MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 2
I. Khái quát chung về dịch vụ Logistics 2
1. Sự ra đời và phát triển của Logistics 2
1.1 Khái niệm về Logistics 2
1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics 5
1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp 8
2. Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics 10
2.1 Đặc điểm của Logistics 10
2.2 Vai trò của Logistics 14
2.3 Tác dụng của dịch vụ Logistics 17
3. Các loại dịch vụ logistics 20
3.1. Dịch vụ vận tải: 22
3.2. Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải: 24
3.3.Dịch vụ chuyển phát: 24
3.4.Dịch vụ phân phối: 25
3.5.Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính: 25
3.6. Dịch vụ tư vấn quản lý: 26
3.7. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải): 26
II.Những nội dung cơ bản vê dịch vụ logistics 30
2.1. Xác định nguồn cung cấp 30
2.2 Lập kế hoạch sản xuất tối ưu 30
2.3.Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá 31
2.4. Tổ chức hệ thống phân phối 32
2.5. Bố trí kho hàng 32
2.6.Bao gói hàng hoá 33
2.7.Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hoá 33
III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ Logistics và các nhân tố ảnh hưởng 33
3.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh doanh dịch vụ logistic 33
3.1.1 Các chỉ đánh giá dịch vụ logistics 33
3.1.2. Phương pháp đánh giá bao gồm 33
3.1.3. Các bước xây dựng chỉ tiêu đánh giá 34
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam 36
3.2.1. Điều kiện địa lý 36
3.2.2. Cơ sở hạ tầng 36
3.2.3. Môi trường pháp lý 40
3.2.4. Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam 41
3.2.5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam 42
3.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics 43
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY SAO MAI 45
I. Tình hình phát triển logistics của công ty Sao Mai những năm qua 45
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sao Mai 45
1.1 Quá trình phát triển công ty Sao Mai 45
1.2.Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của công cho đến nay 46
1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty sao mai. 46
2. Tình hình phát triển logistics của công ty Sao Mai. 47
II. Động thái phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Sao Mai 57
2.1 Dịch vụ gia công phần mềm 57
2.2. Dịch vụ phần cứng. 59
2.2.1 Các lĩnh vực hoạt động 59
2.2.2 Chính sách dịch vụ của công ty 59
2.3. Dịch vụ tư vấn khách hàng, đào tạo tin học , ngoại ngữ 63
III. Những kết luận đánh giá qua nghiên cứu phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Sao Mai. 63
3.1.Những kết quả đạt được. 65
3.2. Những khó khăn 67
3.3. Nguyên nhân 68
CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY SAO MAI 70
I. Phương hướng phát triển các dịch vụ và dịch vụ logistics vủa việt Nam những năm tới 70
1. Phương hướng phát triển các dịch vụ nói chung 70
2. Phương hướng phát triển dịch vụ logistics 77
II. Phương hướng phát triển dịch vụ logistics của công ty Sao Mai 81
1. Mục tiêu ,phương hướng phát triển của nghành 81
2. Nhiệm vụ đặt ra cho công ty Sao mai. 84
3. Phương hướng phát triển sản xuất của công ty Sao Mai 84
III. Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của Sao Mai trong những năm tới 92
1. Tăng cường nhận thức về logistics 92
2. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dịch vụ logistics 92
3. Giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ logistics 93
4. Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến , khuyêch trương 93
5. Giải pháp chăm sóc phục vụ khách hàng và quản lý khách hàng 94
6. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị 94
7. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 95
8. Ứng dụng công nghệ thông tin 95
9. Liên kết và phát huy vài trò của các hiệp liên quan đến vai trò của nghành công nghệ thông tin 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
102 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3975 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển kinh doanh các dịch vụ Logistics của công ty Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới cách kinh doanh vận tải giao nhận, hạn chế thời gian lưu kho, giảm bớt phiền hà về thủ tục, chất lượng và an toàn trong giao nhận vận tải được nâng cao, đảm bảo hữu hiệu trong hoạt động Logistics với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã trở thành xu thế, mở ra cả cơ hội và thách thức đối với mọi quốc gia thì việc áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức là một đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam, một nước có nhiều lợi thế phát triển các phương thức vận tải đặc biệt là vận tải đường biển.
