Chuyên đề Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1. Tổng quan về thị trường và thị trường xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 4

1.1. Kinh tế thị trường và những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường 4

1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường 4

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường 4

1.2. Khái quát chung về thị trường 6

1.2.1. Khái niệm thị trường 6

1.2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường 7

1.2.3. Các quy luật và chức năng của thị trường 9

1.2.4. Vai trò của thị trường 12

1.2.5. Phân loại thị trường của doanh nghiệp 14

1.3. Thị trường xuất khẩu hàng hóa 17

1.3.1. Các khái niệm 17

1.3.2. Phân loại thị trường xuất khẩu hàng hóa. 18

2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 20

2.1. Tính tất yếu của phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 20

2.2. Hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 21

2.3. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 22

2.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa 22

2.3.2. Phân tích, đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp 23

2.3.3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu 23

2.3.4. Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu 25

2.3.5. Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu 26

2.3.6. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chiến lược 27

2.4. Các phương thức thâm nhập để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 27

2.4.1. Xuất khẩu 27

2.4.2. Nhượng quyền thương mại (Franchising) 29

2.4.3. Cấp giấy phép sản xuất chế tạo (Licensing) 30

2.4.4. Liên doanh 30

2.4.5. Đầu tư trực tiếp 31

3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 31

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá 31

3.1.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối 31

3.1.2. Các chỉ tiêu tương đối 32

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 33

3.2.1. Các nhân tố khách quan 33

3.2.2. Các nhân tố chủ quan 37

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2008 38

1. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau Hiệp định thương mại tự do Việt – Mỹ (BTA) và trước khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2001-2006) 38

1.1.Vai trò của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ 38

1.2. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2006 40

1.3. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2006 43

1.3.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 43

1.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 45

1.3.3. Về số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu 51

1.3.4. Về sự mở rộng thị trường xuất khẩu 52

1.4. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2001-2006 54

1.1.4. Những thành tựu chủ yếu 54

1.4.2. Những hạn chế cơ bản 54

1.5. Nguyên nhân 56

1.5.1. Nguyên nhân của những thành tựu 56

1.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế 58

2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sau khi Việt Nam gia nhập WTO tới nay (2007-2008) 60

2.1. Cơ hội, thách thức đối với hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa khi Việt Nam gia nhập WTO 60

2.2. Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2008 62

2.3. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2008 64

2.4. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-2008 66

2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 66

2.4.2. Thị trường xuất khẩu 67

2.4.3. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 2007- 2008 69

2.5. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2008 70

2.5.1. Những thành tựu chủ yếu 70

2.5.2. Những hạn chế cơ bản 70

3. Phân tích sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008. 71

3.1. Sự phát triển thị trường theo chiều rộng (theo phạm vi địa lý) 71

3.2. Sự phát triển thị trường theo chiều sâu 73

3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 73

3.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 75

3.3. Chủ thể tham gia xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 77

4. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2008 79

4.1. Thành tựu 79

4.2. Những hạn chế 81

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 84

1. Hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội thách thức cho việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 84

1.1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 84

1.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 85

1.2.1. Tiến trình tự do hóa đơn phương. 85

1.2.2. Tham gia vào các thể chế liên kết. 85

1.2.3. Tham gia vào các liên kết kinh tế song phương 87

1.2.4. Tham gia liên kết kinh tế và khu vực 87

1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 88

2. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm tới 89

3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam những năm tới 91

3.1. Giải pháp về mặt hàng 91

3.1.1. Đối với nhóm nhiên liệu và khoáng sản: 91

3.1.2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 93

3.1.3. Nhóm hàng chế biến, công nghiệp và TCMN 100

3.2. Giải pháp về thị trường. 107

3.2.1. Thị trường Châu Á 107

3.2.2. Thị trường Châu Âu 115

3.2.3. Thị trường Châu Mỹ 119

3.2.4. Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á 126

4. Tạo lập môi trường điều kiện để phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 131

4.1. Trong ngắn hạn 131

4.2. Trong trung và dài hạn 135

KẾT LUẬN 139

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

 

