MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DỤNG 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUÂT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 3
I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU GẠO VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GẠO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA 3
1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt của hoạt động xuất khẩu 3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu 5
a. Mục tiêu của xuất khẩu 5
b. Vai trò của xuất khẩu gạo 6
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA 8
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường gạo xuất khẩu 8
2. Động thái phát triển 11
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 13
1. Về điều kiện tự nhiên 13
2. Về lao động 13
3. Về chính sách 14
4. Tình hình thị trường lúa gạo thế giới 22
a. An ninh lương thực thế giới 22
b. Khái quát về tình hình lúa gạo thế giới. 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GẠO LÚA VIỆT ANM TRONG THỜI GIAN QUA. 38
I - Đặc điểm về gạo xuất khẩu của Việt Nam qua cá thời kỳ. 38
1.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu. 38
2.1. Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thời kỳ. 40
a. Về cơ chế điều hành xuất khẩu gạo 40
b. Về kết quả xuất khẩu gạo. 43
c. Chất lượng gạo xuất khẩu. 44
d. Về thị trường, thương nhân và giá cả xuất khẩu. 46
1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cua Việt Nam: 47
. 48
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẠO HIỆN NAY VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 48
1. Tình hình xuất khẩu chế biến lúa gạo của nước ta hiện nay 48
1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa gạo hàng hóa. 48
2. Thực trạng chế biến lúa gạo hiện nay 50
3. Cân đối lương thực: 53
4. Lưu thông lương thực 54
5. Thực trạng và động thái phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam 56
III. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN TỚI. 62
I – Phương hướng phát triển ngành lương thực của Việt Nam trong thời gian tới và những vấn đề đặt ra cho xuất khẩu gạo. 62
II - Mục tiêu, quan điểm phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. 64
III - Giải pháp phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam 65
1. Giải pháp về sản xuất lúa hàng hóa 65
2. Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo 68
3. Giải pháp về quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới 71
3.1. Nhìn lại thực tạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 76
3.2. Trong biểu cam kết về thương mại hàng hoá của Việt Nam khi gia nhập WTO. 80
3.3. Các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam được đề xuất như sau: 80
KẾT LUẬN 82
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Haiti
345
269
328
400
350
Hong kong
307
309
315
315
315
Indonesia
2,750
650
500
600
1,800
Iran
900
950
983
1,200
900
Irap
672
889
786
1,200
1,200
Nhật Bản
654
706
787
650
650
Malaysia
500
700
751
850
850
Mexico
582
521
553
600
600
Nigera
232
375
350
350
350
Philippines
1,448
1,369
1,777
1,600
1,700
Nga
1,300
1,100
1,890
1,900
1,850
Ả rập
385
350
350
345
320
Senegal
1,150
1,500
1,357
1,000
1,000
Singapore
750
850
1,200
750
850
Nam Phi
375
346
375
375
357
Hoa Kì
725
818
850
800
800
Các nước #
458
477
419
600
625
Không thống kê
1,976
1,872
2,064
1,668
1,819
Tổng thế giới
27,575
27,184
29,009
27,674
29,210
Nguồn: USDA
Tình hình nhập khẩu lúa gạo của một số nước và khu vực
* Philipines:
2006 nhập khẩu 1,9 triệu tấn gạo tăng 10.000 tấn so với năm 2005, mặc dù lượng nhập khẩu cao tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức kỉ lục 2,2 triệu tấn của năm 1998 sau khi trải qua hiện tượng El Nino dữ dội làm giảm nghiêm trọng sản lượng lúa gạo niên vụ 1997/1998. Mặc dù năm nay, Philippin gặt hái được một vụ mùa bội thu, nhưng sang năm 2007, lượng tiêu dùng gạo trong nước được dự đoán sẽ đạt mức kỉ lục, vượt mức gạo sản xuất trong nước 1,5 triệu tấn. Việc thiếu nguồn lực để mở rộng diện tích gạo trồng và phát triển hạ tầng, cộng thêm việc dân số cho thấy philipines sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu gạo thường xuyên trong tương lai gần.
Indonesia: Năm 2006 nhập khẩu 600.000 tấn, tăng tới 20 % so với năm trước đó, tuy nhiên mới chỉ bằng 21% lượng gạo nhập khẩu năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu của việc nhập khẩu giảm mạnh từ 2003 là những mùa bội thu liên tục từ niên vụ 2003/2004. Thêm vào đó, tháng 1 – 2004 chính phủ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số loại gạo được trồng tại Indonesia để bảo vệ người nông dân nước này.
