Bánh trứng Thanh Hương đang trải qua giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của mình vì thế đây là giai đoạn hết sức khó khăn để thâm nhập thị trường cũng như tồn tại trên thị trường đó. Biết được điều đó, Công ty đã có nhiều chính sách tiếp thị sản phẩm khi nó mới bắt đầu tung vào thị trường, cụ thể là:
- Quảng cáo phim phóng sự trên truyền hình và phát băng quảng cáo sản phẩm.
- Tiếp thị trực tiếp giới thiệu mời đại lý cảm quan sản phẩm, phát tờ rơi và tiếp thị bán hàng. Đồng thời lấy ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty và điều tra chính sách giá cả của các sản phẩm cạnh tranh.
- Tiếp thị trực tiếp đến các nhà hàng ăn uống đang có và có nhu cầu dùng sản phẩm bánh trứng phục vụ khách hàng, trường học bán trú: Mời cảm quan, tiếp thị bán hàng, liên hệ dán ảnh quảng cáo sản phẩm.
- Khảo sát liên hệ dán ảnh quảng cáo sản phẩm ở các điểm dừng xe buýt, và một số điểm công cộng.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường tiệu thụ sản phẩm bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
Thiên Hồng
429.9
0.71
431.58
0.67
434.34
0.7
6
Long An
983.64
1.62
990.43
1.55
964.38
1.55
7
Thái Bảo
985.43
1.63
993.57
1.56
976.65
1.56
9
Công ty khác
32122.6
53.1
34021.6
53.4
35785.9
57.5
9
Hàng nhập
ngoại
22158.8
36.6
23344.67
36.7
20199.6
32.5
Tổng số
60513.47
100
63625.77
100
62217.91
100
(Nguồn: PKDTT)
Bảng 16: Tốc độ tăng thị phần của công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
Tốc độ tăng(%)
07 so 06
08 so 07
Thanh Hương
Tấn
1135.35
1110.96
1159.5
97.86
104.3
Sản lượng ngành
Tấn
60513.47
63625.77
62217.91
105.14
97.78
Thị phần của T. Hương
%
1.87
1.75
1.9
94
108.5
(Nguồn: PKDTT)
Ta thấy thị phần của công ty tăng qua các năm, riêng năm 2007 thị phần giảm do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm này giảm. Thị phần của công ty ngày càng tăng chứng tỏ công ty ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn, đây là một tín hiệu tốt. Qua đó cho thấy thương hiệu bánh kẹo Thanh Hương ngày càng được củng cố, đây là điều kiện rất thuận lợi để Bánh trứng Thanh Hương có thể phát triển hơn nữa.
Nhìn vào bảng ta cũng thấy công ty có những đối thủ cạnh tranh chính là công ty TNHH chế biến thực phẩm Như Hương, công ty bánh kẹo Tích Sỹ Giai, công ty bánh kẹo Long An
- Công ty TNHH chế biến thực phẩm Như Hương:
Là một công ty có tiềm lực tài chính và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường. Hiện nay, công ty Như Hương có các sản phẩm được nhiêu người tiêu dung chấp nhận. Công ty có danh mục sản phẩm lớn với trên 50 nhãn hiệu, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bánh có mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của các tầng lớp trong xã hội, bao gói đẹp, bánh của Như Hương thường được đựng trong những chiếc hộp trông rất lịch sự thích hợp để biếu tặng. Ngoài ra, công ty còn có sản phẩm bánh trung thu với chất lượng cao, mẫu mã bao gói đẹp, lịch sự, đa dạng rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ. Chiến lược kinh doanh của công ty là chú trọng đến kênh phân phối, tăng cường các hoạt động quảng cáo để mở rộng thị phần. Công ty bánh kẹo Như Hương thực sự là một đối thủ cạnh tranh mạnh của các công ty khác trong ngành bánh kẹo.
- Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai:
Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn của công ty cổ phần bánh kẹo Thanh Hương. Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai có danh mục sản phẩm đa dạng hơn so với Thanh Hương, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng, Công ty có những mặt hàng có tính cạnh tranh khá cao so với sản phẩm Thanh Hương như các loại kẹo dẻo ( kẹo gôm, chíp chíp..), còn có mặt hàng bánh gạo và các loại bim bim. Ngoài ra, công ty Tích Sỹ Giai còn có hệ thống kênh phân phối giúp cho việc phân phối sản phẩm được thuận tiện. Mới đây công ty này sản xuất loại bánh gạo có phun Socola với mẫu mã kiểu dáng rất bắt mắt, đây lại là một thách thức đặt ra với bánh trứng của công ty Thanh Hương. Nhưng công ty Thanh Hương lại có sản phẩm bánh kem xốp có ưu thế hơn so với Tích sỹ giai, ngoài ra, công ty Thanh Hương còn có 2 sản phẩm truyền thống là bánh dừa trắng, kẹo hoa quả hầu như không có đối thủ. Công ty sử dụng nhiều chiến lược về giá, các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán, chính sách phân phối để tiếp tục củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng thị trường Miền Nam.
- Công ty TNHH Long An:
Công ty TNHH Long An cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh của Thanh Hương. Những năm gần đây, công ty Long Anh đã nhập nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại của các nước như Trung Quốc, Đài Loan nên sản phẩm của công ty khá đa dạng ( khoảng 45 chủng loại sản phẩm) với nhiều loại mẫu mã bao bì. So với công ty Thanh Hương, công ty bánh kẹo Long An có lợi thế hơn về nguồn cung cấp nguyên vật liêu đầu vào với giá cả và thời gian cung cấp ổn định, chủng loại hàng hoá phong phú hơn, mẫu mã đẹp và sang trọng hơn, giá cả phải chăng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là ở Miền Nam, vì đây là thị truờng gần về khu vực địa lý và sản phẩm của công ty cũng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nơi đây. Công ty Long An sử dụng công cụ cạnh tranh chủ yếu là giá và sản phẩm.
Qua phân tích trên, ta thấy cường độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo là tương đối cao. Các đối thủ cạnh tranh của Thanh Hương đều có những lợi thế nhất định và sử dụng những lợi thế đó một cách hữu hiệu, nếu có thể nghiên cứu thế mạnh của các công ty trên để hoàn thiện mình hơn thì đó là điều rất tốt với công ty. Trong môi truờng cạnh tranh như vậy, việc duy trì và phát triển thị phần của công ty mình là một thách thức lớn đối với cán bộ công nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo Thanh Hương.
2. Khách hàng
Khách hàng của Công ty là mọi tầng lớp nhân dân, bao gồm các đối tượng có thu nhập cao, trung bình, thấp. Mục tiêu của Công ty là phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng. Bánh kẹo là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên nhưng các tháng trong năm mức tiêu dùng khác nhau.Các dịp lễ tết nhu cầu tăng cao, còn lại các tháng khác trong năm nhu cầu chỉ đạt ở mức trung bình.
Khách hàng mục tiêu của Công ty là trẻ em và lớp trung niên. Ngày nay, công ty đã hướng tới tầng lớp khách hàng có thu nhập cao hơn. Do đó, hàng năm công ty đều cho ra đời những sản phẩm mới chất lượng, mẫu mã đẹp được người tiêu dùng tiếp nhận và đánh giá cao.
3. Sản phẩm thay thế
Hiện nay, với trình độ Kĩ thuật – công nghệ càng phát triển đã tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm thay thế sản phẩm bánh trứngu đó đã tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế công ty nên chú ý đến khâu đầu tư đổi mới cải tiến kĩ thuật công nghệ sản xuất bánh, có các giả phấp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, phải luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm .
4. Nhà cung ứng
Hầu hết nguyên vật liệu sản xuất bánh trứng nhâp ngoại ,hơn thế nữa tình hình biến động giá cả của thế giới không ổn định chính vì vậy giá cả nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm bánh trứng không ổn định cũng gây khó khăn rất lớn cho công ty. Mặt khác, số lượng người cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm bánh mềm cũng không được nhiều chính vì vậy sự lựa chọn nhà cung ứng của công ty là không nhiều, để có thể khắc phục khó khăn trên công ty nên tìm nguồn nguyên liệu trong nước hoặc có điều kiện xây dựng một cơ sở chế biến nguyên vật liệu ngay tại trong nước thì trong tương lai mới có thể có nguồn nguyên vật liệu ổn định cho sản xuất.
5. Các biện pháp mà công ty sử dụng để phát triển thị trường bánh trứng
5.1. Chính sách sản phẩm
Để phát triển thị trường, đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm công ty đã đề ra những chính sách sản phẩm:
- Về chất lượng: đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm trong tương lai, bánh trứng Thanh Hương có chất lượng tương đương với bánh ngoại. Vượt trội bánh nội và gây được lòng tin cho người tiêu dùng.
