MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH VỤ 4
BAO THANH TOÁN 4
1.1.Dịch vụ bao thanh toán và lợi ích của dịch vụ đối với các bên liên quan 4
1.1.1. Khái niệm bao thanh toán 4
1.1.2.Các loại hình bao thanh toán 7
1.1.2.1.Phân loại theo quyền của đơn vị bao thanh toán 7
1.1.2.2.Phân loại theo phạm vi thực hiện bao thanh toán 7
1.1.2.3.Phân loại theo phương thức bao thanh toán 8
1.1.2.4. Phân loại theo mức độ công khai sử dụng dịch vụ bao thanh toán 9
1.2.3.Quy trình thực hiện bao thanh toán 9
1.1.4. Lợi ích của bao thanh toán 12
1.1.4.1. Đối với người bán 12
1.1.4.2. Đối với người mua 15
1.1.4.3. Đối với đơn vị bao thanh toán 15
1.1.5.Rủi ro của hoạt động bao thanh toán 16
1.1.5.1.Rủi ro từ phía người xuất khẩu 16
1.1.5.2.Rủi ro từ nhà nhập khẩu 17
1.1.5.3.Rủi ro từ tổ chức thực hiện bao thanh toán 18
1.1.5.4.Rủi ro khác 18
1.2.Điều kiện để ngân hàng thương mại thực hiện bao thanh toán xuất khẩu 19
1.2.1. Điều kiện bên trong 19
1.2.2. Điều kiện bên ngoài 21
1.3.Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Việt Nam thời gian qua 22
CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 24
2.1.Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 24
2.1.1.Sự hình thành và phát triển NHNo&PTNT Tây Hà Nội 24
2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 27
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 27
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 28
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 30
2.2.Phân tích các điều kiện thuận lợi phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 34
2.2.1.Điều kiện bên trong 34
2.2.1.1. Đáp ứng đủ điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát triển hoạt động bao thanh toán 34
2.2.1.2.Có kết quả hoạt động kinh doanh tốt 35
2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu kiến thức mới 37
2.2.1.4. Hệ thống công nghệ thông tin tương đối đầy đủ và hiện đại 37
2.2.2.Điều kiện thuận lợi bên ngoài 39
2.2.2.1.Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng đều đặn 39
2.2.2.2.Nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam 40
2.2.2.3.Ngân hàng mẹ có quan hệ tốt với các tổ chức ngân hàng thương mại khác trên thế giới 43
2.3.Phân tích các điều kiện khó khăn phát triển hoạt động bao thanh toán tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 44
2.3.1.Điều kiện bên trong 44
2.3.1.1.Hiểu biêt của đội ngũ cán bộ về bao thanh toán còn chưa sâu 44
2.3.1.2.Chưa có một quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu 45
2.3.1.3.NHNo&PTNT Tây Hà Nội chưa chú trọng quảng bá thương hiệu 45
2.3.2.Điều kiện bên ngoài 46
2.3.2.1.Vấn đề công khai hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 46
2.3.2.2. Tâm lý dè dặt trước sản phẩm mới của doanh nghiệp 47
2.3.2.3. Chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro và bảo hiểm tín dụng cho các ngân hàng 47
2.3.2.4.Môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa 48
2.4.Nguyên nhân 48
2.4.1.Nguyên nhân chủ quan 48
2.4.1.1.NHNo&PTNT Tây Hà Nội chưa quan tâm việc tập huấn cho nhân viên những dịch vụ mới 49
2.4.1.2.NHNo&PTNT Tây Hà Nội chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc cung cấp dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu 49
2.4.1.3.NHNo&PTNT Tây Hà Nội chưa xúc tiến giới thiệu dần dịch vụ này cho các doanh nghiệp xuất khẩu 49
2.4.2.Nguyên nhân khách quan 50
2.4.2.1.Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu 50
2.4.2.2.Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu 51
2.4.2.3.Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa nhân thức được rủi ro trong giao dịch quốc tế và tổ chức bảo hiểm ngại tham gia bảo hiểm tín dụng 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 53
3.1. Giải pháp 56
3.1.1.Đào tạo, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ về dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu. 56
3.1.2.Xây dựng quy trình thực hiện phù hợp 57
3.1.3.Marketing dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 57
3.2.Kiến nghị 58
3.2.1.Kiến nghị Hội sở NHNo&PTNT Việt Nam 59
