Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại. 3

1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. 4

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế. 4

1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế. 5

1.2.2.1. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. 5

1.2.2.2. Phương thức thanh toán mở tài khoản. 7

1.2.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu. 8

1.2.2.4. Phương thức thanh toán tín dụng dụng chứng từ (L/C). 10

1.2.3. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động của ngân hàng thương mại. 15

1.2.3.1. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh của ngân hàng thương mại. 15

1.2.3.2. Thanh toán quốc tế góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. 15

1.2.3.3. Thanh toán quốc tế làm giảm rủi ro trong kinh doanh. 16

1.2.3.4. Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng. 16

1.2.3.5. Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại. 16

1.2.4. Rủi ro trong thanh toán quốc tế. 17

1.3. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại. 19

1.3.1. Quan điểm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. 19

1.3.2. Các nhân tố tác động tới phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. 20

1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng. 20

1.3.2.2. Một số nhân tố khác. 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI 26

2.1. Khái quát tình hình hoạt động chi nhánh Tây Hà Nội của NHNo&PTNT. 26

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 26

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý. 26

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu. 28

2.1.4. Các hoạt động cơ bản. 29

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 30

2.2.1. Hoạt động huy động vốn. 30

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 32

2.2.3. Kết quả kinh doanh. 34

2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế cụ thể tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 36

2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế. 36

2.3.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2004 – 2006. 36

2.3.2.1. Tình hình khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế . 36

2.3.2.2. Kết quả thanh toán quốc tế theo từng phương thức. 37

2.4. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 45

2.4.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được. 45

2.4.1.1. Những thuận lợi. 45

2.4.1.2. Những kết quả đạt được. 47

2.4.1.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong công tác thanh toán quốc tế tại chi nhánh. 50

2.4.2. Những khó nhăn, tồn tại và nguyên nhân. 51

2.4.2.1. Những khó khăn. 51

2.4.2.2. Tồn tại chủ yếu. 52

2.4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại. 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 57