- Về bao bì: bánh được đóng gói đơn chiếc bằng máy, trên bao bì có ghi đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định, bao bì đẹp, gây được nhiều ấn tượng cho người tiêu dùng.
- Về đóng gói: Dùng cho nhu cầu cao cấp: Đóng hộp duplex 06 chiếc, 12 chiếc. Dùng cho nhu cầu phổ thông: Đóng bịch nilon từ 08 đến 10 chiếc/túi. Đảm bảo sự đa dạng cho sản phẩm.
- Về chủng loại: Bao gồm hai chủng loại:
Có nhân: Nhân cream, hoa quả quả (nhiều hương vị)
Không nhân: Phục vụ nhu cầu phổ thông (giá rẻ)
5.2. Chính sách giá cả
Giá là vấn đề nhạy cảm trong sản xuất kinh doanh, quyết định giá tung sản phẩm ra thị trường là hết sức khó khăn bởi nó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: cạnh tranh, khách hàng…Hơn nữa đây là lần đầu tiên tung sản phẩm bánh trứng thi trường lợi nhuận không phải là mục tiêu thực hiện. Vì vậy phương pháp định giá mà công ty lựa chọn là định giá theo hiện hành, có nghĩa công ty định giá dựa trên giá bán của đối thủ cạnh tranh, cụ thể:
Bảng 17: Giá bán một số sản phẩm bánh trứng
Sản phẩm
Giá bán lẻ
Bánh trứng Thái Lan hộp 200gr
30.000
Bánh mềm Tích sỹ giai 200
15 .000
Bánh trứng Như Hương 200gr
17.000
5.3. Chính sách phân phối
Do đặc điểm của sản phẩm bánh mềm là thời gian bảo quản ngắn nên chính sách phân phối cũng có những điểm khác so với các sản phẩm khác.
Đối với kênh bán buôn: Công ty không thực hiện chính sách bán buôn rộng rãi mà xây dựng mô hình bán buôn qua nhà phân phối chính.
Đối với kênh bán lẻ: được thiết lập do các nhà phân phối trên địa bàn và có sự hỗ trợ của Công ty. Tại Hà Nội có thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đảm nhiệm chức năng là nhà phân phối cho các đại lý cấp II và các đại lý bán lẻ nhằm tăng tối đa thị phần. Công ty cũng chú ý đến quá trình lưu thông sản phẩm trên thị trường và thường xuyên kiểm soát chặt chẽ quá trình này.
5.4. Chính sách hỗ trợ khách hàng
Trước hêt là thực hiện chiết khấu cho người bán: bánh mềm là mặt hàng cao cấp, đối tượng tiêu dùng chưa rộng rãi nên phải có mức triết khấu cao, đảm bảo lợi ích hấp dẫn cho nhà phân phối và người bán hàng.
- Chiết khấu cho nhà phân phối là: 3% giá bán buôn.
- Chiết khấu cho đại lý cấp II là : 1% giá bán buôn
- Chiết khấu cho khâu bán lẻ trực tiếp: 0.5% giá bán lẻ
Ngoài ra còn áp dụng chiết khấu:
- Thưởng cho tốp 10 khách hàng tiêu thụ dẫn đầu trong quý
- Thưởng cuối mỗi năm tài khoá theo doanh thu
Thưởng cuối mỗi năm cho các đại lý:
Thưởng = (DTbánh *1+DTkem xốp *0.51 + DTbánh trứng *1,2)*0,0075
Thứ hai là thực hiện các hoạt động khuyến mại đối với nhà bán buôn, Người bán lẻ cũng như khuyến mại trực tiếp cho người tiêu dùng ( áp dụng trước những dịp có nhu cầu tiêu thụ cao thông qua các đợt bán hàng tiếp thụ, hội chợ…).
Thứ 3 là thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng: như tổ chức các chương trình trưng bày hàng, nhân viên công ty cùng đại lý triển khai các đợt bán hàng tiếp thị, trang bị phương tiện bán hàng cho các nhà phân phối như biển hiệu,kệ, tủ…
5.5. Hoạt động xúc tiến thương mại
Bánh trứng Thanh Hương đang trải qua giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của mình vì thế đây là giai đoạn hết sức khó khăn để thâm nhập thị trường cũng như tồn tại trên thị trường đó. Biết được điều đó, Công ty đã có nhiều chính sách tiếp thị sản phẩm khi nó mới bắt đầu tung vào thị trường, cụ thể là:
- Quảng cáo phim phóng sự trên truyền hình và phát băng quảng cáo sản phẩm.