Vận tải đa phương thức đã được biết đến ở Việt Nam trước những năm 90 của thế kỷ XX. Thời gian này, một vài công ty vận tải giao nhận của Việt Nam đã thử nghiệm vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức. Vietfracht, năm 1982, thử nghiệm vận chuyển một số lô hàng xuất khẩu từ thành phố HCM đi Pari theo các chặng: Sài Gòn - Hắc Hải (Liên Xô cũ) bằng tàu Lash; Hắc Hải - Regenburg - Pari bằng tàu hoả. Tiếp đó, năm 1987 - 1988 Vietfracht áp dụng mô hình vận tải đa phương thức cho lô hàng nhựa đường của Lào nhập khẩu từ Singapore về Savanaket và Pắc Xế qua cảng Đà Nẵng theo hai cung đoạn: Singapore - Đà Nẵng bằng tàu biển và Đà Nẵng - Savanaket (và Pắc Xế) bằng ôtô. Những năm tiếp sau Vietfacht tiếp tục vận chuyển hàng hoá cho các tỉnh phía nam Trung Quốc dưới hình thức biển - bộ. Doanh nghiệp thứ hai thử nghiệm vận tải đa phương thức của Việt Nam là Viettrans đã tổ chức vận chuyển một lô hàng từ Hải Phòng đi Budapet chuyển tải ở Ilychevsk.
Hiện nay các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam chủ yếu làm đại lý của nước ngoài trong việc thực hiện các công đoạn của dây chuyền vận tải đa phương thức và nhận dịch vụ phí. Còn các lô hàng mà doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam đứng ra với tư cách là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal transport operator - MTO) và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport Bill of Lading - MULTI B/L) đồng thời chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình, rất hạn chế. Song dù tham gia tổ chức vận chuyển hay đại lí cho MTO nước ngoài thì các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam đều có cơ hội học hỏi cách tổ chức, quản lý phương thức vận tải tiên tiến này tạo điều kiện áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam.
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vận tải đa phương thức, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước còn tạo môi trường pháp lý cho việc áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam như tham gia xúc tiến việc xây dựng hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hay ban hành nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế ngày 29/10/2003, nghị định đã có hiệu lực ngày 1/1/2004.
3.2.5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của logistics chính là công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Điều này đã được chứng minh rõ nét bằng thực tế phát triển dịch vụ Logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Mới đây, trong báo cáo về tiềm năng phát triển của ngành logistics, công ty tư vấn quốc tế Mckinsey & Co cho biết trong tương lai doanh số của các công ty giao nhận vận tải và Logistics dựa trên internet sẽ tăng mạnh. Nếu năm 1998,doanh thu của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 0,50% thì đến năm 2004 con số này đã đạt tới 18%.
Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tuy còn mới mẻ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số người dân sử dụng máy vi tính và kết nối mạng internet ngày càng tăng, đặc biệt các chương trình đào tạo từ tiểu học đến đại học đều có đề cập đến kiến thức tin học với những cấp độ khác nhau. Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong việc quản lý mọi hoạt động của đơn vị mình. Bước đầu đã có một số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, kí kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán...hehe!Với hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics
Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.Tại các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Theo đánh giá của VIFFAS chương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ (khoảng 15-20 tiết học trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương), chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển và giao nhận đường biển. Tại các trường đại học Kinh tế, trong chương trình quản trị sản xuất (operation management-OM) có trình bày sơ lược về quản trị dây chuyền cung ứng (supply chain management-SCM) và quản trị vật tư, như một phần của môn vận trù học. Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Với thời lượng môn học như vậy, bài giảng chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shopping”, Just in time (JIT-Kanban)… Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế.
Về phía Hiệp hội: trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Về giao nhận hàng không, trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA thông qua Vietnam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Hiện nay, chương trình này vẫn không tiến triển do tính không chính thức, số lượng người tham gia hạn chế, chỉ mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trình đào tạo của hiệp hội. Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được 1-2 khóa nghiệp vụ, quy mô này là chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và tương lai của các hội viên và ngoài hội viên. VIFFAS hiện chưa thực hiện được chương trình đào tạo và tái đào tạo khởi xướng bởi FIATA và AFFA hàng năm. Theo chúng tôi, đây là chương trình rất phù hợp với ngành nghề logistics và có phần tài trợ của FIATA theo đề nghị của từng quốc gia và hiệp hội của quốc gia đó.