3.2.2.Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam 59
3.2.3.Kiến nghị chính phủ thành lập Tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 60
3.2.3.Kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 61
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế số lượng dân thành thị ngày càng tăng. Các sản phẩm phục vụ khách hàng là dân cư rất đa dạng như tiết kiệm điện tử, khuyến khích dân cư dựa vào dự thưởng….đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số vốn huy động từ dân cư là 17.599 triệu đồng, chiếm 2% trong cơ cấu nguồn huy động được. Đến năm 2007, con số này tăng lên 1.438.000 triệu, chiếm 41% tổng nguồn vốn. Việc huy động tiền gửi từ các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp, công ty) tăng rất mạnh. Năm 2003, huy động tiền gửi từ các TCKT là 52.950 triệu đồng, chiếm 6,2% trong cơ cấu vốn huy động, năm 2004 là 499.400 triệu đồng chiếm 20% tổng nguồn vốn và tăng dần trong các năm tiếp theo. Đến năm 2007, vốn huy động từ TCKT là 1.169.000 triệu đồng, chiếm 33% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã tạo được uy tín, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiện lợi cho khách hàng doanh nghiệp.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong bất kỳ ngân hàng thương mại nào hiện nay, nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng. Đó là nền tảng trong sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó, hoạt động sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng. Dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội không ngừng tăng trong những năm qua, đặc biệt trong hai năm 2006 và năm 2007.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
409.020
966.384
1.270.077
1.496.963
1.908.000
- Dư nợ nội tệ
380.767
680.760
977.156
1.127.763
1.499.000
- Dư nợ ngoại tệ
28.253
285.624
292.920
369.200
409.000
1. Dư nợ theo thời gian
409.020
966.384
1.270.077
1.496.963
1.908.000
- Ngắn hạn
279.018
515.670
572.847
814.355
1.258.000
- Trung hạn
130.002
232.490
444.155
296.573
650.000
- Dài hạn
218.224
253.075
386.035
2. Dư nợ theo TPKT
409.020
966.384
1.270.077
1.496.963
- Dư nợ NN
318.565
495.304
473.207
666.224
348.000
- Dư nợ NQD
70.323
353.628
661.104
688.040
1.359.000
- Hộ KD, TN cá thể
20.132
114.867
133.842
141.494
201.000
- HTX
2.585
1.924
1.205
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2007)
Tổng mức dư nợ đến năm 2007 đạt 1,908 tỷ đồng (không kể cho vay UTĐT và cho vay theo chỉ định) tăng 411 tỷ đồng, bằng 134 % so với năm 2006 và gấp 5 lần so với năm 2003. Trong đó cho vay trung và dài hạn 650 tỷ đồng (không bao gồm cả cho vay UTĐT và cho vay theo chỉ định là 100 tỷ). Mặc dù rất nhiều ngân hàng mới thành lập, thị trường ngân hàng có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng bằng kinh nghiệm, khả năng và uy tín của mình mà NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có những giải pháp phát triển, từ đó nâng tỉ lệ dư nợ lên rõ rệt. Điển hình là năm 2007:
- Dư nợ theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 1,499 tỷ đồng, chiếm 79% tổng dư nợ
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ: 409 tỷ, chiếm 22% tổng dư nợ
- Dư nợ theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn: 1,258 tỷ, chiếm 54% tổng dư nợ
+ Dư nợ trung, dài hạn: 650 tỷ, chiếm 34% tổng dư nợ
- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp nhà nước: 348 tỷ, chiếm 18% tổng dư nợ
+Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1,359 tỷ, chiếm 71% tổng dư nợ
+ Hộ gia đình, cá nhân: 201tỷ, chiếm 11% tổng dư nợ
Một số dự án lớn đã được Hội đồng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt:
+ Dự án thủy điện Bắc Bình có hạn mức đầu tư 100 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 đã thực hiện 28.5 tỷ, tương đương 28.5% dự án.
+ Dự án Thủy điện Sê San 3A với hạn mức đầu tư 150 tỷ đồng, có dư nợ đến hết năm 2007 là 123.4 tỷ, thực hiện 82% dự án.
+ Dự án Thủy điện Bắc Hà có hạn mức đầu tư 200 tỷ đồng. Thực hiện đến 31/12/2007 được 8.4 tỷ đồng, khoảng 4.2% dự án.
