Chuyên đề Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÁC TỈNH VÀ 3

THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3

I. Vai trò của xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3

1. Vị trí của ngành chè. 3

2. Vị trí của ngành chè Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước. 4

2.1 Vai trò của ngành chè đối với phát triển nông nghiệp. 4

2.1.1 Ngành chè góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vùng đồi núi. 4

2.1.2 Ngành chè góp phần vào chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp. 5

2.1.3 Ngành chè góp phần tăng nhanh tổng sản lượng ngành nông nghiệp. 5

2.2.Vai trò cuả ngành chè đối với công nghiệp chế biến. 6

2.2.1.Thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến. 6

2.2.2.Đổi mới công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp chế biến. 7

2.3.Vai trò của ngành chè đối với tăng trưởng xuất khẩu. 8

2.3.1.Sản phẩm chè xuất khẩu đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu. 8

2.3.2.Góp phần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới. 8

2.4.Vai trò của ngành chè đối với xã hội. 9

2.4.1 Góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở vùng trung du miền núi. 9

2.4.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động. 9

II. Hệ thống đánh giá phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố 10

1. Các yếu tố vĩ mô 10

1.1. Yếu tố chính trị và luật pháp 10

1.1.1. Chính sách thuế quan 10

1.1.2 Chính sách thương mại phi thuế quan 11

1.2. Các yếu tố kinh tế 13

1.3. Các yếu tố văn hóa - xã hội 14

1.4. Các yếu tố công nghệ - kỹ thuật 15

2. Các yếu tố vi mô 15

2.1. Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của các tỉnh và thành phố 15

2.2. Tiềm lực đánh giá tài chính của các tỉnh và thành phố cũng như tiềm lực của từng doanh nghiệp của cả nước 16

2.2.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 16

2.2.2. Nguồn tài chính của doanh nghiệp 16

2.2.3 Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp 17

2.2.4 Trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17

2.2.5. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và của doanh nghiệp 17

2.2.6. Tiềm lực vô hình 18

3. Các yếu tố thuộc về môi trường thế giới 18

3.1. Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế 18

3.1.1. Nguyên tắc hỗ trợ 18

3.1.2. Nguyên tắc không phân biệt đối xử 19

3.1.3. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc 19

3.2. Tình hình chính trị quân sự 20

3.3. Tình hình chính trị và luật pháp của các nước nhập khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới .20

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố 22

1.Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu ngành chè của một số nước. 22

2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 24

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ HIỆN NAY CỦA CÁC TỈNH VÀ THÀNH PHỐ 27

I. Đặc điểm ngành chè của các tỉnh và thành phố có ảnh hưởng đến xuất khẩu chè 27

1.Lịch sử phát triển của ngành chè Việt Nam. 27

2.Thành tựu đạt được của ngành chè thời gian qua. 28

3. Sản phẩm và thị trường. 30

3.1 Cơ cấu sản phẩm. 30

3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm chè 31

4. Chiến lược của doanh nghiệp và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh chè. 34

II. Phân tích động thái phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố 37

1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chè Việt Nam. 37

1.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 37

1.1.1 Hoạt động thu mua sản phẩm. 37

1.1.2 Hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm. 40

1.1.3 Hoạt động Marketting: 42

1.2.Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 43

1.2.1 Thành tựu đạt được của ngành chè Việt Nam thời gian qua. 43

1.2.2 Những tồn tại 44

1.2.3 Nguyên nhân những hạn chế trên. 45

2. Tình hình phát triển xuất khẩu sản phẩm chè thời gian qua. 46

2.2.Khả năng cạnh tranh của ngành chè Việt Nam so với các nước trên thế giới. 48

2.2.1 Khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm. 48

2.2.2 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm 52

2.2.3 Cạnh tranh về thị trường xuất khẩu sản phẩm. 53

2.3 Kết quả họat động xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường các nước. 56

2.3.1 Thành tựu đạt được. 56

2.3.2 Hạn chế còn tồn tại. 57

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trên. 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÁC TỈNH VÀ THÀNH PHỐ THỜI GIAN TỚI 60

I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong những năm tới 60

1. Mục tiêu chiến lược 60

1.1 Về sản phẩm. 61

1.2. Về thị trường xuất khẩu. 62

1.3 Về giá. 63

2. Quan điểm phát triển. 63

2.1. Quan điểm hoạt động sản xuất sản phẩm. 63

2.2 Quan điểm hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường. 65

II. Triển vọng xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong thời kỳ hội nhập quốc tế 66

1.Dự báo và định hướng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè của các tỉnh và thành phố giai đoạn đến 2015. 66

