MỤC LỤC
Mục Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Nội dung 3
Chương I: Tổng quan về thị trường, công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và khái quát về Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 3
I. Thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. 3
1. Thị trường và các yếu tố cấu thành. 3
1.1 Khái niệm thị trường của doanh nghiệp thương mại 3
1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường 5
2. Công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu. 7
2.1. Phát triển thị trường là công việc cần thiết đối với doanh nghiệp 7
2. 2 . Những nội dung chủ yếu của Công tác phát triển thị trường. 7
2.3. Biện pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp. 12
3. Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường 17
II. Khái quát về Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 22
3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. 25
3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty 25
3.2. Về nhân lực 29
3.3. Về thị trường 29
3.4. Lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh 30
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian gần đây. 31
Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 33
I.Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ 33
1. Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển. 33
2. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu tại các làng nghề thủ công truyền thống với nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, nguồn lao động rẻ. 34
3. Đặc điểm hàng thủ Công mỹ nghệ 34
II. Hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Giai đoạn 2003-2006. 35
1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2003-2006 35
2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2003-2006 36
3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. 38
III. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 40
1.Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 40
2. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty 41
2.1. Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 41
2.2. Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu. 42
3.Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 43
3.1.Các biện pháp liên quan đến sản phẩm. 43
3.2. Các biện pháp tạo nguồn hàng. 44
3.3.Các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm. 45
IV.Đánh giá về hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật. 47
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài ra, lãnh đạo cũng rất quan tâm tới việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, hàng năm Công ty thường cử một số nhân viên sang các nước như: Nhật, Malaixia, Hàn quốc nghiên cứu và học tập cách làm việc của nước ngoài, bồi dưỡng thêm kiến thức để phục vụ cho Công ty.
3.3. Về thị trường
Ngay từ khi thành lập Công ty, lãnh đạo Công ty đã xác định một hướng đi cho Công ty rất rõ ràng đó là tập trung vào xuất khẩu hàng hoá sang các nước. Dựa vào kinh nghiệm làm việc với nước ngoài lâu năm, quan hệ tốt với các bạn hàng của cán bộ và lãnh đạo Công ty, Công ty TNHH thương mại Việt Nhật đã tạo được những mối làm ăn lớn với các bạn hàng ở các nước như: Nhật, Malaixia, Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Pháp, Nga, Đài Loan…Đặc biệt là Nhật bản, Malaixia và Hàn Quốc là những bạn hàng lâu năm và thường xuyên của Công ty. Hiện nay, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Công ty nhiều nhất vẫn là ba nước này. Năm 2006 tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sang Nhật chiếm: 53,12% ; Malaixia chiếm: 12,37% ; Hàn Quốc: 14,46%.
Nhìn chung, trong quá trình hoạt động, cơ cấu thị trường của Công ty không có sự biến động nhiều qua các năm.
3.4. Lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh
Công ty TNHH thương mại Việt Nhật là một Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá mà chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chủ yếu mà Công ty xuất khẩu. Đây cũng chính là hoạt động chủ yếu và có hiệu quả nhất của Công ty.
Những sản phẩm chủ yếu mà Công ty xuất khẩu là: Mây tre đan: rổ rá mỹ nghệ, giỏ hoa…; buông cói: chiếu, thảm…; gốm sứ: lọ hoa, đồ trang trí…; sơn mài; thêu ren… Hàng năm Công ty xuất khẩu ra nước ngoài hàng triệu sản phẩm. Sản phẩm mà Công ty xuất khẩu ra nước ngoài đều là những sản phẩm có chất lượng cao được nhiều bạn hàng ưa chuộng và tin tưởng cả về chất lượng và mẫu mã. Cho đến nay, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng này so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn luôn chiếm đa số. Năm 2005 tổng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty đạt 487.000 USD chiếm gần 60%. Năm 2006 là 520.000 USD chiếm gần 63%.
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian gần đây:
Trong những năm vừa qua tuy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động nhưng mục tiêu lợi nhuận của công ty vẫn được thực hiện tốt.
