Chuyên đề Phát triển nhân lực y tế thành phố Hà Nội tới năm 2020

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1. Các khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực 3

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 3

1.1.2. Phân loại nguồn nhân lực 5

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực 7

1.2.1. Khái niệm phát triển NNL 7

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển NNL 8

1.2.2.1. Nhóm nhân tố tác động về mặt tự nhiên 8

1.2.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 10

1.2.2.3. Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách 11

1.3. Khái niệm cơ bản về nhân lực y tế 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ HÀ NỘI 12

2.1. Đội ngũ nhân lực y tế 12

2.1.1. Số lượng cán bộ 12

2.1.1.1. Đội ngũ cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý 12

2.1.1.2. Đội ngũ cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý 13

2.1.2. Chất lượng cán bộ 16

2.2. Mạng lưới đào tạo y, dược và sức khoẻ cộng đồng 20

2.3. Đánh giá 26

PHẦN III: NỘI DUNG QUY HOẠCH CỤ THỂ 28

3.1. Mục tiêu 28

3.1.1. Mục tiêu chung 28

3.1.2. Mục tiêu cụ thể 28

3.2. Nội dung quy hoạch 29

3.2.1. Các chỉ tiêu 29

3.2.2. Dự báo nhu cầu nhân lực cho các cơ sở y tế 30

3.2.3. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo 31

3.2.3.1. Bậc đại học và sau đại học 31

3.2.3.2. Bậc cao đẳng và trung cấp 31

3.2.4. Các giải pháp 31

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế hiện có và chuẩn hoá CB 32

3.2.4.2. Chú trọng bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài 34

3.2.4.3. Nguồn vốn và kinh phí thực hiện 34

 

 