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong những năm qua, việc nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh cùng với việc nước ta đã chính thức ra nhập WTO, các doanh nghiệp liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các công ty và đối tác nước ngoài. Do vậy, nhu cầu được cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều.
Cũng vì lý do đó, thanh toán quốc tế là một hoạt động kinh doanh quan trọng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Bên cạnh những khách hàng thường xuyên quen thuộc, số khách hàng mới cũng tăng theo từng năm, đến nay con số này tương đối ổn định với 64 khách hàng lớn.
Hiện nay NHNo&PTNT Tây Hà Nội đang áp dụng 3 phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu là : phương thức chuyển tiền, phuơng thức nhờ thu và tín dụng chứng từ:
Bảng 2.3: Doanh thu các phương thức thanh toán quốc tế giai đoạn 2005-2007
Phương thức
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
L/C
Hàng XK
Món
10
22
52
Giá trị
286.593,50
2.042.863,86
3.420.281,97
Hàng NK
Món
132
171
243
Giá trị
11.237.525,44
14.274.568,80
40.425.417,04
Nhờ thu
Số món
30
43
44
Chỉ tiêu
1.103.745,2
1.337.405,3
1.834.352,21
Chuyển tiền
Số món
459
378
419
Giá trị
12.018.874,35
9.797.377,59
6.209.685,89
Tổng giá trị ( ngàn USD)
24.646.738,5
27.452.155,5
51.889.737,11
- Phương thức chuyển tiền:
Phương thức này hiện đang được sử dụng khá rộng rãi, khách hàng thực hiện phương thức chuyển tiền chủ yếu là các doanh nghiệp đã có tài khoản thanh toán tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thị trường có biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ, vì vậy các nhà xuất khẩu hiếm khi sử dụng phương thức này nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.
Tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là chủ yếu. Phương thức đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu hơn so với nhờ thu trơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.
Xuất phát từ những đặc trưng trên mà hoạt động thanh toán nhờ thu của chi nhánh không chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT.
- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C):
+ Mở L/C nhập khẩu:
Các khách hàng thực hiện mở L/C nhập ở chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp Nhà Nước tham gia trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Với những thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có sự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này hiện nay được sử dụng nhiều. Doanh số mở L/C nhập qua các năm như sau:
Bảng tổng kết cho thấy doanh số mở L/C tăng đều trong các năm 2005, 2006 và tăng mạnh đột biến vào năm 2007. Điều này là dễ hiểu, do từ năm 2007, với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, các quan hệ thương mại của Việt Nam phát triển rộng chưa từng thấy, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất nhộn nhịp. Một loạt các mặt hàng ngoại nhập được giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết nên nhu cầu mở L/C nhập cũng tăng lên tương ứng. Trong khi năm 2005 và 2006 doanh số mở L/C nhập lần lượt là: 11.237.525,44 USD và 14.274.568,80 thì năm 2007 con số này đã tăng vọt và đạt tới 40.425.17,04 USD. Kết quả này có được cũng một phần nhờ vào việc phuơng thức thanh toán bằng L/C dần được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên do tính an toàn và sự đảm bảo công bằng quyền lợi của hai bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.
+ Thông báo L/C xuất khẩu:
Cũng như nghiệp vụ mở L/C, nghiệp vụ thông báo L/C xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng đều đặn cho đến năm 2006 và tăng đột biến ở năm 2007 cả về số món lẫn giá trị doanh số. Tuy nhiên, giá trị của hoạt động thông báo L/C xuất chiếm tỷ trọng không lớn so với hoạt động mở L/C nhập khẩu. Điều này được giải thích bởi Việt Nam hiện nay vẫn là nước nhập siêu, các doanh nghiệp nhập nhiều hơn xuất. Mặt khác, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa có những chính sách ưu tiên hợp lý để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu. Tình hình hoạt động thông báo L/C xuất khẩu cụ thể:
Nếu như từ năm 2004 đến 2005, giá trị L/C thông báo không biến động mạnh thì năm 2006 và 2007 lại có sự tăng mạnh, được lý giải chủ yếu bởi sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế nước ta mở cửa mạnh mẽ. Tuy nhiên giá trị của L/C thông báo lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ.