Bảng 3 Phân tích tổng quát tình hình Doanh thu, Chi phí, lợi nhuận:
Đơn vị tính:1.000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Tổng Doanh thu
11.125.458,50
12.778.498,70
13.636.303,00
15.589.264,00
Các khoản giảm trừ
546.154,40
746.035,20
0
526.843,00
Doanh thu thuần
10.579.304,10
12.032.463,40
13.636.303,00
15.384.621,00
Giá vốn hàng bán
10.123.903,00
11.493.703,30
13.122.782,80
14.692.762,00
Chi phí bán hàng
15.857,60
20.834,30
30.863,00
45.102,00
Chi phí quản lý doanh nghiệp
298.671,40
357.560,10
463.024,40
472.579,00
Lợi nhuận thuần
140.872,10
160.365,50
19.632,80
174.178,00
Phải nộp ngân sách
533.798,60
606.023,50
423.747,00
486.765,00
Thu nhập bình quân cán bộ CNV
746,7
850
1.200,00
1.800,00
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng qui mô kinh doanh hàng hoá và dịch vụ của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2004 tăng 12.778.498.700 - 11.125.458.500 = 1.653.040.200đ so với năm 2003 (tức tăng 14,86%), năm 2005 tăng:
13636303000-12778498700=857.804.300đ ( tức tăng 6,23%). Năm 2006 tăng 15.589.264.000-13.636.303.000= 1.952.961.000 (tăng 14.3%). So sánh các mức tăng trên ta thấy mức tăng của năm 2004 so với năm 2003 là lớn hơn với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004, mức tăng năm 2006 so với năm 2005 lơn hơn so với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004. Điều này chứng tỏ rằng mức tăng qui mô kinh doanh của doanh nghiệp là không ổn định. Tuy nhiên, xét về tổng thể qui mô qua các năm vẫn tăng. Đây là điều đáng mừng của Công ty và cần phải phát huy.
Doanh thu thuần trên bảng số liệu trên là tăng tương đối đều qua các năm. Đó là nhờ tổng doanh thu qua các năm đều tăng. Điều này là rất tốt vì doanh thu thuần tăng là một yếu tố quan trọng quyết định mức lợi nhuận. Tuy nhiên ta cũng dễ dàng nhận thấy giá vốn hàng bán và các loại chi phí qua các năm đều tăng mạnh đặc biệt là năm 2005 điều này là không tốt. Và nó nói lên rằng trình độ quản lý và phương thức kinh doanh qua các năm đã kém hiệu quả đi nhiều. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong khi điều kiện sản xuất của ta lại chưa đáp ứng được nhu cầu chính vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên. Đồng thời, Công ty còn phải tích cực đầu tư cho công tác tìm kiếm nguồn hàng và quản lý nguồn hàng nhằm có được những sản phẩm tốt nhất do đó chi phí quản lý cũng tăng lên. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần giảm mạnh: Nếu năm 2004 lợi nhuận thuần là 160.365.500đ thì năm 2005 giảm xuống còn 19.632.800đ ( giảm 140.732.700đ tương đương giảm 87,78%). Tuy nhiên, trong năm 2006 lợi nhuận thuần đã ổn định trở lại và đạt 174.178.000.
Nhìn vào số liệu thu nhập bình quân của CBCNV ta thấy: qua các năm đều tăng. Chứng tỏ rằng tuy có sự biến động lớn về lợi nhuận của Công ty nhưng CBCNV của Công ty vẫn được quan tâm một cách tốt nhất. Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Công ty tới đời sống của CBCNV và nó sẽ là động lực cho cán bộ Công nhân viên đóng góp hết mình cho Công ty và gắn bó với Công ty.
Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật
I.Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ
1. Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển.
Thủ công mỹ nghệ thường được sản xuất ở các làng nghề truyền thống nên thường chứa đựng trong nó những yếu tố văn hoá đặc sắc của từng dân tộc. Mỗi hàng hoá của các dân tộc khác nhau đều thể hiện một sắc thái riêng vì vậy nó tạo nên sự độc đáo trong mỗi sản phẩm. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ thường không đồng đều và khó có thể tiêu chuẩn hoá được.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường mang tính thẩm mỹ cao nhờ nét tinh xảo và độc đáo thể hiện ở kiểu dáng, hoa văn, đường nét trên mỗi sản phẩm.