3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Tây Hà Nội. 57

3.2. Một số giải pháp cụ thể. 58

3.2.1. Cung cấp đầy đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. 58

3.2.2. Về tình hình con người. 60

3.2.3. Thực hiện tốt chính sách khách hàng. 60

3.2.4. Phát triển bộ phận quản lí rủi ro. 61

3.2.5. Tình hình công nghệ thông tin. 62

3.3. Một số kiến nghị. 62

3.3.1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 62

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 64

3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước. 66

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, bên cạnh đó còn có những hoạt động như chuyển tiền nhanh, dịch vụ bảo lãnh dự thầu…với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như: huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư…đầu tư cho vay các thành phần kinh tế trong xã hội. Ngoài ra, chi nhánh còn phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn theo công trình của Chính Phủ và của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể là: - Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… - Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. - Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, các cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch… - Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT CODE, VBAAVNVX412. - Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố các chứng từ có giá. - Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. - Thực hiện các dịch vụ khác. 2.1.4. Các hoạt động cơ bản. - Dịch vụ chi trả kiều hối WESTERN UNION: ngân hàng và phát triển nông thôn là đại lý chính thức của dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union với hơn 95.000 đại lý, 140.000 điểm giao dịch trên 185 quốc gia trên toàn thế giới. - Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: NHNo&PTNT Tây Hà Nội huy động tiết kiệm gửi góp bằng VNĐ, chưa nhận USD và các ngoại tệ khác. - Giấy tờ có giá ngắn hạn: với đội ngũ cán bộ thủ quỹ kiểm ngân lành nghề, nhiều kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại sẵn sàng phục vụ khách hàng có nhu cầu thu chi tiền mặt tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. - Thanh toán thẻ ghi nợ nội địa: thẻ ghi nợ nội địa là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng nông nghiệp phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc trong hạn mức thấu chi cho phép để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đồng tiền thanh toán: toàn bộ các giao dịch thanh toán bằng thẻ ghi nợ do NHNo phát hành chỉ thực hiện bằng đồng Việt Nam. - Nghiệp vụ cho vay: trên cơ sở đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đưa ra rất nhiều phương thức cho vay để khách hàng lựa chọn, bao gồm: cho vay từng lần, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, cho vay uỷ thác, cho vay theo hạn mức thấu chi. - Nghiệp vụ bảo lãnh: NHNo&PTNT Tây Hà Nội thực hiện các loại bảo lãnh sau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. - Thanh toán điện tử: để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chi nhánh đã triển khai kết nối thanh toán điện tử với thanh toán với khách hàng, triển khai dịch vụ internet banking. - Thanh toán quốc tế: chi nhánh cung cấp các dịch vụ thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó NHNo&PTNT Tây Hà Nội càn tham gia các hình thức thanh toán: + Tham gia thánh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHNo. + Tham gia thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn. + Tham gia thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại. + Tham gia thanh toán song biên giữa ngân hàng: NHNo&PTNT – NHCT – NHĐT. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. Trên cơ sở nhận thức những khó khăn và khai thác những thuận lợi một cách hiệu quả NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có những kết quả nổi bật sau: 2.2.1. Hoạt động huy động vốn. Hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng từ đó chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao hơn. Ngoài ra với công nghệ hiện đại, cán bộ công nhân viên được đào tạo liên tục nhờ đó mà hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển không chỉ ở chất lượng mà còn phát triển cả số lượng. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003 – 2006. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 *Tổng nguồn 852,093 2,463,529 2,672,541 2,751,359 + Nội tệ 600,331 1,788,820 1,995,386 2,244,235 + Ngoại tệ 251,762 674,709 677,155 507,124 1.TG dân cư 17,599 713,956 1,016,296 1,425,077 2.TG TCKT 52,950 499,400 372,525 1,123,431 3.TG TCTD 637,555 972,847 963,720 202,851 4. TG khác 143,989 277,326 320,000 320,000 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2006) Tổng nguồn huy động của chi nhánh liên tục tăng từ khi mới thành lập và cũng thay đổi theo cơ cấu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng. Tổng nguồn huy động được của chi nhánh tăng từ 852.093 triệu đồng năm 2003 lên 2.463.529 triệu năm 2004 đến năm 2006 con số tăng lên đến 2.751.359 triệu gấp 4 lần so với năm 2003 kéo theo là sự thay đổi về cơ cấu nguồn huy động của từng nhóm đối tượng khách hàng. Đơn vị: Triệu đồng. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động từ năm 2003 – 2006. Từ biểu đồ cơ cấu huy động tiền gửi cho thấy việc huy động tiền gửi từ dân cư tăng lên một cách rõ rệt bên cạnh đó huy động từ các tổ chức tín dụng giảm tương đối do kết quả của việc tung ra thị trường các sản phẩm kích thích khách hàng là dân cư dựa vào ưu thế số lượng dân thành thị ngày càng tăng. Sản phẩm phục vụ thị hiếu khách hàng rất tiện dụng như tiết kiệm điện tử, khuyến khích dân cư dựa vào dự thưởng…đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số vốn huy động từ dân cư 17.599 triệu chiếm 2% trong cơ cấu nguồn huy động được đến năm 2006 số vốn này tăng lên 1.425.077 triệu chiếm 52% cơ cấu nguồn. Điều đó chứng tỏ chiến lược hoạt động có hiệu quả của chi nhánh trong việc huy động nguồn vốn từ dân cư. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. Trong các nghiệp vụ tham gia vào hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn thì nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nó là nền tảng trong sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Bởi vậy, hoạt động sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng. NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp, dư nợ tín dụng không ngừng tăng trong những năm qua đặc biệt trong hai năm 2005 và năm 2006. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh (2003 – 2006). Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 * Dư nợ 409,020 966,384 1,270,077 1,496,963 - Dư nợ nội tệ 380,767 680,760 977,156 1,127,763 - Dư nợ ngoại tệ 28,253 285,624 292,920 369,200 1.Dư nợ theo thời gian 409,020 966,384 1,270,077 1,496,963 - Ngắn hạn 279,018 515,670 572,847 814,355 - Trung hạn 130,002 232,490 444,155 296,573 - Dài hạn 218,224 253,075 386,035 2.Dư nợ theo TPKT 409,020 966,384 1,270,077 1,496,963 - DNNN 318,565 495,304 473,207 666,224 - DNNQD 70,323 353,628 661,104 688,040 - Hộ KD, TN cá thể 20,132 114,867 133,842 141,494 - HTX 2,585 1,924 1,205 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2006) Đơn vị: Triệu đồng. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng dư nợ 2003 – 2006. Tổng mức dư nợ đến năm 2006 đạt 1.496.963 triệu đồng so với năm 2005 là 1.270.077 triệu đồng bằng 117,86% năm 2005 và gấp gần 4 lần so với năm 2003 điều đó cho thấy chi nhánh đã chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm tín dụng với nhiều tiện ích cho khách hàng. Mặc dù trong năm 2005 tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhưng bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà chi nhánh Tây Hà Nội đã đưa ra những giải pháp phát triển từ đó có những bước tiến rõ rệt, được thể hiện cụ thể trong năm 2006: - Dư nợ theo loại tiền: + Dư nợ nội tệ: 1.127.763 triệu đồng chiếm 75% trong tổng dư nợ. + Dư nợ ngoại tệ: 369.200 triệu đồng chiếm 25% tổng dư nợ. - Dư nợ theo thời gian: + Dư nợ ngắn hạn: 814.355 triệu đồng chiếm 54% tổng dư nợ. + Dư nợ trung hạn: 296.573 triệu đồng chiếm 20% tổng dư nợ. + Dư nợ dài hạn: 296.573 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ. - Dư nợ theo thành phần kinh tế: + Doanh nghiệp nhà nước: 666.224 triệu đồng chiếm 45% tổng dư nợ. + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 688.040 triệu đồng chiếm 46% tổng dư nợ. + Hợp tác xã: 1.205 triệu đồng. + Cá nhân, hộ gia đình: 141.494 triệu đồng chiếm 8% tổng dư nợ. 2.2.3. Kết quả kinh doanh. Trong những năm qua chi nhánh luôn cố gắng nâng cao nghiệp vụ để phục vụ tốt khách hàng. Đặc biệt trong sự đổi mới về công nghệ, văn hoá kinh doanh được phát triển điều đó giúp ngân hàng luôn đạt được mục tiêu đề ra. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh (2003 – 2006). Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng thu 10,791 98,911 206,498 232,417 Tổng chi 14,429 80,459 176,353 195,631 Chênh lệch -3,638 18,452 30,145 36,786 Quỹ thu nhập 3,638 18,452 30,145 36,786 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 3006) Đơn vị: Triệu đồng. Biểu đồ 2.3: Tổng thu qua các năm 2003 - 2006. Tổng thu của chi nhánh đã không ngừng tăng lên nhất là trong giai đoạn 2004 – 2005 tăng một cách đột biến từ 98.911 triệu lên tới 206.498 triệu. Hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả và có chất lượng được phản ánh rõ rệt qua tổng thu của chi nhánh. Tổng thu 232 tỷ, tăng so với 31/12/2005 là 26 tỷ trong đó thu từ hoạt động tín dụng là 203 tỷ; thu từ dịch vụ còn hạn chế chỉ chiếm 4,4% tổng thu. Tổng chi 195 tỷ tăng so với 2005 là 19 tỷ trong đó chi về hoạt động huy động vốn là 152 tỷ chiếm 84,9% trong tổng chi. Chênh lệch bình quân đầu ra - đầu vào là 0,35%. Hệ số tiền lương đạt được là 1,99. 2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế cụ thể tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế. - Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược kinh doanh, phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh. - Nhiệm vụ: + Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, NHNo&PTNT VN. Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh.. + Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án uỷ thác của tổ chức, cá nhân nước ngoài, thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100%. + Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng (kể cả khách hàng về nguồn vốn) để không ngừng mở rộng kinh doanh. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất. Báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo quy định. 2.3.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2004 – 2006. 2.3.2.1. Tình hình khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế . Trong chiến lược kinh doanh phát triển của chi nhánh thì việc tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân đô thị là một trong những chiến lược quan trọng. Từ khi thành lập tới nay, khách hàng của chi nhánh Tây Hà Nội tăng trưởng qua các năm và lượng khách hàng giao dịch tương đối ổn định hiện nay đạt 64 khách hàng. Khách hàng truyền thống vẫn có mối quan hệ tốt với ngân hàng và khách hàng này thường có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh bởi vậy việc sản xuất và kinh doanh liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng nhiều. Tiếp đến là quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam được đánh dấu bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO nên nhu cầu xuất nhập cũng tăng nhanh. Việc tăng thêm lượng khách hàng của chi nhánh cũng là xu hướng chung và tất yếu. 2.3.2.2. Kết quả thanh toán quốc tế theo từng phương thức. Hiện nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đang áp dụng 3 phương thức thanh toán. Đó là phương thức chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. - Phương thức chuyển tiền: Trên thực tế phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán không được ưa chuộng trên thế giới nhưng do tính tiện dụng, đơn giản và tập quán thanh toán ở nước ta thì phương thức này được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thực hiện phương thức chuyển tiền chủ yếu các doanh nghiệp đã có tài khoản thanh toán tại chi nhánh Tây Hà Nội. Ngân hàng dựa vào yêu cầu của khách hàng mà thực hiện chuyển tiền theo các hình thức khác nhau thường là chuyển tiền điên tử thông qua mạng thanh toán quốc tế liên ngân hàng (SWIFT) hay Telex. Chuyển tiền đi tại NHNo qua ít nhất 3 trung gian là ngân hàng của nhà nhập khẩu (NHNo), ngân hàng của nhà xuất khẩu và ngân hàng thứ ba là ngân hàng mà ngân hàng nhập khẩu và ngân hàng xuất khẩu mở tài khoản NOSTRO. Ngoại tệ dùng trong thanh toán quốc tế là loại nào thì tài khoản NOSTRO của NHNo sẽ được mở tại nước đó. Với mạng lưới rộng khắp với hơn 980 ngân hàng đại lý và các tổ chức tài chính quốc tế tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền ngày càng phát triển rộng rãi. Từ khi thành lập đến nay doanh số chuyển tiền của chi nhánh Tây Hà Nội có những chuyển biến sau: Bảng 4: Doanh thu của phương thức chuyển tiền (2004 – 2006). Đơn vị: USD Chỉ tiêu Hàng xuất khẩu (USD) Hàng nhập khẩu (USD) Số món Số tiền Số món Số tiền Năm 2004 367 10,231,948.34 213 4,846,848.07 Năm 2005 459 12,018,874.35 234 5,089,448.06 Năm 2006 378 9,797,377.59 258 5,549,876.17 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT qua năm 2004 - 2006) Như vậy, thanh toán theo phương thức chuyển tiền của chi nhánh Tây Hà Nội có những biến chuyển qua các năm. Từ năm 2004 đến cuối năm 2005 doanh số tăng lên từ 10,231,948.34 USD lên đến 12,018,874.35 USD chiếm khoảng 28.5% tổng doanh số TTQT. Bên cạnh tăng về doanh số là tăng cả về số món chuyển tiền (từ 367 món lên 459 món), từ đó cho thấy chiến lược kinh doanh của toán chi nhánh trên toàn bộ thị trường nhằm tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Nhờ vậy mà các đối tượng khách hàng tham gia giao dịch với chi nhánh ngày càng nhiều: công ty TNHH Xuân Thành, công ty xuất nhập khẩu văn hoá phẩm,…Ngoài ra doanh số tăng lên còn do việc mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp truyền thống của chi nhánh như: công ty thương mại Hương Giang,…và phát triển thêm dịch vụ chuyển tiền du học của khách hàng là cá nhân, lượng tiền kiều hối chuyển từ nước ngoài về. Đến năm 2006 doanh số chuyển tiền của chi nhánh giảm tương đối lớn từ 12,018,874.35 USD năm 2005 xuống còn 9,797,377.59 USD năm 2006 đi dẫn tới tỷ trọng của nguồn này chỉ chiếm 19% trong tổng doanh số TTQT. Tỷ trọng doanh số chuyển tiền giảm xuống chủ yếu do khách hàng lớn chuyển sang thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng và những doanh nghiệp tham gia vào chuyển tiền chỉ chiếm một lượng nhỏ, thêm vào đó một số khách hàng không phát sinh giao dịch làm kéo giảm nghiêm trọng doanh thu của chi nhánh. - Phương thức nhờ thu: Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thị trường có những biến động bất lợi cho sản xuất kinh doanh của họ vì vậy các nhà xuất khẩu thường hiếm khi sử dụng phương thức thanh toán này nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Do vậy phương thức này ít được sử dụng và khách hàng có xu