 

doc157 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có thể nhận định rằng thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong năm 2009 và trong những năm tiếp theo. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập toàn diện, sâu sắc với nền kinh tế thế giới, vì vậy các biến động của nền kinh tế thế giới ít nhiều sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam. Đơn cử một ví dụ, sự đi xuống của nền kinh tế Hoa Kỳ - vị khách hàng lớn nhất thế giới và Trung Quốc - nhà sản xuất lớn của thế giới sẽ có thể ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Việt Nam. Việc cắt giảm nguồn chi tiêu của khách hàng ở Hoa Kỳ (chiếm 2/3 tổng mức cầu Hoa Kỳ) sẽ làm giảm đáng kể nguồn nhập khẩu của hàng Trung Quốc, vốn đang tràn ngập trên khắp các kệ hàng bán lẻ của Hoa Kỳ. Khi đó, những sản phẩm này sẽ rẻ hơn và cạnh tranh với hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Với tỉ trọng xuất khẩu chiếm tới 55% GDP, việc suy giảm nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, nhất là tại các thị trường chính của hàng Việt Nam, chắc chắn sẽ có những tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn lớn cho hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 2.3. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2008 Năm 2007, sự ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng được hoàn thiện là những điều kiện cơ bản để huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả. Tinh thần này đã được khẳng định qua các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Khoá 10 vừa qua. Là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nền kinh tế nước ta đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên ngoài lẫn bên trong: trước hết là năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh phát triển chưa cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng cũng như của doanh nghiệp nói chung vẫn còn thấp; thiên tai, dịch bệnh ở nhiều địa phương đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nông dân, làm giảm mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự điều hành tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, cùng với nỗ lực của toàn dân, của doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn tiếp tục ổn định và phát triển thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48%, là mức cao nhất trong 10 năm qua; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm trước; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 574.046,8 tỷ đồng, tăng 17,1% so với thực hiện năm 2006; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006 (chỉ tiêu Chính phủ đề ra cho năm 2007 là 17,4%), v.v… . Kinh tế Việt Nam năm 2008 đã gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ vào cuối năm. Hàng năm, hơn 80% vật tư nguyên liệu phải nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp gần 2 lần GDP và 35% vốn đầu tư huy động từ nước ngoài thì sự suy giảm của kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn trên thế giới và khu vực sẽ tác động trực tiếp đến các mặt hoạt động kinh tế trong nước, nhất là việc thúc đẩy xuất khẩu và huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Ngoài ra, việc giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu đầu vào tăng; chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay cao, thiên tai tại nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh gia súc gia cầm phát tán trên quy mô lớn đã thực sự là những khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập siêu từ cuối năm 2007 và trong năm 2008 đã tăng mạnh và gây ra những tác động không tốt đến nền kinh tế, làm xấu đi tình trạng của cán cân thanh toán; làm tăng độ “mở” của nền kinh tế, dẫn đến tăng phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài (năm 2007 nhập siêu lên tới con số gần 12,5 tỷ USD, tăng 159% so với năm 2006 và chiếm 1/3 tổng nhập siêu trong 7 năm (2002-2007) với tỷ trọng nhập siêu chiếm 25,72 % so với XK năm 2007, vượt qua ngưỡng an toàn, con số này của năm 2008 xấp xỉ 18 tỷ USD, bằng 28,5% kim ngạch xuất khẩu). Trước mắt, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, nhập siêu chưa đáng lo ngại, tuy vậy cần tiếp tục hạn chế nhập siêu, để các giai đoạn sau năm 2010 bảo đảm cán cân thương mại lành mạnh, tác động tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu và GDP. 2.4. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-2008 2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Vào WTO, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp của ta đang đẩy mạnh và mở rộng thị trường có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức độ cao. Bảng 7. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam 2 năm gia nhập vT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Trị giá Tăng Cơ cấu Trị giá Tăng Cơ cấu Tổng trị giá 48.561 21,9 100 62.685 29,1 100 1. Nhóm nông lâm thủy sản 9.920 21,0 20,4 12.895 30,0 20,6 2. Nhóm nhiên liệu khoáng sản 9.488 3,4 19,5 11.745 23,8 18,7 3. Nhóm công nghiệp và TCMN 29.153 29,9 60,0 38.045 30,5 60,7 Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006 (kế hoạch Chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%), trong đó hàng hoá công nghiệp chiếm 76,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 76,1%) tiếp tục là động lực cho hoạt động xuất khẩu. Năm 2008 kim ngạch cả năm đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2007, vượt 7,1% so với kế hoạch đề ra là 59,2 tỷ USD. Sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được 111,246 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 là 417 triệu USD ( tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 110,829 tỷ USD); tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình giai đoạn 2007-2008 đạt 25, 5 % trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt. Như vậy có thể thấy sau hai năm gia nhập WTO, tác động rõ nhất từ sự kiện này đó chính là xuất khẩu nguyên nhân là do thị trường chúng ta đã rộng mở tới 153 nước thành viên, không bị phân biệt đối xử. 2.4.2. Thị trường xuất khẩu Sau khi gia nhập WTO Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,.Những thị trường truyền thống tiếp tục tăng mạnh và một số thị trường khác cũng tăng khá. Những kết quả trên một phần được lý giải bởi nguyên nhân do khi nước ta trở thành thành viên WTO, các rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất thuế nhập khẩu vào các nước được cắt giảm,... các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ngay lập tức tận dụng cơ hội này. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %, cơ cấu % - Nguồn Bộ công thương Khu vực thị trường Năm 2007 Năm 2008 Trị giá Tăng Cơ cấu Trị giá Tăng Cơ cấu  Tổng kim ngạch 48.560 121,9 100 62.685 129,1 100 - Châu Á: 21.000 122,8 43,8 29.500 140,5 47,1 Nhật bản 5.700 109,6 11,9 8.500 149,1 13,6 Trung Quốc 3.200 105,6 6,7 4.600 143,8 7,3 ASEAN 7.800 121,7 16,3 11.000 141,0 17,5 Hàn Quốc 1.200 142 2,5 1.900 158,3 3,0 Đài Loan 1.100 114 2,3 1.400 127,3 2,2 - Châu Âu : 9.520 119 19,8 11.400 119,7 18,2 EU 8.500 119 17,7 10.000 117,6 16,0 - Châu Mỹ 11.660 128 24,3 13.750 117,9 21,9 Hoa kỳ 10.234 139 21,3 12.000 117,3 19,1 - Châu Đại Dương 4.000 107.5 8,3 4.835 120,9 7,7 - Châu Phi Tây Nam Á 1.820 123 3,8 3.200 175,8 5,1 Tuy có những biến động nhất định, nhìn chung các thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn được duy trì, cụ thể là: Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8 % năm 2007 và 47, 1% năm 2008)với tổng kim ngạch đạt 50,5 tỷ USD. Chỉ sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á xấp xỉ gần bằng 70 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này của cả giai đoạn 2001-2006 (giai đoạn này đạt 76,654 tỷ USD). Tuy nhiên thị trường này đang có xu hướng chững lại hoặc giảm dần, trong đó có thị trường Trung Quốc, Nhật bản và ASEAN. Các nhóm hàng có tăng trưởng lớn là nông sản, dây điện và cáp điện. Thị trường Châu Âu năm 2007 chiếm tỷ trọng gần 20% với kim ngạch đạt 9,52 tỷ USD, tăng 28,23% so với năm 2006; trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường khối EU với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới 91,3%, số còn lại là thị trường LB Nga, các nước SNG và một số nước Đông Âu ngoài EU. Tới năm 2008 vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Mức tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu nhờ vào các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, cao su thiên nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Riêng mặt hàng xe đạp và giày mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán phá giá; Thị trường Châu Mỹ năm 2007 chiếm 24.3%, với kim ngạch 11,68 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch 10,1 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên tới năm 2008, do khủng hoảng tài chính ảnh hưởng lớn tới việc chi tiêu tiêu dùng và sản xuất, việc đón nhận các hàng hóa xuất khẩu có phần hạn chế. Điều này khiến cho tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giảm xuống còn 22%. Tuy nhiên thị trường Châu Mỹ vẫn là sự kỳ vọng lớn đối với các doanh nghiệp của ta những năm tới, trong đó thị trường Hoa Kỳ vẫn là một thị trường chiếm vị trí quan trọng. Thị trường Châu Phi –Tây Nam Á hiện đang chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Tuy nhiên đây là thị trường hiện đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều doanh nghiệp. Ngoại trừ các thị trường Irăc, Pakistan, Cô-oét, nơi tình hình chính trị và chiến sự còn nhiều bất ổn, hạn chế khả năng xuất khẩu hàng của Việt Nam, các thị trường khác, nhất là Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel đều có mức tăng trưởng khá. Các thị trường nhỏ lẻ còn lại ở các khu vực chiếm tỷ trọng gần 5%, với kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD. 2.4.3. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 2007- 2008 Cơ cấu xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn tiếp tục có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, nhưng sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn còn chậm.Cụ thể là, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản năm 2008 chiếm tỷ trọng 20,6%, tăng nhẹ so với năm 2007 khi con số này năm 2007 là 21,9%, của giai đoạn 2001- 2006 là 22%. ; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chiếm 18,7% năm 2008 đã giảm nhẹ 0,8% so với năm 2007 trong khi đó giai đoạn 2001- 2006 tỷ trọng của nhóm này chiếm tới 22,3%; nhóm hàng chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chiếm 60,7% năm 2008, tăng 0,7% so với năm 2007, giai đoạn 2001-2006 nhóm này chỉ chiếm 38,6%. Rõ ràng là xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tích cực hơn. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2 năm Việt Nam gia nhập WTO (Đơn vị: Triệu USD, Nguồn: Bộ Công thương) Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Trị giá Tăng Cơ cấu Trị giá Tăng Cơ cấu Tổng trị giá 48.561 21,9 100 62.685 29,1 100 1. Nhóm nông lâm thủy sản 9.920 21,0 20,4 12.895 30,0 20,6 2. Nhóm nhiên liệu khoáng sản 9.488 3,4 19,5 11.745 23,8 18,7 3. Nhóm công nghiệp và TCMN 29.153 29,9 60,0 38.045 30,5 60,7 2.5. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2008 Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2007-2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau: 2.5.1. Những thành tựu chủ yếu Một là, quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ cao. Hai là, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo... Ba là, công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. 2.5.2. Những hạn chế cơ bản Một là, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. Hai là, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiến máy tính.. chủ yếu vẫn mang tính chất gia công. Ba là, năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả ba cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu. 3. Phân tích sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008. 3.1. Sự phát triển thị trường theo chiều rộng (theo phạm vi địa lý) Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết. Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn còn rất ít và quy mô xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Thứ hai, trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, số đạt trên 100 triệu USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16, số đạt trên 1 tỷ USD có 7, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh. Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo... Tuy nhiên, việc "bỏ trứng vào một giỏ" cũng là điều nên tránh và việc mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ, phòng tránh những rủi ro khi xảy ra ở một thị trường nào đó (chẳng hạn như việc kiện bán phá giá). Thứ ba, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn thấp, như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn). Hiện nay, Việt Nam có quan hệ buôn bán với trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 84 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt nam và đầu tư nước ngoài có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đóng góp tới trên 15% tổng giá trị GDP và 54% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thứ tư, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,... Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,... Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn. 3.2. Sự phát triển thị trường theo chiều sâu 3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ USD,% - Nguồn: Bộ công thương Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Trị giá knxk( triệu USD) 15.029 16.706 20.149 26.503 32.44 39.605 48.561 62.7 Tăng trưởng ( %) 3,8 11,2 20,6 31,5 22 22,1 22 29,1 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 15.029 tỷ USD, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 20.149 tỷ USD, tăng 5.12 tỷ USD, tương ứng với 39.06% so với năm 2001. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 110.61 tỷ USD, trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,5%/năm vượt 1,5% so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng xấp xỉ 4.2 lần kim ngạch xuất khẩu năm 2001, đạt 62.9 tỷ USD, tăng 29.5 % so với năm 2007.Như vậy, về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và vững chắc trong thời gian 2001 - 2008. Trong thời gian 2001 - 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 18,89%, cao hơn so với tốc độ kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 16% (theo mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010) và cao hơn mức tăng trưởng 18% theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra của xuất khẩu năm 2006 và 2007. Kim ngạch ( Tỷ USD) Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2001-2008 Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua. Đây là một trong những mức tăng xuất khẩu nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 186 USD thì đến năm 2007 đã tăng lên mức 569 USD, tức là tăng gấp 3,05 lần. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2001-2008 xoay quanh 3 nguyên nhân sau: một là, kim ngạch xuất khẩu tăng do lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên, hai là, kim ngạch xuất khẩu tăng do giá xuất khẩu tăng, ba là, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng do cả lượng và giá hàng hóa xuất khẩu đều tăng. Dù do một hoặc một nhóm những nguyên nhân trên dẫn tới giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam liên tục tăng qua các năm thì kết quả này đã phản ánh một cách rõ ràng: hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang được người tiêu dùng trên thế giới sử dụng và tin dùng. Đây là một thành công lớn cho những nỗ lực để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng đều tăng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông lâm thủy sản năm 2001 đạt 3.6549 tỷ USD, năm 2006 đạt 8.126 tỷ USD tăng gấp hơn 2 lần, và tới năm 2008 con số này là 12.93 tỷ USD, tăng 3.1 tỷ USD so với năm 2007. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản từ chỗ chỉ đạt 3.23 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2001 thì tới năm 2004 tăng tới 6.026 tỷ USD gấp 1.8 lần năm 2001, và tới năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đã đạt 11.75 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2001. Đáng chú ý là nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ, trong khi năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của nhóm này chỉ đạt 5.102 tỷ USD, thì năm 2006 đã đạt 15.437 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần, và tới năm 2008, con số này là 29.437 tỷ USD gấp gần 6 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm này đạt 28.68%. Hai bảng dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng và cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 (Nguồn Bộ công thương). Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng kim ngạch (tỷ USD) 15.029 16.71 20.15 26.503 32.223 39.8 47.9 62.897 Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 3.649 3.989 4.452 5.437 6.852 8.126 9.826 12.93 Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 3.239 3.426 4.005 6.026 8.042 9.25 9.55 11.75 Nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ 5.102 6.34 8.164 10.697 12.459 15.437 20.537 29.437 Nhóm hàng khác 3.039 2.952 3.528 4.344 5.089 6.792 8.052 8.78 Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng ( %) 100 100 100 100 100 100 100 100 Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 24.28 23.88 22.1 20.51 21.12 20.52 20.49 20.56 Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 21.55 20.51 19.88 22.74 24.79 23.36 19.91 18.68 Nhóm công nghiệp và TCMN 33.95 37.95 40.52 40.36 38.4 38.98 42.82 46.8 Nhóm hàng khác 20.22 17.67 17.51 16.39 15.69 17.15 16.79 13.96 Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu. Nhóm hàng nông lâm thủy sản từ chỗ chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu năm 2001, đến năm 2008 đã giảm tỷ trọng xuống còn 20.56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, xu hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo từ 33,9% năm 2001 lên 39% năm 2006 được coi là sự thay đổi tích cực nhất. Năm 2005 số mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ có 7 mặt hàng là: dầu thô,dệt may, thủy sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và gạo trong đó dầu thô có kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD thì năm 2006 số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đã lên tới 9 mặt hàng, 2 mặt hàng góp mặt vào danh sách này là cao su và cà phê. Đến năm 2008, đã có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm dầu thô (10,45 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ), thủy sản (4,56 tỷ), gạo (2,9 tỷ), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ), hàng điện tử, vi tính và linh kiện (2,7 tỷ), cà phê (2,02 tỷ), cao su (1,6 tỷ), than đá (1,44 tỷ), dây cáp điện (1,01 tỷ).Với cơ cấu này các doanh nghiệp xuất khẩu bước đầu đã thực hiện được mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên; năng lực cạnh tranh được cải thiện. 3.3. Chủ thể tham gia xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 Xuất khẩu hàng hóa đã huy động ngày càng đông đảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp xuất khẩu không thuộc khu vực kinh tế nhà nước đang trở thành động lực chính cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp quan trọng nhất cho xuất khẩu với việc khai thông thị trường, phát triển các mặt hàng chế biến, chế tạo cho xuất khẩu (điện tử, bản mạch máy tính ...) và chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua (45% năm 2001, 57,5% năm 2005 và 57,5% năm 2007. Giai đoạn 2001-2008 tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 180.8 tỷ USD chiếm 54, 8 %). Khu vực doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều tạo ra sự năng động lớn trong xuất khẩu hàng hóa thời gian vừa qua (từ chỗ chỉ chiếm 42.5% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt 13.78 tỷ USD, năm 2008 đã chiếm 44.52% đạt 28 tỷ USD, tăng 14.22 tỷ USD). Dưới đây là số liệu về kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm chủ thể tham gia và tỷ trọng tương ứng của từng nhóm chủ thể ( Nguồn Bộ công thương) Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 theo nhóm chủ thể tham gia xuất khẩu Đơn vị: Triệu USD Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giai đoạn 2001-2008 KN KN KN KN KN KN KN KN KN Tổng XK hàng hoá 15.029 16.706 20.149 26.503 32.442 39.8262 48.561 62.7 262.1162 Doanh nghiệp 100% vốn trong nước 8.230 8.834 9.988 12.017 13.788 16.765 20.7857 28 118.4077 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.799 7.872 10.161 14.486 18.654 23.0613 27.7757 34,7 180.8085 Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm chủ thể tham gia giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: % Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giai đoạn 2001-2008 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tổng XK hàng hoá 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Doanh nghiệp 100% vốn trong nước 54,8 52,9 49,6 45,3 42,5 42.1 42.8 44.52 45.17 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 45,2 47,1 50,4 54,7 57,5 57.9 57.5 55.48 54.83 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, các doanh nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tạo nên sự sôi động trong hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Đáng chú ý là các doanh nghiệp FDI đã trở thành động lực chính và có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn qua. 4. Đánh giá hoạt động p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21554.doc
Tài liệu liên quan