Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT 4

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 4

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 4

1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 5

1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SEABOAT. 9

1.2.1. Đặc điểm về vốn. 9

1.2.2. Đặc điểm về nhân lực. 11

1.2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất. 13

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 14

1.3.1. Thị trường thế giới. 14

1.3.2. Thị trường nội địa. 15

1.3.3. Thách thức từ môi trường cạnh tranh. 15

1.3.4. Cơ chế chính sách Nhà nước. 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 17

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 17

2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm nhập khẩu. 17

2.1.2. Quy mô các mặt hàng nhập khẩu của Công ty. 20

2.1.3. Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu. 23

2.1.4. Thị trường nhập khẩu của Công ty. 26

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 30

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 34

2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 34

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 37

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016. 42

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016. 42

3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016. 42

3.1.2. Phươnghướng phát triển hoạt độngkinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016. 43

3.2 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH VÀ SẢN XUẤT SEABOAT. 44

3.2.1 Giai đoạn sống của sản phẩm. 44

3.2.2 Năng lực của Công ty. 45

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 46

3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong cho Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 46

3.3.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 48

3.3.3. Huy động tối đa nguồn vốn kinh doanh. 49

3.3.4 Đổi mới cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu. 51

3.3.5. Phát triển thương mại điện tử. 51

3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 52

3.4.1. Hoàn thiện, thống nhất hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động nhập khẩu. 53

3.4.2. Kiến nghị về chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước. 53

3.4.3. Có chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. 54

3.4.4. Tổ chức hội thảo và trao đổi thông tin. 55

 

 

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm, giãn thuế cũng đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng. Sự phục hồi của các ngành xây dựng, sản xuất trong nước đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu của công ty như sắt thép, bột giấy, phân bón, hàng tiêu dùng…. Đầu năm 2009, giá các mặt hàng vẫn giảm theo xu hướng từ năm 2008. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2009, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, giá thế giới của các loại vật tư hàng hóa đã tăng 70% - 80%, có loại tăng trên 100% so với thời điểm đáy của thời kỳ khủng hoảng. Cùng với sự tăng giá là sự tăng cao nhu cầu hàng hóa trong nước, làm tăng cơ hội và hiệu quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty. Trước những cơ hội mới, Ban lãnh đạo công ty đã chớp thời cơ, thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu, đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, trong năm 2009 này, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đã tăng lên 24 tỷ VND, tăng 4,9 tỷ VND so với năm 2008. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Công ty là 27,9 tỷ VND tăng 3,9 tỷ VND so voi năm 2009(Tăng tương đương với 16% trên tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009.) Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của Công ty đã tăng đến 31,1 tỷ VND. So với năm 2010 tăng 3,2 tỷ VND(Tăng tương đương 11,46% so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010) . Điều này chứng tỏ sự phát triển của Công ty. Số hợp đồng nhập khẩu của Công ty đã tăng lên, chính điều này đã tạo lên sự phát triển vượt bậc của Công ty. Và trong năm 2011 thì số thị trường nhập khẩu của Công ty cũng tăng lên, phần nào đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và có cơ hội lựa chọn cao hơn từ các thị trường khác nhau. 2.1.3. Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu. 2.1.3.1 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat chủ yếu kinh doanh nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất. Trong đó chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng như: linh kiện máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường.... Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty nên công ty không chỉ tiến hành kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất, mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó danh mục sản phẩm nhập khẩu của công ty bao gồm các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và cả các mặt hàng phục vụ tiêu dùng. Bảng 2.1: Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Công ty Seaboat (2007 – 2011) . Đơn vị: chiếc. Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tên sản phẩm Biến tần 700 730 760 800 840 AC Servo Drives 1100 1200 1800 2100 2500 Rô – Bốt 230 210 250 270 300 Bộ nguồn Switchinh 4100 4500 4900 5000 5200 DC-DC converters 3000 3700 3800 3700 3600 Bộ lọc nhiễu 1300 1500 1600 2000 2100 Brakinh unit 1000 1200 1100 1200 1400 PG card 6000 6500 7000 8000 8500 Peripheral 5000 5700 5900 5800 6000 Điện trở thắng 4000 4600 4700 5000 5200 Biến trở 7000 7200 7600 7800 7900 Man – Takraf 200 280 350 360 360 Schenck Process GmbH 160 150 170 190 210 Bộ thiết bị và quần áo lặn 200 300 320 400 420 Xuồng cao su 330 30 100 110 120 Xuồng cao tốc 33 55 115 20 24 Động cơ thủy 33 110 225 30 32 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, đa số các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của Công ty đều tăng qua các năm. Năm 2011 tất cả các mặt hàng trong danh mục những mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ Biến tần cho đến động cơ thủy đều tăng một cách tương đối. Tuy nhiên cũng có một số mặt hàng lượng kinh donh nhập khẩu giảm nhưng cũng không đáng kể như: DC-DC converters. Chỉ có mặt hàng Rô-bốt nhập khẩu giảm vào năm 2008, mặt hàng Braking unit giảm vào năm 2009, nhưng năm 2010 số lượng sản phẩm nhập về để kinh doanh cũng chỉ bằng với năm 2008 và năm 2011 số lượng mặt hàng này đã gia tăng một cách đáng kể do nhu cầu thiết yếu của thị trường tăng. Cùng với đó là mặt hàng Schenck Process GmbH năm 2008 có giảm đôi chút. Do năm 2008 Công ty có nhiều biến động trong hoạt động giới thiệu và quảng bá sản phẩm, và do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã làm giảm sức mua của mặt hàng này trong thị trường nội địa. Nhưng với Man – Takraf lượng nhập khẩu năm 2011 tăng gần gấp đôi năm 2007, hay đa phần số lượng sản phẩm nhập khẩu năm 2011 đều tăng một lượng đáng kể so với năm 2007 – Đây là dấu hiệu thể hiện sự kinh doanh nhập khẩu vững mạnh của Công ty. 2.1.3.2 Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chính. Công ty nhập khẩu các linh kiện và máy móc có giá trị rất khác nhau tùy theo từng