Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Maritime Bank – Chi nhánh Thanh Xuân

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI (MSB) 4

1.1Quá trình hình thành và phát triển của MSB 4

1.1.1 Giới thiệu chung về MSB 4

1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB 10

1.1.3Một số hoạt động chính của MSB 14

1.2Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh Thanh Xuân 19

1.2.1 Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh 19

1.2.2 Một số đặc thù trong hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN 24

2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế 24

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân 24

2.2.1 Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân. 24

2.2.2 Các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân. 26

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB – chi nhánh Thanh Xuân 33

2.3.1. Kết quả đạt được trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân. 33

2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân 36

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân 38

2.4.1. Nguyên nhân khách quan 38

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN 41

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân trong giai đoạn 2010 – 2015 41

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân giai đoạn 2010 – 2015 42

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế 42

3.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế. 43

3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế 44

3.2.4 Nâng cao trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế. 45

3.2.5 Đẩy mạnh công tác marketing cho hoạt động thanh toán quốc tế. 47

3.2.6 Mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác trong và ngoài nước 48

3.2.7 Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng 48

3.2.8 Nâng cao uy tín của ngân hàng trong khả năng thanh toán. 49

3.3 Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân 49

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 49

3.3.3 Kiến nghị đối với MSB 51

Kết luận 53

Danh mục tài liệu tham khảo 54

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Maritime Bank – Chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B THANH XUÂN 2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân nằm trong hệ thống hoạt động thanh toán quốc tế của toàn ngân hàng. Đối với phương thức thư tín dụng và nhờ thu có chứng từ, phòng khách hàng doanh nghiệp của MSB Thanh Xuân giữ vai trò trung gian giữa Hội sở chính và khách hàng. Cán bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh sẽ nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng, xử lý những vướng mắc, sai sót bề nổi của hồ sơ. Sau đó hồ sơ sẽ được phòng khách hàng doanh nghiệp gửi lên Hội sở chính. Hội sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý hồ sơ ở mức độ chuyên sâu. Ví dụ trong trường hợp thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, cán bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ thủ tục liên quan đến hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ gửi lên Hội sở chính. Hội sở chính sẽ kiểm tra lỗi L/C. Sau đó sẽ báo về cho cán bộ thanh toán quốc tế ở chi nhánh. Theo đó, cán bộ thanh toán ở chi nhánh có trách nhiệm báo lại với khách hàng. Nếu bộ chứng từ có sai sót, cán bộ thanh toán quốc tế sẽ tư vấn cho khách hàng sửa lại, nếu bộ chứng từ không có gì sai sót, cán bộ TTQT tiếp tục thực hiện các bước của quy trình hoạt động TTQT với khách hàng. Đối với phương thức chuyển tiền và nhờ thu phiếu trơn khách hàng sẽ làm việc trực tiếp với phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh. 2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân 2.2.1 Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân. Nhìn chung, nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân cũng tuân theo nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. Bao gồm một số nội dung chính như sau: - Nghiên cứu, nắm bắt rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh. Công tác nghiên cứu, nắm bắt rõ nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh là nội dung cơ bản nhất và xuyên suốt quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại. Có thể nói đây là nội dung này mang tính chất nền tảng cho việc xác định các nội dung phát triển tiếp theo. Ý thức được điều này, ngay từ khi thành lập, MSB Thanh Xuân đã liên tục tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát thị trường, nhất là khảo sát nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó, chi