1.1. Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ. 66

1.2.Định hướng phát triển ngành chè của các tỉnh và thành phố thời gian tới 2015. 66

1.2.1.Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường truyền thống. 67

1.2.2.Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới. 68

III. Giải pháp phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong thời gian tới 69

1.Giải pháp về sản phẩm 69

1.1.Chất lượng sản phẩm. 69

1.1.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu 69

1.1.2 Giống và cơ cấu giống. 70

1.1.3 Chăm sóc thâm canh chè. 71

1.1.4.Thu hoạch và bảo quản. 71

1.1.5 Công nghệ chế biến 72

1.2.Nhãn hiệu 74

1.3.Bao gói và dịch vụ. 74

1.4.Chủng loại và doanh mục. 77

1.5.Thiết kế và Marketing sản phẩm 77

2.Giải pháp về giá. 78

2.1.Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các quyết định về giá. 78

2.2.Xác định mức giá chào hàng, giá bán, chiết khấu, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn. 79

2.3.Ra các quyết định về thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi. 79

2.4.Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả của đối thủ cạnh tranh. 79

3.Giải pháp về thị trường xuất khẩu. 80

3.1.Xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu sản phẩm. 80

3.1.1.Nghiên cứu thị trường. 80

3.1.2.Lựu chọn thị trường. 81

3.1.3.Lựu chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. 81

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( HA) S kinh doanh ( HA) SL (tấn khô) NS (tấn khô/ha) SLXK (tấn) Kim ngạch (USD) Bình quân 2000 87.700 70.000 63.700 0,91 55.660 69.605.000 1.25054 2001 95.600 80.000 76.800 0,96 68.217 78.406.000 1.14936 2002 108.000 86.000 89.440 1,04 74.812 82.517.636 1.10307 2003 116.000 93.000 106.950 1,15 60.628 59.839.836 0.986694 2004 120.000 102.000 119.050 1,21 99.351 95.549.855 0.96170 2005 122.000 103.000 133.350 1,27 87.920 96.934.000 1.10000 2006 125.000 105.000 140.000 1,30 105.116 11.585.912 1.06200 2007 150.000 135.000 180.000 1,45 175.000 13.578.654 1.60250 Nguồn: hiệp hội chè Việt Nam 1.1.1 Hoạt động thu mua sản phẩm. Diện tích chè: Diện tích chè đã có mức tăng cao. Nếu như cuối năm 1999, diện tích mới đạt 84800 ha thì đến cuối năm 2007 đã đạt 118700 ha, tức tăng trên 39,97% sau 5 năm. Bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 7800 ha. Việc tăng nhanh diện tích chè chủ yếu là do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây chè được xác định là cây chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo của các tỉnh trung du và miền núi, đồng thời cũng là kết quả của những chính sách khuyến khích đối với sản xuất chè. Đến nay cả nước có 34 tỉnh trồng chè, trong đó có 21 tỉnh ở miền Bắc, 9 tỉnh ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, 4 tỉnh ở Tây Nguyên. Hiện nay có 10 tỉnh trọng điểm sản xuất chè là Hà giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An và Lâm Đồng. Hiện nay trong ngành chè có tới 630 đơn vị, trong đó có 220 đơn vị tham gia xuất khẩu chè. Năng suất chè: Năng suất chè tăng lên từ 40,25tạ/ha năm 1999 lên 52,0 tạ/ha vào năm 2007, đó là do nhiều giống mới đã được đưa vào sản xuất và nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được áp dụng có hiệu quả. Sản lượng chè tăng mạnh, từ 70300 tấn năm 1999 lên 100000 tấn năm 2007 tức tăng 42,25 % sau 6 năm. Việc tăng nhanh năng suất chè là do sự thay đổi về cơ cấu giống chè và việc đẩy mạnh thâm canh. Tỷ trọng các giống chè trung du và giống chè Shan tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giống chè là do liên doanh liên kết với nước ngoài, nhiều giống chè có năng suất cao, chất lựong tốt từ Đà loan, Trung quốc, Ấn Độ, Nhật bản. Trong thâm canh, chúng ta đã chú trọngviệc trồng mới có chọn lọc; xây dựng các vùng chè tập trung; xây dựng các vùng chè có tưới, trồng cây bóng mát, cây phân xanh, bón phân hữu cơ.. Nhiều mô hình trông chè theo phương thức nông lâm kết hợp đã phát huy