loại. Bảng 2.1 cung cấp số liệu về giá trị nhập khẩu của những mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty giai đoạn 2007 – 2011. Căn cứ vào Bảng 2.1 có thể thấy biến tần và bộ nguồn Switchinh là hai mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của Công ty.Chúng luôn chiếm tỷ trọng lớn tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Thường chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của toàn Công ty.Tuy nhiên hai loại sản phẩm này chỉ tăng ở một mức nhỏ về mặt giá trị qua các năm do gần đây, do Công ty tăng cường kinh doanh các loại sản phẩm còn lại.Vì muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng nội địa, và công ty muốn giảm bớt rủi ro khi chỉ tập trung kinh doanh hai mặt hàng chủ yếu trên. Đứng thứ nhất: Là mặt hàng biến tần luôn chiếm trên dưới 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, có xu hướng tăng đều đặn và khá ổn định trong những năm gần đây. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu biến tần từ 6012 triệu VND năm 2007 lên tới 8502 triệu VND năm 2010 ( tức là tăng 2490 triệu VND trong 4 năm liền). Nhưng xét về mặt tỷ trọng thì giá trị biến tần nhập khẩu có xu hướng giảm từ 34% giá trị tổng kim ngạch xuống còn 28% năm 2011. Đứng thứ hai : Sau biến tần là bộ nguồn Switching luôn chiếm khoảng 19% đến 23% giá trị tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này cũng có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tăng từ 4147 triệu VND năm 2007 tới 5456 triệu VND năm 2009. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 thì giá trị nhập khẩu mặt hàng bộ nguồn Switching tăng 218 triệu VND. Đây cũng là mặt hàng nhập khẩu khá lớn của Công ty vì nó thường đi kèm cùng với biến tần. Nhưng xét về tỷ trọng thì bộ nguồn Switching có xu hướng giảm từ 23% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu xuống còn 19% tổng giá trị. Đứng thứ ba: Sau mặt hàng bộ nguồn Switching là các sản phẩm Schenck Process GmbH luôn chiếm bình quân trên 10% trong tổng kim ngach nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 thì giá trị nhập khẩu các mặt hàng Schenck Process GmbH đã tăng 389 triệu VND. Đây là mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu đều nhất qua các năm. Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nhập khẩu sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín cho công ty, đa dạng hoá chủng loại. Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 2.1.4. Thị trường nhập khẩu của Công ty. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat ngày càng phong phú, không chỉ phục vụ cho các khách hàng trong ngành sản xuất mà còn phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp với thị trường nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng khắp nơi trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,Đài Loan chỉ có một thị trường ở Châu Âu đó là Đức. Trong đó, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty và là những thị trường truyền thống của công ty. Việc phát huy quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp của 3 thị trường này được công ty chú trọng, cùng với đó là công ty mở rộng thêm những thị trường kinh doanh mới ở khắp nơi trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Giá trị nhập khẩu qua các năm từ các thị trường Đức, Nhật, Trung Quốc lớn do Công ty nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: linh kiện máy móc, thiết bị bán dẫn... Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Công ty Seaboat. Mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị (tỷ VND) Tỷ trọng(%) Giá trị(tỷ VND) Tỷ trọng(%) Giá trị (tỷ VND) Tỷ trọng(%) Giá trị (tỷ VND) Tỷ trọng(%) Nhật Bản 6,7 35 8,1 34 10,6 38 11,2 38 Trung quốc 5,2 25 6,1 25 7,4 27 8,6 27 Đức 2,5 16 3,8 16 3,1 11 3,4 11 Đài Loan 2,5 14 3,4 14 3,9 14 4,5 14 Các nước khác 2,2 11 2,6 11 2,9 10 3,4 10 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty Seaboat. Nhìn vào số liệu ở bảng 2.2 trên ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra còn có Đức cũng là một thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty, với thị phần lớn, trên 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Hình 2.2: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường chính của công ty Seaboat. Trong hai năm 2008 và 2009, Nhật Bản là thị trường kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của công ty.Với giá trị nhập khẩu năm 2008 là 6,7 tỷ VND chiếm 35% và đạt 8,1 tỷ VND năm 2009 chiếm 34%; tiếp theo đó là thị trường Trung Quốc với 5,2 tỷ VND năm 2008 chiếm 25% và 6,1 tỷ VND năm 2009 chiếm 25%. Đức là thị trường lớn thứ ba với thị phần khảng 16% trong hai năm 2006 và 2007. Đứng thứ tư là Đài Loan với thị phần là khoảng 14% trong 2 năm 2008 và 2009. Tiếp đến là các quốc gia khác. Tuy nhiên đến năm 2010 và 2011 thì thị trường nhập khẩu có một sự thay đổi nhỏ nhỏ. Đài Loan vươn lên là thị trường đứng thứ 3 cung cấp sản phẩm dịch vụ cho công ty, chiếm khoảng 14% tổng giá trị kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011. Đức đã rơi xuống đứng thứ 4 giá trị nhập khẩu trong thị trường này chỉ rơi vào khoảng 11% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Từ những số liệu ở trên chúng ta có thể thấy rẳng Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chính của công ty với giá trị nhập khẩu khá cao. Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng như Linh kiện máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường.... Hàng hóa của Nhật Bản giá cả thấp hơn thị trường các nước khác nhưng chất lượng lại rất tốt, cho nên công ty tiếp tục duy trì quan hệ đối tác với thị trường này. Trong hai năm 2010và 2011, thị phần của Nhật Bản gần như tăng không đáng kể do công ty tìm được nguồn hàng thay thế từ Trung Quốc và Đài Loan có chất lượng tốt hơn hàng hóa của Nhật Bản mà giá cả lại tương đương, do đó công ty có giảm thị phần từ thị trường này để nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu, góp phần tăng uy tín của công ty trên thị trường. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể không kể đến thị trường Trung Quốc là thị trường truyền thống của công ty với các mặt hàng như xuồng cao tốc, áo lặn…. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng cũng như giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này lại có phần gia tăng không nhiều do sản phẩm của Trung Quốc có chất lượng tốt nhưng giá cả lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các thị trường khác. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường vẫn còn cần đến sản phẩm của Trung Quốc nên công ty vẫn nhập về. Tuy nhiên để gia tăng lợi nhuận thì việc giảm bớt tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là điều phù hợp. Thị trường Đài Loan cung cấp các mặt hàng như: Braking unit,bộ lọc nhiễu.... Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường này đang có sự gia tăng mạnh mẽ qua các năm, đây là thị trường mà công ty đã đặt ra chiến lược kinh doanh lâu dài trong những năm tới. Có sự gia tăng mạnh này là do chất lượng hàng hóa của Đài Loan rất tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm của công ty, giá cả phải chăng. Nhờ quan hệ giao dịch tốt mà trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu từ Đài Loan luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Bên cạnh đó, những thị trường khác là những thị trường mà công ty mới đặt quan hệ từ năm 2007. Tuy giá trị kim ngạch nhập khẩu tại thị trường này còn chưa cao, nhưng trong tương lai Công ty sẽ có chiến lược phát triển mạnh hơn nữa quan hệ buôn bán với các nước này. Như vậy sẽ làm phong phú hơn chủng loại các mặt hàng nhập khẩu của công ty. 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. Quan sát một cách tổng quát, trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty diễn ra tương đối đều, đạt kết quả cao. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty Seaboatgiai đoạn 2007 – 2011. Đơn vị: Tỷ VND. STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Gía trị Giá trị Tỷ lệ tăng(%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) 1 DTNK 23,52 23,57 2,12  28,81 22,23 33,41 15,96 38,23 14,42 2 CFNK 19 19,1 0,52  24 25,65 27,9 16,25 31,1 11,47 3 LNNK 4,52 4,47 -1,1  4,81 7,6 5,51 14,55 7,13 29,4 4 TSLN theo DTNK (%) 19,2 18,9 20,06 19,74 22,95 5 TSLN theo CFNK (%) 23,8 23,4 25,1 24,6 29,8 Nguồn: Phòng tài chính kế toán 2.2.1. Về chỉ tiêu lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2007 – 2011.Công ty luôn đạt mức lợi nhuận dương. Qua các năm, giá trị tuyệt đối lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng, trừ năm 2008 là lợi nhuận giảm. Cụ thể, năm 2007 hoạt động nhập khẩu mang lại cho Công ty 4,52 tỷ VND, năm 2008 là 4,47 tỷ VND giảm 1,1% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên là 4,81 tức là tăng 7,6% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên đến 5,51 tỷ VND, tăng 14,55% so với năm 2009, đến năm 2011 tăng lên đến 7,13 tỷ VND, tăng lên 29,4% so với năm 2010 và gấp trên 4 lần so với năm 2008. Điều này được thể hiện rõ hơn qua hình dưới đây: Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hình 2.3: Lợi nhuận của công ty Seaboat qua các năm 2007- 2011. Tuy nhiên, sau một năm kinh doanh tức là vào năm 2008 kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Kinh tế đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, đời sống người dân bị giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm, lạm phát tăng vọt khiến cho nhà nước phải sử dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Do đó, giá trị tuyệt đối lợi nhuận nhập khẩu của công ty bị giảm sút, thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2009. Bước sang năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng đạt được những kết quả đáng kể. Có thể nói, kinh doanh hàng hóa năm 2009 thuận lợi nhất kể từ khi cổ phần hóa. Năm 2009 để khắc phục suy giảm kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã có chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng như: giảm lãi suất tiền vay ngân hàng từ 10,5%/năm xuống còn 6,5%/năm, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho một số mặt hàng như: đồng, thép… giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ có sự ưu đãi này, năm 2009 việc kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp rất nhiều thuận lợi. 2.2.2.Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu. Thông qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của công ty có sự biến đổi theo từng năm. Sự biến đổi này được thể hiện qua Hình 2.4 dưới đây: Đơn vị: % Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hình 2.4. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2008– 2011. Từ hình trên ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty giảm từ năm 2007 sang năm 2008. Trong năm 2007, cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty thu được 0,192 đồng lợi nhuận hay cứ trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 192 đồng lợi nhuận. Sang năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống đôi chút, còn 18,9%, có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu công ty thu được 189 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2009 thì chỉ tiêu này đã tăng đáng kể và nó đã tăng lên là 20,6%, có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu nhập khẩu công ty thu được 206 đồng lợi nhuận.Năm 2010 thì chỉ số này đã giảm xuống một chút và còn 19,74%. Bước qua năm 2011, chỉ số này tăng vọt lên đáng kể, đạt mức 22,95%, tức là trong 1000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 229,5 đồng lợi nhuận. 2.2.3. Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu. Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, cũng giống như chỉ tiêu (2.2.2) chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cũng có sự biến đổi theo từng năm kinh doanh. Từ hình trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của công ty giảm đôi chút từ năm 2007 sang 2008, bắt đầu tăng đôi chút trong năm 2009 ,tuy nhiên lại giảm trong năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011. Năm 2007 thì cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì công ty thu về được 0,238 đồng lợi nhuân, nói cách khác cứ bỏ ra 1000 đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu ta có thể thu về 238 đồng lợi nhuận. Năm 2008, cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thì công ty có thể thu về 0,234 đồng lợi nhuận, nói cách khác, cứ bỏ ra 1000 đồng chi phí cho hoạt động nhập khẩu công ty có thể thu về 234 đồng lợi nhuận. Con số này tăng lên thành 251 đồng trong năm 2009, đến năm 2010 giảm xuống còn 246 đồng và sang năm 2011 tăng lên đến 298 đồng. Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cho thấy, hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao từ năm 2008 sang năm 2009, giảm xuống năm 2010 và cải thiện mạnh trong năm 2011. 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đã khẳng định được vị thế nhất định của mình trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Công ty đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và do công ty có sự tự chủ, năng động trong kinh doanh nên công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Với sự nỗ lực cố gắng của các thành viên trong Công ty, giai đoạn 2007 – 2011 công ty đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, doanh thu nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên. Nếu như trong năm 2007, 2008 doanh thu nhập khẩu mới chỉ đạt khoảng 23 tỷ VND, thì sang năm 2011 nó đã tăng lên 38 tỷ VND, đó là một kết quả đáng khích lệ cho cán bộ công nhân viên của công ty. Giai đoạn này lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu có xu hướng tăng lên qua các năm. Mức lợi nhuận năm 2007 đến 2011 lần lượt là 4,52 tỷ VND, 4,47 tỷ VND, 4,81 tỷ VND, 5,51 tỷ VND, đến năm 2011 tăng mạnh lên 7,13 tỷ VND. Với mức lợi nhuận cao dần qua các năm, Công ty đã có thêm nguồn lực tài chính phục vụ cho việc thành lập các quỹ theo quy định như quỹ dự phòng rủi ro, quỹ công đoàn…và có đủ tiềm lực tài chính phục vụ cho việc đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh, phân chia lợi tức cho các thành viên góp vốn chủ sở hữu và góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Không