- Tiếp thị trực tiếp giới thiệu mời đại lý cảm quan sản phẩm, phát tờ rơi và tiếp thị bán hàng. Đồng thời lấy ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty và điều tra chính sách giá cả của các sản phẩm cạnh tranh.
- Tiếp thị trực tiếp đến các nhà hàng ăn uống đang có và có nhu cầu dùng sản phẩm bánh trứng phục vụ khách hàng, trường học bán trú: Mời cảm quan, tiếp thị bán hàng, liên hệ dán ảnh quảng cáo sản phẩm.
- Khảo sát liên hệ dán ảnh quảng cáo sản phẩm ở các điểm dừng xe buýt, và một số điểm công cộng.
- Quảng cáo trên xe ô tô của công ty và các đại lý.
- Phát băng quảng cáo, tiếp thị, treo băng zôn ở một số nơi như cung văn hoá và các đại lý phân phối phục vụ đón tết thiếu nhi 1/6.
Ngoài ra công ty còn áp dụng các biện pháp khác.
III. Đánh giá chung về thị trường bánh mềm và triển vọng phát triển thị trường bánh trứngCông ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương
1. Những mặt đạt được
Tuy mới đưa vào sản xuất từ năm 2004, là sản phẩm còn mới mẻ nhưng bánh trứng Thanh Hương dần dần đã được khách hàng chấp nhận. Điều đó được thể hiện qua doanh thu hàng năm tăng không ngừng, cụ thể doanh thu năm 2006 là 850 triệu đồng thì đến năm 2007 doanh thu đã tăng lên 1.3 tỉ và tới năm 2008 doanh thu đã lên tới 2 tỉ đồng. Đây là thành công bước đầu của công ty, tuy doanh thu vẫn chưa cao nhưng nó đã cho ta thấy tiềm năng về phát triển bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương .
2. Hạn chế - nguyên nhân
Với sản phẩm mới tung vào thị trường đều có một khó khăn chung đó là khách hàng chưa biết đến sự tồn tại của sản phẩm, chưa cảm nhận được sự khác biệt của nó với các sản phẩm khác.. trong khi đối thủ cạnh tranh là không ít. Khó khăn cho sản phẩm bánh trứng Thanh Hương là rất lớn , bởi sản phẩm này còn nhiều điểm yếu trong khi đối thủ cạnh tranh lại nhiều và mạnh. Mặt khác giai đoạn này, đã được một thời gian công ty chuyển sang cổ phần song hoạt động của nó cũng chưa thật sự tốt, do vậy việc đưa bánh mềm vào sản xuất sẽ có nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bánh trứng chưa thực sự là sản phẩm khách hàng tin dùng bởi chất lượng sản phẩm vẫn chưa ổn định, mặt khác việc quảng bá sản phẩm của công ty vẫn chưa được tốt, hơn thế nữa bánh trứng Thanh Hương , còn gặp phải khó khăn rất lớn đó là các sản phẩm ngoại chẳng hạn như sản phẩm của Thái, sản phẩm của họ đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường bánh trứng và đã chiếm được lòng tin rất lớn từ phía người tiêu dùng.
Ngoài ra công ty Thanh Hương vẫn còn gặp phải những tồn tại của doanh nghiệp nhà nước với nguồn lực tài chính không đủ lớn để thực hiện các hoạt động giúp nâng cao khả năng của sản phẩm trên thị trường.
