LỜI MỞ ĐẦU: Trang.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING CHO DOANH NGHIỆP.
I. Khái niệm, vai trò của Marketing. 5
1. Khái niệm về Marketing. 5
2. Vai trò của Marketing. 5
II. Chiến lược Marketing chung cho Doanh Nghiệp. 6
1. Xác định đối thủ cạnh tranh đối với Doanh nghiệp. 6
1.1. Đối thủ cạnh tranh từ nội bộ ngành.
1.2. Đối thu cạnh tranh về khả năng thay thế.
2. Chiến lược phát triển sản phẩn cho công ty. 10
2.1. Xác định mẫu mã sản phẩm cho công ty.
2.2. Định vị thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.
2.1.1. Định vị thị trường mục tiêu.
2.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu.
2.3. Xúc tiến tìm kiếm nhu cầu của thị trường mục tiêu.
2.4. Xúc tiến tìm kiếm sản phẩm cho công ty.
3. Chiến lược giới thiệu và quảng bá sản phẩm cho 11
công ty.
3.1. Đối với sản phẩm hàng điện tử, tiêu dùng 15
nói chung.
3.1.1. Giới thiệu sản phẩm tới các đại lý bằng catalog
3.1.2. Phát triển mạng lưới kênh phân phối.
3.1.3. Nâng cao khả năng chuyên môn bán hàng
của nhân viên.
3.1.4. Nâng cao chất lượng phục vụ sau bán hàng
cho sản phẩm.
3.2. Đối với sản phẩm phục vụ công nghiệp.
3.2.1. Dùng chiến lược Marketing trực tiếp.
3.2.1.1. Marketing bằng catalog.
3.2.1.2. Marketing bằng thư trực tiếp.
3.2.1.3. Marketing bằng điện thoại.
4. Lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm. 18
4.1. Đối với sản phẩm hàng điện tử, tiêu dùng
nói chung lựa chọn kênh phân phối truyền thống.
4.2. Đối với các sản phẩm phục vụ cho công
4.3. nghiệp lựa chọn kênh phân di động.
5. Chính sách về giá sản phẩm. 22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ỨNG DỤNG QUỐC TẾ. 22
I. Vài nét cơ bản về công ty. 22
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 22
2. Tên, địa chi giao dịch của công ty. 23
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 27
4. Phương thức hoạt động, và các mặt hàng 29
kinh doanh của công ty.
II. Hoạt động Marketing của công ty. 32
1. Quan điêm về Marketing của công ty.
2. Quan điểm về đối thủ cạnh tranh của công ty. 32
3. Phổ biến nội dung và phương thức quản lý 36
hoạt động Marketing của công ty.
3. Nội dung hoạt động Marketing của công ty. 37
3.1. Chiến lược tìm kiếm sản phẩm, đối tác
của công ty.
3.2. Phương thức tiếp thị bán hàng của công ty.
3.3. Lựa chọn kênh phân phối của công ty.
4. Chính sách về giá của công ty. 47
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY. 48
1. Đánh giá về quá trình hoạt động kinh doanh, 48
Marketing của công ty.
1.1 Chiến lược tìm kiếm sản phẩm của công ty.
1.2 Chiến lược quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
1.3 Chiến lược lựa chọn kênh phân phối của công ty.
1.4 Chiến lược về giá sản phẩm của công ty.
2. Những điểm còn thiếu, yếu trong quá trình 51
hoạt động Marketing và giải pháp hoàn thiện cho công ty.
KẾT LUẬN.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển lĩnh vực marketing cho công ty cổ phần kỹ thuật ứng dụng quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ứng bằng vận tải, đẩy nhanh khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về mặt thời gian, linh động hơn về địa điểm giao hàng cho khách.
3.1.3. Nâng cao khả năng chuyên môn bán hàng cho nhân viên.
Cảm giác của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Do vậy khả năng chào bán của nhân viên cung là một yếu tố hết sức đáng chú ý, nó có thể tác động đến việc hàng hóa có được bán chạy hay không.
Chuyên môn bán hàng của nhân viên là vấn đề cần phải được đào tạo một cách kỹ lưỡng và bài bản như:
Cần phải đào tạo về khả năng mời chào khách hàng trong lần gặp đầu tiên.
Tạo được cảm giác thân thiện với khách hàng, làm cho khách có được sự tự nhiên trong việc lựa chọn sản phẩm của mình.
3.1.4. Nâng cao chất lượng phục vụ sau bán hàng cho sản phẩm.
Ngày nay trong quá trình phát triển mạnh mẽ của các công ty về các hoạt động quảng cáo sản phẩm hay quảng bá thương hiệu cho công ty. Các công ty hàng đầu thế giới hàng năm phải chi ra hàng triệu đô cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mại. Tuy nhiên nó không chỉ dừng lại ở đó hiện nay các công ty còn đưa ra những dịch vụ chăm sóc khách hàng đến tuyệt vời dưới mọi hình thức tốt nhất như: cung cấp hàng tại nhà, bán hàng qua điện thoại, qua Internet. Ngoài ra họ còn đưa ra những dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng tại nhà với phương trâm khách hàng là thượng đế. Nếu hai doanh nghiệp có cùng khả năng cung ứng và đáp ứng khách hàng như nhau chất lượng, tính năng của hàng hóa như nhau. Doanh nghiệp nào có khả năng phục vụ khách hàng sau khi bán sản phẩm tốt hơn thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ chiếm được yêu thế trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Thị phần mà doanh nghiệp đó đạt được sẽ cao hơn so với đối thủ.
3.2. Đối với sản phẩm phục vụ công nghiệp.
3.2.1. Dùng chiến lược Marketing trực tiếp.
Marketing trực tiếp cố gắng kết hợp cả 3 yếu tố quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân để đi đến bán hàng trực tiếp không qua trung gian. Nó là một hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại của khách hàng hay một giao dịch bất kỳ tại một thời điểm nào. Marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để bán hàng. Những công cụ chủ yếu của Marketing trực tiếp là:
Marketing bằng Catalog.
Doanh nghiệp gửi các catalog tới khách hàng tiềm năng qua đường bưu điện, dựa trên các catalog này, khách hàng cũng sẽ đặt hàng qua đường bưu điện.
Marketing bằng thư trực tiếp.
Doanh nghiệp gửi qua bưu điện những thư chào hàng, tờ quảng cáo, tờ gấp và các hình thức chào bán hàng cho khách hàng qua đó hy vọng bán được sản phẩm hay dịch vụ, thu nhập hay tuyển chọn được danh sách các khách hàng cho lực lượng bán hàng, thông báo thông tn hoặc gửi quà tặng để cảm ơn khách hàng.
3.2.4. Marketing qua điện thoại.
Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để chào hàng trực tiếp đến các khách hàng chọn lọc. Doanh nghiệp cũng có thể đặt một số điện thoại miễn phí để khách hàng đặt mua hàng mà họ biết qua quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, gửi thư trực tiếp, catalog hay khiếu nại và góp ý với doanh nghiệp.
4. Lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm.
Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sãn sàng để người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng.
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là thành viên của kênh.
Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Dưới đây là một số loại trung gian thương mại chủ yếu.
Nhà bán buôn là những trung gian bán hàng hóa và dich vụ cho các trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dung công nghiệp.
Nhà bán lẻ là những người trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Đại lý và môi giới là những trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất.
Nhà phân phối dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp. Đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn.
Như vậy kênh phân phối đóng vai trò là một mạch máu rất quan trọng trong quá trình lưu thông hành hóa, và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp với mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng.
Những căn cứ để lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp nó phụ thuộc vào:
Những mục tiêu của kênh. Mục tiêu của kênh định rõ kênh sẽ vươn tới thị trường nào, với mục tiêu nào? Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi những kênh phân phối khác nhau cả về cấu trúc lẫn cách quản lý.
Đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Đây cũng là yếu tố quan trọng đẫn tới việc lựa chọn kênh. Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm của khách hàng là quy mô, cơ cấu, mật độ và hành vi của khách hàng. Khách hàng càng ở phân tán về phạm vi địa lý thì kênh phân phối càng dài. Nếu khách hàng mua thường xuyên bằng lượng nhỏ cũng cần kênh dài.
Đặc điểm của sản phẩm. Một yếu tố khác chi phối đến việc lựa chọn kênh phân phối đó là đặc điểm của sản phẩm. Những sản phẩm dễ hư hỏng, thời gian từ sản xuất đến tiêu dung ngắn, cần kênh trực tiếp. Những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm tối đa quảng đường vận chuyển.
Đặc điểm của trung gian thương mại. Các trung gian thương mại sẽ tham gia vào kênh có vai trò quan trọng trong lựa chọn kênh phân phối. Người quản lý kênh phải xem xét có những trung gian thương mại nào trên thị trường. Khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của các trung gian khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn kênh phân phối cũng chụi ảnh hưởng bởi các kênh của các đối thủ cạnh tranh. Nhà sản xuất có thể lựa chọn những kênh phân phối có cùng đầu ra bán lẻ với các nhà cạnh tranh hay những kênh hoàn toàn khác với kênh của họ.
Đặc điểm chính của doanh nghiệp. Cũng là căn cứ quan trọng khi lựa chọn kênh phân phối. Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô của thị trường và khả năng của doanh nghiệp tìm được các trung gian thương mại thích hợp. Nguồn lực của doanh nghiệp nó sẽ quyết định có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các thành viên kênh khác những chức năng nào.
Các đặc điểm của môi trường Marketing. Khi nền kinh tế suy thoái, nhà sản xuất thường sử dụng các kênh ngắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần thiết để giảm giá bán sản phẩm. Những quy định và giàng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng đến kiểu kênh.
Yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường. Do các đặc tính của sản phẩm, môi trường Marketing ảnh hưởng đến bán hàng, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng mà yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường trong phân phối sản phẩm sẽ thay đổi. Sự bao phủ thị trường của hệ thống kênh phân phối được xem như một bảng biến thiên từ phân phối rộng rãi tới phân phối đặc quyền.
Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh. Trong khi lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp phải dựa trên mức độ điều khiển kênh mong muốn. Mức độ điều khiển kênh tỷ lệ thuận với tính trực tiếp của kênh.
Quy mô của tổng chi phí phân phối. Lựa chọn kênh phải tính đến tổng chi phí phân phối của cả hệ thống kênh, bởi vì đây là một hệ thống tổng thể phụ thuộc vào nhau. Mục tiêu của doanh nghiệp là phải tối ưu hóa hoạt động của cả hệ thống. Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối có tổng chi phí lớn nhất.
Như vậy qua quá trình phân tích ở trên thì việc lựa chon một kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp là không dễ một chút nào.
a) Đối với hang điện tử, tiêu dùng nói chung lựa chọn kênh phân phối truyền thống.
Kênh phân phối truyền thống là gì? Là kênh phân phối lựa chon những trung gian thương mại làm cầu nối cho quá trình lưu thông hàng hóa nó bao gồm các cấp đại lý truyền thông như.
Nhà Nhà Các Người
Sản Phân Đại lý Tiêu
Xuất Phối Bán lẻ Dùng
b) Đối với các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp lựa chọn kênh phân phối di động.
Do đặc điểm của hàng công nghiệp nặng và số lượng nhiều nên việc vận chuyển sẽ rất khó khăn và se rất tốn kém cho việc bốc giỡ hàng hóa nếu như chúng ta lựa chọn cách tập kết hàng rồi mới đem bán điều này gây rất nhiều lãng phí cho doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta nên lựa chon kênh phân phối di động tức là vần chuyển hàng trực tiếp theo đưn đặt hàng không cần qua một rung gian nào cả. Hàng về tời đâu chúng ta vần chuyển luôn theo đơn đặt hàng.
Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
5. Chính sách về giá sản phẩm.
Ngày nay trong quá trình hội nhập thì việc ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp là rất nhanh do đó, những tính năng về chất lượng của sản phẩm ngày càng được san lấp một cách sản phẩm do đó sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ngày càng không chiếm được lợi thế như trước kia. Đổi lại với mức tiêu thụ ngày càng nhiều như hiện nay thì giá cả luôn tác động rất lớn đến việc tiêu dùng của khách hàng cũng như sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng.
Cùng những tính năng như nhau chất lượng không chênh lệch nhau nhiều sản phẩm nào có giá chiếm ưu thế hơn sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ nhiều. Như vậy giá cả đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Những chính sách giá hợp lý sẽ giúp cho công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ỨNG DỤNG QUỐC TẾ.
I. Vài nét về bản về công ty.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Khoa học và công nghệ luôn tao ra cho nó hướng đi riêng, trong lịch sử phát triển kinh tế của toàn cầu thì con người, doanh nghiệp luôn phải tự biến đổi mình, bám sát theo sự phát triển của công nghệ. Công nghệ có thể làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh nhưng ngược lại nó cũng có thể bỏ lại rất nhiều doanh nghiệp ở phía sau, đồng nghĩa với sự chấm hết cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, biến đổi mình theo xu thế phát triển chung của thế giới, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập này là một xu hướng phát triển rất hợp lý cảu công ty. Tuy nhiên công việc đó cũng không hề đơn giản một chút nào khi mà doanh nghiệp của chúng ta không hề hiểu rõ được những công nghệ mới đó.
Một câu hỏi đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể ứng dụng và sử dụng hết khả năng của công nghệ khi doanh nghiệp có đủ khả năng để dưa được công nghệ đó về cho doanh nghiệp.
Nắm bắt được tình hình đó vào năm 2000 Ông TRỊNH VĂN LÂM cùng các cộng sự của mình đã thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ỨNG DỤNG QUỐC TẾ.
2. Tên và địa chỉ giao dịch của công ty.
Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ỨNG DỤNG QUỐC TẾ
Tên giao dịch:
International Engineering Joint Stock Company
Tên viết tắt:
Ipeco.jsc
Trụ sở chính:
Số 15/68 Nguyên Hồng – Đống Đa – Hà Nội
Website:
Ipeco@com.vn
Email:
sales@ipeco.com.vn
- Vốn điều lệ của công ty.
Năm 2000
3000000000 ( VND )
Năm 2005
4000000000 ( VND )
Năm 2006
5000000000 ( VND)
Năm 2007
6000000000 ( VND )
- Người đại diện chụi trách nhiệm trước pháp luật.
Chức danh: Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Họ Và Tên: Trịnh Văn Lâm Giới Tính: Nam
Sinh ngày: Dân Tộc: Kinh
Quốc Tịch: Việt Nam
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty:
STT
Tên cổ đông
Số lượng
1
Trinh Văn Lâm
1500000000 ( VND )
2
Dương Đức Hùng
1000000000 ( VND)
3
Quách Văn Thắng
500000000 ( VND )
Công ty cổ phần kỹ thuật ứng dụng quốc tế
Phó Giám đốc
Quách Văn Thắng
Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Lâm
Giám Đốc
Dương Đức Hùng
Phòng Hành Chính
Dương Đức Hùng
(Trưởng Phòng)
Nguyễn Thị Ngân
(Nhân viên)
Lái Xe
Phòng Kế Toán
Đoàn Minh Thục
(KT Trưởng)
Nguyễn Thị Hồng
(Nhân viên)
Phòng Kinh Doanh
Quách Văn Thắng
(Trưởng Phòng)
Nguyễn Thành Trung
(Nhân viên)
Đào Viết Phong
(Nhân viên KD)
Phó Giám đốc
Nguyễn Ngọc Bích
Phòng Kỹ thuật-Sản xuất
Phòng Nghiệp vụ
Nguyễn Ngọc Bích
(Trưởng Phòng)
Trưởng Phòng
Nhân viên
Nhân viên
Nguyễn Thành Trung
(Nhân viên)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Công ty cổ phần kỹ thuật ứng dụng quốc tế là tổ chức một thành viên do cá nhân sáng lập và diều hành hoạt động cũng như chụi mọi trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Trịnh Văn Lâm
Trách nhiệm tìm và đưa ra những phương hướng kinh doanh của công ty. Như những sản phẩm, đối tác nước ngoài,trong nước để nhập và tiêu thụ sản phẩm. Dưa ra những chính sách, phương thức thoạt động của công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác Ông cũng là người dại diện để ký kết những hợp đồng quan trọng của công ty, người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty.
Giám đốc: Dương Đức Hùng.
La người thay mặt chủ tịch hội đồng quản tri giải quyết những vấn đề nội địa của công ty. Điều hành những công viêc do chủ tich hội đồng quản trị giao phó và co nhiệm vụ báo cáo với chủ tịch hội đòng quản trị những vấn đề đã giải quyết cung như vấn đề đang còn vướng mắc hay những vấn đề phát sinh trong quá trình công việc diễn ra mà ngoài thẩn quyền giải quyết công việc.
Ông cũng là người điều hành cũng như giải quyết, chụi trách nhiệm vơi công ty khi chủ tịch hội dồng quản tri đi vắng và được sự ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị.
Phó giám đốc: Công ty có hai phó giám đốc và mỗi người có những chức năng và nhiệm vu khác nhau do công ty giao phó. Phó giám đốc là người phụ giúp cho giám đốc giải quyết những công việc theo chức năng và cương vị được đảm nhiệm về chuyên môn.
Phó giám đốc thứ nhất Bà: Nguyễn Ngọc Bích
Bà là người quản lý hoạt động về các nghiệp vụ trong công ty. Như các nghiệp vụ về hóa đơn chứng từ các hợp đồng mua bán, nhập và giao hàng hóa…
Phó giám đốc thứ hai Ông: Quách Văn Thắng
Ông phụ trách các hoạt động nội bộ của công ty về việc quản lý các hoạt động của các phòng ban trong công ty. Như phòng hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng.
Phòng hành chính:
Ông: Dương Đức Hùng ( Trưởng Phòng )
Chức năng, nhiệm vụ của phòng: Huy động được nguồn vốn lưu động cần thiết cho công ty. Cân đối được lượng tiền vào cũng như lượng tiền ra từ đó có thể đưa ra những phương án huy động vốn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể là phòng hành chính đưa ra những phương an vay vốn của các ngân hàng sao cho hơp lý và tiện lợi trong việc giao dịch của công ty.
Phòng kế toán:
Bà: Đoàn Minh Thục ( Kế toán trưởng ).
Chức năng nhiệm vụ của phòng: Chức năng, nhiệm vụ của phòng: tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán theo pháp luật của Nhà nước quy định. Cụ thể là: lập kế hoạch tài chính, dự trữ ngân sách hàng năm cho từng dự án của công ty; tổ chức theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và thực hiện các chính sách tài chính của công ty.
Phòng kinh doanh:
Ông: Quách Văn Thắng ( Trưởng phòng ).
Chức năng nhiệm vụ của phòng: Chức năng, nhiệm vụ của phòng: xúc tiến ký kết các hợp đồng thương mại; tổ chức, sắp xếp, giới thiệu sản phẩm cũng như khả năng cung ứng, sản xuất, chế tạo thiết bị sản phẩm của công ty đối với các đối tác, khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.
Phòng nghiệp vụ:
Bà: Nguyễn Thị Bích ( Trưởng Phòng ).
Chức năng nhiệm vụ của phòng: Tổng hợp và phân tích các hoạt động của công ty về các mặt như tài chính, kế toán, kinh doanh từ đó có thể đưa ra nhữn nhận định chính xác nhất về tình hình thực tế của công ty. Báo cáo tình hình chung của công ty lên ban giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị. Ban giám đốc và chủ tịch hội đòng quản trị lấy đó làm căn cứ để đưa ra nhưng phương hướng kinh doanh tiếp theo cho công ty.
4. Phương thức hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần kỹ thuật ứng dụng quốc tế được thành lập và hoạt động vào năm 2000. Với mục tiêu hoạt động của công ty là lợi nhuận. Công ty hoạt động theo phương trâm hợp tác cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi.
Nắm bắt dược xu thế chung của sự phát triển nền kinh tế cả nước trong tiến trình hội nhập công nghệ đóng vai trò là nòng cốt của mọi vấn đề. Là cơ sở để các doanh nghiêp nâng cao được năng suất cũng như chất lượng của sản phẩn. Công nghệ cũng là dấu hiệu tốt, tích cực để các doanh nghiệp có thể hợp tác với các công ty nước ngoài, là cơ sở để thu hút sự đầu tư của thế giới.
Trong xu thế phát triển nhanh của nghành công nghiệp thì cũng có những bất cập cần phải được giải quyết trong các quá trình hoạt động sản xuât như. Tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường… Trong quá trình phát triển đó thì hầu như các doanh nghiệp ở Việt Nam nhất là các doanh nghiệp nhỏ chưa chú trọng đến những vấn đề đó nhiều lắm, các doanh nghiệp lớn cũng chưa đáp ứng tốt nhất những yêu cầu ra. Chính những điều này đã tạo nên cơ hội cho công ty có thể chen chân vào nên kinh tế bằng lĩnh vực kinh doanh của mình.
Công ty hoạt động đưới hình thức là trung gian của các doanh nghiệp cụ thể là trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ ( ở đây là các doanh nghiệp ). Các đối tác hoạt động của công ty là các doanh nghiệp trong nước, mọi doanh nghiệp đều có thể là các khách hàng nếu họ có nhu cầu sử dụng sản phẩn của công ty.
Không dừng lại ở các khách hàng và những đối tác ở trong nước, công ty còn có những bản ký kết hợp đồng quan trọng trong việc cung cấp các mặt hàng với các công ty nước ngoài. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong sự thành công của công ty. Với việc ký kết với các đối tác nước ngoài công ty đã góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam.
Nội dung kinh doanh của công ty là. Công ty ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất nước ngoài về việc độc quyền cung cấp các sản phẩm công nghiệp của họ vào Việt Nam.
Tuy nhiên với bản chất là một doanh nghiệp do tư nhân làm chủ. Do vậy tính năng động của doanh nghiệp luôn được thể hiện rõ trong phương thức kinh doanh của công ty. Doanh ngiệp có thể chuyển đổi các mặt hàng kinh doanhcủa công ty miễn là nó mang lại lợi ích về kinh tế cho công ty. Do vậy cách quản lý và phương thức hoạt động của doanh nghiệp luôn rất năng đông, linh hoạt.
Với quy cách hoạt động cụ thể của công ty như sau.
Chủ tịch hội đồng quản trị là người chụi trách nhiệm ký kết các hợp đồng của công ty.
Ban giám đốc và phòng kinh doanh chụi trách nhiệm nhận hàng ở các của khẩu hải quan. Từ đó phân phối cho các đối tác người mua hàng trong nước.
Phòng kế toán chụi trách nhiệm hợp thức hóa các giấy tờ từ lúc ký hợp đồng cho tới khi hàng được chuyển giao cho khách hàng.
- Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty.
Công ty chủ yếu cung cấp các mặt hàng về công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và chế biến xi măng như.
Thiết bị linh kiện siêu cao tần.
Thiết bị làm sạch công nghiệp .
Thiết bị giám sát nhiệt độ cho lò quay xi măng.
Đo lường – Điều khiển – Tự động hóa công nghiệp.
Túi lọc bụi công nghiệp.
Van điện từ.
Linh kiện điện tử.
Nguyên liệu sản xuất rời.
Thiết bị điện.
II. Hoạt động Marketing của công ty.
1. Quan điểm về Marketing của công ty.
Cùng với sự tiến bộ và phát triển của các doanh nghiệp trên toàn cầu về mọi mặt, mọi lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ, nông nghiệp... Thì tư duy của của các nhà quản trị trên mọi lĩnh vực cũng dân thay đổi theo và ngày càng hiện đại hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn... Tiếp theo sự phát triển thì hàng loạt những cuốn sánh mới ra đời nó mang trong mình những tư duy lý luận mới có tính thực tiễn và khoa họ gắn liền với các chiêu thức kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, khoa học công nghệ phát triển nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nó đã tác động rất lớn tới việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức của nhân loại. Trước kia khi ma công nghệ thông tin chưa phát triển thì việc liên kết kinh tế toàn cầu cũng như nắm bắt được xu thế phát triển chung về kinh tế thế giới là điều không tưởng. Tuy nhiên ngày nay công việc đó thật đơn giản, chỉ cần một chiếc máy tính chúng ta có thể nắm bắt được gần hết xu thế vận động của kinh tế toàn cầu, chính điều đó giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt và năng đông hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được xu hướng phát triển chung của các khách hàng cũng như sự vận động không ngừng của các doanh nghiệp từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác hơn.
Trước tình hình biến động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong việc phát triển xu hướng kinh doanh chung của các doanh nghiệp hàng đầu, hay những công ty nhỏ lẽ. Dần dần các doanh nghiệp đã chuyển từ kinh doanh sản phẩm, bán sảm phẩm cho khách hàng sang phục phụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng xem nhu cầu của khách hàng là việc mà doanh nghiệp cần phải tìm và đưa ra những sản phẩm phù hợp để phục vụ những nhu cầu đó với phương trâm khách hàng là thượng đế.
Qua việc tìm hiểu và nắm bắt, nghiên cứu xu thế vận động chung của nền kinh tế thì ban lãnh đạo công ty cũng đã dưa ra những chiến lược Marketing phù hợp với quá trình vận động và phát triển của nó.
Thứ nhất: Việc kinh doanh của công ty muốn thành công thì phải dựa vào khách hàng, muốn thắng lợi thì phải lấy được lòng tin của người tiêu dùng, có được sự tin tưởng của những người đóng vai trò quyết định tới thành công hay thất bại của công ty nó sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực và sự tồn tai cũng như lợi nhuận của công ty.
Thứ hai: Lấy chất lượng của sản phẩm làm nền tảng cho sản phẩm của công ty. Ai cũng sẽ nghĩ rằng chất lượng kém là thất sách trong kinh doanh. Khách hàng nào mua phải sản phẩm kém chất lượng kém sẽ không quay lại và còn nói xấu công ty.
Tuy nhiên nói đến chất lượng thì có rất nhiều nghĩa. Và bản thân sản phẩm sẽ giải thích cho khách hàng và khi họ tin dùng thì đó là một thành công của công ty. Vấn đề đặt ra là khách hàng sẽ không biết được chất lượng của sản phẩm bằng mắt thường hay cảm rác được do vậy thương hiệu nó sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều này.
Thứ ba: Dịch vụ bán hàng của công ty. Tất cả các khách hàng đều muốn có một dịch vụ tốt nhất hợp với sở thích của mình nhất. Tuy nhiên mỗi khách hàng sẽ có những suy nghĩ và hành động khách nhau trong từng thời điểm khác nhau, những khách hàng khác nhau cũng khác nhau. Do đó chúng ta sẽ rất khó có thể khẳng định dịch vụ nào tốt, dịch vụ nào chưa đạt yêu cầu.
Thứ tư: Cần phải có một mức giá phù hợp. Việt nam đang còn là một nước kém phát triển, do vậy thu nhập bình quân đầu người là rất thấp. Chính vì vậy mà đại đa số người dân việt nam có thu nhập thấp và trung bình. Sản phẩm của công ty phải có tính chất phù hợp với khả năng, túi tiền của người dân việt nam. Tuy nhiên giá cả cũng phải có tính cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp có thể đạt được.
Thứ năm: Phát triển và giữ vững thị phần của doanh nghiệp. Nhìn chung những công ty dẫn đàu về thị phần luôn đem lại những doanh thu lơn hơn các đối thủ cạnh tranh kém hơn. Những công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ các cách quản lý tôt hơn.
Thứ sáu: Tìm được và đáp ứng được nhu cầu riêng của khách hàng. Trong quá trình tiêu dùng của khách hàng, sẽ có nhiều ý định nảy sinh ra những mong muốn và yêu cầu cho sản phẩm họ đang dùng. Như về tính năng, ứng dụng của sản phẩm cần phải thêm hay bớt đi những ứng dụng cần thiết và không cần thiết. Ví dụ như một doanh nghiệp có thể yêu cầu các doanh nghiệp đưa thư có thể nhận thư của họ tới lúc 7h tối thay vì 5h như thường lệ. Để đáp ứng được yêu cầu đó của khách hàng thì doanh nghiệp đưa thư cần phải cử nhân viên làm thêm ca để đáp ứng được nhu cầu đó.
Thứ bảy: Tìm được những sản phẩm mới đáp ứn được yêu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ nhất định. Lời cảnh báo mà chúng ta thường được nghe là “ Đổi mới hay là biến mất”. Đúng như vậy theo vòng đời tuần hoàn và phát triển của một sản phẩm hay một công nghệ nói riêng, thì nó luân bao gồm ba giai đoạn “ Nghiên cứu và phát triển – Hưng thịnh – Suy tàn. Chính điều đó mà doanh nghiệp luân phải tự đổi mới và hoàn thiện mình sản phẩm của mình để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế nói chung.
Thứ bảy: Cần phải đưa ra những phương hướng và biện pháp để tiếp cận với những thị trường tiềm năng trong tương lai. Các thị trường tăng trưởng cao như là điện tử bán dẫn,công nghệ sinh học, người máy và viễn thông đang rất hấp đẫn. Một số công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này đã kiếm được những món lời kếch xù. Tuy nhiên để xâm nhập vào thị trường này là một điều không hề đơn giản một chút nào, nếu sai lầm trong một quyết định có thể doanh nghiệp sẽ tư bóp chết mình. Do đó cần phải xác định rõ ràng là doanh nghiệp nên tham gia trong khâu nào, giai đoạn nào cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
Rõ ràng không chỉ có một con đường đẫn đến sự giàu có của doanh nghiệp. Thay vì chỉ dựa vào một sự khác biệt lớn hay một chiến dịch lớn, công ty cần phải có một chiến lược Marketing độc đáo riêng, cả về chất lượng lẫn hoạt động cụ thể.Việc làm hầu hết mọi thứ tốt hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh là chưa đủ. Một công ty sẽ không thực sự có một chiến lược nếu nó chỉ có c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20315.doc