Chuyên đề Phát triển hoạt động môi giới của công ty TNHH Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1. Khái quát chung về công ty chứng khoán 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán 3

1.1.1.1. Khái niệm 3

1.1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán 4

1.1.2. Các hoạt động của CTCK 6

1.2. Hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 11

1.2.1.Tính tất yếu khách quan hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 11

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán 14

1.2.3. Quy trình thực hiện hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 17

1.2.4. Vai trò và chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán 20

1.3. Hiệu quả môi giới chứng khoán 24

1.3.1. Hiệu quả môi giới chứng khoán 24

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán 25

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của công ty chứng khóan. 31

1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan 31

1.3.3.2. Các nhân tố khách quan 34

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO &PTNT VIỆT NAM 38

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 38

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 38

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 41

2.2. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 45

2.2.1. Quy trình thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 45

2.2.2. Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 52

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 57

2.3.1. Kết quả 57

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 60

2.3.2.1. Hạn chế 60

2.3.2.2. Nguyên nhân 61

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO &PTNT VIỆT NAM 65

3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 65

3.1.1Chiến lược phát triển cña Agriseco 65

3.1.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên môi giới chuyên nghiệp 66

3.1.3. Nâng cấp hệ thống tin học 68

3.1.4. Xây dựng một chiến lược thu hút và chăm sóc khách hàng hợp lý 69

3.2.1. Xây dựng và phát triển hệ thống Chi nhánh, Phòng giao dịch và Đại lý nhận lệnh 70

3.2.2 Mở rộng các dịch vụ kinh doanh cho nhà đầu tư. 71

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động môi giới của công ty TNHH Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. * Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán Để tài khoản của khách hàng có thể giao dịch được thì khách hàng phải có đủ một số dư tiền nhất định trong tài khoản để tiến hành mua chứng khoán. Khi đó khách hàng có thể thông qua CTCK để thực hiện giao dịch. Số lượng tài khoản mà nhà đầu tư mở tại CTCK để giao dịch là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản mà không có đủ số dư tiền nhất định để thực hiện giao dịch mua chứng khoán hoặc có những nhà đầu tư đã thôi không giao dịch tại công ty mà không đóng tài khoản. Do vậy nếu chỉ thông qua chỉ tiêu về số lượng tài khoản mà khách hàng mở tại công ty thì cũng không thể nói lên tính chính xác cao nhất về kết quả hoạt động môi giới. Chỉ tiêu tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán là một chỉ tiêu bổ sung, được tính cùng với các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả môi giới chứng khoán. * Giá trị khối lượng giao dịch chứng khoán thực hiện trong năm Một số nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại CTCK nhưng không tiến hàng giao dịch nên hiệu quả môi giới chứng khoán của CTCK chỉ được xem là cao khi khối lượng chứng khoán được mua đi bán lại qua công ty cao. Giá trị khối lượng chứng khoán mà CTCK làm trung gian đại diện mua, bán cho khách hàng được thể hiện thông qua chỉ tiêu này. Nếu khách hàng giao dịch nhiều tại công ty, giá trị khối lượng chứng khoán giao dịch sẽ tăng lên và ngược lại. CTCK thu được phí môi giới tính trên giá trị chứng khoán giao dịch của khách hàng. Khi khách hàng giao dịch nhiều, giá trị chứng khoán giao dịch tăng, phí môi giới mà công ty thu được cũng tăng. Đây cũng là một cơ sở để đánh giá hiệu quả môi giới chứng khoán của một CTCK. Những phân tích trên cho thấy, môi giới chứng khoán đóng vai trò quan trọng, song độ rủi ro thấp và đem lại nguồn thu tương đối ổn định cho CTCK khi hoạt động này được tổ chức hợp lý, khoa học. Điều đó đòi hỏi CTCK phải có đội ngũ nhân viên môi giới đủ lớn để có thể cung cấp dịch vụ, tìm kiếm khách hàng và giúp khách hàng tham gia vào các hoạt động trên thị trường chứng khoán một cách hiệu quả. Một CTCK có đội ngũ nhân viên môi giới thiếu về số lượng, yếu về chất lượng thì rất khó có thể bảo toàn vốn cho khách hàng do không thể có