MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu .1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ .2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà .2
1.1.1.Giới thiệuchung.2
1.1.2.Các giai đoạn phát triển.3
1.2.3.Chức năng nhiệm vụ của công ty .5
1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty .5
1.2.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty .5
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty .8
1.3.1.Đặc điểm sản phẩm .8
1.3.2.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ.9
1.3.3.Nguồn vốn kinh doanh .10
1.3.4.Nhân tố lao động 11
1.3.5.Nguồn nguyên vật liệu .12
1.3.6.Máy móc, thiết bị .13
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây .15
1.4.1.Một số chỉ tiêu đánh gia kết quả của công ty .15
1.4.2.Nhận xét chung .16
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU THỨC ĂN NHANH TẠI HÀ NỘI 19
2.1. Nhu cầu .19
2.2. Thực trạng đáp ứng .20
2.2.1.Các sản phẩm thức ăn nhanh hiện đang tồn tại trên thị trường
Hà Nội .20
2.2.2.Đánh giá .21
2.3.Khả năng đáp ứng của công ty .21
2.3.1.Điểm mạnh . 21
2.3.2.Điểm yếu . .23
2.3.3.Khả năng thỏa mãn nhu cầu thức ăn nhanh của Công ty tại Hà Nội .24
CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỨC ĂN NHANH CỦA CÔNG TY TẠI HÀ NỘI .26
3.1.Điều tra nhu cầu thức ăn nhanh trên thị trường Hà Nội 26
3.2.Thiết kế sản phẩm .29
3.2.1.Thiết kế .29
3.2.2.Nguồn nguyên liệu .30
3.3.Bố trí sản xuất sản phẩm .38
3.4.Chính sách giá sản phẩm 39
3.5.Hệ thống phân phối sản phẩm .42
3.6.Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm .43
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển sản phẩm thức ăn nhanh tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sữa và không có hương vị đặc biệt như: Bánh mỳ scoti
+Bánh mỳ thô có nhân tự chế: Được làm thủ công từng chiếc do chủ cửa hàng làm luôn khi khách hàng yêu cầu với bánh mỳ thô lấy từ các công ty sản xuất rồi chế biến thêm bàng các làm thêm nhân kẹp giữa như:bánh mỳ trứng, bánh mỳ pa tê,…
-Các cửa hàng thức ăn nhanh như : KFC, Lottecia,…
-Các loại khác như: Bún, miến, xôi,…
2.2.2.Đánh giá
Đánh giá chung thì các loại thức ăn trên tồn tại chỉ mang tính chất giải pháp tình thế, trong giai đoạn kinh tế đang phát triển chưa vào ổn định.Nó thực ra chỉ là những sản phẩm để thưởng thức ẩm thực chứ chưa mang tính tiện dụng, tính kinh tế cho cuộc sống ngày càng sôi động.Đánh giá được như vậy tại chúng có một số nhược điểm như:
- Các loại thức ăn này thường mang tính nóng, vì ăn xong ta có cảm giác nóng trong người.
- Khẩu vị không đại chúng, mỗi loại một vẻ nên không đáp ứng được sở thích của số đông.Nhiều khi họ chọn lựa những loại thức ăn này do không có thời gian, tiện đâu thì ăn ở đấy nên không mang lại cảm giác ngon miệng.
- Chi phí những loại thức ăn này cũng không phải là rẻ.Với loại đồ ăn có nước thì giá dao động từ 7000đ-15000đ, đây không phải chi phí hợp lý với những sinh viên còn đang trên ghế giảng đường.
- Bên cạnh đó, lượng calo trong loại thức ăn này cũng thấp, sau khi ăn khoảng 2-3h là người ăn đã có cảm giác đói.
-Mặt khác những loại thức ăn này cũng gây mất khá nhiều thời gian vì các hoạt động của các quán xá không ổn định về thời gian, mang tính chất tạm thời và khi hoạt động thì quy mô nhỏ nên nếu lượng khách hàng đông thì phải đợi rất lâu.