3. Đánh giá về điểm mạnh và yếu của bánh trứng Thanh Hương
Sản phẩm nào cũng vậy, khi mới tung ra thị trường đều có những điểm mạnh và yếu nhất định, bánh trứng Thanh Hương cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để tồn tại và phát triển cần đánh giá chính xác những gì mình có và sửa chữa những sai sót để hoàn thiện hơn. Những điểm mạnh, yếu của sản phẩm có thể tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 18: Điểm mạnh, yếu của sản phẩm
Điểm yếu
Điểm mạnh
Của sản phẩm
Của công ty
Của sản phẩm
Của công ty
1.Công nghệ
2.Chất lượng
3.Danh tiếng và uy tín
4.Mẫu mã bao bì
1.Sản phẩm
truyền thống
2.Hoạt động
Marketing
1.Công nghệ
2.Thái độ của nhân viên với sản phẩm
3.Tính đa dạng về sản phẩm
4.Giá bán của sản phẩm
1.Thương hiệu
2.Sự trung thành
của nhà phân phối
3.Nguồn nhân lực
Những yếu tố được liệt kê trên đều có những khía cạnh tích cực và tiêu cực nhất định, ví như:
- Công nghệ: bánh trứng Thanh Hương được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại và công suất lớn như dây chuyền sản xuất bánh mềm nhập từ Đài Loan, đây là một điểm mạnh cho sản phẩm vì nó gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng, nhưng nó chỉ phát huy được hiệu quả khi hoạt động ổn định và có thị phần lớn mà điều này chưa thực hiện được trong ngắn hạn, do đó đây cũng chính là điểm yếu của nó.
- Chất lượng: là một điểm yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương, là một dây chuyền hiện đại nhưng đội ngũ công nhân vẫn còn chưa thích ứng được, hơn nữa nguyên liệu cũng chưa đảm bảo nên chất sản phẩm không ổn định, nó cũng ảnh hưởng đến không những đến danh tiếng sản phẩm mà còn của cả công ty.
- Danh tiếng và uy tín: đây cũng là điểm yếu của Công ty, bánh trứng ra đời từ năm 2004 và doanh ngiệp cũng đã thực hiện nhiều chiến dịch tiếp thị nhưng thực tế lượng khách hàng biết đến sản phẩm không là nhiều… Bên cạnh đó công ty còn có một số sản phẩm truyền thống đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng từ lâu
Một số ví dụ trên giúp chúng ta hiểu hơn được những khía cạnh khác được liệt kê trong bảng trên, những điểm mạnh và yếu luôn phải được cân nhắc để sản phẩm mới thực sự đem lại lợi nhuận cho công ty.
Bảng 19: Sự hiểu biết và thái độ của nhân viên với bánh mềm
Câu hỏi
Kết quả
1.Hiểu biết về sản phẩm
100% trả lời có
0% trả lời không
2.Chính sách ra thị trường
75% trả lời phù hợp
25% trả lời không phù hợp
3.Sử dụng sản phẩm
50% thỉnh thoảng mua
25% chọn thương xuyên mua
25% chọn mua vài lần
0% chọn không mua bao giờ
4.Niềm tin đối với sản phẩm
100% tin vào khả năng
phát triển của sản phẩm
0% không tin vào khả năng
phát triển của sản phẩm
Phiếu phỏng vấn được thực hiện với nhân viên phòng thị trường của công ty là những người có liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Qua kết quả điều tra có thể thấy mặc dù nhân viên của công ty không thường xuyên dùng sản phẩm của mình nhưng họ rất có niềm tin vào sự phát triển của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đây là một điểm mạnh của công ty vì khi chính người sản xuất tin tưởng vào sản phẩm của mình thì họ sẽ có thái độ tích cực, nhiệt tình hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thương hiệu công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương là một thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến nhiều chính vì vậy đây là một điểm mạnh mà công ty cần phải phát huy khi đưa thêm bánh mềm vào danh mục sản phẩm của mình.
Sự trung thành của nhà phân phối, Trải qua gần 30 năm tồn tại và phát triển bánh kẹo Thanh Hương đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết với các nhà phân phối.
Về nguồn lực, trong cơ cấu theo trình độ, lượng lao động chủ yếu là người đã qua trình độ đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chiếm 90,18% còn lại là lao động phổ thông chiếm 9,82%. Dây chuyền bánh trứng là dây chuyền mới, hiện đại nên công ty chú ý lựa chọn những người lao động có khả năng cao hơn mức trung bình để đảm bảo sử dụng máy móc một cách hiệu quả nhất.