* Đông Á:
lượng gạo nhập khẩu của khu vực này liên tục giảm kể từ niên vụ 2003/2004 và năm 2006 tiếp tục giảm xuống còn 2,415 triệu tấn gạo. Đây là một trong những khu vực nhập khẩu lớn nhất thế giới đặc biệt thập gạo thông qua WTO bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
* Trung Đông
Nhập khẩu gạo 2006 tăng 20.000 tấn so với năm 2005. Đây là khu vực nhập khẩu nhiều gạo thứ 3 thế giới chỉ sau Đông Nam Á và cận Sahara. Trung đông dựa vào gạo nhập khẩu để đáp ứng cho 2/3 nhu cầu tiêu dùng đang tăng liên tục. Đây cũng là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu gạo basmati. Trong các nước khu vực thì Iran, Irac và A rập là những nước nhập khẩu nhiều nhất. Thổ Nhĩ Kì và Jordan nhập khẩu ít hơn nhiều và chủ yếu là nhập khẩu gạo hạt ngắn, trung bình.
* Mỹ latinh:
Năm 2006 khu vực này nhập khẩu 2,73 triệu tấn, thấp hơn nhiều nước kỉ lục 3,95 triệu tấn của năm 1998 (năm mùa vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi El Nino). Năm 2007 nhập khẩu được dự báo sẽ tăng khoảng 200.000 tấn gạo. Châu Mỹ Latinh chủ yếu nhập khẩu gạo hạt dài với Hoa Kì là nhà cung cấp chính cho Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribê. Ở Mỹ La tinh, 1 lượng lớn gạo được cung bởi Uraguay, Arrgentina, Brazil, nên khi nguồn cung trong nội bộ khối không đáp ứng đủ cầu thì gạo của Hoa Kì mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường này.
* EU:
2007 có thể lượng nhập khẩu không đổi, vẫn đạt 1,1 triệu tấn gạo mặc dù mới có quy định kiểm tra gắt gao với gạo hạt dài Hoa Kì tuy nhiên bù lại lượng cung gạo từ các nước khác sẽ tăng mạnh. EU chủ yếu nhập khẩu gạo hạt dài từ Hoa Kì và Thái Lan, gạo basmati từ Ấn Độ và Pakistan. Khu vực Bắc Âu chiếm tỉ lệ lớn tổng số gạo nhập khẩu của EU.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GẠO LÚA VIỆT ANM TRONG THỜI GIAN QUA.
1 - Đặc điểm về gạo xuất khẩu của Việt Nam qua cá thời kỳ.
1.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá nói chung trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đã đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hơn 47 tỉ USD. Cơ cấu xuất khẩu đã đạt được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Nếu như năm 1992 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD (dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt may) thì nay có thêm các mặt hàng khác (cà phê, điều, cao su, giày dép, than đá, điện tử, hàng thủ công mĩ nghệ và hàng rau quả). Việc thực hiện chủ trương phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, nhất là hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị xoá bỏ; đẩy lùi được chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch; về cơ bản thực hiện được chủ trương tđa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế… tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển quan hệ mới.
Chính phủ đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế và xoá bỏ cơ chế xin – cho, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi xuất, tỉ giá thông qua các chương trình hỗ trợ như trợ cấp, trợ giá, lập quỹ hỗ trợ, quỹ thưởng chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu. Hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện: Luật thương mại đã được thông qua.
Có được như vậy là do công cuộc đổi mới của Đảng đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất nhập khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu.
Mặt khác, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần thúc đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm kèm theo các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất trong đó có gạo, cho các địa phương và các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, tồn tại của xuất khẩu nói chung là quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu (kể cả gạo) chưa thật ổn định, bền vững. Tỷ trọng hàng thô và sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu còn khá cao. Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh của phần lớn hàng hoá còn thấp. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong lĩnh vực ngành nói riêng chưa bám tín hiệu của thị trường thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng thiêu thụ chưa thoả đáng. Nhiều hình thức kinh doanh đã trở thành phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta lại chưa phát triển. Dịch vụ thu ngoại tệ chưa được đặt đúng vị trí cần có của nó.
Sự hiểu biết thị trường nước ngoài còn hạn chế. Nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp. Về phía mình, nhiều doanh nghiệp còn ỷ lại vào Nhà nước, thụ động chờ khách hàng. Đối với một số thị trường, hàng xuất khẩu vẫn còn phải bán qua trung gian.