ở Việt Nam hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất hiện từ lâu đời ở các làng nghề với những sản phẩm mang đầy bản sắc dân tộc. Do có lợi thế, Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào và dung lượng thị trường lớn. Đây chính là một trong mười mặt hàng xuất khẩu được nước ta đánh giá là chủ lực và được khuyến khích phát triển. Hiện nay, nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu như làm đơn giản hoá các thủ tục cấp phép xuất khẩu, thiết lập các văn phòng đại diện, tham tán thương mại của nước ta ở nước ngoài, thông qua các đại xứ quán tại nước ngoài cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng trên thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh, những biến động trên thị trường…
Ngoài ra, nhà nước cũng đã thành lập nên các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu, thực hiện ưu đãi về tín dụng xuất khẩu nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này.
2. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu tại các làng nghề thủ công truyền thống với nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, nguồn lao động rẻ.
ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề rất phát triển, những làng nghề đó sản xuất ra những sản phẩm có đặc điểm riêng mang những nét truyền thống và thể hiện những nét văn hoá của người Việt Nam. Đặc điểm của những làng nghề của đó là nguyền nguyên liệu luôn có sẵn, dồi dào, phong phú và lao động ở các làng nghề chủ yếu là lao động nông thôn nên nguồn lao động rất rẻ.
Đây là một lợi thế lớn của Công ty trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy trong thời gian trước đây, một số làng nghề đã chỉ còn trong tiềm thức do sự thay đổi của cơ chế thị trường nhưng trong những năm gần đây nhà nước ta đã chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đây là tín hiệu rất tốt cho công ty phát triển mặt hàng này.
Công ty còn có một thuận lợi lớn nữa là đã tạo dựng được một hệ thống các mối quan hệ làm ăn rộng khắp với các thị trường nước ngoài và các cơ sở sản xuất trong nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng hợp đồng và luôn có ý thức xây dựng, phát triển mối quan hệ. Trong suốt thời gian hoạt động, Công ty đã tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng ngay cả bạn hàng khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Bắc Mỹ. Đây chính là cơ sở cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty trong những năm tới.
3. Đặc điểm hàng thủ Công mỹ nghệ:
Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất thủ công qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân vì vậy nó mang những nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều mang những sắc thái riêng có của từng vùng, từng miền.
Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó có thể được sử dụng làm đồ trang sức hoặc để trang trí.
Đây là mặt hàng mỹ nghệ nên điều kiện bảo quản, vận chuyển cần phải được lưu ý. Điều kiện tự nhiên như khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, khi kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng này thì vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn. Vì ở mỗi quốc gia có những điều kiện thời tiết khác nhau vì vậy cần hiểu rõ đặc tính của sản phẩm phù hợp với những loại thời tiết nào, khí hậu nào để có phương án bảo quản cho hợp lý. Ví dụ như: Hàng mây tre đan nếu không được bảo quản trong điều kiện kho ráo sẽ rất dễ bị mốc, những mặt hàng buông cói nếu gặp điều kiện khô hanh sẽ bị cứng và gãy…
II. Hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Giai đoạn 2003-2006.
Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2003-2006.
Trong giai đoạn gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã có nhiều bước phát triển và thành công. Mặc dù trong mỗi giai đoạn Công ty có những khó khăn nhất định nhưng xét về tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là hoạt động quan trọng và có hiệu quả nhất của Công ty trong những năm vừa qua. Điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
Đơn vị: 1.000 USD
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch xuất khẩu
243,50
562,50
812,50
830,00
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
94,60
158,00
487,00
520,00
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ(%)
38,85
28,1
59,94
62,65
Tỷ lệ tăng, giảm (%)
-10,75
+31,84
+2,71
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Qua các năm kim ngạch xuất khẩu của Công ty đều tăng, tăng cao nhất là năm 2004 (tăng gấp hơn 2 lần). Xét theo cả chu kỳ: năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty ở mức 243.000USD đến năm 2006 đã đạt 830.000 USD tăng 3,4 lần.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng tăng mạnh. Đặc biệt, năm 2005 so với năm 2004 tăng 487000-158000= 329.000US tức là tăng gấp hơn 3 lần. Tỷ trọng hàng thủ Công mỹ nghệ trong các năm đều chiếm ở mức cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: năm 2003 chiếm 38,85%; năm 2004 chiếm 28,1%; năm 2005 chiếm 59,94%; năm 2006 chiếm 62,65%.