4. Đánh giá chung về cơ hội và nguy cơ tác động đến thị trường bánh trứng của công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương
Tồn tại trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sản phẩm, chủ yếu chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và hạn chế những tác động không tốt của nền kinh tế. Trong thực tế hiện nay kinh doanh là rất khó khăn do đó mà cơ hội không nhiều còn nguy cơ không ít:
- Những cơ hội: thu nhập của người dân tăng do đó họ có thể đáp ứng những nhu cầu không ngừng tăng của mình và các sản phẩm cao cấp như bánh mềm chính là sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Thứ hai là việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế chính là cơ hội để các công ty mở rộng thị trường của mình…
- Những nguy cơ: sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào trong khi những nguyên liệu sản xuất bánh trứng chủ yếu là nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh mà chủ yếu là từ các loại bánh trứng nhập ngoại, sự biến động của thị trường trong nước cũng như trong khu vực ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Công ty, sự gia tăng về giá hay sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, hàng nhập lậu cũng là những nguy cơ tiềm tàng… Thói quen người tiêu dùng ưa đồ ngoại, hay xu hướng thích dùng các sản phẩm ít béo hơn là những loại bánh kẹo…
Muốn tồn tại và phát triển, sản phẩm bánh trứng Thanh Hương cần thiết phải có những bước đi thích hợp để đứng vững trên thị trường.
PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CHÊ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG
I. Định hướng của Công ty giai đoạn 2009 – 2013
1. Phương hướng phát triển của công ty
Một trong những mục tiêu của công ty trong năm 2008 là: tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nhất là khu vực phía Nam, tăng doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, tăng thu nhập cho người lao động… Cụ thể
Bảng 20: Kế hoạch năm 2009
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2009
1
Giá trị tổng sản lượng
triệu đồng
105.522
2
Doanh thu ( không thuế VAT)
triệu đồng
143.5
3
Lợi nhuận thực hiện
triệu đồng
1.786
4
Các khoản nộp ngân sách
triệu đồng
9.23
5
Thu nhập bình quân
1.000 đ
1.6
(Phòng: KDTT)
Tăng doanh thu để tăng lợi nhuận, song mục tiêu doanh thu phải đảm bảo lượng lợi nhuận đạt được. Có nghĩa là phải xác định rõ đâu là doanh thu đâu là lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu không có nghĩa là tối đa hoá lợi nhuận. Tuỳ từng giai đoạn mà doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tối đa hoá doanh thu hay tối đa hoá lợi nhuận. Từ việc tăng doanh thu và lợi nhuận sẽ cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, quay vòng vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất.
Một trong số những vấn đề cũng cần phải xét đến trong việc đặt ra mục tiêu đó là giảm tỷ lệ nợ trên vốn. Doanh thu hay lợi nhuận có tăng mà tỷ lệ trên cũng tăng theo thì điều đó cũng không nói lên được gì. Để kết luận một cách chính xác ta cần phải xem xét tất cả các mặt để có một cái nhìn khách quan nhất.
2. Định hướng đối với thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cụ thể và phù hợp với mình. Thanh Hương là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lấy mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu khách hàng trên cơ sở đó thu được lợi nhuận cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cho toàn công ty và cụ thể hơn cho từng chủng loại sản phẩm của mình.
Bánh trứng Thanh Hương đang trong giai đoạn đầu của chu kì sống của nó nên đây là thời điểm quan trọng và khó khăn cho sản phẩm này. Nếu không có một phương hướng tốt cho sản phẩm này thì nó không thể đứng vững được trong giai đoạn hiện nay. Để có được phương hướng phát triển hợp lý trước hết cần xác định được mục tiêu chiến lược cho sản phẩm, một số mục tiêu chiến lược cơ bản cho sản phẩm bánh trứng Thanh Hương:
+ Mục tiêu về sản lượng: nâng cao tốc độ tăng trưởng của sản phẩm ( đạt tốc độ tăng trưởng 40% để tận dụng công suất dây chuyền).
+ Mục tiêu về Marketing:đảm bảo mọi khách hàng mục tiêu đều biết đến sự tồn tại của sản phẩm.
+ Mục tiêu chất lượng: ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để có một phương hướng phát triển tốt hay nói cách khác là có một chiến lược phát triển tốt cần phân tích để có một quyết định. Sử dụng ma trận SWOT chúng ta sẽ nhận biết được cơ hội và nguy cơ, từ đó có những phương án phát triển.
