Hoạt động TTQT của VPBANK vẫn tăng trưởng đều đặn trong những năm qua. Đến cuối năm 2007, trị giá L/C NK đạt 82.4 triệu USD, tăng 21.351 triệu USD so với năm 2006 (61.049 USD ), trị giá L/C xuất thông báo là 7.16 triệu USD, tăng 1.505 USD so với năm 2006 ( 5.655 USD ). Đặc biệt doanh số chuyển tiền TTR đạt 152.623 triệu USD, tăng 72.545 triệu USD so với năm 2006 ( 80.078 USD ). Doanh số nhờ thu XNK đạt 8.174 triệu USD, tăng 3.015 USD so với năm 2006 ( 5.159 USD ) và thu phí dịch vụ luỹ kế đạt 10.541 tỷ đồng, tăng 4.419 tỷ đồng so với năm 2006 ( 6.122 tỷ đồng ). Như vậy kim ngạch thanh toán XNK của VPANK tiếp tục tăng trưởng dương trong năm 2007 vừa qua bất chấp tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng kể từ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ( 7/11/2006). Bảng dưới đây cho ta thấy tình hình tăng trưởng trong hoạt động TTQT tại ngân hàng VPBANK trong những năm 2004- 2007:
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tới kết quả của hoạt động TTQT của mỗi ngân hàng.
- Mục tiêu và chiến lược phát triển của Hội đồng Quản trị: Mục tiêu và chiến lược phát triển do Hội đồng quản trị đề ra là một trong những nguyên nhân chủ quan trực tiếp ảnh hưởng và tác động đến các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Mọi chiến lược, mọi chính sách và sự tập trung đầu tư và mở rộng hay thu hẹp các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đều do Hội đồng quản trị quyết định. Trong khi đó, hoạt động TTQT cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động của các NHTM. Chính vì vậy có thể nói, mục tiêu và chiến lược phát triển của Hội đồng quản trị có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hoạt động TTQT.
Uy tín của Ngân hàng thương mại:
Hoạt động của một NHTM nói chung và hoạt động TTQT của một NHTM nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng đó ở cả trong nước và trên thế giới.
Uy tín của một NHTM được thể hiện ở các mặt như: Kỹ thuật nghiệp vụ xử lý; khả năng thanh toán; thời gian thanh toán; khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán, sự cập nhập các dịch vụ mới và sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ…
Một ngân hàng có uy tín khi tham gia vào hoạt động TTQT sẽ được nhiều khách hàng tin tưởng và hợp tác hơn. Vì khâu thanh toán có thể nói là một khầu quan trọng nhất trong giao dịch buôn bán hàng hóa quốc tế và nó chứa đựng rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà các nhà XNK luôn luôn muốn chọn một ngân hàng có uy tín lớn để thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Như vậy, khi một ngân hàng có uy tín lớn cả ở trong nước và quốc tế sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với các nhà XNK trong khâu thanh toán hơn và từ đó có cơ hội để mở rộng và phát triển hoạt động TTQT hơn
Mạng lưới các Ngân hàng đại lý:
Mối quan hệ với các ngân hàng trên thế giới tạo rất nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong việc thực hiện TTQT một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu một Ngân hàng có mối quan hệ ngân hàng đại lý với các Ngân hàng lớn, có uy tín, chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới thì hoạt động thanh toán có thể trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn và tốn ít chi phí hơn và có uy tín hơn. Đó chính là một trong những cơ sở để phát triển và mở rộng hoạt động TTQT cho chính ngân hàng
Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan:
Trong ngân hàng, các nghiệp vụ luôn có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Nghiệp vụ TTQT cũng có quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ khác trong ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM không những chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua chênh lệch tỷ giá giữa giá mua và giá bán mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT. Các nghiệp vụ TTQT đều cần có nhiều ngoại tệ, một trong những nguồn ngoại tệ cần cho hoạt động TTQT ở đây là nguồn ngoại tệ phát sinh trong hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Nếu nguồn ngoại tệ này ổn định và đáp ứng đầy đủ cho hoạt động TTQT thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển. Ngược lại nếu nguồn ngoại tệ này không đáp ứng đủ cho hoạt động TTQT thì sẽ gầy ra không ít khó khăn và trở ngại cho hoạt động nay.
- Nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ: Bản chất của TTQT là việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chi trả tiền cho nước ngoài. Vì vậy hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng rất nhiều của hoạt động cho vay ngân hàng, đặc biệt là cho vay ngoại tệ. Đa số các hoạt động kinh doanh XNK đều dựa vào sự hỗ trợ vốn của ngân hàng. Như vậy bất kỳ một sự thắt chặt hay nới rộng hoạt động tín dụng của các ngân hàng đều có tác động tương tự đến hoạt động TTQT.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBANK:
Quá trình hình thành và phát triển của VPBANK:
Quá trình hình thành của VPBANK:
VPBANK- Tên đầy đủ là NHTM Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ- UB ngày 4 tháng 9 năm 1993. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 055689 do Sở kếhoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 9/9/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 1/11/2006. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ.
Trụ sở chính hiện nay đặt tại: Số 8 Lê Thái Tổ- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
Địa chỉ website: http:\\www.vpb.com.vn
Quá trình phát triển của VPBANK:
Sau 15 năm thành lập, đến nay VPBANK đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng, chất lượng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VPBANK và Công ty Chứng Khoán VPBANK.
Tính đến cuối năm 2007, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã có 25 Chi nhánh và 75 Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước ( Chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương ).
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.681 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2006 và ngày 10/2/2007, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.
Sơ đồ và cơ cấu bộ máy quản trị của VPBANK:
Như vậy, trong bộ máy quản trị của VPBANK gồm năm cấp quản trị. Đứng đầu là Đại Hội Cổ Đông, tiếp theo là Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều Hành, Các Chi Nhánh và cuối cùng là các Phòng Giao Dịch.
Đại Hội Cổ Đông bao gồm tất cả những cổ đông của Ngân hàng
Hội Đồng Quản Trị do Đại Hội Cổ Đông bầu ra có chức năng quản lý ngân hàng bằng việc đưa ra các nghị quyết, các đường lối chiến lược phát triển của ngân hàng, bao gồm:
01 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, 01 Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị và 04 Ủy viên Hội Đồng Quản Trị.
Ban Điều Hành do Hội Đồng Quản trị bầu ra có nhiệm vụ điều hành hoạt động của ngân hàng, bao gồm:
01 Tổng Giám Đốc và 03 Phó Tổng Giám Đốc
Mỗi chi nhánh của VPBANK bao gồm 01 Giám đốc chi nhánh, các phó giám đốc và các cán bộ nhân viên. Các chi nhánh này đều thực hiện và cung đầy đủ các hoạt động và dịch vụ chủ yếu mà ngân hàng VPBANK đang thực hiện và cung cấp.
Mỗi phòng giao dịch bao gồm 01 trưởng phòng, 01 hoắc 02 phó phòng và các nhân viên tín dụng, nhân viên kế toán giao dịch. Các chi nhánh này thường chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ nhất định như cho vay, huy động vốn, mở thẻ, mở tài khoản và chuyển tiền.
Mối quan hệ giữa các cấp này là mối quan hệ cấp trên với cấp dưới, cấp trên ra lệnh trực tiếp cho cấp dưới.
Bên cạnh đó là các phòng ban, bộ phận chức năng, tham mưu:
Ban Kiểm Soát do Đại Hội Cổ Đông bầu ra, bao gồm:
01 Trưởng Ban Kiểm Soát và 02 Kiểm Soát viên. Ban này có chức năng tham mưu cho Đại Hội Cổ Đông, cơ quan thuộc thẩm quyền cấp dưới của Ban Kiểm Soát là Phòng kiểm toán nội bộ.
Có 03 cơ quan tham mưu cho Hội Đồng Quản Trị là: Văn phòng Hội Đồng Quản Trị; Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có; Hội đồng tín dụng
Có 11 phòng ban, trung tâm, bộ phận tham mưu cho Ban điều hành
Có 02 công ty trực thuộc VPBANK là: Công ty Quản lý tài sản VPBANK và Công ty Chứng khoán VPBANK
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBANK:
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của VPBANK:
Kể từ khi thành lập đến nay, VPBANK đã có những thành công nhất định trong một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành
Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union
Các sản phẩm chủ yếu của VPBANK:
Ngân hàng VPBANK cung ứng rất nhiều loại sản phẩm dịch vụ cho rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng có thể chia làm hai nhóm sản phẩm chính tương ứng với hai nhóm khách hàng, đó là: Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và nhóm sản phẩm dành cho khác hàng doanh nghiệp.
Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân bao gồm các sản phẩm: Tiền gửi tiết kiệm( Tiết kiệm thường và tiết kiệm rút gốc linh hoạt), tiền gửi thanh toán( Tiền gửi thanh toán thông thường và tiền gửi lãi suất bậc thanhg), tín dụng bán lẻ( Bao gồm: Sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý; sản phẩm cho vày tín chấp đối với nhân viên; sản phẩm ôtô cá nhân thành đạt; sản phẩm ôtô cá nhân kinh doanh; cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dung; cho vay trả góp mua nhà và cho vay cầm cố cổ phiếu các NHTM) và các sản phẩm- dịch vụ khác(Bao gồm: Dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước; dịch vụ kiều hối; dịch vụ thanh toán hóa đơn Bilbox và cho vay hỗ trợ du học)
Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm: Tín dụng doanh nghiệp(Bao gồm: Sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh; sản phẩm ôtô doanh nghiệp thành đạt; cho vay từng lần; cho vay chiết khấu chứng từ XK; cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay hợp vốn; cho vay theo dự án đầu tư và cho vay theo hạn mức tín dụng); Dịch vụ thanh toán trong nước(Bao gồm: Mở tài khoản tiền gửi; trả lương qua tài khoản; thanh toán qua tài khoản và chuyển tiền) và dịch vụ thanh toán quốc tế(Bao gồm: Thanh toán bằng thư tín dụng L/C; thanh toán nhờ thu chứng từ và thanh toán bằng điện chuyển tiền).
Các chính sách hoạt động Marketinh và phát triển của VPBANK:
VPBANK luôn chú trọng việc tăng cường đẩy mạnh các chính sách và hoạt động marketing và coi đó là một yếu tố không thể thiếu được để đạt tới thành công trong kinh doanh. Các hoạt động marketing của VPBANK được thể hiện qua các hoạt động như: Tăng cường việc xây dựng thương hiệu băng cách thay đổi logo thể hiện ý chí và mục tiêu hướng tới của ngân hàng; tham gia tài trợ cho các chương trình truyền hình lớn và tham gia các hoạt động xã hội
Ngoài ra VPBANK còn luôn chú trọng phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp trên các tỉnh thành, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm lớn trong cả nước. Hiện tại VPBANK có hơn 100i nhánh và phòng giao dịch tại 34 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra VPBANK còn mở hai công ty trực thuộc phục vụ cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đó là: Công ty quản lý tài sản VPBANK và công ty chứng khoán VPBANK.
Về chính sách phát triển sản phẩm thì từ 2004 đến nay VPBANK cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng phục vụ và hiệu quả cao như: Tiết kiệm VNĐ bù trừ trượt giá; huy đông tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD; thí điểm sản phẩm cho vay mua căn hộ chung cư thế chấp bằng chính căn hộ mua; thành lập Trung tâm thẻ và phát hành các thẻ của chính ngân hàng VPBANK; cho vay cầm cố bằng cổ phiếu các NHTM; cho vay cầm cố bằng trái phiếu chuyển đổi của các NHTM; ….