Một nguyên nhân giải thích cho điều này là các khách hàng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (chủ yếu ở phía Bắc) gồm nhiều doanh nghiệp xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng gia công nên giá trị của L/C thông báo không cao. Hơn nữa, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa huy động được một lượng ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thanh toán, cũng như chính sách tài trợ L/C xuất khẩu, cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh hoạt.
Từ những phân tích trên có thể thấy nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là hoạt động chủ đạo trong TTQT, trong đó thanh toán hàng nhập có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với thanh toán hàng xuất. Đây là thực trạng chung của nhiều ngân hàng thương mại trong nước khi hàng năm Việt Nam vẫn là nước nhập siêu.
2.2.Phân tích các điều kiện thuận lợi phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
2.2.1.Điều kiện bên trong
2.2.1.1. Đáp ứng đủ điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát triển hoạt động bao thanh toán
Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) là quy chế điều chỉnh hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam. Vì vậy những tổ chức tín dụng ở Việt Nam muốn phát triển hoạt động này đều phải tuân theo.
Theo Điều 7 của quy chế này: “Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán:
1. Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:
a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;
b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;
c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:
Ngoài các điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.”
Những điều kiện này NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ.
2.2.1.2.Có kết quả hoạt động kinh doanh tốt
Năng lực tài chính của ngân hàng là yếu tố không thể thiếu để tạo lòng tin với khách hàng về dịch vụ, sản phẩm của mình. Một ngân hàng có tình hình kinh doanh tốt sẽ thu hút được khách hàng đến tiêu dùng dịch vụ của mình và từ đó đảm bảo cho doanh số thu được từ loại dịch vụ đó. Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn cố gắng không ngừng để phục vụ tốt khách hàng những năm qua. Ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng đổi mới về công nghệ, văn hóa kinh doanh nhằm giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra.
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu
10.791
98.911
206.498
232.417
280.589
Tổng chi
14.429
80.459
176.353
159.631
243.900
Chênh lệch
-3.638
18.452
30.145
36.786
37.000
Quỹ thu nhập
3.638
18.452
30.145
36.786
37.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2007)
Hình 2.1 : Tổng thu, tổng chi và chênh lệch thu - chi của chi nhánh
giai đoạn 2003-2007
Tổng thu của chi nhánh liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2004 – 2005 từ 98.911 triệu đồng lên tới 206.498 triệu đồng. Từ năm 2005 đến nay, tổng thu của
ngân hàng tăng đều đặn. Chỉ tiêu này đã phản ánh rõ rệt hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Tổng thu 280.589 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 48 tỷ. Trong đó thu lãi 27 tỷ, thu dịch vụ là 4.5 tỷ.
Tổng chi 244 tỷ tăng so với 31/12/2006 là 45 tỷ. Trong đó chi trả lãi 175 tỷ, chiếm 72% trong tổng chi.
Chênh lệch thu nhập – chi phí đạt 37 tỷ, tăng so với kết quả năm 2006 hơn 4 tỷ đồng.
Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra là0.3%.
Hệ số tiền lương đạt được 1.37.
2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu kiến thức mới
Đội ngũ cán bộ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội có độ tuổi trung bình còn rất trẻ và đang ở độ chín của nghề. Trong đó có 93% cán bộ có trình độ đại học, trình độ trên đại học là 5%. Những cán bộ trẻ với trình độ chuyên môn vững chắc và nhiệt tình công việc cao sẽ giúp ngân hàng dễ dàng triển khai các sản phẩm mới. Chính sách đãi ngộ và bồi dưỡng cán bộ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội khá tốt với những khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong nước cũng như gửi cán bộ có năng lực đi đào tạo tại những nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Pháp,… đã làm cho trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao chất lượng, tỉ lệ cán bộ gắn bó với ngân hàng cũng rất cao.
Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng thời nhiều hoạt động liên quan, không chỉ tín dụng mà cả thanh toán quốc tế. Đội ngũ nhân viên của NHNo&PTNT Tây Hà Nội có đến hơn 70% có chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định vay vốn, thu nợ và thanh toán quốc tế và đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên sâu của mình. Các cán bộ tín dụng và thanh toán quốc tế thường xuyên được cử đi học các lớp ngắn ngày để bồi dưỡng và cập nhật thông tin, kiến thức về ngoại thương, thông lệ quốc tế như UCP 600, IBPS, Incoterms… Các cán bộ đều có trình độ cao về ngoại ngữ và vi tính, thực hiện các nghiệp vụ hoàn toàn bằng máy.
