Chuyên đề Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần May 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 3

1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Đặc điểm sản phẩm may mặc 3

1.1.2 Khả năng xuất khẩu sản phẩm may mặc của doanh nghiệp 5

1.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC 5

1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 7

1.3.1 Nghiên cứu thị trường để lựa chọn đoạn thị trường và lập chiến lược kinh doanh. 9

1.3.2. Chọn phương thức gia nhập thị trường quốc tế phù hợp với tiềm năng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.3.3. Xây dựng chiến lược thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu 11

1.3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu 12

1.3.5 Khắc phục rào cản trong thương mại quốc tế của doanh nghiệp 12

1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC 13

1.4.1 Các nhân tố tự nhiên 13

1.4.2 Các nhân tố kinh tế 13

1.4.3 Các nhân tố văn hóa 14

1.4.4 Các nhân tố pháp lý 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY 10 17

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY 10 17

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty May 10 17

2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 19

2.1.3 Các phòng ban chức năng 21

2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh và phương thức kinh doanh của công ty May 10 23

2.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty May 10 24

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY 10 32

2.2.1. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 32

2.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty May 10 33

2.2.2.1. Theo khu vực thị trường 33

2.2.2.2 Theo khách hàng 35

2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG TY MAY 10 ĐÃ SỬ DỤNG 36

2.3.1 Về chiều rộng 36

2.3.2 Về chiều sâu 37

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY 10 39

2.4.1 Một số kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 39

2.4.2 Đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY 10 TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45

3.1. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY 10 TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45

3.1.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển ngành 45

3.1.2 Mục tiêu dài hạn của công ty 47

3.1.3 Mục tiêu ngắn hạn của Công ty cổ phần May 10 48

3.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY 10 50

3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 51

3.3.1. Giải pháp về thị trường 51

3.3.1.1. Giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống 51

3.3.1.2. Tìm kiếm các thị trường mới 53

3.3.2 Sử dụng các loại hình xúc tiến xuất khẩu để phát triển thị trường 54

3.3.3 Những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu 55

3.3.3.1.Phát triển nhân lực phục vụ cho công tác phát triển xuất khẩu 55

3.3.3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu cho sản phẩm may mặc 57

3.3.4. Tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển thị trường 59

3.3.4.1 Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước, công ty May 10 và Tập đoàn dệt may (VINATEX) 59

