Chuyên đề Phát triển Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 3

NỘI DUNG 4

I/ LÝ LUẬN CHUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 4

1/ Khái niệm 4

2/ Các hình thức hội nhập khu vực 4

3/ WTO tổ chức mang tính hội nhập toàn cầu 6

4/ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 11

5/ Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 20

II/ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA CĂMPUCHIA 21

1/ Tình hình kinh tế và chính trị của Cămpuchia 21

2/ Tình hình phát triển kinh tế đối ngoại của Cămpuchia 28

3/ Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cămpuchia 37

4/ Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Cămpuchia 39

5/ Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Cămpuchia 39

III/ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA CĂMPUCHIA VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 55

1/ Các phương hướng nhằm phát triển kinh tế đối ngoại của Cămpuchia 55

2/ Kiến nghị 56

KẾT LUẬN 57

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính là điều kiện cơ bản để các quốc gia tiến hành phát triển kinh tế quốc tế. Thứ hai, toàn bộ quá trình toàn cầu hóa là một tất yếu vì lợi ích thu được từ quá trình trên đối với quốc gia là xu hướng chủ đạo. Nếu quốc gia nào không theo xu hướng đó thì chắc chắn phải chịu tổn thất to lớn hơn nhiều; là chặn đường tiến lên của mình trong thời đại ngày nay. Vấn đề đặt ra ở đây không còn là cân nhắc xem nên tham gia vào quá trình hội nhập hay không mà là hội nhập như thế nào, theo lộ trình nào để lợi ích thu được từ đó là lớn nhất, hiệu quả cao nhất và rủi ro nhỏ nhất. II/ Phát triển kinh tế đối ngoại của Cămpuchia 1/ Tình hình kinh tế và chính trị của Cămpuchia 1.1/ Tình hình phát triển kinh tế của Cămpuchia Kinh tế vĩ mô Kinh tế Vương quốc Cămpuchia, tuy phát triển ở những thang bậc khác nhau song cũng như các nước, Cămpuchia là nền kinh tế đang phát triển trong một khu vực đang sôi động là Châu á - Thái Bình Dương. Cămpuchia và thị trường của các nước phát triển khác mà Cămpuchia nhận được qua sự ưu đãi thuế quan (GSP) và tối huệ quốc (MFN) trong đó có cả thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu. kinh tế Cămpuchia bắt đầu tăng trưởng và phát triển. Năm 1990 tăng trưởng kinh tế đạt ở mức 2,8%, năm 1996 tốc độ tăng trưởng GDP của Cămpuchia đạt ở mức 6,5%; năm 1997 do khủng hoảng chính trị nên tăng trưởng kinh tế chỉ đạt ở mức 1%; năm 1998 tăng trưởng đạt 3%, năm 1999 đạt 6,5%; năm 2000 đạt 4,5%; năm 2001 đạt 5,7%; năm 2002 tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%; năm 2003 tăng trưởng kinh tế đạt 5% và năm 2004 tăng trưởng kinh tế đạt 5,5 %. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Cămpuchia (1990-2004) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 GDP (%) 6,5 1 3 6,5 4,5 5,7 5,5 5 5,5 Lạm phát giảm mạnh trong những năm 1990-2000, và có sự tăng lên khá ổn định trong những năm 2001-2005. Năm 1990 chỉ số lạm phát là 151%, năm 1994 xuống còn 18%, năm 1998 là 14,8%, năm 1999 lạm phát xuống còn 4%, năm 2000 xuống còn -0,8%, năm 2001 tăng lên 0,3%, năm 2002 tăng lên 3,3%, năm 2003 xuống còn 1,2% và năm 2004 tăng 2,9% và năm 2005 tăng lên 3,3%. Bảng 2: Tỷ giá hối đoái Riel/USD (1997-2005) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ giá 3000 3800 3819 3850 3850 3850 3950 4000 4040 Sản xuất công nghiệp Cămpuchia là nước nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá, thuỷ sản v.v… Cămpuchia có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Ngoài ra, Cămpuchia có Angkorwat là một kì quan nổi tiếng của thế giới, trở thành thế mạnh của ngành du lịch của Cămpuchia. Nền công nghiệp của Cămpuchia còn rất yếu kém, chủ yếu là nền công nghiệp dệt và da giày, công nghiệp nặng chưa có gì. Hàng năm, Cămpuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD. Sau Hiệp định Paris về Cămpuchia, một số nhà đầu tư nước ngoài đã vào kinh doanh ở Cămpuchia như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kồng, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ…, chủ yếu đầu tư vào các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp may mặc và khách sạn. Nhưng do tình hình chính trị chưa ổn định, bộ máy hành chính cồng kềnh và các tệ nạn tham nhũng, hối lộ nặng nề nên đầu tư nước ngoài và Cămpuchia còn bị hạn chế. Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản Năm 1995, theo thống kê của Bộ nông nghiệp, cả nước Cămpuchia đã gieo cấy được 1,7 triệu ha, đạt sản lượng 3 triệu tấn thóc. Năm trước, do hạn hán và lũ lụt kéo dài, thu hoạch thất bát thiếu hụt 90.000 tấn lương thực, chỉ có duy nhất một tỉnh tự túc được lương thực. Năm 1995, Cămpuchia đã tự túc được lương thực cho số dân 10,5 triệu người, ngoài ra còn xuất khẩu được 70.000 tấn gạo, sản lượng gạo xuất khẩu này so với các nước trong khu vực rất thấp, bởi vì, trước đây nông dân Cămpuchia chỉ sản xuất bình quân 1,64 tấn gạo/ha so với Thái Lan: 2,1 tấn/ha, Philipin: 2,7 tấn/ha và Việt Nam: 3,2tấn/ha. Do trình độ kỹ thuật nông nghiệp còn lạc hậu nên Cămpuchia vẫn chưa giải quyết được tình trạng không kiềm chế được ngập úng. Chỉ có 15%-17% cánh đồng lúa được tưới tiêu hợp lý, các công cụ nông nghiệp hiện đại rất khan hiếm và thiếu cả phân bón, thuốc trừ sâu. Sản lượng lúa gạo trung bình trong giai đoạn năm 1994-1998 mỗi năm đạt được 1,8 tấn/ha. Cây cao su phát triển tương đối ổn định. Năm 1995 sản lượng đạt 31 ngàn tấn tăng lên 36 ngàn tấn năm 1998, năng suất cao su trung bình trong giai đoạn năm 1994-1998 đạt được 8,89 kg/ha mỗi năm. Sản lượng cao su năm 2001 đạt được 42 ngàn tấn (tăng lên 35% so với năm 1995). Trong năm 1996, sản lượng gỗ tròn chỉ đạt được 136(1.000 m3), tăng lên rất cao là 225% (năm 1997) so với năm trước đó và sản lượng gỗ tròn trung bình trong giai đoạn năm 1996-2001 đạt 260 (1.000 m3) mỗi năm. Còn sản lượng cá trong năm 1996-2001 đạt 1,6 lần so với năm 1995. Sản lượng cá trung bình trong giai đoạn 1995-2001 là 141,8 ngàn tấn mỗi năm, sản lượng của một số sản phẩm trong giai đoạn 1995-2001 được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 3: Sản lượng một số sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chủ yếu giai đoạn 1996-2002 Năm Loại hàng ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lúa 1.000T 3.390 3.415 3.510 3.800 3.762 3.950 3.740 Cao Su 1.000T 42 35 36 46 40 42 53 Gỗ tròn 1.000m3 136 442 283 161 40 246 644 Cá 1.000T 104 115 122 284 40 182 36 Ngô 1.000T 65 42 49 95 157 186 168 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Cămpuchia, 01/04) 1.2/ Tình hình chính trị của Cămpuchia Thể chế chính trị Cămpuchia là quốc gia quân chủ lập hiến. Hiến pháp Cămpuchia quy định Cămpuchia thực hiện chính sách dân chủ, đa đảng. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Cầm quyền hiện nay là chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ 2 (1998-2003) do Liên minh 2 đảng CPP và FUNCINPEC nắm giữ. Samdech Hun Sen, Phó chủ tịch Đảng CPP, giữ chức thủ tướng. Đảng CPP nắm 12 Bộ trong Chính phủ, FUNCINPEC năm 11 bộ. Ngày 27/7/2003, Cămpuchia tiến hành Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ 3. Kết quả bầu cử: Đảng CPP giữ 73 ghế trong Quốc hội; Đảng FUNCINPEC 26 ghế; Đảng Sam Rainsy 24 ghế. Đảng CPP thắng cử sẽ đứng ra lập Chính phủ mới. Chủ tịch Đảng CPP: Samdech Cheasim; Phó chủ tịch Đảng CPP: Samdech Hun Sen. Chủ tịch Đảng FUNCINPEC: Samdech Krom Preah Norodom Ranaridth. Tình hình chính trị trong nước Sau khi tiến hành Tổng tuyển cử (lần thứ nhất, năm 1993), Quốc Hội, Chính phủ Vương quốc Cămpuchia đã cố gắng tìm một chiến lựôc phát triển kinh tế - xã hội thích hợp với điều kiện của đất nước và xu thế phát triển của khu vực và quốc tế, theo đó, cơ chế kinh tế thị trường đã được chính thức chấp nhận ở đất nước này. Trong 3 năm tiếp theo (1993-1996), mặc dù còn rất nhiều khó khăn song có thể nói, kinh tế - xã hội Cămpuchia đã có sự phát triển bước đầu đáng ghi nhận. Điều này được thể hiện qua các chỉ số cơ bản: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt ở mức 4% năm 1993 tăng lên 8% năm 1995 và đạt ở mức 6,5% năm 1996. Nhưng từ năm 1997 trở đi, kinh tế - xã hội Cămpuchia có khuynh hướng xấu dần: Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam á đã tác động tiêu cự đến nền kinh tế còn rất non yếu của Cămpuchia. Đây là một điều dễ nhận thấy, vì cuộc khủng hoảng này đã làm đảo lộn tất cả các nước trong khu vực. Thứ hai, cuộc khủng hoảng về tài chính ở trong nước. Sau Tổng tuyển cử năm 1993, Chính phủ liên hiệp được thành lập với sự tham gia của hai đảng: Đảng Nhân dân Cămpuchia (CPP) và Đảng FUNCINPEC, với cơ chế đồng thủ tướng do hai ông N.Ranarith (thủ tướng thứ nhất) và ông Hun Sen (thủ tướng thứ hai) đảm nhận. Chính phủ liên hiệp hoạt động khá suôn sẻ và đạt được những kết quả khả quan như đã nói ở trên. Bước vào năm 1997, FUNCINPEC và CPP đã có những bất đồng ngày càng gay gắt trên nhiều vấn đề, đe doạ đến sự tồn tại của chính phủ liên hiệp. Cuộc chính biến ngày 5,6/7/1997 là một kết quả không thể tránh khỏi của những mâu thuẫn giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền, nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân và khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái về kinh tế - xã hội của Cămpuchia. Ngày 26/7/1998, Tổng tuyển cử lần thứ hai được tổ chức. Ba trong số 39 đảng tranh cử đã trúng cử, gồm đảng CPP, đảng FUNCINPEC và đảng Sam Rainsy. Ngày 30/11/1998, với sự thoả thuận của hai đảng CPP và FUNCINPEC, Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ hai (1998-2003) đã được thành lập. Ngày 4/3/1990, Quốc hội Cămpuchia đã thông qua luật thành lập Thượng viện mới. Ngày 9/3/1999, Quốc vương N. Xihanuc đã phê chuẩn sửa đổi Hiến pháp, thành lập Thượng Nghị viện. Từ năm 1999 đến ngày 27/7/2003 tình hình kinh tế Cămpuchia không có gì biến động lớn nhưng về chính trị Vương quốc Cămpuchia vẫn chưa thành lập được chính phủ mới do ba Đảng: CPP, FUNCINPEC và Sam Rainsy chưa thoả thuận với nhau. Với những diễn biến này Cămpuchia đã hoàn tất và hoàn thiện bộ máy lập pháp và hành pháp của mình, chấm dứt về cơ bản cuộc khủng hoảng chính trị, mở đầu cho một thời kỳ mới của đất nước. Tuy vậy, Cămpuchia vẫn còn đứng trước nhiều trắc trở, hiểm hoạ cả từ bên trong lẫn bên ngoài, đe doạ sự hoà hợp dân tộc, sự ổn định về chính trị - xã hội, tiền đề cơ bản của sự phát triển đất nước. Nhân tố bên ngoài Khu vực Đông Nam á đang bước vào thời kỳ hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Đây là một cơ hội thuận lợi đối với đất nước Cămpuchia và Chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ hai của Vương quốc Cămpuchia. Cùng với việc gia nhập ASEAN, quan hệ giữa Cămpuchia với các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được cải thiện như Mỹ đã dành cho Cămpuchia Quy chế buôn bán tối huệ quốc (MFN) năm 1996, nay vẫn được tiếp tục; Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các quốc tế trong nhóm Các nhà tài trợ vẫn dành cho Cămpuchia những khoản cho vay và viện trợ cần thiết (470 triệu USD năm 1999, 500 triệu USD năm 2000, 503 triệu USD năm 2003). Khu vực hoá, toàn cầu hoá đang là một xu thế không thể cưỡng lại được và Cămpuchia đang phải đối diện với nó cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Trên đây là những nhân tố tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Cămpuchia trong những năm gần đây (1998-2004). 2/ Tình hình phát triển kinh tế đối ngoại của Cămpuchia A/ Thương mại quốc tế 1. Xuất khẩu Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Cămpuchia sang các nước 1999-2002 Đơn vị: USD Khu vực 1999 2000 2001 2002 Tổng số Các nước ASEAN 218.755.875,34 76.209.061,59 72.793.368,26 94.785.497,65 462.543.802,84 Đông á 244.003.187,54 38.272.482,45 282.275.669,99 Trung Đông 534.744,35 2.369.922,36 2.904.666,71 Đông Nam á 547.166,54 349.466,82 896.633,36 Các nước Châu Âu 34.485.620,376 23.105.003,21 321.623.610,70 360.626.410,48 125.815.625,704 Đông Âu 977.554,28 2.215.290,02 3.192.844,30 Các nước khác trong Châu Âu 5.583.709,08 9.032.655,88 14.616.364,96 úc và Châu Đại Dương 1.702.912,93 1.694.061,83 3.396.974,76 Bắc Mỹ 843.429.036,77 971.659.901,84 1.815.088.958,61 Các nước khác trong Bắc Mỹ 224.014,91 118.101,59 342.116,50 Nam Mỹ 4.366.592,62 5.671.825,28 10.038.417,90 Châu Phi 242.152,67 885.473,01 1.127.625,68 Các nước khác 369.928.332,29 1.061.469.217,31 2.511,79 2.494,73 1.631.402.756,12 Tổng 933.540.411,39 1.368.728.311 1.496.030.582,44 1.487.683.583,94 5.285.982.888,77 (Nguồn: Foreign Trade Department Ministry of Commerce) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Cămpuchia năm 1999 đạt 933.540.411,39 USD, năm 2000 đạt 1.368.728.311 USD tăng 46,62% so với năm 1999, năm 2001 đạt 1.496.030.582,44 USD tăng 9,3% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.487.863.583,94 USD giảm 0,56% so với năm 2001. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Cămpuchia là hàng may mặc trong đó năm 2003, xuất khẩu hàng may mặc có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu còn lại là xuất khẩu giầy dép chiếm 2% và xuất khẩu hải sản chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Cămpuchia là Mỹ, EU (đặc biệt là Anh và Đức) và Singapo. Các doanh nghiệp trong nước thường phải gặp sự rắc rối về thủ tục xuất khẩu, đồng thời việc xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN cũng gặp phải khó khăn vì tình hình kinh tế và các mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thì tương đối giống với Cămpuchia dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và đối mặt với nhiều đối thủ nên Cămpuchia xuất khẩu được ít sang thị trường này. Tuy nhiên Cămpuchia cũng có thuận lợi từ việc là thành viên của WTO đó là Cămpuchia được áp dụng mức thuế nhập khẩu vào Mỹ thấp tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này bên cạnh đó sau khi gia nhập ASEAN và WTO Cămpuchia đã có được một thị trường rộng lớn. 2. Nhập khẩu Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Cămpuchia từ các nước 1999-2002 Đơn vị: USD Khu vực 1999 2000 2001 2002 Tổng số Các nước ASEAN 478.506.367,16 554.381.341,07 1.092.775.956,49 598.181.367,44 2.723.845.032,16 Đông á - 680.709.429,43 351.993.047,66 927119017,4 1.950.821.494,45 Trung Đông - 1.508.582,20 222.174,15 1.202.800,38 2.933.556,73 Đông Nam á - 11.280.782,11 3.719.796,69 20.237.494,02 35.238.072,82 Các nước Châu Âu 90.972.883,20 93.688.333,08 26.666.556,49 90.072.769,75 301.400.542,52 Đông Âu - 752.842,87 4.867.352,67 7.063.792,75 12.683.988,30 Các nước khác trong Châu Âu - 21.518.518,17 3.054.703,04 3.639.397,68 28.212.258,89 úc và Châu Đại Dương - 6.879.168,50 1.986.898,77 6.700.858,21 15.566.925,48 Đại lục Mỹ - 41.204.337,83 17.893.290,34 17.591.192,50 76.688.820,67 Châu Phi - 816.694,16 468.879,52 368.425,45 1.653.999,13 Các nước khác 657.983.651,71 5.028.129,52 - 1.068.130,97 664079912,20 Tổng 1.227.462.902,07 1.417.767.798,94 1.503.648.655,79 1.664.245.246,55 5.813.124.603,35 (Nguồn: Foreign Trade Department Ministry of Commerce) Tổng kim ngạch nhập khẩu của Cămpuchia năm 1999 đạt 1.227.462.902,07 USD, năm 2000 đạt 1.417.767.798,94 USD tăng 15,5% so với năm 1999, năm 2001 đạt 1.503.648.655,79 USD tăng 6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.664.245.246,55 USD tăng 10,7% so với năm 2001. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Cămpuchia là: Thuốc y, Thuốc lá, Bia, Xí măng, Linh kiệt điện tử, Vải và xăng dầu. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Cămpuchia là Thái Lan, Singapo, Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam. Với nhiều mặt hàng nhập khẩu nhiều như vậy các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh hàng hoá đặc biệt sau khi Cămpuchia đã hội nhập ASEAN và WTO. Mặt khác, vì chính sách quá lỏng lẻo của nhà nước, đã có sự nhập khẩu hối lộ một số mặt hàng điều đó không chỉ làm thất thoát ngân sách của nhà nước mà còn làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn hơn trong cạnh tranh giá cả. Tuy nhiên, người được lợi nhất vẫn là người tiêu dùng, vì có cơ hội lựa chọn các mặt hàng có chất lượng, dịch vụ tốt và giá cả hợp lý. 3. Cán cân thương mại Cămpuchia là một nước nhập siêu nên có sự thâm hụt các cân thương mại rất lớn dựa trên bảng 4 và bảng 5 ta có thể thấy rõ cán cân thương mại của Cămpuchia năm 1999 thâm hụt 293.922.490,68 USD, năm 2000 thâm hụt 49.039.487,94 USD, năm 2001 thâm hụt 7.618.073,35 USD và năm 2002 thâm hụt 156.561.662,61 USD. 4. Đánh giá vai trò của thương mại quốc tế Tăng trưởng kinh tế Ngoại tệ Việc làm Giải quyết vấn đề xã