2.2.1.4. Hệ thống công nghệ thông tin tương đối đầy đủ và hiện đại
Cùng với sự phát triển của Internet trên toàn thế giới và tại thị trường Việt Nam, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã xây dựng website riêng tại địa chỉ http//:www.agribanktayhanoi.com.vn để quảng bá hoạt động của chi nhánh mình cũng như cung cấp thông tin về tài chính, ngân hàng. Từ khi ra đời đến nay, website này đã được được thay đổi giao diện nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về chính ngân hàng và các loại sản phẩm mà ngân hàng cung ứng trên thị trường.
Đối với hoạt động ngân hàng quốc tế, việc giao dịch với đối tác nước ngòai thực hiện chủ yếu qua mạng máy tính, qua Fax, mạng SWIFT, Telex… Tất cả các phòng ban trong ngân hàng đều được trang bị hệ thống máy tính hiện đại, nối mạng 100%.
Tính đến tháng 10 năm 2007, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam là một trong 15% của tổng số khoảng 100 ngân hàng thương mại, định chế tài chính, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài đầu tiên ứng dụng Core banking – phần mềm hiện đại nhất bây giờ để quản lý khách hàng
Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có “core” hiện đại hoặc dùng “core” lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống. Ngoài ra, sự ưu việt của phần mềm mới còn ở chỗ chúng chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code chương trình. Đặc điểm này của Core banking vô cùng thuận lợi cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng như hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đưa thêm dịch vụ bao thanh toán vào kinh doanh và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cho hoạt động bao thanh toán như Factoring Softwear, Factoring Casestudy,…
Nhanh chóng đổi mới công nghệ tiên tiến giúp NHNo&PTNT Tây Hà Nội nói riêng và cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
2.2.2.Điều kiện thuận lợi bên ngoài
2.2.2.1.Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng đều
Những thành tựu kinh tế - xã hội gặt hái được trong những năm gần đây đã đánh dấu sự trưởng thành của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 1 năm 2007. Tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao trong khu vực và thế giới từ 7-8%/năm. Các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn trong việc vươn ra thị trường thế giới. Điều đó được thể hiện với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4% (tương đương 46,76 tỷ USD). Với kết quả này, quy mô xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bằng 68,1% tổng sản phầm quốc nội (GDP) năm 2007. Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 27,3% tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2006; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 23,1% so với năm 2006. Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2% tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng 1,7% tỷ USD, nhóm nhiên liệu, khoáng sản tăng 0,2% tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7% tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD. Về mặt hàng xuất khẩu, 10 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí. Trong đó, ngoài 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, thì 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũng đã đạt trên 2 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm so với năm 2006 như: Dầu thô đạt 15,2 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 7,4%; Hạt tiêu ước đạt 100 ngàn tấn, thấp hơn cùng kỳ 14,3%; Gạo ước đạt 4,5 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 3,1%. Những mặt hàng chủ lực có lượng xuất khẩu tăng khá so với năm 2006 gồm: Gạo tăng 16%; Cà phê tăng 50%; Hạt tiêu tăng 73%; Nhân điều (30,8%); Hàng Dệt may (32%); Điện tử và linh kiện máy tính (28,8%); Sản phẩm gỗ 21,1%; Sản phẩm nhựa 45,8%; Dây điện và cáp điện tăng 27,7%...
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2006 như: Cà phê tăng 50% mặc dù lượng xuất khẩu tăng 22,3%; Hạt tiêu tăng 73,3% trong khi lượng giảm 14,7%... Nhóm sản phẩm cơ khí đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 120% so với năm 2006, đem lại kim ngạch trên 2,2tỷ USD năm 2007.
2.2.2.2.Nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn
Hoạt động xuất khẩu những năm vừa qua tuy đã có những bước phát triển song còn nhiều hạn chế. Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều trở ngại khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo một điều tra được thực hiện năm 2005 của bộ Thương mại (nay là bộ Công thương) ta thấy nhu cầu về thông tin thị trường xuất khẩu, đối tác là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 38%. Phần lớn những thông tin và doanh nghiệp có được đều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, không mang tính thống. Trong khi đó, các công ty chuyên cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài còn ít và hoạt động còn nhỏ lẻ. Thiếu thông tin khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó đánh giá đầy đủ về bạn hàng của mình. Thông tin cần phải tin cậy, chính xác mới đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi thực hiện xuất khẩu, tránh được rủi ro từ phía đối tác, đảm bảo thu nợ từ phía nhà nhập khẩu.