Qua số liệu trên ta thấy, vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động kinh doanh của Công ty là rất lớn. Năm 2003 và 2004 hàng thủ công mỹ nghệ cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng chưa phải là mặt hàng chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Đến năm 2005 và 2006 tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đều chiếm trên 50% điều này chứng tỏ rằng vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động xuất khẩu của Công ty đã tăng lên và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, quyết định sự sống còn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2003-2006
Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu mà Công ty xuất khẩu bao gồm: Mây tre đan, buông cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren, Mành, tàu hương, bàn ghế…
Trong các năm cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng này cũng thay đổi và chiếm các tỷ trọng khác nhau:
Bảng 5: Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty:
Đơn vị tính: 1.000USD.
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Mây tre đan, buông cói
59,29
63,32
84,1
53,23
250,50
51,44
274,00
52,69
Gốm sứ, sơn mài, thêu ren
20,0
21,14
32,5
20,57
120,00
24,64
115,60
22,23
Mành các loại
-
-
8.8
5,57
18,40
3,78
34,20
6,58
Tàu hương, hàng rào tre
8,8
9,3
17,2
10,89
54,00
11,09
61,40
11,81
Bàn ghế
5,9
6,24
15,4
9,75
44,10
9,06
34,80
6,69
Kim ngạch XK hàng TCMN
94,6
100
158
100
487
100
520
100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Hàng mây tre đan, buông cói là sản phẩm truyền thống của Công ty, trong các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty (>50%). Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan, buông cói là 59.290 USD chiếm tới 63,32%, năm là 84.100 USD 2004 chiếm 53,5%, năm 2005 là 250.500 USD chiếm 51,44%, năm 2006 đạt 274.000 chiếm 52,69%. Tỷ trọng có xu hướng giảm, nguyên nhân do việc kinh doanh trên thị trường càng khó khăn và Công ty đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm.
Mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren cũng là mặt hàng quan trọng của công ty chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2003 mặt hàng này chiếm 21,14%, đến năm 2004 là 20,57% với kim ngạch đạt 32.500USD, và tiếp tục tăng lên 120.000USD năm 2005 đạt 24,64%, năm 2006 tỷ trọng này có giảm đi một chút chiếm 22,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kết quả này cho thấy mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty và có nhiều tiềm năng để phát triển.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công ty. Việc xuất khẩu thêm các mặt hàng như mành, tàu hương, hàng rào tre… đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch không ổn định và còn thấp, mới chỉ chiếm trên dưới 10%. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như hàng nông sản để nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu.
Trong thời gian trước đây, thị trường của Công ty rất nhỏ hẹp chỉ bao gồm chủ yếu là các nước Châu á. Hiện nay thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn bao gồm nhiều nước trong các châu lục trên toàn thế giới như: Nhật, Malaixia, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Nga, Đài Loan…
Bảng 6: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Công ty
Đơn vị tính:1.000USD
NămChỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Nhật Bản
46,1
48,73
60,5
38,29
234,5
48,15
276,2
53,12
Malaixia
15,2
16,07
18,1
11,46
51,3
10,53
64,3
12,37
Hàn Quốc
10,5
11,10
15,3
9,68
70,6
14,50
75,2
14,46
Pháp
0
0
6
3,80
12,1
2,48
15,3
2,94
Anh, EU
0
0
8,2
5,19
15,2
3,12
17
3,27
Mỹ,Canada,Mêxico...
0
0
10
6,33
14,6
3,00
18,6
3,58
Nga
11
11,63
20
12,66
30,2
6,20
31,4
6,04
Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ…
11,8
12,47
19,9
12,59
58,5
12,01
22
4,23
Tổng
94,6
100
158
100
487
100
520
100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
* Tại thị trường Châu á: Châu á là thị trường truyền thống và lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt trên 80% trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực này. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Nhật đạt 46.100USD, Hàn Quốc đạt 10.500 USD, Malaixia 15.200USD, Đài Loan đạt 11.800USD kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 34,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu, một số thị trường như Trung Quốc, Iran, Arập, ấn Độ có kim ngạch không đáng kể.
Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên 60.500 USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng lên 15.300USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc 70.600USD, Đài Loan: 19.900USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang 4 nước này chiếm 72,03% năm 2004. Năm 2005 và 2006 kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu á tiếp tục tăng mạnh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Về cơ cấu thị trường châu á trong hai năm nay cũng có sự thay đổi: Thị trường Đài Loan giảm sút về tỷ trọng trong năm 2006 chỉ còn 4,23% trong khi các thị trường khác không mấy thay đổi.