hội B/ Đầu tư nước ngoài 1/ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cămpuchia Tổng vốn đầu tư qua các năm Từ năm 1994, vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Cămpuchia có khoảng 1,3 tỉ USD. Trong đó 50% vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt may, 40% tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch và gaio thông vận tải còn 10% còn lại tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành gỗ cây. Từ 1994 đến 1999 đã có khoảng 800 dự án đã đăng ký với tổng số vốn lên tới 5,8 tỷ USD với mức độ thực thi hàng năm của dự án chỉ dao động từ 11 đến 46%. Chính phủ cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào nhiều lĩnh vực và vẫn duy trì các lĩnh vực được ưu tiên được ghi trong Bộ luật đầu tư như: Các ngành công nghiệp chế biến hoặc có công nghệ cao; Tạo việc làm; Hướng xuất khẩu; Du lịch; Nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp; Cơ sở vật chất và năng lượng; Phát triển thành thị và nông thôn; Bảo vệ môi trường; Các khu vực xúc tiến đặc biệt. Trong giai đoạn này Chính phủ còn khuyến khích đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể như: Phát triển các khu công nghiệp ở ngoại vi thành phố, hoặc dọc quốc lộ 4; Xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức B.O.T (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) hoặc B.O.O.T (Xây dựng - Sở hữu - Vận hành). Những lĩnh vực chủ yếu mà Cămpuchia nhận được đầu tư nước ngoài là: dệt, may mặc, chế biến gỗ, chế biến nông-công nghiệp (đồn điền, chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc…), dịch vụ và xây dựng và cho đến nay, du lịch và dịch vụ là những lĩnh vực có số vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, tiếp đó là công nghiệp, sau cùng là nông nghiệp Cơ cấu đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch 1999-2003 Đơn vị: USD Khu vực Số dự án Năm Số vốn 1999 2000 2001 2002 2003 Khách sạn 25 25.000.000 70.566.521 70.871.192 47.100.000 109.464.155 323.001.868 Ngành du lịch 4 9.250.709 2.884.630 5.000.000 17.135.339 Khu du lịch 1 146.798.132 146.798.132 Tổng 30 171.798.132 79.817.230 73.755.822 47.100.000 114.464.155 486.935.339 (Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for the Development of Cambodia) Tính từ năm 1999 đến năm 2003 đã có 30 dự án thực hiện với tổng số vốn 486.935.339 USD, trong đó đầu tư xây dựng khách sạn có 25 dự án với tổng số vốn 323.001.868 USD, đầu tư trong lĩnh vực du lịch có 4 dự án với tổng số vốn 17.135.339 USD và đầu tư vào khu du lịch có 1 dự án với tổng số vốn đầu tư 146.798.132 USD. Du lịch đã chiếm 36% thị phần (Du lịch, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp) vói giá trị 1.359.535.732 USD trong 5 năm 1999-2003 đồng thời ngành này cũng đã tạo công việc cho 21.296 người lao đông. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dịch vụ Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dịch vụ 1999-2003 Đơn vị: USD Khu vực Số dự án Năm Số vốn 1999 2000 2001 2002 2003 Xây dựng 3 17.912.472 69.731.98 24.885.670 Y tế 1 1.043.900 1.043.900 Cơ sở hạ tầng 4 21.632.982 17.965.180 39.598.162 Năng lực dịch vụ 1 4.042.700 4.042.700 Dịch vụ 18 8.467.019 68.025.034 15.994.850 14.755.800 31.000.000 138.242.703 Thông tin liên lạc 4 19.267.500 64.400.000 9.860.000 93.527.500 Giao thông