-Một điều cũng đáng bàn ở những loại thức ăn hè phố này là vệ sinh không đảm bảo. Nó mất vệ sinh xuất hiện trong cả quá trình chế biến đến cung cấp.Sở dĩ có thể khẳng định điều này bởi vì những người cung cấp là các cá nhân, họ làm với tốc độ nhanh và vì mục đích lợi nhuận.Và các quán xá diện tích hẹp, điều kiện cung cấp nước cũng hạn chế nên cũng là một yếu tố không đảm bảo vệ sinh.
2.3.Khả năng đáp ứng của công ty
2.3.1.Điểm mạnh
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà có rất nhiều lợi thế để có thể cung cấp sản phẩm thức ăn nhanh trên địa bàn Hà Nội bởi vì trước tiên, hiện tại họ là một Công ty chuyên sản xuất bánh kẹo.Họ sở hữu dây chuyền sản xuất các loại bánh, sữa, đội ngũ công nhân viên thành thạo về vận hành các loại máy móc.Vì thế bây giờ họ có thể đa dạng hóa đồng tâm bằng việc phát triển sản phẩm thức ăn nhanh trên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện có.
Họ đang sở hữu các thiết bị pha chế, xử lý nguyên liệu như: máy trộn nguyên liệu, máy sàng, máy cắt, máy sấy bột, nồi sấy, nồi nấu. Đây là các thiết bị tuy cũ nhưng đội ngũ công nhân vận hành rất thuần thục và có kinh nghiệm xử lý các tình huống mới.
Bên cạnh đó, việc sản xuất các loại bánh kẹo cũng làm cho công ty quen với việc tìm, cung ứng nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
-Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và có khả năng đảm bảo một khoản ngân sách cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp một sức mạnh để đạt được những mục tiêu nhất định.
-Tài năng của Ban lãnh đạo, sự nháy bén linh hoạt của đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tiêu thụ sẽ tạo ra những môi trường lớn, khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn. Đặc biệt là kiến thức về thị trường , về sản phẩm và khả năng nhận biết sự biến động nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng...của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay với trình độ của công nhân viên từ đại học trở lên là 153 người chiếm gần 10% đã làm cho việc xử lý các tình huống mới trở lên dễ dàng hơn.
-Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có. Tuy nó có thể được hình thành một cách tự nhiên nhưng nhìn chung nó cần được tạo dựng một cách có ý thức và thông qua mục tiêu và chiến lược cụ thể.
Tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm:
* Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này cho phép doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.Với truyền thống của mình qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã gây dựng cho mình một hình ảnh rất đẹp trong mắt người tiêu dùng.Điều này đã được Nhà nước ghi nhận bằng : 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990), 1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985), 4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm1960 – 1970), 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997).
* Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm.
Nhắc đến nhãn hiệu sản phẩm Hải Hà thì hầu như ai cũng biết bởi nó đã nổi tiếng trong nước.Sản phẩm của Hải Hà đã rất gắn bó với người dân Việt Nam trong nhiều năm qua, nó đã trở nên quá thân thiết.Mỗi khi Công ty đưa ra sản phẩm mới thì đều rất được nhiều người tiêu dùng đón nhận bởi vì sản phẩm của Công ty luôn được đánh giá rất cao.Nó được biểu hiện bằng sanphẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huy chương Vàng, Bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế- kỹ thuật- Việt nam và Thủ đô. Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “Hàng Việt nam chất lượng cao” trong 11 năm liền. Từ năm 1997 đến năm 2007.
* Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
Trước đây là một Công ty của Nhà nước, sau khi Cổ phần hóa Công ty vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước nên với truyền thống và uy tín của mình Công ty luôn được sự ủng hộ của các bên.Hiện tại với hoạt động kinh doanh đang phát triển tốt, Công ty có mối quan hệ rất tốt đẹp với các nhà phân phối và nhà cung cấp.
- Ngoài rất nhiều cơ sở tại các tỉnh thành trên cả nước thì trụ sở nhà máy chính của Công ty đặt tại nội thành Hà Nội, điều này là một lợi thế về khoảng cách và thời gian, rất thích hợp với việc cung cấp sản phẩm thức ăn nhanh đòi hỏi về thời gian.
2.3.2.Điểm yếu
Điểm yếu hiện tại của Công ty là làm sao thiết kế được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời phù hợp với dây chuyền máy móc hiện tại của Công ty để có thể áp dụng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
Sở dĩ có thể coi đó là điểm yếu của doanh nghiệp bởi vì hiện tại Công ty chưa bộ phận riêng thiết kế sản phẩm mới.Với điều này đồng thời với trình độ thiết kế sản phẩm của Công ty còn hạn chế nên tốc độ đổi mới sản phẩm còn chậm.Hiện tại Công ty chưa có bộ phận đi khảo sát nhu cầu mới của khách hàng cho nên những sản phẩm mới đa số là những sản phẩm cải tiến theo thị hiếu khách hàng.Do vậy đối với những sản phẩm mới thì thường lúng túng, nếu khắc phục được điều này thì phát triển sản phẩm thức ăn nhanh sẽ rất thuận lợi.
2.3.3.Khả năng thỏa mãn nhu cầu thức ăn nhanh của Công ty tại Hà Nội
Qua phân tích những điểm mạnh ,điểm yếu trên ta thấy có thể hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm để có thể đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.Nếu sản phẩm mà đến tay được người tiêu dùng thì sẽ mang giá trị kinh tế rất lớn vì nó tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho khách hàng.
Công ty có thể tận dụng những thế mạnh về con người, thiết bị để tiến hành sản xuất sản phẩm này:
-Công ty có lợi thế về địa điểm khi trụ sở chính nhà máy, của Công ty được đặt tại 25 Trương Định-Hai Bà Trưng.Với một diện tích mặt bằng rất lớn ngay tại trung tâm Hà Nội thì là một lợi thế rất lớn để Công ty có thể phát triển sản xuẩt cũng như tiêu thụ sản phẩm vì chi phí vận chuyển là khá thấp.
-Về nhân lực thì đội ngũ công nhân lành nghề với gần 70% lao động là nữ đảm bảo cho quy trình sản xuất sẽ được diễn ra thuận lợi.Đặc biệt đội ngũ cán bộ Phong Kế hoạch thị trường gần 20 người trình độ chuyên môn hầu như từ Đại học trở lên sẽ là một sức mạnh quan trọng giúp công ty đưa sản phẩm thức ăn nhanh đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên đây là sản phẩm khá mới mẻ ở thị trường trong nước nên khâu tổ chức nhân sự cho cung ứng, phân phối sản phẩm hơi khác so với cách phân phối hiện tại của Công ty.Vì đây là sản phẩm thức ăn nhanh nên khâu bảo quản và cung ứng hết sức quan trọng.Vì thị trường ban đầu chỉ tập trung ở khu vực nội thành Hà nội nên chí phí vận chuyển không lớn nhưng đây là sản phẩm không bảo quản được lâu nên phải chú ý điều tra lượng cầu theo ngay, theo thời tiết, theo mùa.
Với những chú ý như trên thì hoàn toàn có thể khẳng định thức ăn nhanh là một sản phẩm hết sức triển vọng trên thị trường Hà Nội, đặc biệt trong nền kinh tế đang phát triển hết sức mạnh mẽ như ở nước ta.Chúng ta muốn phát triển thì cần có một tác phong nhanh nhẹn trong công việc, chính vì thế sản phẩm thức ăn nhanh ra đời trên thế giới cũng biểu hiện cho nền kinh tế phát triển.
CHƯƠNG3- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỨC ĂN NHANH CỦA CÔNG TY TẠI HÀ NỘI
3.1.Điều tra nhu cầu thức ăn nhanh trên thị trường Hà Nội
Vì đây là sản phẩm về thức ăn nên việc thiết kế một sản phẩm phù hợp cho nhiều đối tượng là hết sức khó khăn bởi vì mỗi người có một khẩu vị riêng và khẩu vị cũng thay đổi theo tâm trạng.Điều cơ bản ở đây là làm sao mà phải tìm được một khẩu vị chung cho tất cả mọi người trên địa bàn Hà Nội. Vì thế công tác điều tra nhu cầu là việc hết sức quan trọng, nó quyết định đến thành bại của toàn bộ quá trình.Nếu sản phẩm mà không thích hợp thì sản phẩm sẽ không có chỗ đứng trên thị trường, khi thiết kế lại thì gây lãng phí nguồn lực, thậm chí gây mất uy tín cho doanh nghiệp.
Trước nhu cầu thực tế của khách hàng bây giờ thì bước đầu chúng ta chỉ nên tập trung vào hai đối tượng khách hàng tiềm năng là: đối tượng nhân viên các công ty và đối tượng học sinh,sinh viên.Đây là hai đối tượng chính sẽ tiêu thụ sản phẩm của Công ty, họ vì điều kiện thời gian nên họ đang rất cần những sản phẩm thức ăn nhanh,lượng tiêu thụ của hai đối tượng sẽ rất lớn vì thế cần tập trung điều tra hai đối tượng này.Sở dĩ phân loại thành hai đối tượng trên bởi vì đây là hai đối tượng có đặc điểm, điều kiện hết sức khác nhau:
-Nhân viên các Công ty là những người trong tuổi lao động, họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty.Trên địa bàn Hà Nội đối tượng này có các đặc điểm sau:
+Đây là đội ngũ trí thức, có trình độ được đào tạo bài bản trong các trường đại học, cao đẳng.Họ làm việc trong các công ty Nhà nước, lẫn các công ty ngoài quốc doanh.Do tốc độ phát triển kinh tế đang tăng nhanh nên công việc của họ khá bận rộn, đa số là dành thời gian nhiều trên công sở.
+Đa số các nhân viên đều làm giờ hành chính theo quy định của Nhà nước lên họ thường làm 8h một ngày trong các ngày trong tuần trừ thứ7, Chủ nhật.Hàng ngày họ bắt đầu làm việc lúc 7h30’sáng đến 11h30 và nghỉ trưa đến 13h30 và làm việc đến 17hh30.Vì thế thời gian của họ cũng khá eo hẹp nên thời gian dành cho ăn nhanh của họ là từ 6h30 đến 7h15’ và buổi trưa từ 12h00’ đến 13h00’.Đây là khoảng thời gian chung của mọi nhân viên, tùy điều kiện cụ thể của từng người về công việc, điều kiện đi lại mà thời gian này bị thu hẹp xuống.Qua đây có thể thấy thời gian dành cho ăn uống của họ rất ít nên họ rất cần đến thức ăn nhanh.
+Về thu nhập thì đối tượng này có thu nhập tương đối cao, trung bình thường dao động từ 2-5triệu đồng.Một số đối tượng có thu nhập cao hơn hoặc thấp hơn nhưng số lượng không nhiều bởi các công ty áp dung mức lương cạnh tranh nên chênh lệch lương không nhiều.Nói chung đây là đối tượng có thu nhập khá ổn định mặc dù có sự thuyên chuyển các vị trí giữa các công ty.
+Do các đặc điểm về nghề nghiệp như trên nên đối tượng này có yêu cầu về thức ăn nhanh khá cao.Họ cần một loại thức ăn nhanh có đẳng cấp: có hương vị đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao, tiện lợi, đảm bảo tiêu chuẩn và chi phí không thấp quá.Đối tượng này cũng khá kỹ tính trong việc chọn lựa laọi thức ăn phù hợp với công việc, điều kiện và đẳng cấp nghề nghiệp.
-Đối tượng thứ hai là học sinh, sinh viên .Họ đang học tập trong các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường trung học phổ thông.Theo số liệu điều tra đã nói ở trên thì với hơn 30 trường đại hoc, cao đẳng và 24 trường trung học phổ thông trên địa bàn thì đây cũng là một đối tượng khá đông đảo sẽ có nhu cầu lớn về thức ăn nhanh.Về đối tượng này thì có một số đặc điểm cơ bản sau:
+Bây giờ, do nhu cầu học tập ngày càng cao nên thời gian dành cho chăm sóc bản thân cũng rất hạn chế, đặt biệt là những đối tượng mà phải xa gia đình lên ở trọ tại Hà Nội.Ngoài thời gian học trên lớp họ còn rất tích cực học thêm ngoại ngữ tại các trung tâm và tham gia các hoạt động sôi động khác mà chỉ có ở sinh viên.Đồng thời, xu hướng của Bộ giáo dục đào tạo là chuyển giáo dục Đại học từ theo kiểu Niên chế sang kiểu Tín chỉ thì thời gian của sinh viên không còn cố định nữa.Nếu giáo dục theo kiểu Niên chế thì lịch học của sinh viên sẽ được cố định, nên họ có thể sắp xếp thời gian của mình theo lịch trình.Nhưng giáo dục theo kiểu Tín chỉ thì mỗi sinh viên có một lịch riêng của mình, và theo lớp môn học mở nên nhiều khi họ không có thời gian chăm sóc bữa ăn cho riêng mình.
+Hàng ngày giờ học của họ có thể thống kê như sau
Sáng: 6h45 đến 11h45
Chiều: 12h15 đến 17h20
Tối :18h00 đến 20h30
Ngoài ra chưa kể các lịch hoc thêm Ngoại ngữ , các lĩnh vực khác ngoài chương trình đào tạo chính quy nên thời gian của sinh viên cũng rất eo hẹp.Qua đây cung có thể nói thời gian dành cho ăn uống của họ cũng rất ít nên nhu cầu thức ăn nhanh cũng rất cao.
+Về tài chính thì học sinh, sinh viên có điều kiện tài chính khá thấp.Đại đa số này đều được chu cấp của gia đình theo một mức cố định hàng tháng từ 800000-1500000đ.Chi phí dành cho ăn uống của họ mỗi tháng khoảng 500000đ vì chi phí dành cho ăn sáng là từ 2000-5000đ. Qua điều tra thì nhiều sinh viên ăn uống rất sơ sài, không đủ lượng calo để phục vụ nhu cầu học tập, do vậy thể trạng của sinh viên thường gầy, điều này rất ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
+Về tâm lý tiêu dùng của đối tượng này thị họ không có những yêu cầu khắt khe với sản phẩm về hương vị.Do điều kiện tài chính nên họ mong muốn sản phẩm phải có giá thành thấp, tiện lợi và đảm bảo lượng calo.Nếu mà sản phẩm phù hợp với yêu cầu trên thì lượng tiêu thị sẽ rất lớn và có thể tiêu thụ bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Quá trình điều tra nhằm mục đích để điều tra nhu cầu để thiết kế sản phẩm và để dự báo lượng cầu khi đi vào sản xuất đưa sản phẩm ra thị truờng.
Qua cách phân loại như trên nên cũng phải điều tra thành hai đối tượng, về mỗi đối tượng có cách điều tra như sau:
-Đối với đối tượng học sinh, sinh viên thì có những cách sau:
+Tiến hành điều tra sơ bộ tại các quán xá xung quanh trường đại học, ký túc xá, căng tin trường học về loại thức ăn hiện có, loại nào tiêu thụ mạnh
+Phỏng vấn trực tiếp
+Điều tra bằng các bảng hỏi
-Đối với những đối tượng là các nhân viên công ty thì tiến hành điều tra bằng quan sát và tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp bằng gửi các bảng tham dò ý kiến.Có thể làm việc trực tiếp với cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp để có tiến hành điều tra nhu cầu.
3.2.Thiết kế sản phẩm
3.2.1.Quy trình thiết kế sản phẩm
- Việc thiết kế là khâu rất quan trọng, vì vậy khâu này phải làm hết sức cặn kẽ và có tổ chức. Sau khi có kết quả điều tra nhu cầu về loại, hương vị thức ăn thì việc thiết kế sản phẩm phải được thiết kế bởi các chuyên gia ẩm thực, những người có kinh nghiệm trong việc thiết kế các loại thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh.Với mỗi nhu cầu thì cần phải thiết kế đến 3-4 loại sản phẩm để có nhiều cơ sở đánh giá hơn.
-Với sản phẩm thức ăn nhanh thì hợp lý nhất là nên thiết kế theo kiểu loại bánh có nhân.Nó gồm hai phần:
+Phần nhân bánh: Đây là phần quyết định hương vị của sản phẩm mang lại nét đặc trưng cho sản phẩm.Phần nhân có thể được làm từ trứng, thịt, rau hoặc hỗn hợp,..v.Để tạo ra được sự độc đáo trong khẩu vị và ngon hơn thì nhân nên được chế biến là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu.
+Phần vỏ bánh: Đây là phần bọc bên ngoài bao lấy nhân, được chế biến từ các loại bột mang giá trị năng lượng cao.Phần vỏ phải mềm nhưng không dễ bị rời ra để còn làm chức năng bảo vệ nhân và phải có mùi hấp dẫn.
-Việc thiết kế cụ thể vào sản phẩm phải giao cho các cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm từng thiết kế sản phẩm cho công ty, đặc biệt là nhân viên Phòng kỹ thuật.Ngoài ra có thể thuê thêm các chuyên gia ẩm thực,những người có kỹ thuật chế biến các nguyên liệu để tạo ra hương vị phù hợp với nhu cầu.Việc thiết kế sản phẩm phải dựa trên các tiêu chí, các ràng buộc:
+Dây chuyền sản xuất, thiết bị mà công ty hiện có.Điều này sẽ tận dụng được những điều kiện hiện tại, tiết kiệm được chi phí mua sắm dây chuyền máy móc mới.
+Nguồn nguyên vật liệu có thể thu mua được các nhà cung ứng với chi phí hợp lý.
+Nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng.
-Kinh phí cho việc thiết kế sản phẩm thức ăn nhanh lấy từ kinh phí của Công ty dành cho phát triển sản phẩm mới hàng năm.
Để sản phẩm mang tính đại chúng hơn và đi sát với nhu cầu thực tế hơn thì có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế các sản phẩm sâu rộng trong tầng lớp dân chúng. Sản phẩm nào có giá trị, có tính khả thi thì tiến hành trao các giải thưởng để khuyến khích. Điều này rất hữu ích vì chi phí không lớn lắm mà có thể mang lại được các sản phẩm thiết thực với nhu cầu của người tiêu dùng hơn.
Tuy nhiên nếu mà khó khăn trong việc tìm ra sản phẩm phù hợp thì có thể mua lại bản quyền của các hãng thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới mà sản phẩm của họ chưa có điều kiện có mặt phổ biến tại Việt Nam. Đây là sản phẩm mà đã được chấp nhận trên nhiều nước thế giới, nhưng do mới đầu đi vào thị trường Việt Nam có những đặc thù khác về ẩm thực nên có thể đưa một số hương vị truyền thống vào trong sản phẩm.
3.2.2.Nguồn nguyên liệu
Thị trường nguyên vật liệu được phân thành hai thái cực rõ ràng. Thị trường trong nước thì phổ biến với những loại nguyên vật liệu thô, dễ kiếm nên công tác hậu cần được thực hiện một cách dễ dàng, còn đối với những nguyên vật liệu được tinh chế phức tạp, khan hiếm thì Công ty phải hướng ra thị trường ngoài nước. Công ty thường bị sức ép từ các nhà cung ứng này về giá cả hay quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. Sự khác nhau đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác hậu cần nguyên vật liệu. Về chủng loại nguyên vật liệu thì thị trường trong nước cung cấp cho Công ty khoảng 70%, còn lại là thị trường ngoài nước.