những lời tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được chứng khóan nên đầu tư, nên rất khó trong việc tăng khả năng sinh lời cho khách hàng. Muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động môi giới thì đội ngũ nhân viên môi giới của CTCK phải được đảm bảo cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm công tác. Chúng ta cũng có thể đánh giá hiệu quả môi giới chứng khoán thông qua chỉ tiêu về trình độ chuyên môn, số năm công tác của nhân viên môi giới, đặc biệt là qua dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Hiệu quả môi giới chứng khoán không chỉ được phản ánh qua các chỉ tiêu như số lượng khách hàng hay doanh thu của công ty mà còn đựơc đánh giá thông qua chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ như: * Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng môi giới chứng khoán của CTCK Đây là chỉ tiêu không thể thống kê hay tính toán bằng các thông số nhưng lại là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả môi giới chứng khoán của CTCK. Nếu khách hàng hài lòng về chất lượng môi giới chứng khoán của công ty thì hoạt động môi giới chứng khoán có thể coi là có hiệu quả. Đó là khi nhân viên môi giới trong công ty cung cấp được cho khách hàng những thông tin hữu ích, có giá trị trong việc ra quyết định mua bán chứng khoán của khách hàng, khi nhân viên môi giới thực sự chiếm được lòng tin của khách hàng, trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi khách hàng. Chất lượng môi giới chứng khoán còn được thể hiện thông qua thu nhập của khách hàng. Chất lượng tư vấn của nhân viên môi giới sẽ thực sự đạt hiệu quả cao khi sự tư vấn đó giúp đem lại thu nhập cho khách hàng, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng trong đầu tư. Sự hài lòng của khách hàng còn phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp, thái độ của nhân viên môi giới cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác mà CTCK dành cho khách hàng. Tóm lại, hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán được đánh giá thông qua rất nhiều chỉ tiêu, bao gồm tất cả những chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu này phải được sử dụng đồng thời trong mối liên hệ lôgic chặt chẽ. Có như vậy, hiệu quả môi giới chứng khoán của CTCK mới được phản ánh chính xác, khách quan và đáng tin cậy. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của công ty chứng khóan. 1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan Vốn Bất kì doanh nghiệp nào khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh yếu tố đầu tiên không thể thiếu là cần phải có vốn. Kinh doanh chứng khoán ở nhiều nước là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài các điều kiện về chuyên môn còn có các điều kiện về tài chính tức là các công ty phải đáp ứng được quy định của pháp luật về tài chính cho từng hoạt động nghiệp vụ của mình gọi là vốn pháp định. Ngoài việc phải có vốn pháp định, công ty chứng khoán phải có vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hoạt động môi giới chứng khóan đòi hỏi có rất nhiều chi phí để có thể tiến hành đạt kết quả tốt, bao gồm những bộ phận cơ bản sau: Chi phí cho máy móc thiết bị để thực hiện giao dịch hay tìm kiếm, phân tích thông tin… Chi phí xây dựng và duy trì đội ngũ nhân viên môi giới lành nghề. Chi phí tìm kiếm, phân tích thông tin, đánh giá các cơ hội đầu tư để có thể đưa ra các lời khuyến hay tư vấn có ích cho khách hàng. Chi phí cho nghiên cứu thị trường, khách hàng để xây dựng các dịch vụ thích hợp. Chi phí cho các hoạt động Marketing, quảng cáo, tìm kiếm khách hàng … Vốn điều lệ của công ty là cơ sở để làm tăng sự tin tưởng của khách hàng, các nhà đầu tư. Những công ty nhỏ, vốn ít thì khó có thể có đủ vốn để đảm bảo thực hiện tốt mọi hoạt động cũng như thực hiện đầy đủ các hoạt động của một công ty chứng khóan. Đây là yếu tố mà có sự ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động như Marketing hay nghiên cứu vì nếu vốn ít chi phí cho các hoạt động này sẽ bị cắt giảm và tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động môi giới. • Nhân lực Tất cả sự thành bại trong kinh doanh không thể thiếu yếu tố rất quan trọng đó là yếu tố con người. Nếu một doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân viên với số lượng phù hợp, chuyên môn cao, tận tâm với công việc thì gần như chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công. Nghề môi giới mang những đặc thù riêng biệt do đó nó đòi hỏi ở nhân viên môi giới không chỉ những kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội mà cả những kỹ năng làm việc, những phẩm