Tóm lại, đánh giá khả năng phát triển Logistics - một công nghệ kinh doanh mới, tiên tiến đòi hỏi phải dựa vào nhiều tiêu chí. Qua phân tích trên đây cả về khách quan cũng như chủ quan, những yêu cầu đặt ra với hoạt động của Logistics, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đầy đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác Logistics - "Lục địa đen của nền kinh tế" - lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY SAO MAI
I. Tình hình phát triển logistics của công ty Sao Mai những năm qua
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sao Mai
1.1 Quá trình phát triển công ty Sao Mai
Sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi sản lượng của các ngành trong giai đoạn gần 20 năm qua có thể được giải thích bởi chu kỳ kinh doanh với các cú sốc bên ngoài. Giữa thập kỷ 80 , nền kinh tế của chúng ta đứng bên bờ vực của sự khủng hoảng. Đảng và nhà nước đã quyết tâm thực hiện chương trình đổi mới với một loạt các cải cách. Một trong những cải cách quan trọng nhất là phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, các chủ thế kinh tế không bị những ràng buộc khắt khe trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩmdã có những động lực sản xuẩttong suốt giai đoạn 1992-1997 chính phủ đã có nhiều động thái chính sách nhăm cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường thông qua việc hoàn thiện dần các thị trường sản phẩm và thị trường các yếu tố sản xuất. Giai đoạn 2002-2006 lại chứng kiến một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2002 với chủ trương chính sách của đảng , nhà nước thúc đẩy đầu tư trong nước và ngoài nước, khuyến khích các công dân việt nam tự do thương mại, tự do kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công Ty Cổ Phần Sao Mai được thành lập từ hai cổ đông ban đầu, gặp bao khó khăn thách thức, công ty Sao Mai đã không chỉ tồn tại mà còn phát triển nhanh chóng với tên tuổi đã được khẳng định trên thị trường. Sao Mai được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp năm 1999 về loại hình Công Ty Cổ Phần.
1.2.Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của công cho đến nay
Năm
SỰ KIỆN
2002
Công ty Sao Mai bắt đầu đi vào hoạt động
2003
Bước vầo lĩnh vực phần mền cho các doanh nghiệp trong nước
2004
Phát triển phần mêm cho nước ngoài, đăc biệt là Nhật Bản
2005
Tìm kiếm, nâng cao thị trường trong và ngoài nước
2006
Thành lập photoshop và trung tâm đào tạo nguồn nhân lưc Nhật Bản
2007
Mở rộng thị trường với đối tác Mỹ, Canada
Năm 2002 công ty gia nhập thị trường với ngành nghề kinh doanh đầu tiên là kinh doanh phần cứng, giai đoạn này mới bước vào thị trường với kinh nghiệp còn non trẻ nên công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2003 khi mà lĩnh vực phần cứng đã ổn định, công ty bước vào phần mền,với nhiều cơ hội công ty đã từng bước xâm nhập thị trường trong nứơc, dù không nhanh nhưng đó là tiền đề cho sao mai phát triển, khằng định trong lĩnh vực phần mền của mình.
Năm 2004,2005 công ty sao mai đã thực hiện những hợp đồng có giá trị lớn trong và ngoài nước, lĩnh vực phần mền đã trở thành hoạt động chính nguồn thu từ lĩnh vực này có giá trị lớn. Công ty sao mai xâm nhập thị trường nước ngoài, Nhật Bản là đối tác chính với một nền công nghệ hiện đại, nhu cầu sử dụng phần mền là rất lớn. Giám đốc Nguyễn Văn Tuyến đã ký rất nhiều hợp đồng giá trị với đối tác Nhật Bản, đem lại nguồn thu lớn cho Công Ty.
Năm 2006 Sao Mai đã mở rộng thêm hai lĩnh vực là Photoshop và trung tâm đào đạo nguồn nhân lực Nhật Bản. Hai lĩnh vực này tạo rât nhiều thuận lợi vì công ty có nguồn nhân lực biết tiếng Nhật và giỏi lập trình.