hiệu quả tốt. Sản lượng chè: Do tăng cả diện tích và năng suất, sản lượng chè có mức tăng khá cao. Năm 1990 sản lượng chè khô đạt mức 32,2 nghìn tấn năm 2007 đã tăng lên đạt 100 ngàn tấn, tăng 3,1 lần sau 15 năm. Hiện nay, nước ta đứng thứ 5 thế giới về diện tích chè và đứng thứ 9 thế giới về sản lượng chè. Có thể nói tình hình sản xuất chè của nước ta trong những năm qua có bước phát triển đáng kể. Có thể nhận biết rõ hơn qua tình hình phát triển chè của một số địa phương như: Tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng các vùng chè có giá trị kinh tế cao; đã triển khai thực hiện chiến lược phát triển các vùng chè ở nhiều huyện, xác định cây chè là mũi nhọn tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế. Tỉnh đã quy hoạch 4 vùng trồng chè tập trung với các mô hình cải tạo nương chè cũ, trồng các giống chè có chất lượng, năng suất cao, khảo nghiệm cây chè Nhật, xây dựng mô hình trồng chè giâm cành, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trồng mới cho nông dân. Nhiều vùng chè đã triển khai trồng đại trà, năng suất đạt từ 8 đến 10 tấn chè tươi/ha, thời gian thu hoạch kéo dài 9 đến 10 tháng/năm giúp đem lại nguồn thu ổn định cho người trồng. Tỉnh còn xây dựng và tái phát triển được nhiều vùng chè Shan, giống chè đặc sản, ở các xã Bình Văn, Yên Hân, Yên cư (chợ mới), Bằng phúc (chợ Đồn). Chè Shan trở thành đặc sản của Bắc Kạn, được bán rộng rãi và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với giá bán cao từ 60000 đến 80000 đồng/kg (thời điểm tháng 8 năm 2007). Tỉnh Lào Cai thực hiện việc nâng cao chất lựợng chè để thu hút khách hàng. Nông trường chè Thanh Bình là một trong 3 đơn vị sản xuất kinh doanh chè ở Lào Cai đang làm ăn có lãi và tạo đựợc chỗ đứng trong cơ chế thị trường nhờ tìm thêm được nhiều bạn hàng mới để xuất khẩu chè ra nước ngoài. Đến giữa tháng 8/2007, nông trường đã tổ chức thu mua được 460 tấn chè tươi, tăng 90 tấn so với cùng kỳ năm 2007, sản xuất được 102 tấn chè búp khô và xuất khẩu được 5 contenơ sang thị trường Trung Đông với tổng doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng. Để làm được điều đó, điều quan tâm đầu tiên của nông trường là chất lượng hàng hóa. Vùng nguyên liệu chè không ngừng được mở rộng, hiện diện tích đã lên đến 420 ha, tăng 3,5 lần so với năm 2004, trong đó chủ yếu là các giống chè mới: chè Shan, chè lai, chè trồng bằng phương pháp giâm cành…tập trung ở 4 xã: Thanh bình, Lùng Vai, Bản Sen và Bản Liễu. Với giá thu mua từ 2004 đến là 2.100 đồng/kg (cao hơn năm 2007 tới 20%) đã tạo niềm phấn khởi cho nhiều hộ trồng chè ở đây. Tỉng Sơn La tập trung trồng chè xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1999 đến nay, cây chè mang lại nguồn lợi kinh tế cao hơn, giá cả và đầu ra tương đối ổn định so với cây trồng khác. Cây chè thực sự là “ cây xóa đói giảm nghèo” đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La. Hiện tại xã Vân Hồ đang có kế hoạch nâng vùng chè chất lượng cao lên khoảng 250-300 ha, trở thành vùng chuyên canh chè đặc sản để tham gia xuất khẩu. Cây chè Vân Hồ của đồng bào Mông đã góp phần làm nên thương hiệu chè Mộc Châu có uy tín trên thị trường chè thế giới. Tỉnh Lâm Đồng, do cây chè đang gặp một số khó khăn sản xuất chè cành đem lại hiệu quả kém hơn một số cây trồng khác như cà phê, dâu tằm. Điều này khiến diện tích cây chè giảm mạnh qua các năm. Dù vậy, UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn định hướng phát triển diện tích cây chè đến năm 2010 đạt 26000 ha. Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch vùng chè cành, chủ trương của tỉnh chủ yếu từ đất trồng chè trồng khác kém hiệu quả kinh tế như Kim Tuyên, Tứ Quí, Ngọc Thúy… 1.1.2 Hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm. Ngành chè Việt Nam, chủ yếu thực hiện công nghệ chế biến từ chè tươi thành 2 loại là chè xanh và chè đen. Chè xanh gồm các loại như chè mạn, chè xanh đặc biệt ( nén cân, viên, dẹt, que…), chè hưong (nhài, sen, ngâu, sói…). Loại chè này được chế biến theo quy trình sau: chè nguyên liệu tươi- diệt men- làm nguội- vò – sấy khô- sàng phân loại thành phẩm. Chè đen gồm có các loại: chè đen cánh nhỏ CTC và chè đen truyền thống Orthdõ. Chè đen thường được chế biến theo quy trình sau: Chè nguyên liệu tươi- làm héo- vò- lên men- sấy khô- sàng phân loại thành phẩm. Ngoài ra, hiện nay còn nhiều loại chè chế biến theo các cách khác nhau như chè hòa tan (chế biến theo quy trình: chè nguyên liệu chế biến mảnh vụn vào nước sôi), chè dược thảo (gồm chè đen trồn với một hay một số loại dược liệu nào đó, có thêm tác dụng chữa bệnh), chè đỏ, chè vàng, chè Phổ nhĩ, chè Ô long, pouchung, chè dẹt kiểu Nhật… Quy trình chế biến chè đen chủ yếu được thực hiện trên các dây chuyền thiết bị cũ kỹ lạc hậu của Liên xô, nay đã cải tiến, nâng cấp, song vẫn mang tính chắp vá và chất lượng sản phẩm chế biến cũng chưa ổn định. Các thiết bị cho sản xuất chè xanh, chủ yếu của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam khá tốt, song chất lượng của thành phẩm lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chè búp tươi và khâu lên men trong chế biến. Hiện nay, cả nước có tới trên 600 cơ sở chế biến có công suất từ 3 tấn búp tươi/ngày trở lên, trong đó có 49 doanh nghiệp do nhà nước quản lý( 28 doanh nghiệp đã cổ phần hóa); có 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có công suất từ 50-100 tấn sản phẩm/năm (sản xuất chè giá trị cao: Ô long, pouchung ) và 2 doanh nghiệp lớn liên doanh với nước ngòai, có công suất 2004-3000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra còn khoảng 10000 cơ sở chế biến nhỏ thủ công. Tổng công suất chế biến chè các loại của tất cả các cơ sở chế biến chè nước ta khoảng trên 550000 tấn chè búp tươi/ năm. Nhìn chung, chất lượng giống chè chưa cao, dư lượng thuốc trừ sâu trong chè nguyên liệu cao, chất lượng thiết bị chế biến thiếu đồng bộ, một số thiết bị lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân chế biến chưa thật cao, quá nhiều cơ sở chế biến thủ công bán cơ sở quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, chắp vá cạnh tranh nhau, chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, việc đấu trộn chè tùy tiện… nên chất lượng chè của ta còn thấp, giá xuất khẩu không cao. Năm 2004 là năm xuất khẩu chè đạt mức kỷ lục, tăng 33000 tấn so với năm 2007, nhưng cũng là năm chè có chất lượng tồi nhất. Ông Ranjit Dasgupta, Tổng giám đốc công ty chè Phú Bền ( Thanh Ba- Phú thọ) đã phân tích: “ Việt Nam hiện đang ở ngã ba đường, hoặc duy trì là nhà sản xuất chè kém chất lượng, hoặc chiếm lĩnh một chỗ đứng trên thị trường thế giới là nhà sản xuất chè có chất lượng. Tôi luôn tự hỏi, tại sao chè Việt Nam luôn bị bán giảm giá trên thị trường thế giới? Thị trường chè không giống như thị trường hàng hóa khác. Nhà sản xuất không thể đưa ra một giá cơ bản cho sản phẩm và do vậy, nó phụ thuộc các yếu tố bên ngoài mà ta không thể kiểm soát được. Chỉ có một giải pháp an toàn cho các nhà sản xuất là bảo đảm rằng họ được trả giá đúng cho chất lượng sản phẩm của mình”. 1.1.3 Hoạt động Marketting: Hoạt động Marketing là một hoạt động không thể thiếu đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhưng nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cũng như ngành chè Việt Nam nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa phát huy tốt mọi lợi thế hiện có cụ thể với ngành chè là: Hiện nay chè xuất khẩu Việt Nam vào một số nước, đặc biệt là Nga, có một lượng rất ít có thể xuất trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng, còn đa phần là qua các nhà trung gian môi giới. Điều này vừa làm cho ngành chè mất đi một khoản lợi nhuận đãng lẽ được hưởng từ các trung gian này. Do đó, ngành chè Việt Nam phải nghiên cứu các thị trường trọng điểm, tìm hiểu hệ thống phân phối, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống khách hàng và trở thành nhà cung cấp trực tiếp, lâu dài của họ. Quảng bá sản phẩm: quảng bá sản phẩm là một hoạt không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại. Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành quảng cáo trên một số báo và tạp chí, tuy nhiên mang tính chất không thường xuyên và nội dung thông điệp ít đề cập nhiều đến sản phẩm. Quảng cáo trên radio chưa được thực hiện. Quảng cáo trên truyền hình cũng bị bỏ qua mặc dù đây là phương tiện hữu hiệu vì nó kết hợp được cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Hiện nay có một công cụ rất thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm cả trong và ngoài nước đó là Internet. Một vài doanh nghiệp chè Việt Nam có trang web không thể được cải tiến hay cập nhật thông tin cho khách hàng. Vì vậy, ngành chè cần đề cao hơn nữa tầm quan trọng của khâu quảng bá sản phẩm, đặc biệt đối với thị trường thế giới. Vấn đề thương hiệu chè Việt Nam: Cho đến nay cả ngành chè Việt Nam mới chỉ xây dựng được nhãn hiệu cho hàng hóa, còn việc tạo thương hiệu cho sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thì vẫn chưa làm đựơc. Một vài doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu tốt trên thị trường thế giới nhưng lại để bị mất vào tay ngừơi khác ví dụ đối với tổng công ty chè Việt Nam. Năm 2007, sản phẩm chè mang nhãn hiệu Rồng Việt Nam đã vào được thị trường Nga và tạo đựơc uy tín lớn, nhưng do không đăng ký thương hiệu nên đã bị một doanh nghiệp khác ở Nga chiếm mất. Hiện nay sản phẩm này đang phải vào thị trường với một cái tên khác. Điều này cho thấy vấn đề thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm trên thị trường. 1.2.Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2.1 Thành tựu đạt được của ngành chè Việt Nam thời gian qua. Mấy năm gần đây, chè Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ cao, tăng hàng năm từ 7-9%/năm về diện tích tăng từ 58 ngàn ha 1986 lên 108 ngàn ha năm 2004. Hết 2007 đạt 116,084 ha, năm 2007 thị trường khó khăn diện tích chè vẫn tăng 8726 ha sản lượng chè tăng từ 40 ngàn tấn lên gần 100 ngàn tấn gấp 2,5 lần. Xuất khẩu tăng: 1986- 11 ngàn tấn năm; 1990- 16,1 ngàn tấn; 1995- 18,8 ngàn tấn; 200- 42 ngàn tấn; 2004- 74,812 ngàn tấn, tăng gấp 6 lần. Ta thấy chè Việt Nam phát triển theo hướng tăng dần cả về diện tích và sản lượng, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung, xây dựng những vùng chè đặc sản phục vụ sản xuất. Công nghiệp chế biến đã có những chuyển biến khá mạnh, hướng dần vào việc thỏa mãn những nhu cầu ngày một cao của cả khách hàng trong nước cũng như khách hàng quốc tế. Các thiết bị, công nghệ dần được đổi mới nhằm đẩy mạnh khâu chế biến thành phẩm, các mẫu mã, hình thức sản phẩm cũng đã có những bước tiến đáng kể cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhiều doanh nghiệp trong đó có Tổng công ty chè Việt Nam đã chủ động tìm đối tác liên doanh, thu hút vốn đầu tư, lắp đặt các dây chuyền hiện đại, sản phẩm phù hợp và có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Mặc dù số lượng còn rất nhỏ so với toàn bộ nhu cầu đổi mới của toàn Tổng công ty, các liên doanh này đã giúp cho ngành chè Việt Nam từng bước hội nhập với thị trường Quốc tế. Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngành chè Việt Nam đã mở thêm được thêm nhiều thị trường xuất khẩu khá lớn. Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường sinh thái nhiều địa phương (sử dụng được nhiều lao động nhàn rỗi ở trung du miền núi, góp phần định canh định cư, xây dựng các vùng kinh tế mới, góp phần xóa đói giảm nghèo). VINATEA “ đặc biệt quan tâm đến chất lượng, luôn giữ chữ tín mở rộng thị trường. Thực hành tiết kiệm giảm chi phí 10% làm lành mạnh chế độ tài chính của các doanh nghiệp được cổ phần hóa 6/15 doanh nghiệp của cả Bộ- chiếm 30% doanh nghiệp được cổ phần hóa giai đoạn một. Các doanh nghiệp cổ phần đều làm ăn có hiệu quả. Tập đoàn SIPEP Bỉ đã hiện đại hóa 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế - sản phẩm hàng năm đã đạt mức 4000-5000 tấn. Công ty liên doanh chè Phú Đa. Sau 4 năm đã dặm được vườn chè đảm bảo mật độ gần 100% năng suất đạt bình quân 14 tấn/ha, 3,5 tấn xuất/ha. Hoàn thiện 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế chất lượng sản phẩm không ngừng tăng, giá bán luôn hơn 10-15% giá bình quân. 1.2.2 Những tồn tại Các nhà máy chế biến chè xây dựng nhiều nhưng quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, đặc biệt là không cân đối với vùng nguyên liệu. Việc “ Bung ra” của các nhà máy chế biến tư nhân chưa được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát đầy đủ của các cơ quan công quyền: Khi cấp giấy phép xây dựng không căn cứ kết quả cung cấp nguyên liệu, trong quá trình sản xuất chưa chú ý kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc Luật lao động… Điều đó dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong phát triển ổn định của ngành, hầu hết các doanh nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu cạnh tranh trong nội bộ mà chưa tập trung được sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Các vườn chè vùng dân ít được đầu tư thâm canh, chăm sóc nên năng suất, chất lượng búp tươi đều rất thấp, bình quân cả nước chỉ đạt 5 tấn búp tươi/ha tình trạng cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần nên hiện trạng hái chè không đúng quy trình kỹ thuật, thậm chí dùng liềm cắt chè. Phần lớn hợp đồng mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệp Nhà nước với bà con nông dân theo Quyết định 80 của thủ tướng chính phủ đã không thực hiện được và cũng không có chế tài để giải quyết. Nguyên liệu xấu, công nghệ chế biến lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm chè của Việt Nam rất kém, giá bán chỉ bằng 60%-70% giá bán bình quân trên thế giới. Thậm chí, có lô chè với số lượng lớn chỉ bán với trên 300 USD/tấn. Sản xuất chè được phát triển với tốc độ nhanh nhưng mang tính chất manh mún, không tạo ra được những đơn vị chủ lực, đủ sức mạnh cạnh tranh với công ty lớn của nước ngoài. Chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm làm nguyên liệu cho các nhà nhập khẩu để đấu trộn đóng gói mang thương hiệu họ. Bản thân chè Việt Nam chưa có thương hiệu với nhãn mác sản phẩm uy tín trên thị trường thế giới. 1.2.3 Nguyên nhân những hạn chế trên. Do đầu tư thấp, không thực hiện đúng quy trình canh tác, vườn chè xuống cấp. Có tình trạng vườn chè cũ không được khai thâm canh đầu tư, lại bị khai thác quá mạnh làm cây chè chóng cạn kiệt, đất đai bị rửa trôi, sói mòn làm giảm độ màu mỡ nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh hoặc phải thanh lý sớm. Mặt khác do giống chè còn nghèo, việc quản lý chăm sóc kém, bón phân chạy theo số lượng làm cho năng suất chè thấp, chất lượng xấu. Chè phát triển không đều, thậm chí không chỉ giữa các vùng mà ngay trong xí nghiệp có vườn tốt, có vườn lại rất xấu. Mặt khác, ở một số nơi sau khi giao vườn chè cho họ, đã có tình trạng quản lý theo kiểu buông lỏng, khoán trắng. Khả năng canh tác vườn chè một số nơi lại còn thấp. Về chế biến: phần lớn các cơ sở chế biến có công nghệ và thiết bị cũ, thường đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ, hao phí nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và cơ cấu mặt hàng. Tình trạng chạy theo sản phẩm, cắn xén quy trình, làm bừa, làm ẩu để xuất khẩu và tiêu thụ với bất cứ giá nào đã hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp làm chè. Không có sự quản lý đồng bộ của các cấp ngành về sản xuất và chế biến mà cụ thể ở đây là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ thương mại. từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất không tập trung. Lợi ích của người dân trồng chè không được đảm bảo khi hàng hóa bán được thì họ tập đổ xô ra trồng chè, ngược lại khi không tiêu thụ được thì họ lại phá đi trồng cây khác. Bên cạnh đó là chính sách thuế nông nghiệp hiện nay của Nhà nước quy định đối với cây chè trông khác là hiện tượng đang phải nộp thuế tùy theo hạng đất mà quy ra thóc/ha. Đối với các cơ sở quốc doanh chè, các khoản nộp là 33% tổng sản lượng khoán. Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. 2. Tình hình phát triển xuất khẩu sản phẩm chè thời gian qua. 2.1.Tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm chè thời gian qua. *Quy mô sản phẩm và giá sản phẩm chè thời gian qua. Tình hình xuất khẩu chè được biểu hiện ở bảng dưới: Bảng 5: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè 2004-2007 Năm Lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Số lượng XK (nghìn tấn) Tỷ lệ tăng trưởng(%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ tăng trưởng(%) 2002 55,6 _ 63,00 - 2003 67,9 22,12 46,10 6 2004 77,0 13,4 81,20 18,87 2005 59,8 -22,34 60,00 -26,11 2006 97 62,21 93,00 55,00 2007 89 -8,24 100,00 7,52 Nguồn: Niên giám thống kê Quy mô xuất khẩu thể hiện qua khối lượng và kim ngạch tăng với tốc độ khá cao. Về khối lượng, tốc độ tăng tuy giảm song về con số tuyệt đối vẫn tăng. Về kim ngạch, tốc độ tăng cũng cao, trung bình khoảng 13%, riêng năm 2007, kim ngạch giảm mạnh, điều này do những biến động thị trường. Nhất là sau sự kiện 11/9, các hãng tàu đã tăng cước vận chuyển do phải chi phí nhiều hơn cho bảo hiểm đối với những rủi ro chính trị… Vì thế làm cho giá sản phẩm chè lên cao và do đó lượng xuất khẩu giảm. Đặc biệt năm 2007, do sức tiêu thụ trên thị trường thế giới giảm, nguồn cung cấp dồi dào, giá thấp, Việt Nam cũng như các nước sản xuất chè khác gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ cả nội tiêu cũng như xuất khẩu. Cuộc chiến Irắc xảy ra đã ảnh hưởng lớn tới lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, ngoài ra xuất khẩu chè sang các thị trường khác cũng giảm. Năm 2007, xuất khẩu chè của Việt Nam giảm sút cả lượng và giá trị (lượng tăng 62% và giá trị tăng 55% so với năm 2007). Năm 2007, lượng xuất khẩu giảm 8,24% do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 15,15% do giá chè xuất khẩu tăng. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động thất thường theo thực trạng chung của thị trường chè thế giới. Từ trước năm 1995, giá xuất khẩu đạt được khá cao ( bình quân năm 1995 là 1536 USD/tấn) nhưng từ năm 1996 giá xuất khẩu chè bình quân bắt đầu giảm dần. Giá chè giảm mạnh nhất vào năm 2007 và đang bắt đầu được phục hồi từ năm 2004. Năm 2007 giá cũ bằng hạt năng suất thấp hoặc diện tích cây trồng khác kém hiệu qủa kinh tế như Kim Tuyên, Tứ Quí, Ngọc Thúy 2.2.Khả năng cạnh tranh của ngành chè Việt Nam so với các nước trên thế giới. 2.2.1 Khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm. Trong xuất khẩu chè Việt Nam là nước chấp nhận giá chè xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc giá chè của thế giới. Từ sau năm 1998 giá chè trên thế giới vắt đầu giảm mạnh do cung vượt quá cầu, đến năm 2007 giá chè thề giới có xu hướng chững lại và bắt đầu phục hồi dần dần trở lại. Theo đó giá chè Việt Nam từ năm 2007-2004 cũng tăng lên. Tuy nhiên, vì chất lượng chè của Việt Nam nói chung còn thấp và chè Việt Nam chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới nên giá chè của Việt Nam luôn ở mức thấp nhất thế giới. Trong ngành chè Việt Nam tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị có thị phần sản xuất xuất khẩu lớn nhất trong ngành chè Việt Nam. Vì thế tình hình giá chè của tổng công ty chè Việt Nam cũng phản ánh đựơc chung cho sản phẩm chè Việt Nam. Bảng 6: Diễn biến giá chè xuất khẩu của tổng công ty chè Việt Nam tính theo giá FOB Đơn vị tính: USD/tấn Các loại chè 2005 2006 2007 So sánh (%) 03/02 04/03 Chè OTD 1313,773 774,490 861,268 58,95 111,20 Chè CTC 942,532 763,4,40 836,648 80,99 109,58 Chè xanh Nhật 1679,890 1248,510 1399,910 74,32 112,12 Chè hộp nhỏ 1500,542 1775,104 1543,110 118,29 86,93 Chè OPA 860,155 705,500 788,416 82,02 111,75 Chè xanh khác 1041,700 990,450 1083,448 95,08 109,38 