hướng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho việc trao đổi mua bán hàng hoá giữa các đối tác hoặc dùng phương thức chuyển tiền trong những mối quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau nhằm giảm mức phí dịch vụ. Trong chi nhánh, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là chủ yếu. Khác với nhờ thu trơn phương thức thanh toán kèm chứng từ khống chế theo bộ chứng từ tức là nếu nhà nhập khẩu không thanh toán tiền hàng hoặc không ký chấp nhận thanh toán hối phiếu thì nhà nhập khẩu cũng sẽ không nhận được bộ chứng từ hàng hoá. Quyền lợi của nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua. Xuất phát từ những đặc trưng trên mà hoạt động của thanh toán nhờ thu tăng không lớn trong tổng TTQT. Bảng 5: Doanh thu của phương thức nhờ thu (2004 – 2006). Đơn vị: USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số món 22 30 43 Doanh số 1,001,634.5 1,103,745.2 1,337,405.3 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004 - 2006) Đơn vị: USD. Biểu đồ 2.4: Doanh thu phương thức nhờ thu từ năm 2004 - 2006. Doanh số thu được từ hoạt động thanh toán nhờ thu tăng dần qua các năm nhưng tăng với tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể. So với hai phương thức chuyển tiền và tín dụng chứng từ thanh toán nhờ thu chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, ngay cả khi doanh số cao nhất vào năm 2006 là 1,337,405.3 USD cũng chỉ chiếm 5,03% trong tổng doanh số đạt được. Điều đó cho thấy xu hướng chung trong việc sử dụng ngày càng nhiều hai phương thức còn lại trong khi phương thức này kém hấp dẫn hơn. Mặc dù vậy, chi nhánh cũng đã tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình thanh toán này khi doanh nghiệp có nhu cầu chi trả các khoản tiền đi kèm tiền hàng như cước phí vận tải, phí bảo hiểm, thu tiền hàng gửi bán…do chúng có những điểm nhất thiết không đi kèm với việc giao hàng mang giá trị không lớn, phù hợp với loại hình thanh toán có chi tương đối thấp như nhờ thu. - Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Mở L/C nhập khẩu: Các khách hàng thực hiện mở L/C tại chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh đó là một số doanh nghiệp Nhà Nước tham gia trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Với những thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có sự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này được khách hàng sử dụng nhiều hơn cả. Doanh số L/C đựơc mở biến đổi qua các năm như sau: Bảng 6: Doanh số mở L/C nhập khẩu. Đơn vị: USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số món 155 166 172 Doanh số 15,253,785.13 18,269,929.43 11,104,276.81 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004 - 2006) Đơn vị: USD. Biểu đồ 2.5: Doanh thu phương thức mở L/C từ năm 2004 - 2006. Qua bảng tổng kết thấy được doanh số mở L/C biến động thất thường tăng nhẹ năm 2005 sau đó giảm mạnh 2006. Trong năm 2005 tăng 18,269,929.43 USD tương ứng với các món mở L/C là 166, việc tăng doanh số là do Nhà Nước có những điều chỉnh về thuế và hàng hoá nhập khẩu đa dạng và phong phú như: dầu mỡ thực vật, máy móc thiết bị, đặc biệt là hàng điện tử và các linh kiện điện tử… điều đó cũng chứng tỏ hàng nhập khẩu của nước ta là nhiều, nhất là khu vực miền Bắc. Đến năm 2006 doanh số sụt giảm nghiêm trọng từ 18,269,929.43 USD trong năm 2005 xuống còn 11,104,276.81 USD giảm 43% so với cùng kỳ. Có thể lý giải hiện tượng trên là do một vài khách hàng thường xuyên của chi nhánh không phát sinh nhu cầu thanh toán tín dụng chứng từ như: công ty TNHH Nội Thất Hàn Quốc, công ty TNHH Thương Mại sản xuất và dịch vụ kỹ thuật Phú Lợi….Ngoài ra, một số doanh nghiệp không tham gia hoạt động thanh toán với chi nhánh vì họ không cảm thấy hài lòng về quy trình mở L/C, thay vào đó những doanh nghiệp này chuyển sang giao dịch với các NHTM cổ phần khác trên cùng địa bàn. Hạn chế của quy trình nghiệp vụ này là do ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng của mình ngoài tỷ lệ ký quỹ phải đóng dấu sẵn đơn xin vay giấy nhận nợ cho phần giá trị chưa được ký quỹ của L/C ngay cả khi họ không có nhu cầu vay vốn mà hoàn toàn có khả năng thanh toán bằng nguồn vốn tự có. Thêm vào đó để được cấp hạn mức tín dụng ngân hàng tiến hành thẩm định doanh nghiệp từ đó sẽ quyết định hạn mức sẽ cấp cho khách hàng. Bên cạnh những yêu cầu khắt khe đối với doanh nghiệp mở L/C, dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh đã tập trung ưu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thay vì các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi các doanh nghiệp này không thực sự mạnh về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như các doanh nghiệp nhà nước, mặt khác nếu muốn thực hiện TTQT tại chi nhánh thì các doanh nghiệp nhà nước phải được xây dựng hạn mức tín dụng. Điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có tài sản thế chấp mà ngân hàng thường phải tín chấp. Mặt khác đối với các doanh nghiệp đến giao dịch lần đầu đều phải ký quỹ 100% đã trở thành một hạn chế lớn và họ không có ý định tiếp tục đến