Năm 2007 đánh dấu sự phát triển của công ty khi mà Việt nam chính thức gia nhập WTO , công ty đã mở rộng quan hệ với đối tác là Mỹ và Canada với nhiều hợp đồng quan trọng.
1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty sao mai.
1.3.1.Chức năng.
Với xu hướng phát triển hội nhập kinh tế mạnh mẽ trong những năm đổi mơi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tôt hơn nhu cầu của khách hàng và đứng vững trong môi trường cạnh trạnh với nhiều cơ hội và thách thức. Công ty Cổ Phần Sao Mai có chức năng cung cấp phụ kiện, linh kiện máy vi tính, thiết kế tư vấn cung cấp phần mền, đào tạo tin văn phòng, dịch vụ internet, dịch vụ biên phiên dịch, dich vụ in ấn và thiết kế kiểu mẫu in. Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế kinh doanh bất động sản , sản xuất kinh doanh thiết bị viễn thông. Công ty đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dịch vụ công nghệ cho khách hàng trong nước và quốc tế.
1.3.2 Nhiệm vụ.
Với những chưc năng của mình công ty có nhiệm vụ:
Có nhiệm vụ nộp thuế cho nhà nước bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài và các loại thuế khác.
Công ty hoạt đông kinh doanh theo đúng quy định của luật việc nam, các quy đinh của giấy phép kinh doanh, các điều khoản của điều lệ công ty
Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động .
Trả tiền thuê địa điểm kinh doanh, trả lương cho lao động của công ty theo quy định hợp đồng.
2. Tình hình phát triển logistics của công ty Sao Mai.
Đã có hơn 25 công ty cung cấp dịch vụ logistic hàng đầu trên thế giới có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Dự báo, trong thời gian tới ngành công nghiệp logistics sẽ cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong và ngoài nước. Trong khi Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển những trung tâm logistics. Lần đầu tiên thuật ngữ logistics đã được vào luật thương mại sửa đổi. Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển ngành công nghiệp logistics manh mún, chụp giật của chúng ta.
Sau khi quan hệ Việt Mỹ đươc thiết lâp năm 2001, đây được coi là mốc quan trong thúc đẩy ngành dịch vụ trong nước phát triên, trong đó dịch vụ logistics mới mẽ đã được đưa vào luật doanh nghiệp năm 2005 măc dù đang ở giai đoạn manh mún nhưng dịch vụ logistics cũng đã đạt nhiều khởi sắc.
.Sao Mai kinh doanh dịch vụ Logistics theo WTO thì công ty kinh doanh doanh dịch vụ logistics là dịch vụ thứ yếu gồm dịch vụ máy tính và liến quan đến máy tính, với hai dịch vụ chủ yếu là gia công phần mềm và kinh doanh phần cứng, sau khi quan hệ Việt – Mỹ được thiết lập đã tạo điều kiện thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh của công ty, dịch vụ gia công phần mền là khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng sau khi đi vào hoạt động công ty đã được kết quả đáng khích lệ. Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm 2004, 2005, 2006.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2004 – 2005 – 2006
Đơn vị tính :đồng
CHỈ TIÊU
năm 2006
năm 2005
năm 2004
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.403.629.154
1.128.575.197
432.468.475
Giá vốn hàng bán
346.359.102
121.606.981
128.545.254
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.057.270.052
1.006.968.816
303.923.221
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.895.826.005
956.373.585
285.750.745
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
161.444.047
50.595.231
18.172.476
Thu nhập khác
898.389
951.162
337.275
Chi phí khác
5000
Lợi nhuận khác
898.389
946.162
337.275
Tổng lợi nhuận trước thuế
162.342.436
51.541.393
18.509.751
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
12.647.520
2.755.788
2.896.073
Lợi nhuận sau thuế TNDN
149.694.916
48.758.605
15.614.678
nguồn công ty cổ phần Sao Mai
Tài sản và nguồn vốn
TÀI SẢN
năm 2004
năm 2005
năm 2006
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
141.869.717
459.895.249
547.933.305
Tài sản cố định
33.803.794
94.963.867
264.720.727
TỔNG TÀI SẢN
175.673.511
554.859.116
812.654.032
Nguồn vốn
Nợ phải trả
40.000.000
20400000
0
Vốn chủ sở hữư
135.673.511
534.459.116
812.654.032
Tổng nguồn vốn
175.673.511
554.859.116
812.654.032
( theo nguồn của công ty cổ phần Sao Mai
Qua số liệu của bảng trên dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Sao Mai trong năm 2004,2005,2006 như sau:
Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
.Bố trí cơ cấu tài sản các năm 2004, 2005, 2006 là
- TSCĐ/Tổng tài sản (%) tương ứng là 32.57%, 17.11%, 19.24%.