Nguồn vốn và cơ cấu vốn của VPBANK:
Vì mới được thành lập từ năm 1993 đến nay, lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997- 2000 nên quy mô vốn của VPBANK còn thấp. Tuy nhiên từ năm 2004 trở lại đây quy mô về vốn của VPBANK không ngừng tăng lên, ngân hàng đã thực hiện rất nhiều biện pháp tăng vốn, trong đó có việc bán cổ phần cho ngân hang OCBC của Singapo và đưa cổ phiếu của VPBANK lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng dưới đây thể hiện chỉ tiêu tài chính qua các năm, từ 2004 đến 2007:
Bảng 2: Kết quả kinh doanh Đơn vị: Triệu VNĐ
Kết quả kinh doanh
( Trong năm )
2007
2006
2005
2004
Tổng thu nhập hoạt động
1.233.851
995.003
470.226
286.170
Tổng chi phí hoạt động
(920.347)
(839.195)
(394.017)
(226.092)
Lợi nhuận trước thuế
313.504
156.808
76.209
60.078
( Nguồn: Báo cáo thường niên- Ngân hàng VPBANK)
Bảng 3: Các chỉ tiêu về tài sản Đơn vị: Triệu VNĐ
Các chỉ tiêu về tài sản
( Đến 31/12 )
2007
2006
2005
2004
Tổng tài sản có
18.214.856
10.159.301
6.093.163
4.149.288
Tiền huy động
15.355.843
9.065.194
3.178.389
3.872.813
Cho vay
13.217.426
5.031.190
3.014.209
1.865.364
Vốn cổ phần
1.041.389
750.000
309.386
198.409
( Nguồn: Báo cáo thường niên- Ngân hàng VPBANK)
Như vậy theo bảng 1 và 2 thì lợi nhuận của VPBANK liên tục tăng nhanh trong các năm từ 2004 đến 2007. Trong đó tổng thu nhập các hoạt động luôn tăng nhanh hơn tổng chi phí các hoạt động. Đi đôi với việc tăng lợi nhuận là Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng nhanh. Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng.
Hiệu quả của hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ của ngân hàng VPBANK:
Theo bảng và các số liệu trên thì có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của VPBANK là rất tốt. Lợi nhuận liên tục tăng nhanh, quy mô tài sản liên tục tăng. Ngoài ra việc liên tục mở rộng mạng lưới giao dịch rộng khắp cũng thể hiện việc kinh doanh và cung ứng dịch vụ của VPBANK đang rất có hiệu quả. Bên cạnh đó một tín hiệu cũng rất khả quan của VPBANK đó là các công ty trực thuộc như Công ty Chứng khoán VPBANK và Công ty Quản lý tài sản VPBANK cũng có những kết quả hoạt động tốt ( Lợi nhuận từ công ty Chứng khoán VPBANKđạt 38.9 tỷ đồng, từ công ty Quản lý tài sản VPBANK đạt trên 2 tỷ đồng ).
Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn của VPBANK vẫn còn tỷ lệ nợ xấu và tuy rằng có xu hướng giảm trong những năm gần đây: Năm 2004 là 0.5%; năm 2005 là 0.75% và năm 2006 là 0.58% và năm 2007 là 0.49% nhưng vẫn có thể coi là còn cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống.
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của VPBANK giai đoạn 2004- 2007:
Tình hình chung về hoạt động thanh toán XNK tại VPBANK:
Hoạt động TTQT của VPBANK vẫn tăng trưởng đều đặn trong những năm qua. Đến cuối năm 2007, trị giá L/C NK đạt 82.4 triệu USD, tăng 21.351 triệu USD so với năm 2006 (61.049 USD ), trị giá L/C xuất thông báo là 7.16 triệu USD, tăng 1.505 USD so với năm 2006 ( 5.655 USD ). Đặc biệt doanh số chuyển tiền TTR đạt 152.623 triệu USD, tăng 72.545 triệu USD so với năm 2006 ( 80.078 USD ). Doanh số nhờ thu XNK đạt 8.174 triệu USD, tăng 3.015 USD so với năm 2006 ( 5.159 USD ) và thu phí dịch vụ luỹ kế đạt 10.541 tỷ đồng, tăng 4.419 tỷ đồng so với năm 2006 ( 6.122 tỷ đồng ). Như vậy kim ngạch thanh toán XNK của VPANK tiếp tục tăng trưởng dương trong năm 2007 vừa qua bất chấp tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng kể từ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ( 7/11/2006). Bảng dưới đây cho ta thấy tình hình tăng trưởng trong hoạt động TTQT tại ngân hàng VPBANK trong những năm 2004- 2007:
Bảng 4: Chỉ tiêu các hoạt động TTQT 2004- 2007 Đơn vị: 1.000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Trị giá L/C NK trong kỳ
26.834
38.225
61.049
82.420
Trị giá L/C XK thông báo trong kỳ
6.028
6.243
5.655
7.160
Doanh số chuyển tiền TTR
29.346
44.685
80.078
152.623
Doanh số nhờ thu ( XNK )
1.935
3.618
5.159
8.174
Tổng số phí thu được ( triệu đồng )
3.913
4.015
6.122
10.541
(Nguồn: Báo cáo thường niên- Ngân hàng VPBANK)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, các chỉ tiêu trong TTQT của VPBANK không ngừng tăng trong các năm từ 2004- 2007 và các hoạt động TTQT chủ yếu là thanh toán L/C NK và thanh toán chuyển tiền TTR. Tổng kim ngạch thanh toán XNK các năm: 2006 là 151.941 triệu USD, chiếm 0.1809% tổng kim ngạch XNK cả nước; 2007 là 260.918 triệu USD, chiếm 0.24% tổng kim ngạch XNK cả nước. Mặc dù kim ngạch XNK của VPBANK năm 2007 có tăng tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch XNK của cả nước so với năm 2006 nhưng con số này xem ra vẫn là nhỏ so với tổng kim ngạch XNK cả nước là 109.21 tỷ USD. Như vậy tức là thị phần thanh toán XNK của VPBANK chỉ chiếm có 0.24% của cả nước. Nếu so với các ngân hàng khác như VIETCOMBANK chẳng hạn, ngân hàng này hiện đang là một trong những ngân hàng có thị phần và doanh thu trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước với doanh thu năm 2007 là hơn gần 30 tỷ USD với thị phần là 28%, gấp 116.7 lần so với 0.24% của VPBANK hay ngân hàng TECHCOMBANK cũng có kim ngạch XNK là 4.023 tỷ USD chiếm gần 3.7% thị phần thanh toán XNK cả nước.
Dưới đây là bảng thị phần thanh toán XNK của VPBANK giai đoạn 2004- 2007:
Bảng 5: Thị phần thanh toán XNK của VPBANK Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Xuất khẩu
0.078
0.086
0.117
0.172
Nhập khẩu
o.14
0.18
0.24
0.27
Tổng
0.11
0.13
0.18
0.24
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thanh toán quốc tế của VPBANK giai đoạn 2003- 2007
Trong năm 2007, doanh số của các hoạt động cụ thể như sau: Hoạt động huy động vốn đạt 15.355 tỷ đồng ( 959.688 triệu USD ); hoạt động tín dụng đạt 13.217 tỷ đồng ( 826.063 triệu USD ); hoạt động TTQT đạt 260.918 triệu USD; hoạt động kiều hối đạt doanh số chi trả là 29.452 triệu USD; doanh số mua và bán ngoại tệ là 784 triệu USD và doanh số. Trong đó tỷ trọng của hoạt động TTQT so với các hoạt động khác là 9.12%. Trong thời kỳ thương mại hàng hoá quốc tế phát triển như hiện nay mà tỷ trọng của hoạt động TTQT tại VPBANK chỉ chiếm chưa đầy 10% tỷ trọng trong các hoạt động thì vẫn còn là rất khiêm tốn. Khách hàng TTQT của VPBANK cũng đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, các cá nhân. Các hình thức chính chủ yếu là chuyển tiền TTR, thanh toán L/C nhập khẩu các lô hàng có giá trị không lớn.
Thanh toán XK tại VPBANK:
Từ năm 2004- 2007, kim ngạch thanh toán XK của VPBANK vẫn tăng đều đặn về giá trị, mặc dù năm 2006 có giảm so với năm 2005 từ 6.243 triệu USD xuống còn 5.655 triệu USD nhưng lại tăng lên7.160 triệu USD năm 2007. ( Bảng 4)
Bảng 6: Kim ngạch thanh toán XK của VPBANK Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
VPBANK
20.561
27.967
46.137
81.073
Cả nước
26,503.000
32,442.000
39,600.000
47,238.000
Thị phần của VPBANK
0.078%
0.086%
0.117%
0.172%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thanh toán quốc tế của VPBANK giai đoạn 2003- 2007)
Như vậy mặc dù tổng giá trị thanh toán XK của VPBANK có tăng trong giai đoạn này nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK cả nước lại giảm hay nói cách khác là thị phần giảm.