nhánh có thể đề ra những kế hoạch hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính như hiện nay, việc xác định rõ đối thủ cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hoạt động thanh toán của chi nhánh. Đối thủ cạnh tranh ở đây là những ngân hàng cùng cung cấp những sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh đang cung cấp, hoặc những ngân hàng hướng tới cùng một đối tượng khách hàng như chi nhánh, ví dụ như ngân hàng quân đội (MB), ngân hàng quốc tế (VIB), ngân hàng đông nam á (seabank). Hiểu rõ được tầm quan trọng của điều này, từ khi đi vào hoạt động, chi nhánh luôn có những bước theo dõi sát sao những bước đi, thay đổi trong hoạt động của đối thủ để kịp thời đề ra những kế hoạch ứng phó nhằm ngày càng nâng cao thị phần thanh toán của chi nhánh trên lĩnh vực tài chính. Ví dụ năm 2008, cùng với toàn hàng, MSB Thanh Xuân đã đưa vào áp dụng dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh Money gram nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Xác định mục tiêu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế Từ việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt rõ đối thủ cạnh tranh, ban lãnh đạo chi nhánh đề ra mục tiêu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh mình. Các mục tiêu có thể kể đến là giữ vững thị phần là những khách hàng truyền thống, hướng tới mở rộng thị phần thanh toán quốc tế sang các khách hàng khác như các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn đặt mục tiêu nỗ lực đa dạng hóa các loại hình thanh toán để có thể thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng. - Xây dựng chiến lược thực hiện Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng một chính sách chiến lược thực hiện. Trong đó đề cao việc nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, bên cạnh đó tiếp tục đa dạng hóa các loại hình thanh toán. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng vào việc hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế hiện tại sẽ không đạt được mục tiêu định hướng đã đề ra. Do vậy, chi nhánh đã có những chính sách đẩy mạnh sự phối hợp giữa các phòng ban nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ và hiệu quả nhất. - Công tác triển khai và kiểm soát. Với mỗi giai đoạn phát triển, tùy theo bối cảnh nền kinh tế mà chi nhánh có những chính sách nhất định nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Và mục tiêu cuối cùng là hoàn thành những định hướng đã đề ra của chi nhánh. Công tác triển khai và kiểm tra, kiểm soát hoạt động luôn phải đi liền với nhau nhằm điều chỉnh hướng đi đúng đắn nhất cho hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh. 2.2.2 Các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân. Cùng với thời điểm thành lập chi nhánh, tính cho đến nay, hoạt động thanh toán quốc tế chi nhánh Thanh xuân đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm và đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. MSB Thanh Xuân chủ yếu cung cấp 3 loại hình thanh toán quốc tế: nhờ thu, chuyển tiền và thư tín dụng (L/C). Vì vậy, bài báo cáo xin đi nghiên cứu tập trung vào 3 hình thức thanh toán này. Quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân được thể hiện qua các chỉ tiêu đo lường dưới đây: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế MSB Thanh Xuân Doanh số hoạt động TTQT của MSB Thanh Xuân đối với các phương thức thanh toán quốc tế từ 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng 2.1 sau: Bảng 2.1:Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT của MSB Thanh Xuân từ 2007 - 2009 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chuyển tiền 421,648,237.00 572,521,627.00 834,247,321.00 Nhờ thu 4,305,259.00 11,088,893.00 19,749,524.00 L/C 732,301,301.00 1,066,032,730.00 1,938,524,642.00 Nguồn: báo cáo phòng KHDN–MSB Thanh Xuân Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của từng phương thức tăng đều qua các năm. Cụ thể: Đối với hình thức chuyển tiền, trị giá năm 2008 là 572,521,627.00, tăng 35% so với năm 2007. Năm 2009, tốc độ này tăng lên mức 45% so với năm 2008, trị giá năm 2009 dừng mở mức 834,247,321.00 Hình thức nhờ thu là hình thức đạt giá trị thấp nhất trong 3 hình thức thanh toán quốc tế mà chi nhánh cung cấp. Tuy vậy, doanh thu của hình thức này vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2008 đánh dấu mức tăng đáng kể trong phương thức này, đạt 11,088,893.00, tăng 157% so với năm 2007. Sang đến năm 2009, tốc độ tăng doanh thu của phương thức này giảm nhẹ, đạt 19,749,524.00 tăng 78% so với năm 