3.3.4.2. Thu hút đầu tư, đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có khả năng trở thành ngành đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới, vượt qua cả xuất khẩu dầu thô. Công ty May 10 là một doanh nghiệp có uy tín trong ngành may mặc Việt Nam, có lịch sử hình thành gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, công ty đã không ngừng lớn mạnh, sản lượng sản xuất ra ngày càng tăng, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Sản phẩm của công ty ngày càng được các khách hàng quốc tế tín nhiệm và người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Bảng 1: Bảng cơ cấu doanh thu của công ty May 10 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu Triệu đồng 552,954 631,604 600,000 Doanh thu xuất khẩu Triệu đồng 479,892 541,952 400,000 - Doanh thu gia công Triệu đồng 136,470 192,586 190,000 - Doanh thu FOB Triệu đồng 343,422 349,366 210,000 Doanh thu nội địa triệu đồng 64,383 70,013  175,000 Doanh thu Hà Quảng, Bỉm Sơn Triệu đồng 8,679 19,639  25,000 Lợi nhuận Triệu đồng 13,874 15,348 17,949 Lao động Nguời 7,154 7,649 8000 Thu nhập bình quân đầu người 1000đ/tháng 1,430.00 1,502.50 1,750.00 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)  Phân tích số liệu qua bảng cơ cấu doanh thu, xét về quy mô năm sau luôn tăng hơn năm trước. Năm 2006 doanh thu đạt 631,604 triệu đồng, tăng 14.22% so với năm 2005. Năm 2007 do một số thay đổi từ môi trường kinh doanh, doanh thu giảm 31,604 triệu đồng so với năm 2006. Có thể thấy sự thay đổi của doanh thu qua biểu đồ sau: Biểu 1: Doanh thu của Công ty May 10 qua các năm Biểu 2: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu Xét về cơ cấu doanh thu cho ta cái nhìn khách quan về tình hình kinh doanh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của công ty. Doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, hơn 80% tổng doanh thu của công ty do hoạt động xuất khẩu mang lại. Điều này cho thấy tầm quan trọng của xuất khẩu đối với công ty May 10. Xét về con số tuyệt đối, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cũng tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2006 doanh thu hoạt động xuất khẩu đạt 541,952 triệu đồng, tăng 12.93% so với năm 2005. Năm 2007 tuy doanh thu thấp hơn 2006 nhưng lợi nhuận tăng do doanh thu nội địa của doanh nghiệp tăng mạnh, tăng 150% so với năm 2006. Thu nhập bình quân của công nhân tăng lên qua các năm, tốc độ tăng lần lượt qua các năm là 5.07% và 16.47% cho thấy mức lương được điều chỉnh, thu nhập của người lao động tăng lên đảm bảo cho chi tiêu của họ trước tình hình lạm phát của năm vừa qua. Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gia công và kim ngạch xuất khẩu FOB  ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch xuất khẩu gia công 29,395.95 (25.46%) 32,844.04 (25.05%) 24,000.00 (18.75%) Kim ngạch xuất khẩu FOB 86,067.91 (74.54%) 98,284.44 (74.95%) 104,000.00 (81.25%) (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) Kim ngạch xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng, năm 2006 tăng 13.57 % so với năm 2005. Biểu 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty May 10 Đạt được những thành tựu trên là nhờ Công ty cũng như ngành may mặc Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh so với các nước khác, đó chính là ưu thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ hơn so với nhiều nước xuất khẩu dệt may khác. Do hướng vào tận dụng chi phí nhân công rẻ nên xuất khẩu gia công chiếm gần 20% tổng kim ngạch. Do kim ngạch xuất khẩu FOB có tính cả giá trị của hàng hoá nên tuy chiếm giá trị lớn trong tổng kim ngạch, trên 70% qua các năm nhưng giá trị gia tăng của các đơn hàng FOB là rất bé so với tổng giá trị hợp đồng. Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 Số lượng (chiếc) 12,882,400 Trị giá hợp đồng (USD) 22,671,305.43 Trị giá FOB (USD) 84,156,068.71 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) Quan sát số liệu cho thấy tuy công ty đã định hướng xuất khẩu theo hình thức FOB là chủ yếu song hiệu quả của hoạt động xuất khẩu chưa thực sự tốt do giá trị thu được từ hoạt động FOB còn chiếm tỷ trọng rất ít trên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu. Biểu 4: Tỷ trọng giá trị hợp đồng theo FOB Công ty May 10 đã xác định sản phẩm chủ lực của công ty là trang phục dành cho nam giới như áo sơ mi nam, quần áo nam, áo jacket nam. Trong đó áo sơ mi nam là mặt hàng mũi nhọn của công ty. Nó sớm khẳng định được uy tín của mình với khách hàng quốc tế và được người tiêu dùng ưa chuộng. Cạnh đó công ty cũng chủ trương đa dạng hoá sản phẩm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng hóa xã hội. Bảng 4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty May 10 ĐVT: Chiếc Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KNXK Tỷ trọng (%) KNXK Tỷ trọng (%) KNXK Tỷ trọng (%) 1. Sơ mi 8,281,834 83.00 9,530,291 84.18 9,637,696 74.81 2. Quần 1,281,550 12.84 1,103,003 9.74 1,714,723 13.3 3. Jacket 59,161 0.59 178,538 1.58 1,298,881 10.08 4. Veston 303,735 3.04 467,954 4.13 61,604 0.48 5. Khác 51,504 0.52 42,050 0.37 169,496 1.33 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vai trò quan trọng của sản phẩm sơ mi, nó chiếm số lượng lớn so với các mặt hàng khác, luôn dẫn đầu về khối lượng hàng xuất khẩu hàng năm và chiếm tỷ trọng lớn. Sản phẩm sơ mi May 10 có chất lượng rất cao và được tổng cục đo lường cấp chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà nước cấp I. Nhưng có thể thấy sự mất cân đối lớn trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty. Sau sơ mi nam thì quần âu là mặt hàng có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 của công ty nhưng so về tỷ trọng nó chỉ chiếm chưa đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó doanh nghiệp đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm song những sản phẩm mà công ty xuất khẩu còn đơn giản và chất lượng chưa cao, do dó lượng xuất khẩu chưa cao. Sự mất cân đối này là một điều kiện không tốt, công ty cần hướng đến đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất các loại sản phẩm đòi hỏi độ khó về kỹ thuật, thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo mẫu mốt để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Hơn nữa, tăng lượng xuất khẩu những mặt hàng đang được khách hàng chấp nhận nhằm tối đa hoá lợi nhuận.  Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của May 10 (tính theo giá trị hợp đồng)  ĐVT: USD Năm 2005 2006 2007 Thị trường Kim ngạch tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1. Mỹ 10,305,084.42 57.05 10,202,087.44 49.5 12,561,667.04 55.4 2. EU 7,268,608.96 40.24 7,728,854.12 37.5 7,176,484.36 31.65 3.Nhật Bản 1,545,770.83 7.5 1,325,162.5 5.85 4. Các thị trường khác 489,557.13 2.71 1,133,565.27 5.5 1,607,991.53 7.1 5.Tổng 18,063,250.51 100 20,610,277.66 100 22,671,305.43 100      (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) Qua bảng số liệu có thể thấy thị trường Mỹ là thị trường hàng đầu của May 10 chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của may 10. Vì vậy tiếp tục duy trì và phát triển thị phần của công ty có đóng góp rất lớn cho doanh thu của công ty, nếu để mất thị trường Mỹ công ty sẽ thất thu một khoản rất lớn. Hiện doanh nghiệp đang tiến hành nhiều biện pháp để giữ thị phần trên thị trường Mỹ. Ngoài việc đầu tư vào các thị trường chủ yếu như Mỹ, EU, Nhật công ty còn chủ trương đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường khác cũng có sự đi lên theo thời gian, đạt mức tăng trưởng trung bình 1.5%/ năm. Đây là biểu hiện tích cực, cần phải quan tâm và đầu tư hơn nữa nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Công ty Cổ phần May 10 đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng may mặc có tiếng tăm nhất ở Việt Nam và vùng Nam Á, sản phẩm của May 10 đã có mặt trên khắp thế giới, ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng như Châu Á. Chất lượng sản phẩm của May 10 đáp ứng được các tiêu chuẩn trên thế giới, thoả mãn đươc nhu cầu của nhiều nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hungary,…. Biểu 5: Năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của công ty Với việc chú trọng vào đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc hiện đại nhằm hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao trong những năm tới, hiện nay năng lực sản xuất của công ty đã tăng lên đạt 14.500.000 chiếc đủ khả năng đáp ứng cho tất cả các đơn hàng của công ty, tạo thuận lợi cho công ty nhận thêm các đơn hàng mới. 