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển nhân lực y tế thành phố Hà Nội tới năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài xã hội như người làm công việc nội trợ trong gia đình , những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp, những người trong độ tuổi lao động nhưng trong tình trạng thất nghiệp. Thứ hai, căn cứ vào vai trò của từng bộ phận NNL tham gia vào nền sản xuất NLĐ chính là bộ phận NNL nằm trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Đây là bộ phận quan trọng nhất. NLĐ phụ là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động có thể và cần tham gia vào nền sản xuất xã hội đặc biệt ở các nước kém phát triển. Ở nước ta quy định số người dưới tuổi lao động thiếu từ 1-3 tuổi và trên tuổi lao động vượt từ 1-5 tuổi thực tế có tham gia lao động được quy ra lao động chính với hệ số quy đổi là 1/3 và ½ ứng với người dưới và người trên. NLĐ bổ sung: là bộ phận NNL được bổ sung từ các nguồn khác như số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi lao động thôi họ ra trường, số người lao động ở nước ngoài trở về... Thứ ba, căn cứ vào trạng thái có việc làm hay không có việc làm thì NNL được phân chia thành: LLLĐ là bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm. NLĐ là bao gồm những người thuộc LLLĐ và những người thất nghiệp song không có nhu cầu tìm việc làm. Sơ đồ 1.1.2: Hệ thống phân loại nguồn nhân lực Nguồn nhân lực sẵn có trong dân cư Nguồn nhân lực dự trữ Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế Đang làm nghĩa vụ quân sự Đi học Nội trợ Chưa có nhu cầu làm việc Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân Lực lượng lao động đang thất nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực Khái niệm phát triển NNL Theo giáo trình quản trị nhân lực thì phát triển NNL ( theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trogn khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của NLĐ. Trước hết, phát triển NNL chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, xã hội,...Các hoạt động đó có thể cung cấp trong vài giờ, vài ngày, hoặc vài năm, tùy vào mục tiêu học tập, và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho con người theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về nội dung, phát triển NNL bao gồm ba hoạt động chính là giáo dục, đào tạo và phát triển. Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. Đào tạo (còn gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của NLĐ để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Phát triển: là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của NLĐ, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển NNL NNL là bộ phaanj chủ yếu dân số, lao động của con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, con người là động lực cơ bản quyết định sự phats triển bền vững của mỗi quốc gia. Phát triển NNL là những biến đổi về số lượng và chất lượng từ trình độ chất lượng này lên trình dộ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn. Do đó, các nhân tố tác động đến quá trình phát triền NNL bao gồm: điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở mỗi giai đoạn phát triển. Nhóm nhân tố tác động về mặt tự nhiên Quy mô dân số Quy mô dân số được biểu thị khái quát bằng tổng số dân của một vùng, một nước, một khu vực vào những thời điểm xác định. Quy mô dân số lớn, trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển như ở Việt Nam đang đặt ra những vấn đề kinh tế xã hội hết sức gay gắt cần giải quyết, trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng NNL. Gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và phát triển NNL. Khi dân số tăng lên thì LLLĐ cũng tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số. Nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước,...lại có hạn nên số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai ngày càng tăng lên, tổng sản phẩm tăng lên nhưng sản phẩm bình quân đầu người sẽ giảm nếu không có sự phát triển nhanh hơn về kinh tế. Khi dân số tăng nhanh sẽ làm cho chất lượng vốn con người giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả NLĐ, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không được đảm bảo. Dân số tăng nhanh sẽ làm tăng nhanh số lượng NNL và nhu cầu về việc làm cũng như nhu cầu đào tạo. Vấn đề này có quan hệ mật thiết với tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết. Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, theo khu vực thành thị- nông thôn, dân số hoạt động kinh tế Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có tác động đến số lượng NNL. Cơ cấu tuổi biến đổi theo hướng trẻ hóa do tỷ lệ sinh đẻ cao sẽ dẫn đến tăng nhanh NNL trong 15 năm sau đó. Ngược lại cơ cấu tuổi của dân số biến đổi theo hướng lão hóa, NNL sẽ giảm dần. Do đó điều tiết quá trình dân số hợp lý sẽ đảm bảo phát triern NNL hợp lý. Cơ cấu giới tính là sự phân chia số dân thành hai bộ phận nam và nữ. Cơ cấu giới tính cũng có vai trò quyết định để cân bằng sinh thái của cộng đồng trong những mối liên hệ xã hội và kinh tế mật thiết Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị nông thôn là sự phân chia dân số theo khu vực thành thị và nông thôn. Dân số hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế Dân số- NNL và việc làm: trong nên kinh tế thị trường, cung và cầu về lao động đều chịu sự tác động sâu sắc bởi phát triển kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên mà còn bởi yếu tố dân số Di dân diễn ra theo độ tuổi, giới tính, theo khu vực nông thôn- thành thị, nông thôn- nông thôn, là nhân tố tác động đến số lượng, cơ cấu NNL theo khu vực. Từ góc độ yêu cầu quy hoạch phát triển NNL trong cả nước cũng như ở các vùng kinh tế, dễ dàng nhận ra rằng: nếu bốn chỉ tiêu đầu tiên tương đối dễ có khả năng dự báo xu hướng phát triển để tìm ra nhân tố định lượng có quan hệ và ảnh hưởng phức tạp hơn nhiều do tính chất tự phát, năng động linh hoạt, không kiểm soát được nó. Các quá trình biến động dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của NNL cả về số lượng và chất lượng và đi kèm theo nó là việc làm. Thực tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, mối quan hệ giữa dân số và NNL cần xem xét từ nhiều phương diện khác nhau. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội Chất lượng NNL là trạng thái nhất định thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL và các yếu tố cấu thành của chúng có thể xác định được hệ thống các nhân tố tác động đến chất lượng NNL. Chỉ số HDI đánh giá trình độ phát triển của con người. Quan hệ giữa chỉ số này với NNL được cụ thể hóa trong các chỉ tiêu như : điều kiện sức khỏe(cân nặng, chiều cao...), dinh dưỡng (số lương thực thực phẩm/số người, số calo/người, chất lượng nhà ở...), mức tiêu thụ điện năng... Chỉ số trình độ dân trí: Trình độ học vấn của NNL là sự hiểu biết của NLĐ đối với kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn biểu hiện bằng dân trí của quốc gia đó là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL và tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ học vấn là cơ sở quan trọng để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc của NLĐ. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, khả năng thực hành về lĩnh vực, ngành nghề nào đó cuả NLĐ. LLLĐ có chuyên môn kỹ thuật bao gồm: trường đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên, những người có bằng sơ cấp, chứng chỉ nghề và những người chưa qua trường lớp nào nhưng tự tìm hiểu tự học... Yếu tố văn hóa và truyền thống dân tộc có tác động rất lớn tới hành vi ứng xử của con người trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đây là yếu tố xã hội tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách phẩm chất riêng của lao động mỗi nước. Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của NNL trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. PHẦN II: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ HÀ NỘI 2.1. Đội ngũ nhân lực y tế Đội ngũ nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Cùng với sự phát triển hệ thống mạng lưới y tế của thành phố, đội ngũ nhân lực y tế của Hà Nội không ngừng phát triển cả về số lượng và năng lực chuyên môn. 2.1.1. Số lượng cán bộ  2.1.1.1. Đội ngũ cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý Theo thống kê đến ngày 30/06/2009 thì đội ngũ cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý có những đặc điểm sau: - Tổng số cán bộ y tế 19.355 người, trong đó: + Làm việc tại các bệnh viện 11.645 người, bình quân 1,74 nhân viên/giường bệnh. + Làm việc tại các viện có giường điều trị 4.410 cán bộ. + Làm việc tại các viện không có giường điều trị: 3.300 người. - Tổng số cán bộ quản lý tại các bệnh viện, viện do các bộ, ngành quản lý khoảng 3.750 người, trong đó dân sự khoảng 1.420 người. Bảng: Tổng hợp cán bộ tại các cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý TT Cơ sở y tế Số cán bộ Tỷ lệ (%) I Cán bộ y tế 19.355 83,7 1 Bệnh viện 11.645 60,2 2 Viện có giường điều trị 4.410 22,8 3 Viện không có giường điều trị 3.300 17,0 II Cán bộ quản lý 3.750 16,3 Tổng cộng 23.105 100 2.1.1.2. Đội ngũ cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý Theo số liệu đến 30/6/2009, tổng số cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý 13.106 người, trong đó: - Quản lý nhà nước 191 người - Khối sự nghiệp y tế (Thành phố, quận/huyện, xã/phường) 12.847 người, trong đó: + Y tế tuyến Thành phố 5.341 người; 22 bệnh viện tuyến thành phố: tổng số 4.905 giường, 4.931 người, bình quân 1,01 người phục vụ/giường bệnh; 08 Trung tâm điều trị: tổng số 390 giường, 410 người, bình quân 1,05 người phục vụ/giường bệnh; + Khối y tế dự phòng: 435 người; + Văn phòng Sở Y tế: 97 người; + Y tế tuyến quận, huyện, thị xã 4.256 người. 13 bệnh viện huyện: tổng số 2.100 giường, 1.762 người, bình quân 0,84 người phục vụ/giường. TT y tế quận, huyện, thị xã: tổng số 115 giường, 2.059 người, bình quân 17,9 người phục vụ/giường. Phòng y tế quận/huyện: tổng số 435 người + Y tế xã, phường, thị trấn 3.182 người. - Trường cao đẳng y tế Hà Đông : 68 người. Bảng. Tổng hợp cán bộ tại các cơ sở y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý TT Cơ sở y tế Số giường bệnh Số cán bộ Tỷ lệ phục vụ (cán bộ/giường) Cán bộ toàn ngành 7.525 13.106 1.1 Quản lý nhà nước (Thành phố; quận, huyện, thị xã) 191 1.2 Khối sự nghiệp y tế (Thành phố; quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn) 12.847 1.2.1 Y tế tuyến Thành phố 5.341 A 22 bệnh viện tuyến Thành phố 4.905 4.931 1,01 B 08 trung tâm điều trị 390 410 1,05 1.2.2 Khối dự phòng 435 1.2.3 Văn phòng Sở Y tế 97 1.2.4 Y tế tuyến quận, huyện, thị xã 4.256 A Bệnh viện quận, huyện 2.100 1.762 0,84 B Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã 115 2.059 17,9  C Phòng y tế quận, huyện, thị xã 435 1.2.5 Y tế xã, phường, thị trấn 3.182 1.3 Trường cao đẳng y tế Hà Đông 68 2.1.2. Chất lượng cán bộ  Theo số liệu đến 30/6/2009, tổng số bác sỹ làm việc tại các cơ sở y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý 2.755 người (03 PGS ngành y, 30 tiến sỹ y, 364 thạc sỹ y và 107 bác sỹ chuyên khoa 2), trong đó: - Quản lý nhà nước (Thành phố, quận/huyện) 73 bác sỹ - Khối sự nghiệp y tế (Thành phố, quận/huyện, xã/phường) 2.657 bác sỹ, bình quân 4,2 bác sỹ/10.000 dân, trong đó: + Y tế tuyến Thành phố 1.417 bác sỹ, bình quân 2,0 bác sỹ/10.000 dân 22 bệnh viện tuyến thành phố 1.198 bác sỹ, bình quân 1,9 bác sỹ/10.000 dân 08 Trung tâm điều trị 76 bác sỹ, bình quân 0,1 bác sỹ/10.000 dân + Khối y tế dự phòng 143 bác sỹ, bình quân 0,2 bác sỹ/10.000 dân + Văn phòng Sở Y tế + Y tế tuyến quận/huyện 832 bác sỹ, bình quân 1,3 bác sỹ/10.000 dân 13 bệnh viện quận/huyện 348 bác sỹ, bình quân 0,5 bác sỹ/10.000 dân TT y tế quận/huyện 441 bác sỹ, bình quân 0,7 bác sỹ/10.000 dân Phòng y tế quận/huyện 43 bác sỹ, bình quân 0,1 bác sỹ/10.000 dân + Y tế xã/phường 426 bác sỹ, bình quân 0,7 bác sỹ/10.000 dân - Trường cao đẳng y tế Hà Đông : 25 bác sỹ. Bảng. Thống kê số bác sỹ theo cơ sở y tế TT Cơ sở y tế Số cán bộ Số bác sỹ Tỷ lệ % (bác sỹ/cán bộ) Tỷ lệ TB bác sỹ/ 10.000 dân Cán bộ toàn ngành 13.106 2.755 21,0 4,3 1.1 Quản lý nhà nước (Thành phố, quận/huyện) 191 73 38,2 0,1 1.2 Khối sự nghiệp y tế (Thành phố, quận/huyện, xã/phường) 12.847 2.657 20,7 4,2 1.2.1 Y tế tuyến Thành phố 5.341 1.417 26,5 2,0 A 22 bệnh viện tuyến Thành phố 4.931 1.198 24,3 1,9 B 08 trung tâm điều trị 410 76 