giao dịch với chi nhánh nữa mà doanh nghiệp này tìm đến với các NHTM cổ phần trên cùng địa bàn do ngân hàng đó có quy định thông thoáng hơn đối với những nghiệp vụ này. Trong khi các món mở L/C tăng lên chứng tỏ món mở có doanh số không lớn bởi chủ trương của NHNo&PTNT tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nhu cầu của các doanh nghiệp này thường không lớn. Thông báo L/C xuất khẩu: Cũng như dịch vụ mở L/C, hoạt động thông báo L/C xuất khẩu có sự biến động qua từng năm. Nhưng giá trị của hoạt động L/C xuất khẩu chiếm tỷ trọng không lớn so với doanh số thanh toán L/C nhập khẩu trong tổng doanh số TTQT. Từ đó cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước ta là không nhiều chủ yếu là nhập siêu, đây là nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động TTQT tại các ngân hàng bởi nhập siêu lớn dẫn đến thiếu hụt ngoại tệ không có ngoại tệ để thanh toán cho các doanh nghiệp đến hạn phải thanh toán. Mặt khác, những chính sách ưu tiên cụ thể để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu của chi nhánh là chưa hợp lý. Tình hình thông báo L/C xuất khẩu cụ thể: Bảng 7: Doanh số L/C thông báo xuất khẩu. Đơn vị: USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số món 8 10 22 Doanh số 259,231.19 286,593.50 2,402,863.86 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004 – 2006) Đơn vị: USD. Biểu đồ 2.6: Doanh số L/C thông báo từ năm 2004 – 2006. Trong các năm qua từ năm 2004 đến 2006 giá trị L/C được thông báo có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong doanh thu từ hoạt động phương thức tín dụng chứng từ. Nếu năm 2004 giá trị thông báo 259,231.19 USD với 8 món thì đến năm 2006 tăng lên 2,402,863.86 USD với 22 món. Nguyên nhân là so mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Bắc nước ta là hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị thấp nên trị giá L/C thông báo không cao. Mặt khác chi nhánh Tây Hà Nội cũng chưa huy động một lượng ngoại tệ đủ lớn đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thanh toán, cũng như không có chính sách tài trợ L/C xuất cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh hoạt trong từng trường hợp, từng đối tượng, từng bộ chứng từ. Từ những kết quả phân tích trên có thể thấy hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Tây Hà Nội là chủ yếu, trong thanh toán bằng phương thức này thì thanh toán hàng nhập lại có tỷ trọng lớn hơn cả trong khi thanh toán hàng xuất chiếm một tỷ lệ nhỏ. Từ đó phản ánh tình hình hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của nước ta nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, lượng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản mỹ nghệ có giá trị nhỏ gây khó khăn cho hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng. 2.4. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 2.4.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được. 2.4.1.1. Những thuận lợi. - Về khách quan. Xu hướng hội nhập nền kinh tế mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Giao lưu thương mại mở rộng đem lại cơ hội thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và xuất nhập khẩu. Việt Nam cũng không đưng ngoài xu thế đó và ngày càng được thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cùng với những thuận lợi khác về kinh tế, chính trị như việc ký hiệp định Việt – Mĩ, gia nhập WTO…đã thực sự mở ra cho hoạt động xuất nhập khẩu những con đường phát triển mới. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới và chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế của kinh tế nước ta. Đồng thời, một mặt tạo ra những cơ hội để nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày đa dạng và phong phú, mặt khác thu nhận những thành tựu khoa học công nghệ góp phần xây dựng và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện những hoạt động thanh toán thì tất yếu phải thông qua hệ thống ngân hàng, đây chính là cơ sở cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Bên cạnh đó trong xu hướng quốc tế đã làm cho ngày càng nhiều đối tượng tham gia vào kinh tế đối ngoại. Các mối quan hệ kinh tế thương mại tất yếu làm nảy sinh các quan hệ thanh toán. Đó là môi trường cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng và là một quan hệ thuận lợi khách quan cho hoạt động TTQT. Khi thế giới diễn ra hội nhập kinh tế thì hội nhập ngân hàng mang lại nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng của mỗi quốc gia. Các ngân hàng đều có điều kiện tốt để trao đổi hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại và cơ chế quản lý tiên tiến, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Thông qua những mối quan hệ đó, ngân hàng trong nước có thể thu nhận những kinh nghiệm, cơ hội để phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng mình, trong đó một mảng quan trọng là hoạt động thanh toán quốc tế. - Về chủ quan. Xét về mặt chủ quan, các chi nhánh của NHNo&PTNT VN có những điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tây Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan