MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP. 2
1.1.Sự cần thiết và vai trò của phát triển thị trường hàng hóa ở doanh nghiệp. 2
1.1.1.Khái niệm thị trường. 2
1.1.2.Khái niệm phát triển thị trường. 4
1.1.3. Phân đoạn thị trường. 9
1.2. Tầm quan trọng của phát triển thị trường. 12
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường. 14
1.3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 14
1.3. 1.1.Môi trường kinh tế. 14
1.3.1.2.Môi trường pháp luật. 16
1.3.1.3 Các yếu tố cơ sở hạ tầng. 17
1.3.1.4 Môi trường tự nhiên. 17
1.3.1.5 Môi trường văn hoá. 18
1.3.2. Nhóm nhân tố môi trường ngành: 19
1.3.2.1.Môi trường khách hàng. 19
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh. 22
1.3.2.3.Nhà cung ứng. 23
1.3.3. Yếu tố bên trong doanh nghiệp. 24
1.3.2.1.Nhân tố con người. 24
1.3.2.2.Tiềm lực tài chính. 25
1.3.3.3. Tài sản vô hình của doanh nghiệp. 27
1.3.3.4. Trình độ tổ chức quản lý: 27
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ. 28
2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thép và vật tư. 28
2.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty. 28
2.3. Bộ máy tổ chức: 30
2.4.Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty cổ phần thép và vật tư gồm người như sau: 32
2.5. Mối quan hệ các phòng ban trong hoạt động kinh doanh: 33
2.6. Tình hình chung ngành thép Việt Nam. 33
2.7. Đặc điểm về sản phẩm 39
2.7.1.Khái niệm về thép. 40
2.7.2. Đặc điểm của thép. 40
2.7.3. Phân loại thép. 40
2.8. Thị trường của công ty. 41
2.8.1 Tỏng quan về thị trường thép của công ty. 41
2.8.2. tình hình tài chính của công ty. 45
2.9. Đặc điểm nhà cung ứng. 49
2.10. Đối thủ cạnh tranh . 49
2.11. Tình hình phát triển thị trường ở công ty cổ phần thép và vật tư. 50
2.11.1.Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường. 50
2.11.2.Thực trạng hoạt động phát triển thị trường. 52
2.11.2.1.Phát triển thị trường theo chiều rộng. 52
2.11.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu. 54
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ. 56
3.1 .Mục tiêu và phương hướng của doanh nghiệp trong thời gian tới. 56
3.1.1 Mục tiêu. 56
3.1.2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới. 56
3.1. 2.1. Phương hướng phát triển thị trường và khách hàng. 56
3.1.2.2. Phát triển nguồn hàng 57
3.1.2.3.Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. 57
3. 1.3.Chủ trương. 57
3.1.4. Nguyên tắc. 58
3.1.5. Quan điểm. 58
3.1.6. Các chiến lược, kế hoạch của công ty. 59
3.1. 6.1.Thu thập và sử lý thông tin thị trường. 63
3.1.6.2. Các công cụ marketing. 63
3.1.6.3. Chiến lược xâm nhập sâu vào thị trường. 64
3.1.6.4 .Chiến lược phát triển sản phẩm. 65
3.1.6.5.Chiến lược đa dạng hoá kinh doanh. 66
3.1.6.6. Chiến lược phát triển thị trường. 67
3.1.7. Các biến số của hệ thống Mar – Mix Nhằm phát triển thị trường. 68
3.1.7.1. Biến số sản phẩm 68
3.1.7. 1.1.Khái niệm về sản phẩm. 68
3.1.7.1.2.Các cấp độ và yếu tố cấu thành sản phẩm. 68
3.1.7.1.3. Vai trò sản phẩm trong việc mở rộng thị trường. 70
3.1.7.2. Biến số giá cả. 71
3.1.7.2.1 Khái niệm về giá cả. 71
3.1.7.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá và các phương pháp định giá. 72
3.1.7.2.3.Vai trò của giá trong việc mở rộng thị trường. 73
3.1.7.3.Biến số phân phối 74
3.1.7.3.1. Khái niệm về phân phối. 74
3.1.7.3.2.Vai trò của phân phối với việc mở rộng thị trường 75
3.2.Các giải pháp nhằm phát triển thị trường . 76
3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước. 79
3.3.1.Hoàn thiện và cải tiến những chính sách thương mại. 79
3.3.2. Có những chính sách giá trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 81
KẾT LUẬN 82
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường ở công ty cổ phần thép và vật tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tàu trọng tải lớn. Được biết, cảng Đình Vũ đã đầu tư xây dựng cảng nước sâu để có thể đón được tàu 4 vạn tấn nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy đâu. Hiện cảng này chỉ đón tàu trọng tải 1,5 vạn tấn ra vào đã rất khó khăn.
Ông Lê Mạnh Hoàn - Phó TGĐ Cty CP thép Đình Vũ, đơn vị có năng lực sản xuất phôi thép trên 200 ngàn tấn/năm cho biết: "Các cảng trên địa bàn Hải Phòng bình quân mỗi ngày xếp dỡ được 1,2 ngàn tấn, trong khi đó nhu cầu của nhà máy là 4,5 ngàn tấn/ngày. Vì thế, các DN NK ngoài việc phải chịu chi phí vận chuyển cao lại phải chịu thêm chi phí lưu kho bãi rất cao. Ông Hoàn cho biết thêm: "Riêng chi phí lưu kho tại cảng cho một container là 15 USD/ ngày, chưa kể phí xếp dỡ".
Bên cạnh đó, "bệnh" thủ tục hành chính cũng gây không ít khó khăn cho việc NK thép phế. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những DN muốn NK loại hàng này phải đảm bảo các điều kiện về kho bãi và môi trường. Có nghĩa là các DN sản xuất phôi thép có đủ điều kiện được NK thép phế, nhưng mỗi lần NK thép phế vẫn phải có "giấy phép con" mới được NK.
Nhu cầu thép phế cho các nhà máy cán phôi lên tới 2,2 - 2,3 triệu tấn/năm. Ở VN, lượng thép phế trong nước cung ứng được khoảng 800.000 tấn/năm, số còn lại phải NK từ 1-2 triệu tấn/năm, mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất.
- Từ đầu năm 2008, để xiết chặt XK, phía Trung Quốc đã nâng thuế XK mặt hàng này từ 15% lên 25%. Hiện nay, giá chào phôi thép Q235 Trung Quốc ở mức 750- 760 USD/tấn, tăng 10- 25 USD/tấn so với tháng 2/2008. Đồng thời giá thép phế- nguyên liệu chính để sản xuất phôi- cũng tăng mạnh. Thời điểm này, giá thép phế chào bán về đến Việt Nam khoảng 490- 500 USD/tấn (CFR), tăng khoảng 20 USD so với tháng trước và tăng gần 100 USD/tấn so với cuối năm 2007. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập tới 50% nhu cầu phôi thép, chủ yếu từ Trung Quốc. Chính vì thế, giá thép xây dựng trong nước phụ thuộc chủ yếu vào những diễn biến của thị trường này. Bên cạnh đó, từ ngày 25/2, do giá dầu mazud tăng từ 8.500 đ/kg lên 9.500 đ/kg, trong khi để sản xuất mỗi tấn thép phải tiêu tốn hết 40 kg dầu mazud. Đó là những nguyên nhân chính khiến giá thép xây dựng tăng lên.Trong tuần đầu tháng 2 vừa qua, sau khi kiểm tra giá bán thép trên thị trường và tình hình sản xuất tại một số DN thép, Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ (số 09/BC-BCT), trong đó nêu rõ: “Đoàn kiểm tra chưa phát hiện được DN nào găm hàng với khối lượng lớn (tới hàng vạn tấn) đợi tăng giá cao để trục lợi. Tuy nhiên, qua kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh thép tại địa phương đã không thực hiện niêm yết giá và đã lập biên bản xử lý. Theo tính toán, nếu giá phôi thép NK khoảng 760 USD/tấn thì giá bán lẻ thép xây dựng trên thị trường ở mức 16- 17 triệu đồng/tấn là bất hợp lý. Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan quản lý giá và thuế tại các địa phương tăng cường công tác kiểm tra và thu hồi chênh lệch giá nhằm chống việc tăng giá bất hợp lý.Về phía Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng: Sau khi đàm phán với các nhà cung cấp quặng sắt, từ ngày 1/4 tới, giá quặng sắt sẽ tăng thêm 65% so với giá của năm 2007. Như vậy, có khả năng giá quặng sắt sẽ tăng lên 70 USD/tấn, cùng với giá cước vận tải tăng khoảng 40 USD/tấn, giá than mỡ dự báo cũng sẽ tăng trong thời gian tới, điều này sẽ tác động mạnh tới giá phôi thép và xu hướng tăng giá thép là khó tránh khỏi. Với mức tăng của quặng sắt, dự tính giá phôi thép có thể tăng tới trên 800 USD/tấn. Năm 2008, tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép trong nước cần khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 50% (2 triệu tấn phôi), còn lại trên 2 triệu tấn các DN vẫn phải tìm nguồn NK. Hiện nay, việc mua phôi thép từ Trung Quốc đang bắt đầu gặp khó khăn, các DN phải tìm mua phôi từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaixia, Thái lan và các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ucraina thậm chí là từ Nam Phi hay Braxin. Tuy nhiên, việc mua phôi từ các nước này cũng không dễ dàng. Cuối năm 2007, các DN thép đã NK một lượng phôi dự trữ, số phôi này chỉ đủ cho sản xuất đến hết quý I/2008. Dự báo, sau khi có tin giá quặng sắt tăng từ ngày 1/4 thì các DN đang đẩy mạnh NK phôi, tuy nhiên do nhu cầu về phôi tăng cao nên giá NK cũng liên tục có sự thay đổi, gây áp lực cho giá bán trong nước thời gian tới.Năm 2008, nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA… cần một khối lượng thép lớn. Thép có thể không thiếu, nhưng nhu cầu tăng cùng với giá đầu vào tăng là lý do khiến nhiều người lo ngại thị trường thép năm 2008 sẽ có những diễn biến khó lường. Để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn cung phôi, ngăn chặn “cơn lốc” tăng giá thép chỉ còn cách duy nhất là đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước. Như vậy, không những chủ động được đầu vào mà giá cũng sẽ thấp hơn NK. Bởi lẽ, giá thành phôi sản xuất trong nước thấp hơn NK tới 200 USD/tấn. Nhưng để sản xuất được trên 4 triệu tấn phôi thì vẫn vượt quá khả năng của DN Việt Nam.
Theo dự báo, đến năm 2010 thì Việt Nam mới đạt sản lượng trên 4 triệu tấn phôi thép. Tìm kiếm giải pháp ngăn chặn “cơn lốc” giá thép trên thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ giá bán tại các hệ thống phân phối, tiêu thụ…
Theo các DN, giá quặng nhập về Việt Nam vào tháng 4/2008 sẽ là 210 USD/tấn, tăng gần 100 USD/tấn so với cách đây 2 tháng. Bên cạnh đó giá thép phế cũng tăng mạnh. Hiện giá thép phế chào bán ở mức 670 USD/tấn, giá các DN đã mua khoảng 630 USD/tấn.
Tác động từ việc giá quặng sắt, thép phế và giá than cốc tăng (gần 50%) trong thời gian qua đã làm cho giá phôi thép và thép liên tục biến động. Mới tuần trước, giá chào bán phôi thép từ Trung Quốc chỉ ở mức 905 USD/tấn thì nay đã lên tới 970 USD/tấn. Các nguồn khác như Nga, Ucraina, giá có thấp hơn, nhưng không có hàng hoặc do đường xa nên chi phí vận tải cao và thời gian kéo dài.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, Công ty Thép Việt - Nhật (Vinakyoei) cho biết họ đã ký hợp đồng mua phôi thép với giá 930 USD/tấn. Nhưng theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép thì các DN khác chưa DN nào mua phôi thép quá 900 USD/tấn.
Mới đây, một số DN đã có thông báo đến các đại lý và khách hàng bắt đầu từ 1/4 sẽ tăng giá thép thêm 500.000 đồng/tấn. Nhưng Hiệp hội Thép cho biết đã làm việc với các DN này và thông báo tăng giá đã được rút lại. Bên cạnh đó một số DN cho biết sẽ giữ nguyên giá bán thép đến hết tháng 4/2008.
Hiện nay giá thép bán ra đang ở mức 14,8 triệu đồng đến 15,2 triệu đồng/tấn chưa có VAT. Giá thép hiện nay chỉ tương đương với giá phôi nhập khẩu 860 USD/tấn.
Có nhiều lo ngại cho rằng giá thép cao sẽ làm giảm nhu cầu, tiêu thụ chậm, nhưng theo Hiệp hội Thép, tiêu thụ thép không hề giảm. Cụ thể trong tháng 2/2008 là tháng trùng với Tết Nguyên đán, có nhiều ngày nghỉ thì tiêu thụ thép vẫn đạt 296.000 tấn, cao hơn so với mức trung bình cả năm 2007 là 270.00 tấn. Còn trong tháng 3/2008 dự kiến tiêu thụ đạt 350.000 tấn. Một số DN thép như Hoà Phát, Pomina... hiện vẫn sản xuất vượt công suất thiết kế do tiêu thụ tăng mạnh.
Theo dự tính năm 2008 nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn.
Một số DN xây dựng đang dự tính sẽ nhập khẩu thép cây Trung Quốc về đưa vào công trình mà họ đang xây dựng. Thép cây Trung Quốc vốn khó thâm nhập thị trường Việt Nam vì vướng thương hiệu. Người tiêu dùng chưa quen dùng các thương hiệu thép cây Trung Quốc, nhưng một số DN nhập đưa vào công trình của mình lại là chuyện khác. Theo các DN này, giá thép cây Trung Quốc ở mức13,5 triệu đồng/tấn.
Năm 2008, ước tính tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thành phôi sản xuất trong nước thấp hơn nhập khẩu tới 200 USD/tấn. Nhưng để sản xuất được trên 4 triệu tấn phôi thì vẫn vượt quá khả năng của DN Việt Nam. Phải đến 2010 thì Việt Nam mới đạt sản lượng trên 4 triệu tấn phôi thép.
Vì vậy trong thời gian tới sản xuất thép Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn phôi nhập khẩu. Theo nhận định của các DN thì giá phôi thép sẽ đạt mức 1.000 USD/tấn trong quý 2/2008. Khi đó giá thép trong nước bán ra cũng ở mức 17 triệu đồng/tấn chưa có VAT. Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng thuế suất thuế xuất khẩu phôi và thép thành phẩm thì thị trường thép còn nhiều diễn biến phức tạp.
Hiện ngành sản xuất thép nội địa đang phụ thuộc lớn vào đầu vào nhập khẩu sản xuất, thép xây dựng phụ thuộc 70 % phôi thép nhập khẩu, sản xuất thép tôn mạ phụ thuộc 90 % đầu vào nhập khẩu,.. chính vì vậy thị trường thép nội địa hiện nay và trong thời gian tới chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá thép trên thế giới là khá rõ rệt.
Có thể khẳng định nguyên nhân giá thép cao ngất ngưởng từ cuối năm 2004 đến tận bây giờ là do thị trường thép nội địa đều ảnh hưởng từ giá thép trên thị trường thế giới.Không những vậy trong những năm gần đây ngành thép còn tồn tại một nghịch lý là mặc dù tổng cầu bằng 1\2 tổng cung trên thị trường nhưng giá thép vấn đắt .
2.7. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh của công ty là vật liệu quan trọng trong xây dựng.Hiện nay ngành xây dựng đang phát triển với tốc độ rất cao. Đặc biệt đối với nước ta, đang trên đường thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá, đất nước.Thì một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là phải tạo ra được một nền tảng cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại vào năm 2020 từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Những dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, dự án liên doanh , liên kết xây dựng các khu công nghiệp, khách sạn và các công trình lớn của quốc gia ngày càng tăng . Trong đó thép chính là một sản phẩm không thể thiếu của ngành xây dựng.Nó là một trong những vật liệu quan trọng của ngành, đóng góp vào sự bền vững, nâng cao chất lượng công trình .Công ty thực hiện tốt chức năng của mình, công ty đã luôn tìm kiếm, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Các sản phẩm của công ty đều có khối lượng, kích thước lớn, khó vận chuyển.
2.7.1.Khái niệm về thép.
Khái niệm: Theo góc độ kỹ thuật: “ Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một vài chất phụ gia khác”.
Theo góc độ kinh doanh : “ Theps là một mặt hàng kinh doanh rong dnah mục các mặt hàng được phép kinh doanh của luật thương mại việt nam.
2.7.2. Đặc điểm của thép.
-Thép là vật liệu có thể chịu được va đập, nhiệt độ cao và có độ bền rất lớn, tuy nhiên thứp có thể bị gỉ trong điều kiện môi trường ẩm ướt.
- Thép là mặt hàng có rất nhiều chủng loại với những danh mục cụ thể nên dễ dàng gây ra sự nhằm lẫn giữa các chủng loại với nhau.
- Thép thường được sản xuất với số lượng lớn trong các nhà máy, khu chế xuất, còn chất lượng của thép thì có độ đồng đều khá cao và điều kiện tiêu chuẩn hoá trên thế giới.
- Thép là mặt hàng mà việc sản xuất cần nhiều vốn cũng như cần phảo có công nghệ hiện đại.
2.7.3. Phân loại thép.
Theo góc độ kỹ thuật, thép được chia ra làm hai loại chính là:
- Thép cacbon: Là hợp kim của sắt với cacbon mà trong đó hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2,14 %. Thép cacbon có độ bền, độ cứng khá cao nên thương được sử dụng trong những ngành công nghiệp này và làm những chi tiết máy chịu tải trọng nhỏ trong điều kiện áp suất và nhiệt độ tháp
- Thép hợp kim: Là loại thép có chứa trong nó một lượng thành phần các nguyên tố hợp kim phù hợp. Những nguyên tố hợp kim đó được đưa vào một cách có chủ đích nhằm toạ nên những tính năng mới mà không có ở thứp cacbon.
2.8. Thị trường của công ty.
2.8.1 Tỏng quan về thị trường thép của công ty.
Công ty mới thành lập từ năm 2005 đi vào hoạt động kinh doanh cho tới nay nhưng lĩnh vực kinh doanh của công ty với sản phâm rất đa dạng như:
Thép lá cán nóng, cán nguội.
Thép tấm cán nóng, cán nguội.
Thép hình chữ U,I,L.
Thép xây dựng.
……….
Những mặt hàng này được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản,…Hiện nay sản xuất phát triển , nhiều công trình xây dựng thì nhu cầu về thép và vật tư càng lớn , do vậy khối lượng thép và vật tư nhập về ngày càng tăng.Từ năm 2005 đến năm 2007 đã nhập về ngày càng tăng, từ năm 2005 tới năm 2007 đã nhập về 47089027459 tấntrong đó năm 2007 tăng 91,27 % so với năm 2006,.Tốc độ tăng nhập khẩu thép và vật tư được thể hiện dưới bảng sau:
Đơn vị : VNĐ
Năm
Số tiền mua hàng nhập
Tốc độ tăng(%)
2005
-
2006
3778771098
91,27
2007
43310256361
-
Bảng 1:Nguồn từ phòng kế toán
Trong thời kỳ hiện nay khi nước ta và các nước bạn chuyển sang hệ thống thanh toán mới bằng tiền có khả năng chuyển đổi và xuất bao nhiêu thì nhập về bấy nhiêu chứ không còn cảnh xuất một nhập về ba bốn như trước đây .Bên cạnh đó, ta mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu kim khí như : Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, úc, Mỹ, Canada,.. khả năng nhập khẩu phụ thuộc vào khả năng xuất khẩu và lượng ngoại tệ mà ta có được.Trong tình hình này, việc tạo ra nguồn vật tư kim khí là rất khó khăn. Đa phần vật tư kim khí đều phải nhập nhưng lượng ngoại tệ mà ta có được là rất hạn chế.
Công ty thành lập trong xu thế nền kinh tế của đất nước hội nhập với quốc tế đánh dấu bằng gia nhập WTO.Nên công ty phải cạnh tranh với các công ty mua bán thép trong nước cũng như đối với nước ngoài về thị trường, và sản phẩm.Có nhiều thuận lợi về nguồn hàng, nhưng các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn .Nhu cầu về thép nói chung thay đổi về lượng, quy cách chủng loại, và giá cả.Vì vậy tình hình kinh doanh thép và vật tư của công ty cũng bị ảnh hưởng theo.
Trong tình hình diễn biến sôi động của thị trường hiện nay, công ty cổ phần thép và vật tư đã và đang chịu ảnh hưởng rất lớn của xu hướng chung của thị trường vật tư hiện nay đó là:
Một là : Thị trường được tôn trọng như một chủ thể khách quan, và chịu tác động của các biện pháp kinh tế chủ yếu.
Hai là: Thị trường vật tư không còn là thị trường của người bán mà là thị trường của người mua, nhiều ngành hàng có sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Ba là: Thị trường thép và vật tư không còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài.
Bốn là:Diến biến về thị trường còn nhiều phức tạp, khó đoán , khó kiểm soát.Hệ thống thông tin chưa phát triển mạnh để cập nhật cung cấp cho công ty.
Năm là :Dữ trữ trong nền kinh tế quốc dân còn mỏng, sức huy động không cao, dự trữ vật tư ở nước ta do kế hoạch xây dựng chưa khoa học và chính xác, nguồn vốn dành cho dữ trữ còn it, thêm vào đó là sự tổ chức và quản lý dự trữ còn buông lỏng nên thiếu hụt về lượng, cơ cấu không hợp lý và khả năng động viên khi có biến động không cao.
Sáu là: Hệ thống công cụ pháp luật làm cơ sở định hướng và tổ chức quản lý kinh doanh thương mại của nước ta chưa hoàn thiện.Hệ thống công cụ này được xây dựng đồng bộ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Thị trường vật tư với những xu thế trên đã tác động tới hoạt động kinh doanh của thép và vật tư của công ty.
Hiện nay cùng với những chính sách mới về xuất nhập khẩu của nhà nước, các đơn vị, các tổ chức kinh tế không kinh doanh mặt hàng thép và vật tư cũng tham gia kinh doanh trên thị trường thép và vật tư, có trường hợp được miễn giảm thuế, hàng đổi hàng hoặc bán trả chậm.Nên các doanh nghiệp này không phải kinh doanh để kiếm lợi nhuận trên thị trường thép và vật tư mà thực chất thông qua việc nhập khẩu thép và vật tư theo phương thức trả chậm…về bán tại thị trường Việt Nam để lấy vốn kinh doanh trong các lĩnh vực khác, do đó các doanh nghiệp này chỉ tập trung một vài loại thép xây dựng thông dụng như thép tròn 6 mm , thép xoẵn và các loại hàng có thể bán nhanh với số lượng lớn để lấy vốn.Vì vậy họ có thể bán dưới giá nhập khẩu bán lỗ, bán phá giá khi cần vốn.
Bên cạnh đó một số liên doanh có vốn đầu tư ở nước ngoài đã lợi dụng chính sách ưu đãi của ta về việc miễn giảm thuế trong nhập khẩu sắt thép phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản nên đã nhập ồ ạt một khối lượng thép và vật tư rất lớn vượt quá hắn nhu cầu xây dựng cơ bản và mang bán ra trên thị trường để kiếm lời.
Chính những điều đó đã tạo nên sự bất ổn định trên thị trường gây ra những cơn sốt giả tạo làm thiệt hại cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thép và vật tư, trong đó công ty cổ phần thép và vật tư cũng chịu tác động trên.
Hiện nay qua tình hình thực hiện kế hoạc 2010 công ty nhận thấy tình hình thị trương thép nhìn chung diễn biến không thuận lợi, giá giảm liên tục do các đơn vị ngoài ngành nhập khẩu về nhiều giá chào hàng của nước ngoài cũng giảm vì đứng ở mực thấp, trong khi đó thép sản xuất trong nước vẫn khó khăn về tiêu thụ do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại vẫn còn phổ biến và chủng loại theo nội địa vẫn chưa đa dạng , mới chỉ ở một số quy cỡ của thép xây dựng.
Cơ cấu mặt hàng của công ty cổ phần kim khí Hà Nội: Trong những năm gần đây, khi đất nước đang trong thời kỳ phát triển tốc độ xây dựng đô thị hoá tăng, đặc biệt là tốc độ xây dựng tại Hà Nội phát triển mạnh nên nhu cầu thép và vật tư tăng.Do đó, để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường công ty đã tiến hành các hoạt động nghiện cứu thị trường nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sau đây là cơ cấu mặt hàng của công ty trong những năm gần đây. Nhận thấy sản phẩm của công ty chưa phong phú và đa dạng đó do nguyên nhân công ty mới hoạt động gần được 3 năm, nên chưa có thể đa dạng sản phẩm như công ty đã có thâm niên lâu năm như công ty kim khí Hà Nội. Tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo cung cấp cho khách hàng trên thị trường của mình đúng thời gian , đúng khối lượng , hàng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
Cơ cấu mặt hàng của công ty.
Thép lá
Thép phi
Tôn
Thép cuộn
Thép tấm
Thép lá cán nguội 0,4ly
Thép phi6
Tôn cuộn hợp kim 0,7-0,8 ly
Thép cuộn 2,0 ly
Thép tấm 5 ly
Thép lá cán nóng
Thép phi8
Tôn mã điện
Thép tấm 6 ly
Thép lá đen cán nguội
Tôn lá
Thép tâm 3,8 ly
Tôn kiện
Thép tấm 3 ly
Bảng 2: Nguồn từ phòng kế toán
2.8.2. tình hình tài chính của công ty.
Tài chính của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị:VNĐ
Năm
TS
2005
2006
2007
TS lưu động
3133018282
19313146120
25181057411
TSCĐ
-
336458330
-
Tổng tài sản
3133018282
19649604450
25181057411
Bảng 3: Nguồn số liệu từ phòng kế toán.
Nguồn vốn của doanh nghiệp trong 3 năm như sau:
Đơn vị : VNĐ
Năm
NV
2005
2006
2007
Nợ phả trả
632878424
17100075710
21503277954
Nguồn vốn chủ sở hữu
2500139858
2549528740
2549528740
Tổng nguồn vốn.
3133018282
19649604550
24052806694
Bảng 4: Nguồn số liệu từ phòng kế toán.
* Về quản lý tài chính: Công ty có quyền quản lý tài chính như sau:
Được sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của mình để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình đã đề ra.
Được huy động vốn từ mọi nguồn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo quyền lợi bên cho vay và quyền lợi của công ty. Được thế chấp quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với nhà nướcm lập quỹ đâu tư phát triển và các quỹ khác theo quy định
*Về tài chính của công ty: Công ty là đơn vị hạch toán độc lập., tự chủ về tài chính trong kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định khác của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
Với tình hình tài chính như vậy công ty đã đi vào hoạt động từ năm 2005 tới nay và đã đạt một kết quả đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 2006 /2005
SS2007 /2006
TL(%)
TL(%)
Doanh thu bán hàng và ccdv
877459506
53479859509
88976090019
98,35
39,89
Doanh thu thuần
877459506
53479859509
88662373718
98,35
39,68
Doanh thu hoạt động TC
33333
616702822
178438530
99,99
65,43
Bảng 5 : Số liệu từ phòng kế toán.
Nhận xét: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2006 so với năm 2005 tăng 98,35% , còn năm 2007 so với năm 2006 tăng 39,89 %. Doanh thu thuần năm 2006 tăng so với năm 2007 là 39,68 %. Doanh thu hoat động tài chính năm 2006 tăng so với năm 2005 la 99,99%, năm 2007 tăng so với năm 2006 la 65,43% .Sở dĩ năm 2006 tăng nhiều so với năm 2005 tới mức đấy la do năm 2005 công ty mới hoạt động từ thang 11.còn doanh thu tăng tới 39,89 % chửng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty rất có hiệu quả. Nên doanh thu từ năm 2007 so với năm 2006 tăng lên rõ rệt.
Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phải kể đến chi phí . những chi phí được thể hiện dưới bảng sau:
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Ss 2006/2005
Ss2007/2006
TL(%)
TL(%)
CF tài chính
-
783747179
2298528917
-
65,90
CF bán hàng
3232370
628845263
-
99,48
-
CF Quản lý kinh doanh
420005593
1048850856
2586238459
59,95
59,44
Chi phí khác
-
463000000
336458330
-
-37,61
Tổng chi phí
423237963
2924443298
3152555706
85,52
7,2
Bảng 6: Nguồn số liệu từ phòng kế toán.
*Nhận xét:
Chí phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện tổng chi phí của doanh nghiệp trong năm 2007 tăng 7,2 % so với năm 2006 vậy những chi phí năm 2007 đã phát sinh hơn năm 2006. Như vậy khi chi phí tăng thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có biện pháp giảm chí phí để tăng lợi nhuận cho công ty.
Thể hiện thực trạng của công ty không thể không kể tới lợi nhuận của doanh nghiệp dưới đây là bảng thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đơn vị: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Thu nhập
877459506
53479859509
88976090019
Thuế phải nộp cho nhà nước
54389
201519804
85251560
Lợi nhụân sau thuế
139858
51818926
212218296
Bảng 7:Nguồn số liệu phòng kế toán.
*Đánh giá chung:
Qua phân tích số liệu trong thực trạng của công ty ta có thẻ đưa ra nhận xet tình hình kinh doanh của doanh nghiệp . Tình hình kinh doanh khả thi , hoạt động có hiệu quả ,thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận sau thuế của năm 2006 cao hơn năm 2005 và năm 2007 cao hơn năm 2006. Chứng tỏ khả năng lãnh đạo của ban giám đốc, sự đúng đắn của chiến lược kinh doanh về sản phẩm công ty, tài chính, về marketing,… Tuy nhiên quy môn công ty còn nhỏ nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty là một điều đáng khích lệ.Bên cạnh đó chi phí vẫn còn cao.Một vấn đề đặt ra cho công ty kà xây dựng chiến lược kinh doanh để giảm chi phí tăng doanh thu cho doanh nghiệp, mơ rộng quy môn cho doanh nghiệp
2.9. Đặc điểm nhà cung ứng.
Công ty kinh doanh các mặt hàng thép cho xây dựng phong phú và đa dạng về chủng loại và kích thước.Nguồn hàng cũng rất phong phú, một số thép được nhập khẩu tư nước ngoài, còn một số khác là từ các công ty sản xuất trong nước.Người cung ứng là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đầu vào xho doanh nghiệp và có thể cho cả đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.Anh hưởng từ nhà cung ứng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng về giá cả, chất lượng, số lượng hàng hoá,...Vì thế việc lựa chọn người cung ứng đáng tin cậy là công việc đối với mọi doanh nghiệp.
Đối với công ty thì các sản phẩm thép các sản phẩm thép được nhập từ các nhà sản xuất, có uy tín trên thị trường như: Hawilstc, Hà phát, Việt Đức, Vina Pipe,.. do đó chất lượng hàng hoá luôn đượ nhà cung ứng đảm bảo thông qua chính chỉ chất lượng.
2.10. Đối thủ cạnh tranh .
Đối thủ cạnh tranh là những nhà cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh là trở lực lớn nhất phải vượt qua, quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh tạo nguy cơ thu hẹp thị trườn, mất lợi nhuận. Ngược lại đối thủ cạnh tranh yếu kém hơn doanh nghiệp có thời cơ gia tăng doanh số, mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao uy tín trước con mắt của người tiêu dùng.
Hiện nay thị trường thép đang là thị trường kinh doanh hấp dẫn do nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm thép phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông, khu công nghiệp,..do đó thị trường thép thu hút rất đông chủ thể tham gia, ngay cả các đơn vị ngoài ngành cũng tham gia vào thị trường này làm cho cạnh tranh trên thị trường thép ngày càng gay gắt.
Ngoài các đối thủ cạnh tranh truyền thống như Vina Pipe, Hoà Phát, Việt Nhật, Việt Hàn, Anphanam,.. công ty còn gặp phải những đối thủ mới như: Đại An, Huyền minh, Minh sơn,.. hầu hết các đối thủ này đêu có quy mô kinh doanh lớn và có cơ sở sản xuất ngay hoặc gần Hà Nội, sản phẩm do chính họ sản xuất nên giá thành thấp hơn. Bên cạnh đó chính sách Markting của công ty này rất được chú trọng và được sử dụng khá hiệu quả, sản phẩm của họ được người tiêu dùng biết đến thông qua các phương tiện quảng cáo như: Pano, Radio, báo, áp phích,…
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20580.doc