2008. Phương thức thư tín dụng là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế của chi nhánh. Năm 2007, doanh thu phương thức này đạt 732,301,301.00. Năm 2008, doanh thu tăng lên 1,066,032,730.00, tăng 45% so với năm 2007. Năm 2009 trị giá doanh thu tăng xấp xỉ 82%, đạt 1,938,524,642.00 - Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền Tổng số bộ hồ sơ và tổng trị giá của phương thức chuyển tiền của hoạt động TTQT MSB Thanh Xuân từ 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức chuyển tiền của MSB Thanh Xuân từ 2007 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Chuyển tiền đi Chuyển tiền đến Bộ 56 67 79 108 121 167 Chuyển tiền đi Chuyển tiền đến VNĐ 196,494,471.1 225,153,765.9 217,558,218.26 309,963,408.74 330,379,674.82 503,857,646.18 Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân Qua bảng 2.2 ta thấy cả doanh số lẫn số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền đều tăng qua các năm. Năm 2008, do bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế nên doanh thu và số món của phương thức chuyển tiền chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, số món tăng từ 56 lên 79, đạt 41%. Doanh số chuyển tiền đi trong năm 2008, đạt 217,558,218.26, tăng 10.7%. Cũng trong năm 2008, hình thức chuyển tiền đến tăng từ 255,153,765.9 năm 2007 lên 309,963,408.74, đạt 37%. Năm 2009, mức độ tăng được cải thiện rõ rệt. Phương thức chuyển tiền đi tăng từ 217,558,218.26 lên 330,379,674.82 đạt 51.8%. Phương thức chuyển tiền đến tăng từ 330,379,674.82 lên 503,857,646.18 đạt 62%. Cũng qua bảng 2.2 ta thấy hình thức chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh thu của phương thức chuyển tiền. Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu Bảng 2.3: Doanh thu và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu của MSB Thanh Xuân từ 2007 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Nhờ thu nhập Nhờ thu xuất Bộ 43 17 58 24 79 32 Nhờ thu nhập Nhờ thu xuất VNĐ 2,659,470.15 1,645,788.85 7,980,003.7 3,108,889.3 15,182,085.88 4,567,438.12 Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân Qua bảng 2.3, ta có thể thấy hoạt động nhờ thu là hoạt động có số bộ hồ cơ cũng như doanh thu chiếm tỉ trọng ít nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh. Tuy nhiên, phương thức này vẫn có sự gia tăng đều qua các năm. Năm 2008, số bộ hồ sơ là 82, tăng 36% so với con số 60 bộ năm 2007. Năm 2009 có sự tăng nhẹ số bộ hồ sơ, tỉ lệ tăng đạt 38% so với năm 2008, tổng giá trị tăng 358% so với năm 2007. Tuy nhiên, so với nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu vẫn chiếm đa số cả về số bộ hồ sơ lẫn doanh thu. Tỷ lệ tăng của nhờ thu nhập khẩu cũng lớn hơn đáng kể so với tỷ lệ tăng của nhờ thu xuất khẩu. Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức thư tín dụng Đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế của chi nhánh. Cụ thể số bộ hồ sơ và doanh thu của phương thức thư tín dụng được thể hiện qua bảng 2.4: Bảng 2.4: Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức L/C của MSB Thanh Xuân từ 2007 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 L/C nhập L/C xuất Bộ 528 93 726 127 1273 149 L/C nhập L/C xuất VNĐ 637,102,131.87 95,199,169.13 970,089,784.3 95,942,945.7 1,725,286,931.38 213,237,710.62 Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân Cũng như 2 hình thức nhờ thu và chuyển tiền, hình thức thanh toán bằng thư tín dụng có số bộ hồ sơ và doanh số tăng đều qua các năm. Trong đó, hình thức thư tín dụng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với thư tín dụng xuất khẩu. Năm 2008, số bộ hồ sơ thư tín dụng nhập khẩu tăng từ 528 lên 726, đạt 37.5%. Trị giá L/C nhập khẩu trong năm này cũng tăng 52.2%. Năm 2009 đánh dấu mức tăng đáng kể trong hình thức L/C nhập do hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Cụ thể năm 2009, số bộ hồ sơ tăng 75.3%, đạt 1273 bộ. Doanh số trong năm này tăng đến 1,725,286,931.38 đạt 77%. Trong khi đó, doanh số hình thức thư tín dụng xuất khẩu trong năm 2008 hầu như không tăng so với năm 2007. Năm 2009, doanh số hình thức này tăng 122.2% so với năm 2008. Doanh thu tổng phí dịch vụ TTQT Đơn vị: triệu đồng Hình 2.1: Doanh thu tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân từ 2006 – 2009 (Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân) Qua hình 2.1, ta thấy tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đều tăng qua các năm. Thậm chí năm 2009, doanh thu từ phí dịch vụ tăng mạnh so với năm 2008. Năm 2008 mức phí đạt 1,888,462,471. Năm 2009, mức phí tăng 