Bảng 2.5: Điều tra nhu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Đơn vị: Doanh nghiệp
STT
Các nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu doanh nghiệp quan tâm
Số doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
Cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu và uy tín của các đối tác thương mại
384
38.0
Đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu
176
17.4
Cung cấp tín dụng xuất khẩu và thành lập một hệ thống bảo hiểm thương mại
110
11
Tăng cường tính minh bạch về thuế xuất khẩu
30
3.0
Hoàn thiện cơ quan kiểm hóa hàng xuất khẩu
47
4.5
Đào tạo kiến thức về chuẩn mực quốc tế đối với công nghệ
32
3.2
Cung cấp dịch vụ tư vấn xuất khẩu
49
4.8
Tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu
100
10
Thành lập các trung tâm đầu mối để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu
78
7.7
Các biện pháp khác
5
0.4
Tổng
1011
100
(Nguồn: Bộ Công thương)
Từ bảng thống kê trên, ta thấy nhu cầu về vốn hoạt động đứng thứ 3 trong các nhu cầu doanh nghiệp cần được hỗ trợ. Trước đây, các doanh nghiệp thường thu hút vốn từ các kênh: thu hút vốn trên thị trường chứng khoán, vốn ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển),… và được hưởng các chính sách trợ cấp xuất khẩu khác của chính phủ dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện.
Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận
Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong khi đó, các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ sau khi gia nhập WTO, thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam đã đón nhận thêm rất nhiều ngân hàng thương mại mới thành lập và các ngân hàng thương mại nước ngoài đến hoạt động kinh doanh. Tính đến nay có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, hơn 40 ngân hàng thương mại cổ phần, gần 50 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh với nước ngoài. Các ngân hàng thương mại không chỉ là bạn hàng mà còn là người đỡ đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Dù có nhiều cải tiến song hoạt động tài trợ xuất khẩu của khối các ngân hàng thương mại còn đơn điệu. Nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu của khối các ngân hàng thương mại còn mang hình thức cổ điển, các hình thức tiên tiến khác còn ít được áp dụng hoặc áp dụng nhưng kết quả không đáng kể. Hoạt động tài trợ tín dụng chủ yếu là thanh toán L/C, phát hành bảo lãnh, hối phiếu đi kèm bộ chứng từ nhờ thu… Dịch vụ chiết khấu chứng từ mới chỉ dừng lại ở chiết khấu có truy đòi.
Như vây, có thể kết luận rằng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu là rất lớn và vẫn chưa được đáp ứng.
2.2.2.3.Ngân hàng mẹ có quan hệ tốt với các tổ chức ngân hàng thương mại khác trên thế giới
Với thời gian hoạt động 20 năm, NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo dựng được một hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp và uy tín với hơn 900 ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mối quan hệ này thường xuyên được củng cố và phát triển về mặt số lượng cũng như chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng dịch vụ khác phát triển. Trong các ngân hàng đó có rất nhiều ngân hàng đã có kinh nghiệm trong thực hiện dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu như: HSBC Bank, Deutsche Bank Trust Company Americans, Fortis Bank Hongkong,… Như vậy, nếu phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, NHNo&PTNT Tây Hà Nội sẽ có cơ hội học hỏi nhiều với sự hỗ trợ của các ngân hàng đại lý này. Mối quan hệ này thường xuyên được củng cố và phát triển về mặt số lượng cũng như chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng dịch vụ khác phát triển.
Trong hoạt động bao thanh toán xuất khẩu với đặc thù của bao thanh toán là chi trả một khoản ứng trước cho khách hàng nên việc thu nợ quyết định rất lớn đến sự thành bại của một hợp đồng bao thanh toán. Việc thu nợ này lại phụ thuộc lớn vào uy tín, độ tin cậy không những của khách hàng mà quan trọng hơn là của người mua hàng. Để giải quyết vấn đề này, một mối quan hệ tốt với ngân hàng đại lý bên nước người nhập khẩu cực kỳ quan trọng. Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp một lượng thông tin khá lớn về khách hàng và người mua hàng mà nếu độc lập tìm kiếm một cách riêng lẻ thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26446.doc