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY 10 2.2.1. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 Những năm qua mặc dù ngành dệt may sản xuất, xuất khẩu trong điều kiện tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn, nhất là trên thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Hoa Kỳ, mặt hàng dệt may đã vượt qua mặt hàng dầu thô lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi sau khi Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều khách hàng đến với Công ty, thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng và mở rộng đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 2007, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 7,75 tỷ USD, tăng 32,8% so năm 2006 và lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu dệt may của thế giới. Thành tựu này là kết quả nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của ngành hàng. Đặc biệt, trong đó là những bước đi khôn ngoan khi mở rộng thị trường và vượt qua những rào cản của thị trường Mỹ. Năm 2007 là năm đầu tiên VN gia nhập WTO. Lẽ ra là thành viên tổ chức này việc xuất khẩu hàng dệt may sẽ thuận lợi vì được bãi bỏ chế độ hạn ngạch. Tuy nhiên, ở thị trường lớn nhất của hàng dệt may VN là Hoa Kỳ thì VN lại bị áp đặt cơ chế giám sát ngặt nghèo, chỉ cần một động thái khiến bị nghi ngờ là bán phá giá thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch xuất khẩu. Điều này không chỉ Hiệp hội và doanh nghiệp lo lắng mà đối tác nước ngoài cũng lo. Hiệp hội đã có những bước đi khôn ngoan né cơ chế giám sát này bằng cách kiểm soát chặt lượng hàng vào Mỹ, không để hàng vào ồ ạt, nhất là những cat nhạy cảm; đồng thời hướng sản xuất xuất khẩu ở thị trường này vào những cat khó làm giá trị gia tăng cao. Chính vì thế, trong suốt năm 2007, dệt may VN xuất khẩu vào Mỹ vẫn tăng cao mà không bị “tuýt còi”. Công ty May 10 trong giai đoạn 2005-2006 xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tới 45% kim ngạch mặc dù xuất khẩu vẫn bị rào cản hạn ngạch.. Đến năm 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ dẫn tới việc nhà nhập khẩu Hoa Kỳ dè dặt hơn trong việc đặt hàng tại Việt Nam. Mặt khác chi phí đầu vào như nguyên phụ liệu, giá xăng dầu, điện, nước, vận chuyển, lương cơ bản,…tăng từ 10-20% và vẫn tiếp tục tăng và có dấu hiệu tiếp tục tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với thị trường xuất khẩu, ngoài yếu tố chất lượng và mẫu mã, giá cả thị trường lao động trong khu vực đang là một yếu tố cạnh tranh gay gắt. Do đó lãnh đạo công ty đã tích cực cải tạo nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, cải tổ công tác tổ chức, quản lý sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 2.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty May 10 Thị trường nước ngoài là thị trường chính đem lại doanh thu và lợi nhuận hàng năm cho công ty thông qua chiến lược gia công xuất khẩu và kinh doanh FOB. 2.2.2.1. Theo khu vực thị trường Là một công ty tồn tại và phát triển lâu năm trên thị trường quốc tế, công ty đã thiết lập được mối quan hệ kinh tế bền vững với nhiều doanh nghiệp có uy tín và có quan hệ truyền thống với nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU, đây cũng là 3 thị trường lớn của xuất khẩu của công ty May 10. Đối với thị trường Hoa Kỳ, đây vẫn là thị trường chủ lực đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt may mặc dù trong hoàn cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ không rõ ràng của Hoa Kỳ. Hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa kỳ mới chiếm thứ khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đứng tứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị phía Hoa Kỳ đối xử thiếu công bằng so với các nước khác là thành viên của WTO như áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007 và sau đó thay thế bằng Chương trình Giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế này chỉ mới dừng lại ở việc theo dõi số liệu nhưng nó đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này và đã làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam, qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý và hành động vì quyền lợi chung của cả ngành, không để