18,5 0,1 1.2.2 Khối dự phòng 435 143 32,9 0,2 1.2.3 Văn phòng Sở Y tế 97 - - 1.2.4 Y tế tuyến quận/huyện 4.256 832 1,3 A Bệnh viện quận/huyện 1.762 348 19,8 0,5 B Trung tâm y tế quận/huyện 2.059 441 21,4 0,7 C Phòng y tế quận/huyện 435 43 9,9 0,1 1.2.5 Y tế xã/phường 3.182 426 13,4 0,7 1.3 Trường cao đẳng y tế Hà Đông 68 25 36,8 Trình độ cán bộ ngành y tế Hà Nội phân theo bằng cấp: Sau đại học chiếm tỷ lệ 10,01%; Đại học chiếm tỷ lệ 17,2%; Cao đẳng chiếm 1,4%; Trung học chuyên nghiệp chiếm 58,6%; Sơ học chiếm 2,3%; Các bằng cấp khác chiếm tỷ lệ 10,5%. Bảng. Trình độ cán bộ ngành y tế Hà Nội phân theo bằng cấp TT Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%) 1 Sau đại học 1.312 10,01 2 Đại học 2.259 17,2 3 Cao đẳng 177 1,4 4 Trung học chuyên nghiệp 7.674 58,6 5 Sơ học 303 2,3 6 Khác 1.381 10,5 Tổng số 13.106 100 Bảng. Trình độ cán bộ ngành y tế Hà Nội phân theo ngành nghề TT Trình độ chuyên môn Số người Nữ Tỷ lệ (%) 1 Bác sỹ 2.755 1.282 21,0 2 Dược sỹ 145 1,1 3 Cử nhân y tế công cộng 23 14 0,2 4 Y sỹ 2.344 1.665 17,9 5 Kỹ thuật viên y tế 390 270 3,0 6 DS kỹ thuật viên trung học 372 315 2,8 7 Y tá điều dưỡng 3.670 2.892 28,0 8 Hộ sinh 978 966 7,5 9 Dược tá 124 103 0,9 10 Ngành khác 2.305 1.384 17,6  Tổng cộng 13.106 100% 2.2. Mạng lưới đào tạo y, dược và sức khoẻ cộng đồng Hà Nội là nơi tập trung các các trường ở tuyến Trung ương như Đại học Y Hà Nội, Đại học Răng - Hàm - Mặt, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế Công Cộng, Học viện Y Dược học Cổ truyền Tuệ Tĩnh… các trường này do Bộ Y tế quản lý. Khối trường thuộc tuyến thành phố có Trường trung học Y tế Hà Nội, năm 2006 đã được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Trường cao đẳng y tế Hà Đông. Trong những năm qua, vấn đề đào tạo các bộ y tế có trình độ chuyên môn cao được coi là vấn đề then chốt. Các loại hình đào tạo bao gồm đại học, cao đẳng và trung cấp. Có 06 cơ sở đào tạo đại học, 04 cơ sở đào tạo cao đẳng và 08 cơ sở đào tạo trung cấp đóng trên địa bàn Hà Nội. Lượng cán bộ được đào tạo tính theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009 là 2.430 sinh viên đại học, 850 sinh viên bậc cao đẳng và 2.270 sinh viên trung cấp. Bảng: Danh sách các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội TT Tên trường Loại hình đào tạo Chỉ tiêu tuyển sinh 2009 Địa chỉ Đại học 2.430 1 Trường Đại học Y Hà Nội Bác sỹ, cử nhân y khoa 900 Số 2 Tôn Thất Tùng 2 Trường Đại học Dược Hà nội Ngành dược 550 Số 13, 15 Lê Thánh Tông 3 Trường Đại học Y tế Công cộng Y tế công cộng 300 138 Giảng Võ 4 Trường Đại học Răng - Hàm - Mặt Bác sĩ Răng hàm mặt 100 43 A Tràng Thi 5 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt nam Y học cổ truyền 400 Số 2, đường Trần Phú, Hà Đông 6 Học viện quân y Bác sĩ đa khoa 180 Hà Đông – Hà Nội Cao đẳng 850 1 Trường cao đẳng y tế Hà Nội Điều dưỡng đa khoa Kĩ thuật viên xét nghiệm đa khoa; Kĩ thuật viên hình ảnh y học. 400 35 Đoàn Thị Điểm – Q Đống Đa 2 Trường cao đẳng y tế Hà Đông Y tế Công cộng Y học Lâm sàng và Cận lâm sàng - 39 Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung - Hà Đông 3 Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Thiết bị Y tế Kỹ thuật thiết bị, xét nghiệm, thiết bị, hình ảnh y tế 400 Số 1 ngõ 89 Lương Đình Của 4 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt nam (cao đẳng) Điều dưỡng Y học cổ truyền 50 Số 2, đường Trần Phú, Hà Đông Trung cấp 2.270 1 Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội Y học cổ truyền 650 Số 6 ngõ 767 Nguyễn Khoái 2 Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội Y sĩ điều dưỡng, dược 500 3 Trường Trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác Y sĩ Y học cổ truyền Dược sĩ Y học cổ truyền Dược sĩ trung cấp - 282 A Kim Giang 4 Trường Trung cấp Y tế Bạch Mai (Bộ y tế) Điều dưỡng đa khoa Phục hồi chức năng 300 78, đường Giải Phóng, TP. Hà Nội 5 Hệ Trung cấp trong Trường Đại học Dược Hà Nội (Bộ y tế) Dược sĩ trung cấp 100 Số 13, 15 Lê Thánh Tông 6 Hệ Trung cấp trong Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (Bộ y tế) Y sĩ Y học cổ truyển 300 Số 2 Trần Phú Hà Đông 7 Trường Trung cấp Y tế Đặng Văn