3.2.1.1.Lựa chọn nhà cung ứng
Ngay sau khi xác định được nhu cầu nguyên vật liệu cần mua, nhân viên phòng vật tư tiến hành nghiên cứu, lựa chọn nhà cung cấp. Đây là một công đoạn khó khăn, phức tạp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, đến chất lượng sản phẩm cũng như tính liên tục của quá trình sản xuất. Vì vậy mục đích của công tác hậu cần nói chung và việc lựa chọn nhà cung ứng nói riêng là phải đảm bảo nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng và thời hạn giao nhận.
Việc lựa chọn nhà cung ứng của Công ty được tiến hành qua bốn bước sau đây:
Sơ đồ 3: Các giai đoạn lựa chọn nhà cung ứng
GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT
GIAI ĐOẠN LỰA CHỌN
GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN Không đạt yêu cầu
GIAI ĐOẠN THỬ NGHIỆM
Đạt yêu cầu
QUAN HỆ LÂU DÀI
Giai đoạn khảo sát
Công ty tiến hành thu thập thông tin về các nhà cung ứng nguyên vật liệu. Đó là các thông tin về chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu, thời gian vận chuyển cũng như khả năng sai lệch về thời gian. Công ty tiến hành thu thập thông tin qua báo, tạp chí, trên Internet, các trung tâm thông tin hoặc qua các cuộc điều tra. Mặt khác, Công ty cũng có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhà cung ứng, hình thức này đặc biệt thường áp dụng đối với các nhà cung ứng mới. Đối với các nhà cung ứng cũ, đã có mối quan hệ lâu dài thì giai đoạn này đơn giản hơn vì thông tin được xem xét lại trong hồ sơ lưu trữ về các nhà cung ứng.
Hiện nay, Công ty có quan hệ với trên 30 nhà cung ứng trong và ngoài nước. Chỉ khi nguồn hàng trong nước khan hiếm hoặc không có thì Công ty mới lựa chọn nhà cung ứng ngoài nước. Đối với nhà cung ứng nước ngoài thì chất lượng luôn được đảm bảo nhưng lại khó khăn trong vận chuyển, ký kết hợp đồng; điều này làm nhiều chi phí phát sinh. Đối với từng loại nguyên vật liệu mà Công ty sẽ lựa chọn nhà cung ứng cho phù hợp, đáp ứng được mọi kế hoạch sản xuất đề ra.
Bảng 6: Một số nhà cung ứng của Công ty hiện nay
STT
Tên các nhà cung ứng NVL
NVL cung cấp
1
2
3
Công ty mía đường Lam Sơn
Nhà máy đường Quảng Ngãi
Công ty đường Bình Định
Đường, glucô
4
5
6
7
Công ty TNHH Ngọc Quang
Công ty cổ phần bột thực phẩm Tân Ký
Công ty cổ phần bột thực phẩm Vĩnh Thuận
Singapo
Bột mỳ
8
9
10
Công ty dầu thực vật Cái Lân
Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An
Công ty Nestlé
Dầu tinh luyện
11
Nhà máy dầu Tân Bình
Shortening, margarine
12
Australia
Nước nho
13
Công ty TNHH Nhật Tân
Hương vani bột
14
15
Công ty sữa VN- Vinamilk
Công ty Elovi
Sữa bột, sữa đặc, bơ
16
Hà Lan, Pháp
Váng sữa, sữa bột
17
18
Thái Lan
Australia
Hương liệu, chất tạo nhũ
19
20
Công ty TNHH Kim Sơn
Công ty sản xuất và in bao bì
Bao bì, nhãn hàng hóa
21
22
23
Pháp
Inđônêxia
Singapo...
Các loại tinh dầu
...
.....
....
Nguồn: Phòng vật tư
Những thông tin thu thập được có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nhà cung ứng nên thông tin đòi hỏi phải chính xác, kịp thời.