TB 1279,024 860,370 894,290 67,26 103,94 Nguồn: báo cáo tình hình xuất khẩu hàng năm của Vinatea Nhìn chung giá xuất khẩu các loại chè của Vinatea nói riêng và của ngành chè Việt Nam nói chung qua các năm từ năm 2005 – 2007 đều tăng lên, duy chỉ có giá chè hộp nhỏ là giảm xuống. Đó là do chè hộp nhỏ chưa có chất lượng và mẫu mã đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thị trường thế giới nên giá xuất khẩu thường bị đẩy xuống thấp và sản lượng xuất khẩu cũng không có xu hướng tăng. Hiện nay, giá chè của Việt Nam đang ở mức thấp nhất thế giới và thường xuyên chịu sự ép giá của các doanh nghiệp nước ngoài. Với chất lượng chè và uy tín chè không cao như bây giờ thì ngành chè Việt Nam rất khó có thể tăng giá chè xuất khẩu vì như thế sẽ làm mất tính cạnh tranh của ngành chè. Không thể tăng giá xuất khẩu mà giá thành chè xuất khẩu ngày càng tăng cao sẽ sớm dẫn đến tình trạng thua lỗ. Còn nếu ngành chè Việt Nam giảm giá chè xuất khẩu để cạnh tranh trên thị trường mà vẫn đặt mục tiêu có lợi nhuận thì bắt buộc phải giảm giá thành, điều này lại dẫn đến hậu quả chất lượng chè ngày càng đi xuống. Thời gian qua giá chè của Việt Nam trong và ngoài nước có những diễn biến sau: Về giá chè trong nước, nhìn chung biến động theo chủng loại. Tính trung bình năm 2004, giá thu mua chè nguyên liệu thường khoảng 1800 đến 2004/kg. Đây là mức giá vừa phải và bảo đảm đáp ứng được chi phí cho người trồng chè. Chè xanh (dưới dạng túi hay đóng hộp) được bán trong nước với mức giá biến động tuỳ theo phẩm cấp, dao động từ 30000 đến 60000 đồng dạng đối với chè thường, từ 75000-100000đ/kg đối với chè đặc sản Thái Nguyên, chè suối giàng chè Hà Giang…Giá chè trong nước nhìn chung tương đối ổn định. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm và như đã nói do chất lượng chè xuất khẩu chè thấp, chủ yếu dưới dạng chè thô nên giá chè xuất khẩu thường chỉ đạt tù 60- 70% giá chè thế giới.(bảng dưới) Giá chè thế giới giảm mạnh trong những năm qua từ 2010 USD/tấn năm 1998 xuống còn 1600 USD/tấn năm 2004, tức giảm bình quân 3,73 %/năm, trong khi đó, giá chè xuất khẩu của Việt Nam giảm từ 1521 USD/tấn năm 1998 xuống còn 960 USD/tấn năm 2004 tức giảm bình quân 7,39%/năm. Như vậy, sự chênh lệch giữa giá chè nước ta với giá chè thế giới chưa được thu hẹp mà còn có xu hướng tăng lên. Lẽ ra vào nhóm “Top ten” trên thế giới, chè Việt Nam phải đủ sức chi phối giá chè thế giới, nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn lệ thuộc vào giá chè thế giới. Rõ ràng, vấn đề thị trường, vấn đề chất lượng sản phẩm chè nước ta vẫn là những vấn đề bức xúc nhất. Bảng 7: Giá chè xuất khẩu Việt Nam và thế giới. Năm Giá chè xuất khẩu Việt Nam ( USD/tấn) Giá chè xuất khẩu thế giới (USD/tấn) Tỷ trọng giá chè XK của VN với giá chè thế giới (%) 2001 1.521 2.010 75,67 2002 1.238 1.839 75,32 2003 1.250 1.806 69,21 2004 1.149 1.661 69,18 2005 1.103 1.322 83,43 2006 1.000 1.467 68,17 2007 960 1.600 60,00 Việt Nam Thế giới Giá Nguồn: tạp chí Kinh tế- quản lý và trung tâm thông tin thương mại Biểu đồ 2: Giá chè Việt Nam so với thế giới. Ta thấy giá chè Việt Nam so với thế giới rất thấp nguyên nhân như đã phân tích ở trên do chất lượng chè cảu ta chưa tốt và nhiều yếu tố khác. 2.2.2 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm Một chuyên gia chè người Srilanka nhận định: “ Chè Việt Nam hiện nay chỉ được coi là chè “lấp chỗ trống” trên thế giới, hình thức đóng gói chè đã được cải tiến song bản thân chất lượng sản phẩm cần phải cải thiện nhiều hơn nữa ”. Quả thật vấn đề chất lượng là vấn đề lớn nhất đối với chè xuất khẩu Việt Nam. Chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu chưa cao, chủng loại chưa phong phú đa dạng , chưa tạo ra các chủng loại sản phẩm phù hợp cho thị trường từng thời điểm. Sức cạnh tranh còn yếu kém là hạn chế lớn nhất của chè xuất khẩu của nước ta. Sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20323.doc
Tài liệu liên quan