340%, đạt đến 8,314,991,893. - Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân được thể hiện qua hình 2.1 sau: Hình 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân từ 2007 - 2009 (Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân) Nhìn vào hình 2.2 ta thấy, hình thức thư tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007, phương thức này chiếm tỷ trọng 63.3% và tăng lên 69.5% trong năm 2009. Tỷ trọng phương thức nhờ thu cũng tăng dần qua các năm song tỷ trọng phương thức này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các phương thức thanh toán quốc tế. - Thị phần thanh toán quốc tế Hình 2.3 Thị phần thanh toán quốc tế của MSB TX từ 2007 – 2009 (Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân) Hình 2.3 cho ta thấy, thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân so với toàn ngân hàng MSB tăng dần qua các năm. Năm 2008, mức tăng không nhiều so với năm 2007. Năm 2009, thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt mức tăng đáng kể trong toàn hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. - Mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế vào tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh. Hình 2.4 dưới đây thể hiện mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế vào tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh. Mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế giảm vào năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2009, mức đóng góp này tăng đến 26.6%, mức cao nhất trong hơn 3 năm hoạt động. Hình 2.4: Mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế vào tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh từ 2007 - 2009 (Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân) 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB – chi nhánh Thanh Xuân 2.31. Kết quả đạt được trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân. Qua hơn 3 năm kể từ ngày thành lập chi nhánh, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đã đạt được những kết quả nhất định, và cũng đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh. Hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân luôn đảm bảo tuân thủ đúng thông lệ quốc tế, không ngừng thiết lập mối quan hệ với nhiều ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới, nâng cao uy tín của ngân hàng. Nhìn chung, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đã đạt được những thành tựu nổi bật như sau: Thứ nhất: trong việc thực hiện những nội dung phát triển đã đề ra, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đã đạt được 1 số kết quả đáng ghi nhận như: công tác triển khai dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh Money gram đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng đã làm tốt vai trò trong việc tiếp tục duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống, bên cạnh đó luôn tìm tòi và hướng tới mở rộng thị phần thanh toán quốc tế sang các khách hàng khác như các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh. Thứ hai: Doanh thu từ phí dịch vụ ngày càng tăng. Đây là kết quả của quá trình thực hiện những chiến lược đã đề ra của ban lãnh đạo chi nhánh. Như đã phân tích ở trên, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đều tăng qua các năm, góp phần không nhỏ trong doanh thu của toàn ngân hàng. Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ thanh toán của chi nhánh ngày càng được chú trọng cải thiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện để các hoạt động khác phát triển điển hình như hoạt động mua bán ngoại tệ. Sự phát triển hoạt động này giúp đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng nhằm thanh toán các hợp đồng thanh toán quốc tế, tạo điều kiện tăng dư nợ ngoại tệ cho ngân hàng. Thứ ba: quản trị rủi ro tốt. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân luôn kiểm soát được rủi ro ở mức độ thấp nhất. Do vậy mức kí quỹ của các hợp đồng giảm dần kể từ khi thành lập ngân hàng đến nay. Hiện tại, mức kí quỹ của các hợp đồng đạt mức thấp nhất 5%. Điều này chứng tỏ, MSB Thanh Xuân đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhằm tránh mức tối đa các trường hợp rủi ro về thanh toán quốc tế xảy ra. Thứ tư: mở rộng quan hệ với các ngân hàng, đại lý trong nước và trên thế giới. Không chỉ nâng cao uy tín với các ngân hàng trong nước, MSB Thanh Xuân còn chú trọng việc nâng cao uy tín của mình với các ngân hàng nước ngoài. Mục đích nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế, để hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đặc biệt