Việc hội nhập kinh tế thế giới và khu vực còn không ít lúng túng. Nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Công tác quản lý Nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụ động. Sự phối hợp giữa các ngành các Bộ, các địa phương đã có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Còn thiếu cán bộ quản lý có trình độ.
Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này, nhưng phải kể đến những nguyên nhân cơ bản nhất, đó là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, cơ cấu kinh tế nói chung còn lạc hậu; nước ta nằm trong cơ chế tập trung, bao cấp lại bị bao vây cô lập khá lâu, thực tế mới chuyển sang cơ chế thị trường và mới tiếp cận với thị trường toàn cầu trong khoảng 10 năm nay nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Hơn nữa, trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh ra xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn lúng túng.
Cùng với sự phát triển của sản xuất nói chung. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng Cửu Long nói riêng và việc xuất khẩu gạo hơn 10 năm qua cũng đã đạt được một số kết quả, nhưng cũng còn rất nhiều bất cập cần phải tháo gỡ.
2.1. Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thời kỳ.
a. Về cơ chế điều hành xuất khẩu gạo
Xét cả quá trình trong những năm vừa qua, nếu tính từ năm 1989, năm đầu tiên nước ta tham gia thị trường buôn bán gạo thế giới với tư cách là nước xuất khẩu, có thể tóm lược trước hết về cơ chế điều hành đối với từng thời kỳ cụ thể là:
- Năm 1990: chưa có cơ chế rõ ràng.
- Năm 1991 – 1992, với chủ trương là mở rộng để tiêu thụ hàng hoá nên có nhiều công ty tham gia xuất khẩu. Thời gian này sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, trong khi chúng ta thiếu hẳn hàng và thị trường.
- Năm 1993 – 1996, do tình hình giá gạo thị trường thế giới giảm mạnh, các công ty lương thực ở các địa phương kinh doanh xuất nhập khẩu gạo bị lỗ, không làm được. Các tỉnh đề nghị chỉ lo khâu sản xuất và cung ứng, tạo chân hàng, tức là thu mua, xay xát, chế biến, vận chuyển nội địa; còn việc xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp khối các Bộ, ngành của Trung ương đảm nhiệm. Cơ chế này thực hiện trong cả giai đoạn 1993 – 1996 là thời gian khá dài.
- Đến năm 1997, tình hình tiêu thụ của thế giới trở lại thuận lợi, việc kinh doanh xuất khẩu gạo có lời. Tuy nhiên tình trạng mua ép giá người sản xuất là nông dân phát sinh, xuất hiện nhiều tiêu cực trong khâu kí kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài như việc hoàn giá, độn giá…. Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh lại việc xuất khẩu gạo và huy động nguồn hàng bằng cách chỉ định các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp địa phương) thực sự kinh doanh gạo nghiêm túc và có hiệu quả làm đầu mối xuất khẩu gạo.
Từ năm 1998 – 2001, ngoài quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung, riêng về mặt hàng gạo, Chính phủ đã có các quyết định riêng để điều hành xuất khẩu (năm 1998: Quyết định số 141 – TTG: năm 1999: Quyết định số 12/1999/ QĐ - TTG; năm 2000: Quyết định số 250/ QĐ- TTG và năm 2001: Quyết định số 237/2001/ QĐ - TTG). Nội dung cơ bản cảu các quyết định này được thể hiện trên các mặt: Nhà nước điều hành việc xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch, chỉ tiêu định hướng (hàng năm công bố hạn ngạch, chỉ tiêu và giao các doanh nghiệp, địa phương thực hiện); Nhà nước quy định giá sàn thu mua lúa nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất; Nhà nước chọn và chỉ định một số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu.
Tuy nhiên, do tình hình thị trường tiêu thụ, đặc biệt là hai năm (2000 – 2001) có khó khăn, Nhà nước đã khuyến khích tất cả các doanh nghiệp tìm được thị trường, thương nhân mới, có giá trị xuất khẩu tốt hoặc bảo đảm hiệu quả xuất khẩu thì đều được xuất khẩu. Và hạn ngạch, chỉ tiêu hay đầu mối xuất khẩu đã chỉ ra còn mang ý nghĩa tương đối.
Mặt khác, Nhà nước còn công bố giá sàn và bố trí kế hoạch tài chính mua lúa, gạo tạm trữ khi cần thiết nhằm ổn định giá lương thực trong nước cũng như quyền lợi của người sản xuất hàng hoá. (Thực tế từ năm 2000 – 2001 hạn ngạch chỉ là chỉ tiêu định hướng. Đầu mối cũng được mở rộng đến các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Năm 2000 số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo – hay còn gọi là doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo – hay còn gọi là doanh nghiệp đầu mối – chỉ có 47, những để khuyến khích, các doanh nghiệp ngoài đầu mối tìm được thị trường, thương nhân mới cũng được phép xuất khẩu, số các doanh nghiệp này lên tới 53 đơn vị, tuy nhiên chỉ có 17 doanh nghiệp xuất khẩu được một phần chỉ tiêu được giao).
Để đáp ứng yêu cầu thực tế tình hình trong thời gian tới, đây (ngày 04.4.2002) Chính phủ đã quyết định số 46/2002/QĐ - TTG về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2002 – 2010. Theo tinh thần của quyết định này, sẽ bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng như việc quy định doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu. Đây là bước đột phá mới trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo chỉ cần có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản.
Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số vị trí thị trường có sự thoả thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ), Bộ thương mại, sau khi trao đổi với Hiệp hội lương thực Việt Nam, sẽ chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, kí kết hợp đồng. Sau đó sẽ phân chia số lượng kí kết được trên cơ sở lượng lúa hàng hoá của địa phương để uỷ ban Nhân dân tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện, có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp ký kết hợp đồng.
Cũng theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết, can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích của nhân dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động lưu thông lúa gạo.
Kế hoạch trả nợ, viên trợ bằng gạo của Chính phủ hàng năm sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo quyết định viện trợ của thủ thướng Chính phủ.
Quyết định này sẽ được thực hiện từ ngày 01.5 2002. Tuy mới vừa ban hành nhưng đã có nhiều ý kiến đặc biệt từ các cơ quan báo chí hỏi về Bộ thương mại, tỏ ý lo ngại đến hiệu quả xuất khẩu khi cạnh tranh quá tự do giữa các doanh nghiệp. Đây là những lo ngại có cơ sở nhưng không thể không thực hiện quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu gạo theo quyết định trên, Đây là cơ chế phát huy cao nhất khả năng của doanh nghiệp, đáp ứng tiến trình hội nhập hiện nay. Còn những lo ngại nêu trên về những bất cập trông săn xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu gạo, đặc biệt là tình trạng xuất nhập khẩu kém hiệu quả, cần phải được xem xét một cách tổng thể.
- Cơ chế xuất khẩu gạo năm 2008:
Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam (Hiệp Hội), chỉ tiêu xuất nhập khẩu gạo năm 2008 là 4,5 triệu tấn và chỉ công bố một lần. Tuy nhiên, riêng gạo nếp và gạo thơm, các doanh nghiệp được xuất khẩu theo yêu cầu. Với lượng gạo không tăng như vậy, thị trường xuất khẩu trọng điểm của gạo Việt Nam là pilippines, Indonesia, Cuba sẽ chiếm khoảng 3 triệu tấn, 1.5 triệu tấn còn lại sẽ xuất khẩu thương mại và các thị trường khác.
Để công tác điều hành có hiệu quả, Hiệp Hội đề nghị Bộ Công thương giao cho Hiệp Hội thống nhất các đơn vị hội viên trong thực hiện các hợp đồng tập trung. Riêng hợp đồng với cuba, các hội viên có nhu cầu cung ứng hoặc uỷ thác liên hệ trực tiếp với vinafoodzz 1 để giải quyết.
Cơ sở để Hiệp Hội phân bổ hợp đồng là kết quả thực hiện 2 năm liền (2006 – 2007), chủ yếu là dựa vào khả năng thực hiện. Đơn vị uỷ thác phải đặt cọc 5% giá trị hợp đồng uỷ thác để bảo đảm thực hiện. Đơn vị này không thực hiện sẽ mất 5% đặt cọc và không được phân uỷ thác tiếp trong một năm sau.
Để bảo đảm an ninh lương thực, tất cả các hợp đồng xuất nhập khẩu đều phải đăng ký thông qua Hiệp Hội trước khi làm thủ tục hải quan. Số lượng đăng ký hợp đồng đơn vị dựa vào số lượng được giao từ đầu năm, khoảng 60% số lượng xuất khẩu trực tiếp bình quân của 2 năm liên tiếp (2006- 2007) để xuất khẩu cho 6 tháng đầu năm và 40 % cho 6 tháng cuối năm. Khi đăng ký hợp đồng các đơn vị phải có báo cáo danh sách các kho gạo tồn kho, tối thiểu là 50% lượng hợp đồng đã ký.