chất khác với các nghề khác. Người môi giới chứng khoán không nhất thiết phải là người có bằng cấp chuyên môn trong ngành chứng khoán mà họ có thể có chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhưng quan trọng là họ phải say mê với chứng khoán, ham thích tìm hiểu về chứng khoán; phải có hiểu biết xã hội tương đối phong phú vì nghề môi giới đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều người với đủ ngành nghề, giai cấp, tính cách…; và đặc biệt là phải nắm vững và sử dụng thuần thục bốn kĩ năng cơ bản mà họ sẽ phải sử dụng rất nhiều trong quá trình hành nghề. Những kĩ năng này đi kèm với công việc cụ thể trong hoạt động Bán hàng, chúng không phải là những kĩ năng riêng lẻ tách rời nhau mà giữa chúng luôn có mối quan hệ tương hỗ trong quá trình làm việc. Thành thạo những kĩ năng này sẽ giúp nhân viên môi giới thuận lợi rất nhiều trong công việc và khả năng thành công của họ sẽ rất cao và qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho bản thân và công ty. Những kĩ năng đó là: Kĩ năng tìm kiếm khách hàng Kĩ năng truyền đạt thông tin Kĩ năng khai thác thông tin Kĩ năng bán hàng Sự phát triển các hoạt động khác Hoạt động môi giới không thể hoạt động riêng rẽ với các hoạt động khác trong công ty. Điều này thể hiện theo hai chiều: Thứ nhất là các hoạt động khác trong công ty đều có tác động đến hoạt động môi giới. Những hoạt động như Marketing, quảng cáo sẽ tăng cường hình ảnh của công ty, thương hiệu của công ty sẽ được nhiều nhà đầu tư biết đến.Từ đó sẽ làm gia tăng lượng khách hàng cho bộ phận môi giới. Tuy những nhân viên môi giới cũng có khả năng phân tích và đưa ra các đánh giá riêng của họ, nhưng nguồn chủ yếu của các kết quả phân tích, đánh giá, các thông tin là từ bộ phận phân tích của công ty. Họ thu thập thông tin, dữ liệu hàng ngày rồi tiến hành phân tích, từ đó quyết định đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cần thiết để nhân viên môi giới sử dụng khi làm việc với khách hàng. Để người môi giới có thể thành công trong việc phục vụ khách hàng thì công ty cần phải có các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng. Người môi giới có thể thất bại trong việc phục vụ khách hàng nếu không có những dịch vụ phù hợp. Điều này phụ thuộc vào bộ phận nghiên cứu của công ty, nếu các hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng được thúc đẩy mạnh thì sẽ càng có nhiều dịch vụ được ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thứ hai là hoạt động môi giới tác động ngược lại tới các hoạt động khác trong công ty. Hoạt động môi giới chính là nguồn cung cấp ý tưởng cho hoạt động nghiên cứu dịch vụ mới do môi giới là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ hiểu được nhu cầu cũng như mục tiêu của khách hàng. Khách hàng đến với nghiệp vụ môi giới của công ty, khách hàng hài lòng thì đó sẽ là lực lượng Marketing đông đảo của công ty, giúp tăng cường hình ảnh và thương hiệu của công ty, đương nhiên khi đó các hoạt động khác cũng được hưởng lợi. 1.3.3.2. Các nhân tố khách quan Điều kiện pháp lý Để có thể tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả và bảo vệ những người đầu tư, nhất là trong hoạt động môi giới chứng khoán, các CTCK phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ phía các Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán cụ thể là Uỷ Ban Chứng Khóan Nhà Nước. Các CTCK phải tuân thủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động, các nguyên tắc tài chính, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy định chặt chẽ về môi giới chứng khoán, các quy định về báo cáo tài chính, về công bố thông tin, các quy định về xử lý vị phạm trong kinh doanh chứng khoán … Ngoài ra, các CTCK còn phải tuân thủ theo các quy định của tổ chức nghề nghiệp là Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Điều kiện pháp lý có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển CTCK nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng. Một hệ thống pháp lý có tính chất khuyến khích về tổ chức, hoạt động của công ty sẽ góp phần tạo lập, ổn định hoạt động của công ty. Đồng thời tính năng kiểm soát hoạt động đối với công ty sẽ làm gia tăng lòng tin của công chúng đầu tư, từ đó sẽ thúc đẩy thị trường phát triển. Các quy định về giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán nếu được ban hành một cách khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế và với đặc điểm riêng trong nước sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, đồng nghĩa với nó là hiệu quả môi giới chứng khoán được nâng cao. Ngược lại, một hệ thống pháp lý thiếu hòan