đối với các giao dịch quốc tế, việc mở rộng quan hệ với các đại lý chi nhánh tại nước ngoài đã giúp quy trình thanh toán được xử lý nhanh gọn mà vẫn đảm bảo chất lượng cho giao dịch. Thứ năm: đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình với công việc. Đội ngũ nhân viên của phòng thanh toán quốc tế là một ưu điểm không thể không kể đến. Sự hiểu biết về nghiệp vụ, thành thạo tiếng Anh và tin học văn phòng của cán bộ thanh toán đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh diễn ra trôi chảy, ít mắc phải sai sót. Bên cạnh đó, công tác tư vấn cho khách hàng cũng được cán bộ thanh toán đảm nhận rất tốt. Điều này giúp củng cố niềm tin của khách hàng khi tham gia các giao dịch thanh toán tại chi nhánh. Thứ sáu: Giá trị cũng như số món thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm. Như đã phân tích ở trên, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là ở phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Số bộ hồ sơ L/C nhập khẩu năm 2009 tăng đến 1273 bộ so với 726 bộ năm 2008. Doanh số mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại đã đóng góp một phần không nhỏ trong doanh thu hàng năm của chi nhánh. 2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân còn có những mặt tồn tại sau: Thứ nhất: Là một trong những nội dung phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ và hiệu quả chưa thực sự nhuần nhuyễn. Diển hình là công tác kinh doanh ngoại hối. Kinh doanh ngoại hối là một hoạt động bổ trợ quan trọng cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy vậy, doanh thu từ hoạt động này của MSB Thanh Xuân trong 2 năm gần đây có sự sụt giảm đáng kể. 1 phần nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 18.8 391.08 -1,275.2 -4,282.3 Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân Thứ hai: Các phương thức thanh toán quốc tế chưa đa dạng. Hiện nay MSB Thanh Xuân mới chỉ cung cấp 3 loại hình thanh toán quốc tế chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu, và thư tín dụng. Đặc biệt trong hình thức thu tín dụng, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân mới chỉ áp dụng cho thư tín dụng trả ngay hoặc trả chậm chứ chưa áp dụng một số L/C khác như L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng…do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng chưa thực sự thành thạo với những loại hình L/C đặc biệt này. Việc đa dạng hóa các loại hình thanh toán là vô cùng quan trọng bởi nó mang lại cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn và nhiều tiện ích khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác nhau của chi nhánh. Thứ ba: hoạt động marketing chưa làm nổi bật những lợi ích từ hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Marketing là một trong những hoạt động hàng đầu của ngân hàng, đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của ngân hàng. Hoạt động marketing được tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh cũng như mang lại vị thế, hình ảnh của ngân hàng đến người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, MSB Thanh Xuân cũng như các chi nhánh khác trong toàn ngân hàng đã có những chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm một cách rộng rãi, tiếp cận tới các bộ phận dân cư. Tuy nhiên hoạt động marketing của MSB nói chung và MSB Thanh Xuân nói riêng vẫn chỉ mang tính quảng bá chung chung về cả ngân hàng, chưa có điểm nhấn tạo tính riêng biệt cho hoạt động TTQT. Mặc dù hiện nay chi nhánh đã đưa vào áp dụng hai phương thức thanh toán mới là money gram và thẻ thanh toán quốc tế song hai phương thức này vẫn chưa được quảng bá rộng rãi đến khách hàng nên hầu như khách hàng vẫn chỉ biết đến dịch vụ thanh toán này thông qua những ngân hàng lớn như ngân hàng ngoại thương. Thứ tư: tỷ trọng giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu còn ở mức chênh lệch cao. Như đã phân tích ở trên, doanh số từ thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, lấn át hơn cả so với thanh toán xuất khẩu. Đây là một nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn ngoại tệ. Do vậy, việc cân đối giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu là một nhiệm vụ cần thiết mà ban lãnh đạo chi nhánh cần phải giải quyết trong thời gian tới. Thứ năm: đối tượng khách hàng thanh toán còn hạn chế. Cho tới nay, hầu hết khách hàng của chi nhánh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và chủ yếu là các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng thân thiết với ngân hàng. Do vậy, doanh số của từng bộ hồ sơ còn hạn chế. Những khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là mục tiêu đối tượng cần hướng tới trong giai đoạn 2010 – 2015. Vì thế, trong tương lai, chi nhánh cần có những biện pháp tích cực thu hút những khách hàng là những tổng công ty lớn và các doanh nghiệp quốc doanh. 