Liên quan đến giá xuất khẩu, Hiệp Hội sẽ thông báo giá xuất khẩu tối thiểu cho các doanh nghiệp, và căn cứ vào đó các doanh nghiệp phải xuất khẩu phù hợp với giá hướng dẫn này.
Để việc điều hành xuất khẩu gạo đạt kết quả, Hiệp Hội cũng đã dự thảo quy chế về việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2008 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam có tham gia xuất khẩu gạo.
b. Về kết quả xuất khẩu gạo.
Mặc dù diễn biến thị trường nhiều khi không thuận lợi, có những năm thời tiết không thuận lợi nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2.264 triệu độ tăng tăng 114,9% so với 2006.
Đó là một thành tựu không thể phủ nhận ngoài việc kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo đã góp phần quan trọng trong việc nhập khẩu lại những vật tư cần thiết như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu. cho sản xuất nông nghiệp:
Bảng1; xuất khẩu gạo qua các năm:
Năm
Sản lượng (triệu tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu tấn)
1991
1.033
234
1992
1.946
418
1993
1.722
362
1994
1.983
424
1995
1.988
530
1996
3.003
855
1997
3.575
870
1998
3.730
1.020
1999
4.508
1.025
2000
3.374
610
2001
3.535
545
2002
3.242
608
2003
3.900
693
2004
4.062
859
2005
4.993
1.330
2006
4.701
1.310
2007
4.700
1.264
c. Chất lượng gạo xuất khẩu.
Song song với sự tăng trưởng về khối lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao cả về chất lượng gạo và chất lượng chế biến (phân theo tỷ lệ tấm). Thời gian đầu xuất khẩu, chất lượng gạo của Việt Nam rất thấp, gạo có tỷ lệ tấn cao trên cao 25% chiếm đến 80 – 90 % tổng lượng gạo xuất khẩu, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 2: Tỷ lệ một số loại gạo xuất khẩu chính của việt Nam :
Loại
Thị trường%
25% tấn
37.90
5% tấn
26.56
15%tấn
15.50
10% tấn
13.11
Tấn
5.30
Nếp và gạo thơm
1.46
Các loại khác
1.17
Nguồn viện nghiên cứu thương mại.
Hiện nay, loại gạo xuất khẩu có chất lượng cao là loại hạt dài, ít bạc bụng với tỷ lệ tấn thấp (từ 5 – 10%) đã chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, trong khi đó gạo có chất lượng trung bình (hạt tròn, bạc bụng), tỷ lệ tấm cao (trên 10%) chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Có được tiến bộ này do nhà nước đã quy hoạch và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, trong đó vùng ĐBSCL có 1 triệu ha, vùng ĐBSH có 300 nghìn ha. Vì vậy trong những năm gần đây thị trường gạo được mở rộng, khách hàng tăng, sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng cao và đứng vững trên những thị trường khó tính. Minh chứng rõ rằng nhất là việc gạo Việt Nam đã và đang thâm nhật vào thị trường Nhật bản – một thị trường khó tính và có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gắt gao khó tính của thế giới. Mới đây Việt Nam tiếp tục trúng thầu 17.050 tấn gạo tẻ hạt dài trong phiên đấu thầu gạo của Chính Phủ Nhật Bản cùng với các đối tác Thái Lan và Hoa Kỳ. Đây là lần thứ 3 kể từ đầu năm 2007 Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo Nhật Bản với tổng lượng cung cấp cho đến thời điểm này là 45.050 tấn.
Tuy nhiên chất lượng gạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế sự tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Thứ nhất: chất lượng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, nhát là thị trường các nước công nghiệp phát triển. Gạo xuất khẩu vẫn là gạo trắng (95 – 97%)trong khi nhu cầu thị trường của các nước như: Hoa Kỳ, Nhật, ED lại cần gạo thơm, ngon, hạt dài, chất lượng cao.
Thứ hai: phẩm cấp thấp và sự kém đa dạng về chủng loại cũng là một bất lợi lớn của gạo Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu của vụ xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao (5- 10% tấn) của Việt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ 14,2% năm 1990 lên hơn 40% tổng lượng xuất khẩu và tiếp tục tăng do các nhà sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho ra đời những giống mới có chất lượng cao hơn.
d. Về thị trường, thương nhân và giá cả xuất khẩu.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng dần cùng với xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung – cầu của thị trường lúa gạo trên thế giới. Đặc biệt vài năm trở lại đây giá gạo Việt Nam tăng liên tục . Năm 2006 mặc dù lượng giảm nhưng giá gạo xuất khẩu trung bình lên đến 278 USD / 1 tấn, tăng 12 USD so với 2005 và tăng tới 56% so với năm 2003. Và năm tới giá gạo xuất khẩu ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu thế giới có thể tăng thêm 2 triệu tấn trong khi cung giảm hơn 1 triệu tấn (theo USDA).
