các hoạt động kinh doanh nhập khẩu để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty không chỉ thụ động với thị trường trong nước mà với cả thị trường nước ngoài cũng còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin liên quan tới các đối tác. Việc dự báo nhu cầu thị trường của Công ty có nhiều bất cập vì còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác trong ngành. Thứ hai, nguồn nhân lực chưa được khai thác triệt để Mặc dù nguồn nhân lực của công ty đã được sử dụng và đã mang lại hiệu quả kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng nhưng có thể nói rằng vẫn còn có hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực, công ty chưa khai thác hết tiềm năng của nhân viên trong công ty. Điều này dẫn đến sự lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp và cho đất nước. Công ty vẫn còn có chế độ ưu tiên cho người nhà của cán bộ trong công ty vào những vị trí làm việc chưa thích hợp và có chế độ đãi ngộ có phần thiên lệch. Công ty cần chú trọng hơn nữa để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Thứ ba, quy mô nhập khẩu chưa tương xứng với công ty Trong những năm qua tuy kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng lên hàng năm nhưng quy mô nhập khẩu của Công ty chưa lớn, chưa tương xứng với thế mạnh của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Do công ty còn phải tập trung nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh tài chính, xây dựng… Thứ tư, thị trường nhập khẩu chưa được mở rộng Thị trường nhập khẩu của Công ty mới chỉ dừng lại ở một số thị trường truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Do Công ty chưa chú trọng đầu tư nhiều cho công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm đối tác mới. Thứ năm, thép là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty, chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, chủng loại thép nhập khẩu của Công ty còn hạn chế, chưa đa dạng chủng loại, chủ yếu là nhập khẩu thép cuộn, thép tấm và thép lá. Công ty mới mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép được mấy năm, hơn nữa Công ty chưa mở rộng đa dạng khách hàng tiêu thụ sản phẩm thép nhập khẩu trong nước. 3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 3.2.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và nền k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112235.doc
Tài liệu liên quan