- TSLĐ/ Tổng tài sản (%) tương ứng là 67.43%, 82.89%, 80.76%.
Cơ cấu tài sản của công ty Sao Mai thay đổi hợp lý qua các năm, tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tài sản cố định, tài sản lưu động tăng dần , tài sản cố định giảm
Bố trí cơ cấu vốn tương ứng các năm 2004,2005, 2006
- Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn (%) là 0, 3.68%, 22.77%
- Nguốn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn (%) là 100.00%, 96.32%, 77.23%
Vì Sao Mai là công ty cổ phần nên cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu được cổ phần hóa, có sự đống góp vốn của các cổ đông
Khả năng thanh toán
- Tổng tài sản / tổng nợ phải trả (lần) tương ứng là 0, 27.20, 4.39
- Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ tổng nợ ngán hạn tương ứng là 0, 22.54, 3.55
- Tổng tiền và các khoản đầu tư tài chính NH/ tổng nợ ngắn hạn ( lần) là 0, 9.51, 2.36
Tỷ suất sinh lời
- LN trước thuế/(DT thuần+ thu nhập HĐTC+ thu nhập khác) (%) tương ứng 6.75%, 4.56%, 4.28%.
- LN sau thuế/(DT thuần + thu nhập HĐTC+thu nhập khac) (%) tương ứng 6.23%, 4.32%, 3.61%.
- LN trước thuế/ tổng tài sản (%) tương ứng 19.98%, 9.29%, 10.54%.
- LN sau thuế/tổng tài sản (%) tương ứng là 18.42%, 8.79%, 8.89%.
- LN sau thuế/ nguốn vốn CSH tương ứng là 18.42% 9.13%, 11.51%.,
Bảng doanh thu của công ty Sao Mai từ 2003 đến 2007
Năm
doanh thu( triệu đồng)
2003
449416122
2004
432468475
2005
1128575797
2006
2403629154
2007
4985560160
Theo nguồn của công ty SAO MAI
Năm 2003 Sao Mai đạt doanh thu 449416122 đồng, giai đoạn này doanh thu chủ yếu nhờ hoạt động phần cứng như cung cấp máy tính, thiêt bị , thực hiện các dịch vụ bảo trì bảo dưỡng…là tiền đề cho sự phát triển của công ty.
Năm 2004 , doanh thu của công ty giảm chỉ đạt 432468475 đồng trong đó:
+ doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 187926625 đồng.
+ doanh thu miễn thuế là 244541850 đồng.
Năm 2004 với chính sách ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư vào các lĩnh vực mới, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nên được miễn thuế. Công ty đã phát triển lĩnh vực phần mền nhưng chỉ cung cấp cho một số doanh nghiệp trong nước có gía trị không lớn các hợp đồng với một số công ty như công ty cơ khí Hà Nội, công ty cổ phần MISA, May Thăng Long, Vĩnh Thịnh, ô tô An Bình... Hoạt động trong lĩnh vực phần mềm là một nghành mới đối với các công ty Việt Nam do đó chi phí bỏ ra là lớn cho nên doanh thu của năm 2004 giảm là điều không tránh khỏi.
Năm 2005 là năm đánh dấu sự phát triển của công ty đặc biệt lĩnh vực phần mền mang về doanh thu lớn cho công ty Sao Mai với nhiều hợp đồng lớn có giá trị chủ yếu là các hợp đồng gia công phần mền cho Nhật Bản với trị giá từ 100 đền 200 triệu đồng như các hợp đồng với các công ty WE ARE ENGINEERING, BACK UP CO, BANHK OF TOKYO- MITSUBISHi, YAMAGATAYA CO.LTD; dISTRIBUTIONFUJITA; PLANNING CO.,LTD.và phần cứng vẫn duy trì doanh thu của minh. Doanh thu phần mền đạt 976472897 đồng, phần cứng là 152102918 đồng đưa tổng doanh thu của công ty Sao Mai lên tới 1128575797 đồng.
Năm 2006 doanh thu của công ty tăng gấp 2 so với năm 2006, công ty vẫn gia công phần mền cho các công ty của Nhật và các công ty trong nước, phục vụ nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn về phần cứng và đào tạo . Tình hình tài chính của công ty Sao Mai năm 2006, doanh thu phần mền (miễn thuế), phần cứng và đào tạo( chịu thuế) tương ứng là 1832760299 đồng; 570868855 đồng.
Lợi nhuận trước thuế của dịch vụ miễn thuế là 117172722 đồng, dịch vụ chịu thuế là 45169714 đồng
Lợi nhuận sau thuế của dịch vụ miễn thuế là 117172722 đồng, dịch vụ chịu thuế là 32522194 đồng.
Tổng doanh thu năm 2006 là 2.403.692.154đ trong đó doanh thu từ dich vụ gia công phần mềm chiến 76% tăng 42% so với năm 2005 và tăng 87% so với năm 2004. doanh thu từ hoạt động cung cấp phần cứng và bảo trì chiếm 24% tăng 27% so với năm 2005 và tăng 53% so với 2004 . tổng doanh thu năm 2005 là 1.128.575.797đ trong đó doanh thu dịch vụ gia công phần phần mền chiếm 87%, doanh thu cung cấp dịch vụ phần cứng chiếm 13%. Tổng doanh thu năm 2004 là 432.468.475 đ, trong đó doanh thu từ dịch vụ gia công phần mền chiếm 57% , doanh thu từ hoạt động cung cấp phần cứng chiếm 43%.
Vốn kinh doanh : vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 180.000.000đ. năm 2005b tăn lên 530000000đ. Năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng thêm 128.500.000đ được đóng góp từ nhân viên.
Lợi nhuận sau thuế: năm 2006 là 149.649.916đ tăng 67.41% so với năm 2005 và tăng 88.18% so với năm 2004. số lỗ từ các năm trước chuyển sang năm 2004 là 62.019.219 và số lỗ kết chuyển luỹ kế hết cho năm 2005 là: 44.326.489đ. đến năm 2006 không lỗ kết chuyển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế là 154.154.032đ.
Trong quá trình phát triển công ty sao mai đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng có giá trị.
Hợp đồng mua bán hàng hoá: công ty cung cấp máy tính, linh kiện máy tính theo yêu cầu của khách hàng, lắp đặt hoàn thiện, giao hàng đúng quy định nh hơp đồng với công ty cơ khí Hà Nội, công ty cổ phần công nghiệp Hà Thái, du lịch và và xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc, may thăng long, công ty ô tô Việt Hùng…
Hợp đồng dịch vụ: hợp đồng bảo trì mạng và máy tính, hợp đồng cho thuê máy photocopy, hợp đồng dịch vụ đào tạo kỹ thuật, hợp đồng định hướng ngoại ngữ như : công ty TNHH TECHNICAL VIẸT NAM với các chương trình đào tạo ngôn ngữ tiếng Nhật cơ bản, phong tục tập quán Nhật, tiếng Nhật trong giao tiếp...
Hợp đồng gia công phần mền chủ yếu là nhật bản gia công cho các công ty lớn của nhật như: JAPAN ENGINEER CO.,LTD; SHINKOENGINEER& MAINYENANCE CO., LTD, FPT DISTRIBUTIONFUJITA ...
Hợp đồng về dự án phát triển công nghệ công ty đã ký hợp đồng với công ty cổ phần nghiên cứu phát triển khcn inova thực hiện các nhiệm vụ nh: tổ chức thiết kế, xây dựng VTGIS ; chuyển giao công nghệ, bàn giao các tài liệu và báo cáo nghiệm thu VTGIS, tiến hành xây dựng VTGIS phiên bản 1.0, đào tạo người quản lý sử dụng VTGIS cho công ty INOVA.
Trên đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sao mai từ 2003 đến 2006 qua số liêu trên ta thấy được doanh thu của công ty sao mai ngày càng tăng, công ty đã từng bước lớn mạnh với sự mạnh dạn trong chiến lược kinh doanh khi công ty đầu tư hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phần mền, đây cũng là tiền đề phát triển của công ty khi mà Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có nhiều thay đổi như tháng 12/ 2007 vốn điều lệ của công ty lên 150000000000 đồng điều này thể hiện sự phát triển của công ty và để đáp ứng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới có nhiều cơ hội và thách thức sự thay đổi vốn điều lệ là cũng là một đòi hỏi tất yêu để mở rộng quy mô kinh doanh của công ty Sao Mai, năm 2007 đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của công ty khi công ty đã mở rộng thị trường của mình trong hoạt động gia công phần mền với Mỹ , Canada đây là một trong những thị trường với trình độ khoa học công nghệ phát triển cao, việc ký kết các hợp đồng với 2 nước này thể hiện đợc trình độ về công nghệ khả năng sáng tạo, năm bắt thị trờng của toàn bộ công nhân viên trong công ty, năm 2007 công ty tiếp tục đẩy mạnh ba lĩnh vực chủ yếu của minh trong đó phần mền vẫn là lĩnh vực mũi nhọn của công ty .
Năm 2007 công ty đã mở rộng sổ lượng nhân sự hiện số lượng thành viên của công ty là 51 người được đào tạo chuyên môn cao về tin học ngoại ngữ, nhiều nhân viên có hai bằng Đại Học. Công ty vẫn không ngừng xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân viên ngày càng lớn mạnh, có trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu và đáp ứng dụng được khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đánh dấu một mốc quan trọng cho sự phát triển dịch vụ của công ty Sao Mai, công ty vẫn xem đối tác các doanh nghiệp Nhật Bản là thị trường trọng điểm ngoài ra công ty đã mở rộng thị trường gia công phần mền đến thị trường Mỹ và các nước EU công ty đã có nhiều bản hợp đồng có giá trị cả trong lĩnh vực phần cứng và gia công phần mềm.
Tên hợp đồng
trị giá ( đồng)
Dự án thiết kế website Indochina Junk với công ty TNHH tư vấn thương mại và công nghệ Việt – Hàn
Hoàn thiện website Rauhoaqua vn.vn
103000000
Cung cấp phần mềm Main Fold
Xây dựng mạng máy tính
90000000
Cung cấp máy tính và thiết bị văn phòng với Viện chiến lược viễn thông và công nghệ thông tin
20232000
Cung cấp phần mềm đọc tra cứu thư tịch Hán Nôm theo tiêu chuẩn Unicode ( viện Hán Nôm)
90000000
Tư vấn và xây dựn hệ thông ERP ( công ty cổ phần công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu)
49500000
Xây dựng phần mềm ( trung tâm thông tin thương mại bộ thông tin)
85000000
Cung cấp máy tính ( công ty TNHH Frecious VN)
3148 USD
HĐ bảo trì mạng và máy tính ( công ty dược phẩm Đông Đô)
11040000
Bảo trì máy Fotocopy( cty We are Engineeing VN)
2535 USD
HĐ bảo trì mạng và máy tính ( cty TNHH hệ thống tự động Sơn Hà)
36000000
HĐ bảo trì mạng và máy tính ( cty TNHH giải pháp công nghệ thông tin)
90000000
HĐ cung cấp giải pháp phần mền quản lý gấu nuôi gắn chíp điện tử
134800000
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ choc thương mại thế giới kết quả kinh doanh của công ty Sao Mai đạt nhiều thành công.
Bảng cân đối kế toán năm 2007 của công ty Sao Mai
stt
tài sản
số cuối năm
số đầu năm
1
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
2522232696
661710367
2
tiền và các khoản tương đương
2184058809
411077698
3
tiền
2165808672
382643776
4
các khoản tương đương
18250138
28433922
5
Các khoản phải thu ngắn hạn
42119690
41147190
6
Trả cho người bán
41147190
41147190
7
Các khoản phải thu khác
972500
8
hàng tồn kho
207192142
146040445
9
dự phòn giảm giá hàng tồn kho
207192142
146040445
10
tài sản ngắn hạn khác
88862054
63445034
11
chi phí trả trước ngắn hạn
19196308
13844880
12
thuế GTGT được khấu trừ
61987044
49600154
13
thuế và các khoản khác phảI thu nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73830709-Log-Is.doc