2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân Với những hạn chế bộc lộ trong quy trình thanh toán quốc tế của chi nhánh như đã đề cập ở trên, ban lãnh đạo chi nhánh cần có những biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của chi nhánh mình hơn nữa. Để làm được điều đó, trước hết phải tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. 2.4.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Chưa có một môi trường pháp lý cụ thể đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Tính cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa đưa ra một văn bản pháp lý cụ thể nào quy định riêng cho hoạt động thanh toán quốc tế, ngoại trừ một số quy tắc nhỏ lẻ được quy định trong một số văn bản luật như Luật Dân Sự 2005, Luật Thương mại 2005. Những quy định này thiếu tính thống nhất, nhiều khi lại chồng chéo mâu thuẫn nhau. Do vậy, hầu hết hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng Việt Nam đều dựa trên những thông lệ quốc tế có sẵn như UCP 600, Incoterm 2000… Vì vậy, khi có sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch, nhiều khi ngân hàng không biết phải giải quyết như thế nào hoặc tùy theo từng trường hợp mà đưa ra các phương án giải quyết cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích giữa các bên. Thứ hai: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, số lượng ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính ngày càng lớn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Mục tiêu được đặt ra là làm thế nào để cạnh tranh được với các ngân hàng khác, tạo được chỗ đứng riêng cho ngân hàng mình trên thị trường tài chính. Không chỉ riêng MSB Thanh Xuân mà cả các ngân hàng khác luôn tìm mọi cách nhằm thu hút khách hàng. Nhất là khi Việt Nam ra nhập WTO tạo điều kiện cho các ngân hàng quốc tế quy mô lớn vào Việt Nam. Thị trường ngân hàng được mở rộng đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói riêng. Thứ ba: Tình hình thế giới biến động. Giai đoạn 2004 – 2008 là giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Đặc biệt trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ phải tuyên bố phá sản vì không thanh toán được các khoản nợ. Tình hình tài chính tiền tệ đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế. Sự mất ổn định tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả ngân hàng lẫn khách hàng. Nguồn cung ứng ngoại tệ của ngân hàng bị hạn chế còn khách hàng khó khăn hơn trong việc mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương. Thứ tư: trình độ hiểu biết về quy trình thanh toán quốc tế của khách hàng còn thấp. Đặc biệt khách hàng của MSB Thanh Xuân chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy trình độ hiểu biết về quy trình thanh toán quốc tế còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc hồ sơ chứng từ khách hàng gửi tới ngân hàng còn nhiều sai dót khiến cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng đều mất thời gian sửa chữa. Do vậy gây lãng phí nguồn lực một cách không cần thiết hoặc đôi khi làm chậm thời hạn kinh doanh của hợp đồng gây ra tổn thất cho khách hàng. 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Ngân hàng Hàng Hải tuy là một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn trên 1.500 tỷ đồng, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, tuy nhiên ngân hàng Hàng Hải vẫn là một ngân hàng tách ra từ ngành Hàng Hải, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế của ngành. Điều này gây ảnh hưởng tới thị phần khách hàng của chi nhánh. Do vậy, khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng khách hàng là doanh nghiệp lớn không nhiều. Thứ hai: Nguồn nhân lực còn hạn chế. Điều này được thể hiện ở trình độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế. MSB Thanh Xuân sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi. Điều này mang lại nhiều lợi thế trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, song không phải là không có điểm bất lợi. Một đội ngũ trẻ thường ít kinh nghiệm, mức độ cọ xát trên thị trường còn ít. Trong khi hoạt động thanh toán quốc tế là một mảng hoạt động chứa nhiều rủi ro đòi hỏi những người thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế không chỉ am hiểu về l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112274.doc
Tài liệu liên quan