Trong hoạt động thanh toán XK tại VPBANK thì phương thức thanh toán bằng chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số, kế đến là trị giá L/C XK và cuối cùng là nhờ thu XK. (Bảng 5 )
Bảng 7: Thanh toán XK tại VPBANK Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chuyển tiền TTR
13.752
20.553
38.214
70.059
Trị giá L/C XK
6.028
6.243
5.655
7.160
Nhờ thu XK
0.781
1.171
2.268
3.854
Tổng
20.561
27.967
46.137
81.073
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thanh toán quốc tế của VPBANK giai đoạn 2003- 2007)
Các mặt hàng xuất khẩu chính được thanh toán qua VPBANK là: Gạo, thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, các sản phẩm dệt may, giày dép. Tuy nhiên trong hình thức chuyển tiền TTR thì không ghi rõ mục đích cũng như các loại hàng hoá và dịch vụ thanh toán nên không thể thống kê cụ thể và không thể phân tích được.
Thanh toán NK tại VPBANK:
Thanh toán NK luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch thanh toán XNK qua VPBANK trong những năm qua. Khác với thanh toán XK, trong thanh toán NK thì phương thức thanh toán bằng chuyển tiền TTR chỉ chiếm tỷ trọng thứ hai, lớn nhất là thanh toán bằng L/C và nhỏ nhất là nhờ thu NK. ( bảng 6 )
Bảng 8: Thanh toán NK tại VPBANK Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chuyển tiền TTR
15.594
24.132
41.864
82.568
Trị giá L/C NK
26.834
38.225
61.049
82.420
Nhờ thu
1.154
2.447
2.891
4.320
Tổng
43.582
64.804
105.804
169.308
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thanh toán quốc tế của VPBANK giai đoạn 2003- 2007)
Bảng 9: Kim ngạch thanh toán NK của VPBANK Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
VPBANK
43.582
64.804
105.804
169.308
Cả nước
31,945.000
36,987.000
44,410.000
61,972.000
Thị phần của VPBANK
o.14%
0.18%
0.24%
0.27%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thanh toán quốc tế của VPBANK giai đoạn 2003- 2007)
Cũng như thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu cũng không thể xác định được cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu được thanh toán qua VPBANK, các loại nhập khẩu được thanh toán qua VPBANK chủ yếu là các mặt hàng tiêu dung, xăng dầu, sắt thép và máy móc thiết bị. Tuy nhiên qua các hình thức thanh toán bằng L/C và nhờ thu thì có thể nhận thấy mặt hàng được thanh toán NK qua VPBANK nhiều nhất là xăng dầu, kế đến là các mặt hàng tiêu dung, sau đó là sắt thép và cuối cùng là máy móc thiết bị.
Kết hợp bảng số liệu 7 và 8 cho thấy xu hướng chung của các doanh nghiệp Việt Nam là khi XK thì thường hay chon hình thức thanh toán đơn giản, chi phí thấp mà chủ yếu là bằng điện chuyển tiền TTR. Còn khi NK thì lại thanh toán bằng L/C. Đây là một xu hướng không có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động giao lưu buôn bán, thương mại quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế khác tại VPBANK:
Ngoài hoạt động thanh toán XNK bằng các hình thức như chuyển tiền, nhờ thu và L/C thì VPBANK còn đang thử nghiệm hình thức thanh toán bằng thẻ trả trước quốc tế VPBank Platinum EMV Master Card. Đây cũng là một hình thức hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và cạnh tranh gay gắt mà rất nhiều ngân hàng khác cũng đã và đang thử nghiêm thành công.
Một hình thức khác liên quan đến việc hỗ trợ thanh toán đó là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Có rất ít tài liệu và số liệu nói về hoạt động nay, nhưng nói chung là ngân hàng VPBANK vẫn cố gắng duy trì lượng ngoại tệ dự trữ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ của khách hàng.
Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế của VPBANK:
Những kết quả đạt được:
Mặc dù kết quả hoạt động thanh toán XNK tại VPBANK trong giai đoạn vừa qua là vẫn còn k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26372.doc