chỉ có được kết quả cao về doanh thu, lợi nhuận nhập khẩu, công ty còn hoàn thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước, đóng góp hàng tỷ đồng tiền thuế góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, Công ty đã tạo được mối quan hệ và uy tín với nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm lớn của Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn…là một trong những tổ chức đó. Mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động vay vốn kinh doanh, thực hiện các giao dịch tài chính cho mình. Việc có quan hệ đối tác với những tổ chức có uy tín như vậy đã tạo ra sự tin tưởng cho những doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác với Công ty. Thứ ba, Nguồn nhân lực của Công ty có chất lượng tương đối tốt. Công ty Seaboat đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương tốt. Họ là những người nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm và luôn gắn kết với nhau tạo ra sự thành công trong doanh nghiệp; đây là nguồn lực mạnh của công ty trong thời gian tới. Công ty có chính sách cử cán bộ đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo kết quả công việc, công ty thực hiện tuyển chọn những người có năng lực tốt, đúng ngành nghề vào các vị trí phù hợp. Trong quá trình làm việc, Công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên chuyên trách về ngoại thương nâng cao trình độ thực tế bằng việc mời các chuyên gia nước ngoài về hợp tác. Ngoài ra, Ban lãnh đạo Công ty luôn có thái độ hòa nhã, động viên cán bộ công nhân viên của công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ, luôn tạo không khí làm việc nghiêm túc nhưng hòa đồng, có chính sách khen thưởng kịp thời, do đó cán bộ công nhân viên trong công ty luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao. Thứ tư, Đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, từ năm 2008 là 2.500.000 đồng đến năm 2011 là 4.500.000 đồng. Mức thu nhập bình quân năm 2011 vượt kế hoạch đã đề ra do Công ty đã áp dụng quy chế trả lương mới và kết quả kinh doanh tốt hơn. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được quan tâm, thể hiện ở chính sách khen thưởng và công ty thường tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch hàng năm. Thứ năm, Chất lượng hàng hóa nhập khẩu đảm bảo. Hàng hoá nhập khẩu của Công ty nhìn chung bảo đảm về chất lượng, giữ được uy tín đối với khách hàng, đa dạng hoá chủng loại. Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Thứ sáu, Là có uy tín trong hoạt động nhập khẩu. Khi giao dịch với các đối tác kinh doanh nước ngoài, ngân hàng, Công ty đã tạo được những mối quan hệ tốt, có độ tin cậy cao, uy tín do thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách nhanh gọn, đúng thủ tục, không để xảy ra sai sót dẫn đến khiếu nại hoặc phải bồi thường. Thứ bảy, Là có kế hoạch trong tổ chức, thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty lên kế hoạch và phân công giao trách nhiệm cho từng khâu nghiệp vụ, từng phòng ban và cá nhân. Từ đó làm cho việc điều hành và giám sát được chặt chẽ, kịp thời. Do vậy, các mặt hàng nhập khẩu của Công ty không những đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng mà còn không vi phạm những quy định của Bộ Thương mại hay luật pháp quốc tế về ngoại thương. Đạt được kết quả như vậy là tổng hợp tất cả sự nỗ lực, phấn đấu của các thành viên trong Công ty Seaboat, đặc biệt là phòng kinh doanh và phòng nhập khẩu. 2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Mặc dù công ty đã đạt được nhiều thành công rực rỡ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình, nhưng bên cạnh đó Công ty vẫn còn nhiều điểm chưa làm được và cần phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng trên, nhằm hoàn thiện và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa cho Công ty. Cụ thể một số mặt chưa làm được trong công tác nhập khẩu như sau: Thứ nhất, Công tác nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu của Công ty còn hạn chế. Vấn đề này được thể hiện thông qua việc có nhiều cơ hội kinh doanh của công ty đã bị bỏ qua và công ty chưa thực sự chú trọng đến những mảng thị trường còn nhiều tiềm năng trong nền kinh tế Việt Nam, như các hoạt động kinh doanh nhập khẩu để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty không chỉ thụ động với thị trường trong nước, mà với cả thị trường nước ngoài cũng còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin liên quan tới các đối tác. Việc dự báo nhu cầu thị trường của Công ty có nhiều bất cập vì còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác trong ngành. Thứ hai, Nguồn nhân lực chưa được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat.docx
Tài liệu liên quan