Tuy các thị trường khác như Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel, ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu không đáng kể song đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty chưa khai thác được vì vậy trong những năm tới Công ty cần mở rộng khai thác các thị trường trên.
* Tại thị trường châu Âu:
Trong năm 2003 ngoài Nga Công ty chưa khai thác được thị trường Châu Âu do chưa có quan hệ làm ăn với đối tác trên thị trường này. Năm 2004, Công ty đã bắt đầu có những mối quan hệ làm ăn với một số nước Châu Âu như: Anh, EU…
Tại thị trường Nga, đây là thị trường truyền thống của Công ty, năm 2003 Công ty đã xuất sang Nga 11.000USD chiếm 11,63% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2004 tăng lên 20.000USD chiếm 12,66%, đến năm 2005 đạt 30.200USD chiếm 6,2%, năm 2006 là 31.400USD chiếm 6,04%. Qua đây ta thấy, tuy Nga là thị trường lớn nhất của Công ty trên thị trường châu Âu nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nga chưa cao và trong thời gian gần đây có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân chính là do Công ty chưa quan tâm nhiều tới thi trường Châu Âu vì thị trường này là một trong những thị trường rất khó tính. Trong thời gian tới Công ty nên quan tâm nhiều hơn tới thị trường này vì đây là thị trường đầy tiềm năng nếu khai thác được thì khả năng mở rộng và phát triển kinh doanh của Công ty sẽ là rất lớn.
* Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước Mỹ, Canada, Mexico…
Đây là thị trường mới của Công ty, năm 2004 Công ty bắt đầu khai thác thị trường này. Thị trường đầu tiên mà Công ty xuất khẩu là Mỹ năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ đạt 10.000USD chiếm 6,33% trong các năm tiếp theo 2005, 2006 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục tăng lên: năm 2005 là 14.600USD chiếm 3%; năm 2006: 18.600USD chiếm 3,58%. Trong khi đó, các thị trường Canada và Mexico Công ty mới bắt đầu đặt quan hệ làm ăn nên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa đáng kể.
Nhìn chung, Công ty bắt đầu khai thác khai thác thị trường Châu Mỹ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Thị trường Châu Mỹ cũng là một thị trường đầy tiềm năng, trong tương lai Công ty nên cố gắng khai thác thị trường này.
III. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
1. Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời gian qua không có nhiều biến động lớn. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước vẫn tăng. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty là: 94.600USD; năm 2004 tăng lên 158.000USD; năm 2005: 487.000USD đến năm 2006 đạt: 520.000USD. Hiện nay, thị trường của Công ty bắt đầu được mở rộng ra các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn rất thấp nhưng đây là những cơ hội để Công ty phát triển thị trường xuất khẩu.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu sang thị trường Châu á bao gồm các mặt hàng mây tre đan, buông cói, bàn ghế, sơn mài trong đó sản phẩm mây tre đan, sơn mài được xuất khẩu sang Nhật Bản là chủ yếu. Các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia… nhập khẩu với khối lượng nhỏ mặt hàng mây tre đan, xuất khẩu sang mỗi thị trường chỉ đạt khoảng hơn 10.000USD mỗi năm. Xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của Công ty ở khu vực này như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc luôn ổn định qua các năm.
Trong khi đó, thị trường châu âu của Công ty đang được mở rộng sang khu vực EU, Anh, Nga… với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 34.300USD năm 2004 lên 47.500USD năm 2005 và 63.700USD năm 2006 . Tuy ban đầu xâm nhập vào thị trường này rất khó khăn nhưng là thị trường có nhiều tiềm năng để Công ty đẩy mạnh xuất khẩu.
Tại thị trường châu Mỹ, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sang Mỹ đạt giá trị lớn nhất với kim ngạch tăng từ 10.000 USD năm 2004 lên 14.600 USD năm 2005 và 18.600 năm 2006. Bên cạnh thị trường Mỹ thì Canađa, Mêxicô là những thị trường mục tiêu của Công ty trong thời gian tới. Mặc dù xuất khẩu vào thị trường này còn thấp song thị trường này cũng là một thị trường không quá khó tính nên trong tương lai có thể đây sẽ là thị trường lớn của Công ty.