Giai đoạn lựa chọn nhà cung ứng
Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng thì một nhà cung cấp tốt thật sự là một tài nguyên vô giá, bởi chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của Công ty. Nhà cung cấp tốt không chỉ giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian, với giá cả hợp lý, với thái độ phục vụ tận tâm, luôn đảm bảo đầu vào cho sản xuất thông suốt, mà còn hỗ trợ khách hàng của mình phát triển sản phẩm, phân tích giá trị, sẵn sàng hợp tác trong các chương trình giảm chi phí, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến… giúp người mua đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, lựa chọn được nhà cung ứng tốt và quản lý được họ là điều kiện tiên quyết giúp Công ty sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn, theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó còn luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để đạt được thành tích cao hơn. Công ty luôn chú trọng lựa chọn các nhà cung ứng có uy tín, chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, thanh toán giao nhận thuận lợi.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, phòng vật tư tiến hành xử lý, phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp để lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp. Tiếp đó, so sánh với các tiêu chuẩn đặt ra trên cơ sở đó lập danh sách những nhà cung ứng đạt yêu cầu. Việc đánh giá này được thực hiện theo phương thức cho điểm.
Để lựa chọn được nhà cung cấp tốt, Công ty tiến hành lập bảng so sánh các nhà cung ứng cùng cung cấp một loại nguyên vật liệu.
Ví dụ, bảng so sánh lựa chọn nhà cung ứng đường như sau:
Bảng 7: So sánh các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp
STT
Các nhân tố
Điểm tối đa (mức độ ảnh hưởng)
Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn
Nhà máy đường Quảng Ngãi
Công ty đường Bình Định
1
Hiểu vấn đê
10
9
9
8
2
Phương pháp công nghệ
20
19
17
17
3
Trang thiết bị
5
4
5
3
4
Tay nghề công nhân
3
2
3
2
5
Yêu cầu bảo đảm chất lượng NVL
2
2
2
2
6
Khả năng đáp ứng lịch giao hàng
20
20
15
16
7
Giá cả
20
16
20
15
8
Năng lực quản trị, tài chính
10
10
7
7
9
Quy trình kiểm soát chất lượng
10
9
8
9
Tổng số điểm
100
91
86
79
Nguồn: Phòng vật tư
Trên cơ sở đó, lựa chọn những nhà cung cấp có tổng số điểm từ cao xuống thấp. Các nhà cung ứng này phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng của từng chủng loại nguyên vật liệu, đảm bảo về thời gian giao hàng. Như vậy mới đáp ứng tiến độ sản xuất kịp thời, tránh được rủi ro trong sản xuất như đình trệ sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, điều này làm giảm năng suất lao động, tăng chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và giá bán sản phẩm, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Công ty chỉ thiết lập mối quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Công ty đặt ra.
Hiện nay, Công ty có chính sách đặt hàng với nhiều nhà cung cấp cho cùng một chủng loại nguyên vật liệu. Như chúng ta đã biết, trên thị trường cạnh tranh có rất nhiều nhà cung ứng khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau cùng bán một loại sản phẩm. Ví như đường có thể được cung cấp bởi hàng chục hãng khác nhau, đó là Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Nhà máy đường Quảng Ngãi, Công ty đường Bình Định…Nếu chỉ chọn một nhà cung ứng cho một loại sản phẩm thì dễ dẫn tới tình trạng độc quyền, ép giá. Khi lựa chọn hình thức mua của nhiều hãng sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa những người bán, Công ty sẽ được hưởng những thuận lợi về giá cả, điều kiện thanh toán, vận chuyển…; không những vậy, Công ty còn giảm thiểu được rủi ro từ phía nhà cung ứng về chất lượng nguyên vật liệu, độ sai lệch thời gian; cũng từ đây Công ty có cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế - xã hội.
Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng
Sau khi lựa chọn được các nhà cung ứng chính thức thì Công ty tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu
Nếu là nhà cung ứng cũ thì công việc này r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31914.doc