Bảng 21: Ma trận SWOT của sản phẩm bánh trứng Thanh Hương
O – T
S - W
O- Cơ hội
T- Nguy cơ
1.Thu nhập của người dân
tăng
2.Sự mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế
3.Xu hướng sử dụng sản
phẩm cao cấp
4.Quy mô thị trường lớn
5.Sự quan tâm đến sức
khoẻ của khách hàng
1.Biến động của nguyên liệu đầu vào
2.Đối thủ cạnh tranh
3.Sản phẩm thay thế
4.Biến động giá ngoại tệ, xăng dầu
5.Xu hướng sợ béo của khách hàng
6.Sở thích tiêu dùng hàng
ngoại
S- Điểm mạnh
1.Dây chuyền công nghệ
2.Nguồn nhân lực chất lượng cao
3.thương hiệu của công ty
4.Niềm tin của nhân viên
5.Sự trung thành của đại lý
6.Tính đa dạng của sản phẩm
Các kết hợp chiến lược SO
Các kết hợp chiến lược ST
1.Đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến thương mại ra nước
ngoài (S1O2)
2.Sản xuất sản phẩm có
mức chất lượng phù hợp
từng vùng thị trường
(S5, S6; O3, O4)
1.Sản xuất sản phẩm nguyên liệu ít béo (S1 S2 T5)
2.Nâng cao khả năng cạnh
tranh (S1 S3 S6 T2)
W- Điểm yếu
1.Chất lượng sản phẩm chưa ổn định
2.Danh tiếng của sản phẩm thấp
3.Mẫu mã, bao bì
4.Hoạt động tiếp thị không hiệu quả
5.Nguyên liệu nhập ngoại
6.Chi phí lãi vay, khấu haolớn
7.Marketing chưa hiệu quả
Các kết hợp chiến lược WO
Các kết hợp chiến lược WT
1.Ổn định, nâng cao chất
lượng sản phẩm
(W1, W2,O1, O2)
2.Nâng cao chất lượng
công tác Marketing
(W2, W4, W7, O4, O5)
1.Chất lượng sản phẩm
ngang bằng với đối thủ cạnh tranh (W1, T2)
2.Tăng cường công tác
khuyếch trương nhấn mạnh khẩu hiệu: Người Việt dùng hàng Việt (W7, T6)
Qua phân tích trên có thể đưa ra những phương hướng phát triển cho sản phẩm bánh trứng Thanh Hương như sau:
- Phương án 1: Phát triển sản phẩm theo chiều sâu
Sản xuất các loại sản phẩm bánh mềm với các mức chất lượng khác nhau phù hợp với từng vùng thị trường, sản xuất với các nguyên liệu ít béo giúp nâng cao sức khoẻ cho người tiêu dùng…
- Phương án 2: Tập trung vào chất lượng sản phẩm
Sản xuất các loại sản phẩm với chất lượng ổn định, ngang bằng với sản phẩm ngoại, tăng thời gian sử dụng…
- Phương án 3: Tập trung vào các hoạt động Marketing
Bên cạnh ổn định chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác marketing nhằm thực hiện tốt việc định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu, nhấn mạnh khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt”…
- Phương án 4: Mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty
Phương hướng hiện nay thực hiện cho sản phẩm bánh trứng Thanh Hương đó là tập trung thực hiện tốt hoạt động Marketing mà mục tiêu quan trọng nhất đó là tất cả các khách hàng mục tiêu của công ty đều biết tới và tin dùng sản phẩm này. Sau đó mới đổi mới chiều sâu chủng loại sản phẩm để tăng thị phần.
Lý do để đưa ra lựa chọn này là có một thực tế trong 150 phiếu điều tra được thống kê thì chỉ có 17% trả lời đã từng mua sản phẩm của Thanh Hương. Trong khi đó tỷ lệ này thực tế còn thấp hơn do ảnh hưởng bởi mong muốn tham gia trả lời của khách hàng. Vì vậy vấn đề quan trọng là công ty phải thực hiện tốt hoạt động Marketing nhằm giúp khách hàng biết đến sản phẩm, phân biệt được sản phẩm của công ty với sản phẩm khác, bởi nếu khách hàng không biết tới sản phẩm thì sẽ không chọn sản phẩm. Khi khách hàng biết được đến sản phẩm thì việc cần làm là phải thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của công ty.
Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng quay trở lại với hàng nội vì vậy việc nhấn mạnh bánh trứng Thanh Hương là sản phẩm được sản xuất bởi một công ty trong nước sẽ gây được ấn tượng tốt cho người tiêu dùng . Điều này đã được café Trung Nguyên thực hiện tốt khi đưa ra sản phẩm G7 gắn liền với khẩu hiệu: “ Hãy xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam”. Nâng cao sản lượng tiêu thụ các sản phẩm giảm bớt lượng tiêu thụ các sản phẩm , giảm bớt mặt hàng cho lợi nhuận thấp; ăng sản lượng tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21418.doc