Thị trường Châu Phi và Châu úc là hai thị trường lớn mà Công ty chưa thể khai thác được do qui mô còn nhỏ chưa đủ tiềm lực để xâm nhập vào các thị trường này.
Nhìn chung từ năm 2003 thị trường xuất khẩu của Công ty đã được mở rộng song do khả năng khai thác thị trường còn thấp nên kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chưa cao. Để đẩy mạnh phát triển thị trường hàng thủ công mĩ nghệ trong thời gian tới Công ty cần đặc biệt chú trọng tới việc nghiên cứu thị trường và công tác phát triển sản phẩm.
Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
2.1. Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
a. Đánh giá tình hình chung.
Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty tương đối ổn định. Những thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia vẫn là mục tiêu chính của Công ty. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này luôn đạt trên 80% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Các thị trường còn lại như Mỹ, Anh, EU, Nga… vẫn duy trì ở mức thấp.
Ngoài ra, trong cơ cấu thị trường của Công y trong thời gian gần đây cũng có một sự chuyển biến nhất định. Các thị trường chính vẫn tăng về giá trị xuất khẩu nhưng tỷ trọng đã có sự giảm sút, thay vào đó là sự tăng lên của những thị trường mới. Đây chính là mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là hướng tới các thị trường mới.
b. Các thị trường trọng điểm.
Thị trường Trọng điểm của Công ty bao gồm: Nhật bản, Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga…
Năm 2003 xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 46.100USD chiếm 48,73% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; Malaixia đạt 15.200USD chiếm 16,07%; Hàn Quốc là: 10.500USD chiếm 11,1%; Đài Loan: 11.800USD chiếm 12,47%; Nga 11.000USD chiếm 11,63%. Như vậy, trong năm 2003 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường trọng điểm đã chiếm toàn bộ kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Công ty.
Năm 2004, do Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác nên tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty tại các thị trường trọng điểm đã giảm đi. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Thị trường Nhật Bản có kim ngạch 60.500USD chiếm 38,29% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Malaixia: 18.100USD chiếm 11,46%, Hàn Quốc: 15.300USD chiếm 15,3%; Nga: 20.000USD chiếm 12,66%; Đài Loan: 19.900USD chiếm 19,9%.
Đến năm 2006 cơ cấu thị trường của Công ty có sự thay đổi lớn, những thị trường trọng điểm của Công ty cũng thay đổi ngoài thị trường Nhật, Malaixia, Hàn Quốc vẫn giữ được tỷ trọng Cao: Nhật chiếm 53,12%; Malaixia chiếm: 12,37%; Hàn Quốc: 14,46% hai thị trường khác là Nga và Đài Loan đã giảm sút mạnh về tỷ trọng: Nga giảm xuống còn 6,04%; Đài Loan: 4,23%. Thay vào đó là những thi trường mới mà Công ty mới khai thác là Anh, Pháp, Mỹ…
2.2. Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường được thực hiện bởi phòng kế hoạch thị trường và các phòng kinh doanh xuất, nhập khẩu của Công ty. Trong thời gian qua các phòng này hoạt động tương đối hiệu quả, hiện nay thị trường xuất khẩu của Công ty đã được mở rộng với gần 20 quốc gia trên khắp các Châu lục, đặc biệt là ở hai khu vực Châu á, Nga, Mỹ và EU. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thị trường xuất khẩu nên Công ty chủ yếu mới chỉ phát triển thị trường theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu.
Ngoài việc thu thập, nghiên cứu các nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nguồn thông tin có sẵn hàng năm Công ty cử các đoàn cán bộ đi khảo sát nghiên cứu thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới. Qua các hoạt động này Công ty đã thu thập đựơc thông tin từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó điều chỉnh, lập chiến lược phát triển thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này của Công ty mới chỉ thực hiện ở một số thị trường quen thuộc ở Châu á như: Nhật Bản, Malaixia, Hàn Quốc còn ở các thị trường khác hầu như chưa thực hiện được. Do vậy để hoạt động nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả Công ty cần chú ý đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường.
3. Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
3.1. Các biện pháp liên quan đến sản phẩm.
- Về chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm.
Chất lượng hàng hoá là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp tham
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32049.doc