vận tải 1 5.116.800 5.116.800 Cung cấp nước 2 1.034.000 1.527.128 2.561.129 Tổng 34 50.763.791 69.059.034 44.601.030 98.164.880 46.429.828 309.018.563 (Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for the Development of Cambodia) Từ năm 1999 đến 2003 đã có 34 dự án thực hiện với tổng số vốn 309.018.563 USD, trong đó đầu tư vào xây dựng có 3 dự án với tổng số vốn 24.885.670 USD, đầu tư vào dịch vụ y tế có 1 dự án với tổng số vốn 1.043.900 USD, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng có 4 dự án với tổng số vốn 39.598.162 USD, đầu tư vào năng lực dịch vụ có 1 dự án với tổng số vốn 4.042.700 USD, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có 18 dự án với tổng số vốn 138.242.703 USD, đầu tư vào dịch vụ thông tin liên lạc có 4 dự án với tổng số vốn 93.527.500 USD, đầu tư vào dịch vụ giao thông vận tải có 1 dự án với tổng số vốn 5.116.800 USD và đầu tư vào dịch vụ cung cấp nước có 2 dự án với tổng số vốn 2.561.129 USD. Ngành dịch vụ có sự tăng trưởng từ 6,2% 8,4% và 9% trong những năm 1996-1997-1998. Năm 1997 vì sự kiện 5,6/7 sự tăng trưởng của ngành này đã giảm xuống còn 1,1%. Sau khi có sự tăng trưởng của ngành du lịch và giao thông và vận tải ngành dịch vụ đã tăng 16,1% trong năm 1999 và 6,3% trong năm 2000 bên cạnh đó ngành dịch vụ cũng đóng góp tạo công ăn việc làm cho 15.900 người lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp Bảng 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp 1999-2003 Đơn vị: USD Khu vực Số dự án Năm Số vốn 1999 2000 2001 2002 2003 Sản xuất nguyên vật liệu 4 6.968.519 6.968.519 Xí măng 1 6.400.000 6.400.000 Đĩa 2 2.878.868 2.878.868 Năng lực 2 50.000.000 4.000.000 54.000.000 Chế biến lương thực 6 2.044.596 2.016.169 41,120,600 45.181.365 May mặc 110 66.573.042 35.198.137 19.588.933 16.694.999 28,718,222 166.773.333 Chế biến da 1 1.115.500 1.115.500 Cơ khí 2 1.856.289 1.856.289 Y học 6 8.462.624 2,657,624 11.120.248 Cung cấp y học 1 1.020.600 1.020.600 Kim loại 1 1.471.840 1.471.840 Mỏ 1 6,460,000 6.460.000 Các công nghiệp khác 10 822.245 3.600.770 1.709.730 15.136.800 3,113,347 24.382.892 Sản xuất giấy 6 5.621.403 1.385.000 2.277.550 9.283.953 Xăng dầu 1 1.283.250 1.283.250 Phân bổ xăng dầu 1 1.173.800 1.173.800 Chất dẻo 7 1.056.000 1.963.400 2.118.100 817.152 5.954.652 Giầy dép 5 11.427.763 11.427.763 Dệt 8 57.783.800 4.098.187 13.959.062 75.841.049 Thuốc lá 3 3.652.350 1,231,375 4.883.725 Chế biến gỗ 4 1.235.800 1.441.319 3,327,211 6.004.330 Tổng 182 161.474.723 59.402.781 85.926.761 52.049.332 86,628,379 445.481.976 (Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for the Development of Cambodia) Tính từ năm 1999 đến 2003 đã có 182 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với tổng số vốn 445.481.976 USD. Trong hoạt động của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt, may mặc và sản xuất giầy dép, đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đâu tư vào rất nhiều. Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp nói trên được phép nhập khẩu với mức thuế bằng không các nguồn nhiên liệu, dây chuyển sản xuất, máy móc thiết bị trong trường hợp công ty đó xuất khẩu hàng hoá tối thiểu 80%. Hiện ngành công nghiệp đã tạo công việc cho 460.156 người lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp Bảng 9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp 1999-2003 Đơn vị: USD Khu vực Số dự án Năm Số vốn 1999 2000 2001 2002 2003 Công nghiệp 8 22.058.070 3.830.000 400.000 3.654.000 1.271.375 31.213.445 Công-Nông nghiệp 11 21.647.784 5.928.836 36.691.020 2.440.000 66.707.640 Trồng trọt 7 20.178.769 20.178.769 Tổng 26 63.884.623 9.758.836 400.000 40.345.000 3.711.375 118.099.854 (Nguồn: CIB/CDC-Cambodia Institute of Business/Council for the Development of Cambodia) Từ năm 1999 đến 2003 đã có 26 dự án thực hiện với tổng số vốn đầu tư 118.099.854 USD, trong đó đầu tư vào công nghiệp có 8 dự án với tổng số vốn 31.213.445 USD, đầu tư vào công - nông nghiệp có 11 dự án với tổng số vốn 66.707.640 USD và đầu tư vào trồng trọt có 7 dự án với tổng số vốn 20.178.769 USD. Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng ở Cămpuchia, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang sản xuất đa dạng, nuôi trông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thị trường góp phần tăng xuất khẩu và tăng thu nhập. Tuy nhiên trong 5 năm vừa qua từ 1999-2003 ngành nông nghiệp không có sức thu hút lớn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy số dự án đầu tư vào ngành này chỉ có 26 dự án với tổng số vốn đầu tư là 118.099.854 USD. Đối tác đầu tư của Cămpuchia Theo Hội đồng phát triển của Cămpuchia, đã cho biết Malaysia là nhà đầu tư lớn nhất trong những năm 1994-2001 chiếm 31,2% các nhà đầu tư, và 79% các nhà đầu tư các nước ASEAN. Một số nhà đầu tư quan trọng nữa là Đài Loan chiếm 7,6%, Mỹ chiếm 7,39%, Trung Quốc chiếm 4.6%, Hồng Kông chiếm 4,05%, Singapore chiếm 3,87%, Hàn Quốc chiếm 3,57%, Thái Lan chiếm 3,42% và Pháp chiếm 3,32%. Đặc biệt, năm 2003 đầu tư của Trung Quốc vào Cămpuchia là 33 triệu USD, chiếm khoảng 50% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cămpuchia. Giá trị buôn bán và đầu tư giữa Trung Quốc và Cămpuchia trong 9 tháng đầu năm 2004 đạt 355 triệu USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm ngoài. 2/ Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cămpuchia 2.1/ Nguyên nhân trong nước Trong 3 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Cămpuchia có sự giảm xuống dột ngột, những vấn đề mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt hiện này là: Thứ nhất, sự suy yếu về cơ sở hạ tầng ủng hộ và thu hút đầu tư nước ngoài như: cơ sở luật pháp và thủ tục giấy tờ vẫn còn yếu kém, thiếu cơ sở vật chất (đường, nước, điện, phương tiện liên lạc). Điều này đã làm cho các nhà đầu tư phải bỏ nhiều vốn hơn để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó ở Cămpuchia, xét về lợi thế thì Cămpuchia thua kém hơn nhiều so với các nước láng giềng. Liên quan đến thông lệ kinh doanh, Cămpuchia cũng không có hệ thống luật pháp và khung pháp luật minh bạch và đầy trách nhiệm giải trình. Thứ hai, sự cải cách về luật đầu tư Cămpuchia vẫn chưa tạo niềm tin về môi trường đầu tư Cămpuchia, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn chần chừ trong việc bỏ vốn đầu tư vào Cămpuchia. Đây là yếu tố tác động bất lợi đến sự quyết định đầu tư ở Cămpuchia. Thứ ba, hệ thống luật pháp trong nước không tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Cămpuchia. Cụ thể một số dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12.doc
Tài liệu liên quan