xảy ra nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá do đơn hàng sản xuất suy giảm. Kết quả là ngày 26/10/2007 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố đánh giá số liệu giám sát nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007 và quyết định không tự khởi động điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam tại kỳ đánh giá thứ nhất Chương trình giám sát. Thị trường EU và Nhật Bản tiếp tục có mức tăng trưởng đáng khích lệ trong hoàn cảnh có sự cạnh tranh về thu hút năng lực xuất khẩu giữa thị trường Hoa Kỳ và các thị trường này. Việc khuyến khích các doanh nghiệp không nên quá chú trọng vào riêng thị trường Hoa Kỳ mà bỏ qua các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản đã có tác dụng tích cực, không chỉ ở việc chuẩn bị cho hoàn cảnh xấu nhất tại thị trường Hoa Kỳ mà mức độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường này cũng đạt khá cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu này còn khiêm tốn do có sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu lớn khác. Bên cạnh khai thác tối đa những thị trường lớn, truyền thống, các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều nỗ lực thực hiện chủ trương về đa đạng hoá thị trường, mở rộng thị trường mới nên phần lớn các thị trường đều có mức tăng trưởng và tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 500%, Nam Phi tăng trên 400%, Achentina tăng hơn 60%, Canada tăng hơn 35%...  2.2.2.2 Theo khách hàng Với sự nỗ lực của mình May 10 đã khẳng định được sự vượt trội của mình và hiện đang là đối tác của nhiều công ty tên tuổi trên thế giới về may mặc trên nhiều thị trường, cả thị trường truyền thống như Mỹ, EU đến các thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi,… Có thể kể đến những đối tác lớn mà May 10 đang hợp tác như: - Hãng SEIDENSTICKER của CHLB Đức - Hãng ITOCHU, SALAN của Nhật Bản - Hãng MANGRAHAM, GAP, TOMY, K Mart, TARGET, Supereme của Mỹ - Hãng GRANDOLA và PRIMO của Hungary Tuy nhiên xuất khẩu cho các doanh nghiệp này chỉ mới dừng lại ở hình thức gia công là chủ yếu. Nhu cầu về sản phẩm nhập khẩu của các doanh nghiệp trên ngày càng yêu cầu cao về chất lượng. Vì vậy để tiếp tục quan hệ với các doanh nghiệp kể trên đòi hỏi công ty May 10 phải nhanh chóng đầu tư trang thiết bị ,công nghệ hiện đại, đào tạo lao động có tay nghề cao…nhằm cải tiến sản phẩm của công ty về mặt chất lượng, giúp củng cố vị trí của công ty trên thị trường quốc tế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. 2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG TY MAY 10 ĐÃ SỬ DỤNG Về chiều rộng Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc mở rộng phạm vi địa lý của thị trường, tăng được số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường xuất khẩu  theo chiều rộng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được phần thị trường lớn hơn, tăng số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra. Mở rộng thị trường theo chiều rộng làm cho các doanh nghiệp chủ động trong đầu ra của mình, không xảy ra tình trạng khủng hoảng thị trường khi mà có một vài đoạn thị trường biến động. Công ty May 10 đã thành lập phòng Marketing để tiến hành công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị truờng mới cho công ty. Phòng Marketing được lập ra nhằm tạo ra sự độc lập trong công tác nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất khẩu cho công ty. Công ty đã tiến hành nghiên cứu môi trường luật pháp quốc tế. Nhận thức được rằng đối với công ty xuất khẩu nắm vững luật pháp nước chủ nhà và các tập quán cũng như pháp luật quốc tế là cầm được “chuôi dao” trong hoạt động kinh doanh mang nặng tính rủi ro, mạo hiểm này. Đối với mỗi thị trường xuất khẩu công ty đều nắm rõ quy định và cho phép những mặt hàng, lĩnh vực hoạt động và hình thức trao đổi… mà doanh nghiệp được phép hay không được phép tiến hành, hoặc bị hạn chế đến mức nào. Công ty còn nắm rõ các thủ tục xuất khẩu hàng ở mỗi quốc gia, cũng như yêu cầu về giấy phép thuế quan, xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu, các quy định về vệ sinh, kiểm dịch… cũng như nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Công ty May 10 cũng đã tiến hành nghiên cứu khách