thiện, các khâu quản lý chồng chéo lên nhau sẽ cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán và theo đó, hoạt động môi giới chứng khoán cũng không thể đạt hiệu quả cao được. Môi trường kinh doanh Trình độ phát triển của nền kinh tế là nền tảng có tính chất quyết định cho mọi sự phát triển của một quốc gia, là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của các CTCK nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng. Trong một môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi, thì nhu cầu về vốn cho xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. Đồng thời, một nền kinh tế phát triển sẽ có nhiều cơ hội tạo ra công ăn việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập cho dân cư. Khi thu nhập của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, thì nguồn vốn nhàn dỗi trong dân chúng cũng tăng theo, tạo thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển nếu tận dụng được nguồn vốn này. Với vai trò là trung gian tài chính, các CTCK chính là cầu nối giữa những người có vốn, có nhu cầu đầu tư và những người cần huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Khi những tổ chức có nhu cầu huy động vốn ngày càng tăng và những người có nhu cầu đầu tư ngày càng nhiều, hàng hoá trên thị trường chứng khoán sẽ ngày càng phong phú, đó chính là cơ hội cho CTCK thực hiện tốt các hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán. Sự ổn định và tăng trưởng trong nền kinh tế làm tăng tính hấp dẫn của thị trường trong nước, từ đó sẽ thu hút sự chú ý của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ tăng theo, tạo điều kiện cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng phát triển. Trong một môi trường kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh, các CTCK đứng trước rất nhiều thách thức, nhưng đó cũng là những cơ hội để khẳng định vị trí của mình trên làng chứng khoán. Muốn vậy, CTCK phải đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của mình, nhất là hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động nghiệp vụ đặc trưng của CTCK. * Kiến thức đầu tư chứng khoán cuả công chúng Sự phát triển của nền kinh tế và khả năng tăng thu nhập, tăng tiết kiệm của công chúng chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để một thị trường chứng khoán có thể phát triển, hoạt động môi giới chứng khoán đạt hiệu quả cao chính là kiến thức đầu tư của công chúng. Nếu công chúng tham gia đầu tư chứng khóan mà không có kiến thức thì sẽ tạo ra một thị trường dễ bị thao túng và rất dễ sụp đổ do đầu tư theo tâm lý bầy đàn. Thực tế cho thấy, ở những nước có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản,… tỷ lệ dân cư tham gia trên thị trường chứng khoán là tương đối cao (30%-40%) nhưng chúng ta có thể thấy đây là những thị trường mà nhà đầu tư rất có bản lĩnh, họ đầu tư rất chuyên nghiệp và không dễ gì thao túng được. Trình độ hiểu biết, tính ưa thích đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro, khả năng tài chính của nhà đầu tư là những yếu tố mà CTCK cần xem xét khi tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán hay một số hoạt động khác như tư vấn đầu tư chứng khoán hay quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Ngoài ra, sự nhận thức của các doanh nghiệp về thị trường chứng khoán, những lợi ích mà họ sẽ được hưởng khi tham gia thị trường, các dịch vụ của CTCK và thói quen, kỹ năng sử dụng các dịch vụ tài chính cũng là những nhân tố quyết định tới cung và cầu hàng hoá trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK. Nói tóm lại, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK, bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. Do đó, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, CTCK và nhân viên môi giới chứng khoán phải không ngừng nâng cao khả năng tổ chức vận hành, kỹ năng nghiệp vụ thì mới có thể có được lòng tin nơi khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến mở tài khoản và thực hiện giao dịch qua công ty, từng bước nâng cao hiệu quả môi giới chứng khoán tại CTCK. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO &PTNT VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNO&PTNT Việt Nam) là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam với gần 1600 chi nhánh hoạt động trải rộng trên toàn quốc cùng với một mạng lưới khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, biểu hiện qua sự tăng nhanh về số lượng của các công ty cổ phần, và các doanh nghiệp cổ phần hóa ngày càng tăng cùng với nhu cầu ngày càng tăng của nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân cũng không ngừng tăng lên đòi hỏi sự đa dạng hoá các hình thức đầu tư ngoài hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Trước thực tiễn khách quan đó, việc Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam được thành lập đã giúp cho ngân hàng có thể giữ được mạng lưới khách hàng cũ mà còn mở rộng thêm được mạng lưới khách hàng mới thông qua các nghiệp vụ mà công ty chứng khóan được thực hiện. Xuất phát từ những quan điểm trên, nghị quyết của HĐQT NHNO &PTNT Việt Nam vào kỳ họp thứ hai ngày29 /02/2000 nêu rõ: “ Phải tăng cường mở rộng thêm các nghiệp vụ tạo ra thu nhập ngoài tín dụng như cho thuê tài sản, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, tham gia thị trường ngoại tệ, nội tệ liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở và Thị trường chứng khoán …” Cùng ở trong nghị quyết này, HĐQT đã quyết định “khẩn trương thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam ” Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam là công ty hạch toán độc lập trực thuộc NHNO &PTNT Việt Nam, được thành lập ngày 20/12/2000 theo Quyết định số 269/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị NHNO &PTNT Việt Nam và công ty được tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty và Giám đốc quy định tại Luật Doanh nghiệp. Công ty đi vào hoạt động theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty và Giấy phép hoạt động số 08/GPHDKD do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 04/05/2001, Giấy đăng ký kinh doanh số 0104000024 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/05/2001. Thời gian hoạt động của Công ty là 96 năm kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tên đầy đủ của công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tên tiếng Anh: Agribank Securities Company Ltd Viết tắt: Agriseco Trụ sở chính: Tầng 4 toà nhà C3 Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 84-4-8687217 Fax: 84-4-8687219 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: tầng 2 số 2A Phó Đức Chính, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 84-4-8216361 Fax: 84-4-8216362 Phòng giao dịch Ngọc Khánh: 15-17 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-4-7714164 Fax: 84-4-7714166 Phòng giao dịch Quang Trung 23B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội Phòng giao dịch Nguyễn Văn Trỗi 207 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh • Hệ thống đại lý nhận lệnh tại hầu khắp các tỉnh trên toàn quốc: trên 30 đại lý  Thanh Hoá, Nam Định, Hà nam, Đà nẵng... Giám đốc Công ty: TS. Hà Huy Toàn Phó Giám đốc Công ty: ThS. Phạm Văn Thành Vốn Điều lệ khi thành lập được NHNO & PTNT Việt Nam cấp là 60 tỉ VND. Đến năm 2007, Công ty nâng vốn Điều lệ lên 700 tỉ VND và cũng chấp nhận tăng vốn điều lệ lên 1100 tỉ VND cũng trong năm 2007 Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép thực hiện các hoạt động nghiệp vụ: Môi giới chứng khoán cho khách hàng Tự doanh chứng khoán Bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành chứng khoán Quản lý danh mục đầu tư Tư vấn chứng khoán gồm tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành thêm chứng khoán. Hoạt động lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam * Cơ cấu tổ chức -Trụ sở chính: Giám đốc: TS. Hà Huy Toàn Phó Giám đốc: ThS. Phạm Văn Thành + Phòng Kinh doanh: nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh là thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Phòng kinh doanh được chia thành bốn bộ phận chính gồm các bộ phận: bộ phận kinh doanh trái phiếu, bộ phận kinh doanh cổ phiếu, bộ phận môi giới và bộ phận tư vấn. Trưởng phòng Kinh doanh: Ông Phạm Văn Thành + Phòng Kế toán – Lưu ký: có chức năng thanh toán và quản lý tài khoản cho khách hàng đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trưởng phòng Kế toán – Lưu ký: Bà Mai thị Thuỷ. + Phòng Hành chính – Tổng hợp: có nhiệm vụ chính là thực hiện các nghiệp vụ văn thư, hành chính, tổ chức nhân sự và quản lý tài sản. Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp: Bà Vũ Thị Thuý Hà. - Chi nhánh Công ty ở thành phố Hồ Chí Minh gồm 13 nhân viên, chia thành các bộ phận: Giám đốc chi nhánh: ThS. Lê Văn minh Phó Giám đốc chi nhánh: ThS. Huỳnh Thị Bích Diệp + Phòng Kinh doanh: có chức năng, nhiệm vụ tương tự như phòng Kinh doanh tại trụ sở chính. Tuy nhiên, do trung tâm giao dịch chứng khoán đặt tại thành phố Hồ Chí Minh nên phòng kinh doanh của chi nhánh còn có thêm hai đại diện giao dịch. Nhiệm vụ của hai nhân viên đại diện này là so ghép lệnh của công ty để chuyển lệnh vào SGDCK + Phòng Kế toán – Lưu ký: thực hiện việc thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng, đồng thời hạch toán các chứng từ kế toán do phòng kinh doanh ở trụ sở chính chuyển tới. Phòng Giao dịch của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam tại Hà Nội thực hiện nhiệm vụ nhận lệnh và chuyển lệnh tới sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch thành phố Hà Nội. Ngoài ra, cả trụ sở chính và chi nhánh đều thành lập Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong các hoạt động, trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh tương đối độc lập với nhau. Tuy nhiên, giữa trụ sở chính và chi nhánh có sự liên hệ thường xuyên trong việc trao đổi thông tin và các hoạt động giao dịch trên thị trường. Phòng giao dịch Phòng giao dịch Chủ tịch công ty Ban giám đốc Trụ sở chính Các chi nhánh Các phòng chuyên sâu nghiệp vụ tại trụ sở chính Phòng Kinh Doanh Phòng Kế toán Lưu ký Phòng Hành chính Tổng hợp Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ Các phòng tác nghiệp ở chi nhánh Các phòng giao dịch Ban giám đốc chi nhánh Phòng Kinh Doanh Phòng Kế toán Lưu ký Phòng Hành chính Tổng hợp Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Chứng khoán NHNOM &PTNT Việt Nam * Nguyên tắc hoạt động của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam Theo đúng tinh thần của thông tư 04/1999/TT-NHNN ngày 02/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Điều lệ về tổ chức hoạt động của Công ty nêu rõ tại Điều1: “Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cấp 100% vốn điều lệ ban đầu”. Tại Điều 26, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNO & PTNT Việt Nam đã quy định rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của Công ty trên góc độ “một đơn vị thành viên hạch toán độc lập ”. Với hai văn bản chỉ đạo trên, Công ty chứng khóan Ngân Hàng Nông Nghiệp hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chính, đó là: Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam một mặt hoạt động như một công ty hạch toán độc lập, tức mang tính “tự lực”, mặt khác công ty vẫn phải tuân thủ các quy định đối với một đơn vị thành viên của NHNO & PTNT Việt Nam, tức là mang đặc tính “gắn bó” với ngân hàng mẹ. - Về nguyên tắc “tự lực, tự chủ trong hạch toán kinh doanh”: có nghĩa là công ty phải có trách nhiệm trong việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Công ty phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước pháp luật và trước Ngân Hàng mẹ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc là công ty phải làm việc có hiệu qủa. Kết quả kinh doanh cũng là thước đo về trình độ quản lí và điều hành công ty của ban giám đốc. Nhưng với công ty phải kinh doanh cho đúng pháp luật là chỉ đạo xuyên suốt trong các nghiệp vụ của công ty Với tư cách pháp nhân độc lập và quyền hạn được ban hành tại Điều lệ của Công ty, Công ty tương đối độc lập trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh cũng như tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch đó. - Nguyên tắc “gắn bó, liên kết trong hoạt động kinh doanh”: trong hoạt động công ty phải gắn với mục tiêu và chiến lược phát triển của NHNN &PTNN VN. Cụ thể là công ty phải có nghĩa vụ trong chính sách đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút vốn đầu tư trung và dại hạn để phát triên nông thôn, sứ mạng chính của Ngân Hàng mẹ. Sự “gắn bó và liên kết” này đồng nghĩa với những ưu thế của Công ty do NHNO & PTNT Việt Nam đem lại, nó cho phép công ty được san sẽ rủi ro và tận dụng những thuận lợi do ngân hàng đem lại như: vốn, khách hàng, uy tín... Trên thực tế, các nguyên tắc trên đã được Công ty thực hiện một cách nghiêm túc. Đó cũng chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua. 2.2. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam 2.2.1. Quy trình thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam Môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam, nghiệp vụ này đã được Công ty triển khai ngày từ ngày đầu đi vào hoạt động. Công ty đã có những nghiên cứu riêng về quy trình thực hiện giao dịch cho khách hàng đồng thời đã đưa phần mềm giao dịch vào nhằm tạo ra hệ thống hiện đại hóa trong giao dịch. Quy trình thực hiện môi giới gồm giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận. Cụ thể như sau: * Mở tài khoản cho khách hàng Khách hàng muốn giao dịch ở Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &PTNT Việt Nam cần phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở tại Công ty. Nếu khách hàng là cá nhân: nhân viên môi giới của Công ty sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34829.doc
Tài liệu liên quan