Ngữ (Bộ y tế) KTV xét nghiệm KST CT 220 245 Lương Thế Vinh, Từ Liêm 8 Trường Trung cấp Quân Y I Y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng 200 Phường Sơn Lộc. Sơn Tây, Hà Nội 2.3. Đánh giá Bảng. Đánh giá nhân lực y tế theo chỉ tiêu phục vụ cho thành phố Hà Nội TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Hiện trạng chỉ tiêu số cán bộ y tế/10.000 dân Dự kiến chỉ tiêu số cán bộ y tế /10.000dân 2010 2020 A Bác sỹ I Tuyến trung ương 1 Số cán bộ tuyến trung ương 19.355 2 Số bác sỹ tuyến trung ương II Tuyến thành phố/huyện 1 Cán bộ y tế toàn thành phố 13.106 20,3 2 Số bác sỹ toàn TP 2.755 4,2 7 8 3 Nhân viên y tế 14 huyện 1.762 6,6 4 Bác sĩ 14 huyện 348 1,3 III Tuyến xã 1 Bác sỹ tuyến xã 426 0,4 - 1,4 B Dược sỹ 145 0,22 1 2-2,5 C Điều dưỡng 8.154 3 điều dưỡng/1 bác sỹ 4 điều dưỡng/1 bác sỹ Ghi chú: Tính cho tổng dân số Hà Nội hiện trạng năm 2009 là 6.448.000 người; Dân số 14 huyện là 2.685.886 người. Hiện nay theo số liệu hiện trạng về nhân lực ngành y tế Hà Nội và số liệu hiện trạng dân số năm 2009, thành phố Hà Nội có 4,2 bác sỹ trên 10.000 dân, 0,22 dược sỹ đại học trên 10.000 dân. Tại tuyến huyện, mỗi huyện có 15-43 bác sỹ tại các bệnh viện huyện. Tính trung bình trên 14 huyện có 1,3 bác sỹ/10.000 dân (dao động từ 1- 1,7 bác sỹ/10.000 dân). Tại tuyến xã trung bình bác sỹ tuyến xã dao động từ 0,4-1,4 bác sỹ /10.000 dân. Có 12 quận huyện có tỷ lệ bác sỹ tuyến xã thấp dưới 0,5 bác sỹ/10.000 dân và 8 quận huyện có tỷ lệ bác sỹ tuyến xã 1 bác sỹ/10.000 dân. Theo số liệu về chỉ tiêu của Bộ y tế thì số lượng bác sỹ và dược sỹ đại học tính cho 10000 dân thành phố Hà Nội là Theo các số liệu đã phân tích cho thấy, số lượng bác sỹ cũng như dược sỹ đại học tính cho 10.000 dân thành phố Hà Nội đang thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của Bộ Y tế. Tại tuyến cơ sở huyện và xã, tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân khá thấp. PHẦN III: NỘI DUNG QUY HOẠCH CỤ THỂ 3.1. Mục tiêu 3.1.1. Mục tiêu chung Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế Thủ đô Hà Nội đủ về số lượng, có phẩm chất, năng lực, trình độ về quản lý, có chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu công tác CSSK nhân dân trong tình hình mới. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu đủ cơ cấu, thành phần, số lượng cán bộ theo yêu cầu trạm y tế chuẩn của Bộ Y tế ban hành. Duy trì 4 chỉ tiêu nhân lực (bác sĩ, nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi, dược tá xã, nhân viên y tế thôn) tuyến xã về cơ cấu cán bộ, chuyên môn. Đảm bảo bác sỹ công tác tại trạm y tế thường xuyên ổn định, lâu dài. - Phát triển đủ số lượng cán bộ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo quy hoạch và phát triển ngành. - Đào tạo cán bộ chuyên môn có trình độ cao làm việc tại các cơ sở y tế: Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCKII, BSCKI… đáp ứng yêu cầu công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, kỹ thuật cao, chất lượng cao. - Đào tạo cán bộ chuyên gia giỏi cho các ngành mũi nhọn như: Tim, phẫu thuật chỉnh hình, mắt… - Phấn đấu đủ cơ cấu: Tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng, tỷ lệ chuyên gia, bác sỹ/10.000 dân. - Xây dựng chế độ chính sách và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ y tế, chế độ ưu đãi thu hút nhân tài về làm việc với ngành y tế Thủ đô. - Mở rộng hợp tác quốc tế, kêu gọi các nguồn vốn trong xã hội cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh; quan tâm chú trọng đến đội ngũ cán bộ chuyên khoa mũi nhọn của từng đơn vị, đáp ứng công tác khám chữa bệnh ở địa phương. - Đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý chăm sóc sức khoẻ cho mọi đối tượng tại cộng đồng. Thực hiện tốt các chương trình y tế, theo dõi chăm sóc sức khoẻ tại nhà, thực hiện các dịch vụ y tế… 3.2. Nội dung quy hoạch 3.2.1. Các chỉ tiêu TT Nhân lực Đơn vị tính 2020 1 Bác sỹ Bác sỹ/10.000 dân 10 2 Dược sỹ đại học Dược sỹ/10.000 dân 2 3 Nhân viên điều dưỡng Nhân viên/bác sỹ 4 Với chỉ tiêu 10 bác sỹ/10.000 dân, cần đảm bảo cơ cấu bác sỹ tại các tuyến như sau: - Tuyến Thành phố: 6 bác sỹ/10.000 dân; - Tuyến quận, huyện, thị