hàng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và hạn chế rủi ro, tất cả các khách hàng có quan hệ kinh tế đối với công ty đều được tiến hành nghiên cứu khách quan và rõ ràng theo các thứ tự ưu tiên sau: Tư cách pháp nhân trước pháp luật của khách hàng và của người đại diện cho phía bạn hàng. Khả năng thanh toán về mặt tài chính. Chức năng, quyền hạn của khách hàng và người đại diện, người trung gian… Uy tín của bạn hàng trên trường quốc tế và quan điểm lợi nhuận của họ… Từ đó công ty tránh được những rủi ro thiệt hại về mặt kinh tế, đồng thời cũng làm nâng cao uy tín của công ty trên thị trường quốc tế. Về chiều sâu Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc thâm nhập sâu hơn của doanh nghiệp vào các thị trường hiện tại, tăng sản lượng tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm trên những thị trường đó. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu có thể thực hiện theo cách cắt lớp, phân đoạn thị trường để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thị trường theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào những thị trường hiện tại của mình thông qua việc phát triển các mặt hàng đã có, đó là quá trình tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên thị trường. Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ tìm kiếm được những khách hàng trung thành, nâng cao được uy tín và khẳng định được thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh. Nhằm phục vụ cho việc xâm nhập sâu vào các thị trường hiện tại, đặc biệt là các thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng như Mỹ, EU,…công ty May 10 đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang, tăng cường nghiệp vụ Marketing, tìm hiểu và lập các kế hoạch cụ thể nhằm tăng dần tỷ trọng sản phẩm sản xuất với hình thức kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩn. Công ty May 10 đã đầu tư chiều sâu về thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đồng thời cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với mặt hàng may mặc, chất lượng và giao hàng đúng hạn quyết định sự thành công hay thất bại của đơn hàng. Đồng thời việc xác định được chính sách sản phẩm phù hợp là rất cần thiết cho hoạt động lâu dài của công ty trên trường quốc tế. Vì vậy công ty May 10 đã định ra những hướng phát triển nhất định: - Kế hoạch phát triển sản phẩm. - Công nghệ mới trong sản phẩm - Quyết định lựa chọn đặc tính nổi trội - Mô hình quyết định sản phẩm xuất khẩu của công ty Năm 2005 công ty May 10 đã được cổ phần hoá, với nguồn vốn huy động được công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị theo hướng công nghệ hiện đại và tăng năng suất gấp đôi đến gấp ba so với thiết bị trước đây như: máy ép quần của xí nghiệp Veston 2, máy vắt sổ 2 đầu ở xí nghiệp Hưng Hà, máy chuyên dụng tại các xí nghiệp may sơmi, quần âu…Công ty cũng đầu tư các phần mềm tiên tiến giúp cho quản lý như công tác quản lý nhân lực, mã số mã vạch, quản lý công nghệ. Công ty cũng đã đầu tư mở rộng sản xuất cho xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình), tăng năng lực sản xuất cho xí nghiệp May Hà Quảng (Quảng Bình), nhà kho của xí nghiệp may Thái Hà (Thái Bình). Hiện nay công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng xí nghiệp may Bỉm Sơn (Thanh Hoá) và một số địa phương khác. Năm 2007 tổng số tiền đầu tư của công ty đạt gần 37 tỷ VND. Trong năm 2007 công ty chủ động dành nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo về hệ thống, đào tạo pháp luật cho 1116 cán bộ, công nhân viên trong công ty để đáp ứng yêu cầu của Luật Việt Nam và những nguyên tắc sơ đẳng nhất của luật quốc tế. Công ty cũng thường xuyên cử cán bộ nhân viên đi tham quan, học tập ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên. Hiện công ty đang chú trọng đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân viên thiết kế có tay nghề cao, có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm mới cải tiến về cả chất lượng và mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế. 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY 10 2.4.1 Một số kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 Kết thúc năm 2007, dệt may xuất khẩu Việt Nam ước đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so năm 2006. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4-4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%, tiếp đó là thị trường EU đạt khoảng 1,45-1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%, thị trường Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12%... Việt Nam đã trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Đây là kết quả không thể tốt hơn trong năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO. Việt Nam đã thực hiện các cam kết WTO chính thức từ ngày 11/1/2007. Có thể thấy, đây là cơ hội lớn đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam bởi các hàng rào hạn ngạch được gỡ bỏ, tuy nhiên cũng đầy thách thức vì xuất phát điểm của Việt Nam còn nhỏ bé, những mặt yếu của Việt Nam còn rất nhiều. Nhưng Việt Nam đã có kết quả xuất khẩu dệt may rất tốt trong năm 2007 như đã nêu trên. Điều này cho thấy, Việt Nam đã vượt qua những thách thức trước sự cạnh tranh gay gắt của các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia… đứng vững và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể, trong đó có sự cố gắng rất lớn của các DN, doanh nhân, sự trợ giúp của Chính phủ, các Bộ ngành, các địa phương, ngành dệt may đã phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu, từ khâu trồng bông cho đến khâu dệt vải… Công ty May 10 là một công ty có tên tuổi trong xuất khẩu hàng dệt may, công ty cũng đạt được nhiều thành tựu góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành. Bảng 6: Kết quả kinh doanh bán hàng xuất khẩu trực tiếp ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 1. Doanh thu XK 479,892 541,952 400,000 62,060 (12.93%) -141,952 (26.19%) 2. Trị giá vốn hàng xuất khẩu 380,287 422,723 314,000 42,436 (11.16%) -108.723 (25.72%) 3. Lợi nhuận gộp xuất khẩu 99,605 119,229 86,000 19,624 (19.70%) -33,229 (27.87%) 4. Tỷ suất lợi nhuận gộp xuất khẩu/ Doanh thu XK 20.76 21.99 21.5 1.23% -0.49% 5. Chi phí bán hàng & QLDN 65,569 71,538 50,3 5,969 (9.1%) -21,238 (-29.69%) 6. Lợi nhuận XK trước thuế 34,036 47,691 35,7 13,655 (40.12%) -11.991 (-25.14%) 7. Tỷ suất lợi nhuận XK trước thuế/ Doanh thu XK 7.09 8.79 8.925 1.7% 0.135% ( Nguồn: Phòng kế hoạch công ty May 10) Qua bảng số liệu trên ta thấy quy mô kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 năm 2007 có giảm đi, nguyên nhân là do sự biến động của môi trường kinh doanh. Việc Mỹ thực hiện cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam đã làm cho nhiều đối tác của công ty có thái độ e ngại khi đặt hàng. Tuy nhiên, khó khăn này sẽ được khắc phục vì qua tiến hành điều tra, phía Mỹ không tìm ra được biểu hiện bán phá giá từ phía công ty. Do tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (9.1%) nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu xuất khẩu (12.93%) chứng tỏ công ty May 10 sử dụng và quản lý có hiệu quả chi phí. Năm 2007 tuy chi phí cho hoạt động bán hàng và quản lý giảm đi nhưng vẫn đạt được những kết quả nhất định, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trước thuế/ doanh thu xuất khẩu vẫn tăng 0.135% so với năm 2006. Công ty May 10 đã đầu tư tập trung cho phát triển thị trường ngoài nước, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong khi duy trì năng lực và tốc độ tăng trưởng hiện có. Thị trường của công ty cũng được mở rộng đáng kể trên các khu vực: Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…), Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển,…), Châu Mỹ (Mexico, Chile, Achentina, Columbia,…),Khu vực Viễn Đông (Nga, Hungary,…) 2.4.2 Đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10 Nếu so các nước trong khu vực và trên thế giới may mặc Việt Nam cũng như công ty May 10 còn yếu ở 5 điểm chính sau đây:  Thứ nhất, hầu hết nguyên vật liệu (vải, phụ liệu…) vẫn phải nhập khẩu là chính. Điều này cho thấy tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may còn rất thấp, phần gia công còn cao (khoảng 65%).  Thứ hai, khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm còn rất yếu, chưa chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng.  Thứ ba là vấn đề về thương hiệu. Việt Nam xuất khẩu năm 2007 là 7,8 tỷ USD, nhưng thương hiệu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20581.doc
Tài liệu liên quan