xã: 2 bác sỹ/10.000 dân; - Tuyến xã, phường, thị trấn: phấn đấu đủ số bác sỹ 3.2.2. Dự báo nhu cầu nhân lực cho các cơ sở y tế Bảng. Dự báo nhân lực cho các cơ sở y tế do Hà Nội quản lý TT Nhân lực Tiêu chuẩn 2020 Số lượng bác sỹ Khả năng đào tạo của các trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 Hiện trạng 2020 Nhu cầu tăng thêm 1 Bác sỹ 10 bác sỹ/10.000 dân 2755 7.485 5144 19.800 2 Dược sỹ đại học 2 bác sỹ/10.000 dân 145 1497 1374 5.500 3 Nhân viên điều dưỡng 4 nhân viên/bác sỹ 8154 23.952 16.614 22.700 trung cấp 8.500 cao đẳng Ghi chú: Khả năng đào tạo của các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009 nhân với 10 năm; dân số Hà Nội 2020 là 7.485.000 người. 3.2.3. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo 3.2.3.1. Bậc đại học và sau đại học Có 06 cơ sở đào tạo đại học đóng trên địa bàn Hà Nội, lượng cán bộ được đào tạo tính theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009 là 2.430 sinh viên đại học. Với chỉ tiêu này tính trong 10 năm khả năng đào tạo bác sỹ là 19.800 người có khả năng đáp ứng 5.144 bác sỹ cho thành phố Hà Nội. 3.2.3.2. Bậc cao đẳng và trung cấp Có 4 cơ sở đào tạo cao đẳng và 8 cơ sở đào tạo trung cấp đóng trên địa bàn Hà Nội. Lượng cán bộ được đào tạo tính theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009 là 850 sinh viên bậc cao đẳng và 2.270 sinh viên trung cấp. Tính đến năm 2020 khả năng đào tạo cao đẳng và trung cấp là 22.700 trung cấp và 8.500 cao đẳng. Với khả năng đào tạo như vậy có thể cung cấp đủ nhân viên cho thành phố Hà Nội. Tuy vậy đây chỉ là chỉ tiêu đào tạo của các trường, khả năng cung cấp nhân viên y tế phụ thuộc vào số lượng đào tạo thực tế của các trường 3.2.4. Các giải pháp - Tăng cường bác sỹ tuyến cơ sở để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đảm bảo chỉ tiêu bác sỹ tuyến huyện 2 bác sỹ/10.000 dân, bác sỹ tuyến phường xã 2 bác sỹ/10.000 dân ; - Bổ sung lực lượng bác sỹ cho toàn thành phố đảm bảo chỉ tiêu 10 bác sỹ/10.000 dân ; - Tăng cường nhân viên điều dưỡng trình độ cao đẳng và trung cấp đảm bảo 4 điều dưỡng/1 bác sỹ. 3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế hiện có và chuẩn hoá CB - Bổ sung biên chế dược tá cho trạm y tế xã bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác cung ứng thuốc tại tuyến xã. - Ban hành Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, xây dựng tiêu chuẩn định mức và cơ cấu nhân lực y tế hợp lý để kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khoẻ. - Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ dược theo nhiều hình thức nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cán bộ dược cho các cơ quan quản lý nhà nước về dược, các cơ sở sự nghiệp y tế và cho các doanh nghiệp dược. - Ban hành các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở. Xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ; chế độ nghĩa vụ công tác y tế ở vùng khó khăn, đối với bác sỹ mới tốt nghiệp. Bảo đảm có chế độ phụ cấp đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ đi công tác tăng cường cho tuyến dưới. - Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với cán bộ công tác tại trạm y tế xã. Xây dựng cơ chế áp dụng chế độ bảo hiểm đối với những trường hợp bị rủi ro xảy ra do tai nạn nghề nghiệp đối với cán bộ y tế khi đang làm nhiệm vụ. - Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn: quy hoạch đào tạo phải kết hợp với quy hoạch cán bộ, đến năm 2020 các giám đốc, phó giám đốc TTYT quận/huyện, trưởng phòng nghiệp vụ y, các trưởng phó khoa bệnh viện thành phố phải có trình độ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y khoa. Họ vừa có trình độ kiến thức chuyên môn sâu vừa có trình độ tay nghề thành thạo, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời họ có năng lực tham gia đào tạo vào đào tạo lại đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành; trực tiếp chỉ đạo công tác tuyến dưới thuộc chuyên ngành. Do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành là yêu cầu cấp bách của ngành y tế Hà Nội. Điều này Hà Nội có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31560.doc
Tài liệu liên quan