USD/tấn
H×nh 1: Gi¸ xuÊt khÈu g¹o b×nh qu©n cña ViÖt Nam (1991 – 2006)
Nguån: Tæng hîp tõ Vinanet
Tuy nhiên, dù giá gạo đã tăng khá mạnh nhưng thực sự vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung thế giới . Trong vòng 5 năm 2001 – 2005, Việt Nam đưa ra thị trường thế giới tổng cộng gần 20 triệu tấn gạo và thu về hơn 4 tỷ USD, nhưng giá xuắt khẩu bình quân của 4 cường quốc còn lại so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên 90%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình quân của thế giới. Đó là giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) là Thái lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan. Chính vì xuất khẩu với giá thấp như thế, nên trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới, chúng ta bị đẩy xuống thêm một bậc, tức là chỉ đứng ở vị trí thứ 4, sau Thái Lan, Ấn Độ, và Mỹ. Trong đó, chúng ta xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ tới 21,5%, nhưng số tiền thu được lại ít hơn 11% còn nếu so với Ấn Độ , trong khi khối lượng gạo xuất khẩu ít tới không đáng kể, chỉ vẻn vẹn có gần 3%, nhưng số tiền thu được kém một trời một vực tới 22%. Có thể nói so với gạo xuất khẩu bình quân của thế giới, chúng ta bị thua thiệt cực kỳ lớn. Nếu nâng được giá gạo xuất khẩu lên bằng giá bình quân của thế giới, thì mỗi năm chúng ta đã có thể thu thêm được hơn 226 triệu USD, tương đương với hơn 3.600 tỉ đồng. Tổng cộng, trong 5 năm 2001 – 2005, chúng ta đã thiệt mất 18.000 tỉ đồng. (theo báo Sài Gòn tiếp thị).
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cua Việt Nam:
Suốt 18 năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm 1993- 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến trên 80 nước và có mặt ở cả 5 châu lục. Trong đó, thị trường nhập khẩu chính của gạo Việt Nam là các nước châu á với 29 nước, Châu âu 29 nước, Châu Mỹ 17 nước, Châu Phi 16 nước và Châu Đại Dương 3 nước. Trong đó Châu á và Châu Phi là 2 thị trườn nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Hình 2.: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2004.
Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam không chỉ thay đổi về quy mô mà còn về cơ cấu. Nếu như năm 1990 các nước nhập khẩu chủ yếu là Pilipine (334.000 tấn), Pháp (161.000 tấn), Liên Bang Nga (147.000 tấn), Iindone sia(131.000 tấn), Đức (34.000 tấn) thì đến năm 2005 ngoài những thị trường truyền thống như Pilipin, Nhật Bản, Iindonesia, Cuba… còn có những thị trường mới như: Nam Phi (252.000 tấn), Iraq (340.000 tấn), Kenya (48.000 tấn), Lybia (65.000 tấn), Senegal (36.000 tấn)… Từ đó có thấy các nước Châu Phi là những thị trường rất tiềm năng cho gạo xuất khẩu lương thực rất lớn. Theo Hiệp hôi phát triển gạo Tây Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/ năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó có 3 triệu tấn gạo là phải nhập khẩu. Còn khu vực Nam Phi không sản xuất gạo chất lượng trung bình, giá rẻ, đây là những tiêu chuẩn mà gạo Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được và việc cạnh tranh với gạo Thái Lan, Paistan hay Ấn Độ trên thị trường này không hề quá khó.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẠO HIỆN NAY VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Tình hình xuất khẩu chế biến lúa gạo của nước ta hiện nay
1.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa gạo hàng hóa.
* Tình hình chung
Sản lượng lương thực (trong đó lúa là chủ yếu) luôn được xem là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nền nông nghiệp nước ta trong nhiều thời kỳ. Nhìn lại thời gian hơn 70 năm qua, đặc biệt là từ năm 1986 trở lại đây, Việt Nam đã thành công trong chiến lược này.
Trong thời kỳ 1930 – 2007, dân số Việt Nam gấp 4 lần, từ 20 triệu người lên hon 85 triệu người, dẫn đến bình quân diện tích trên đầu người giảm dần, từ 2.548 m2 (1930) xuống 703m2 (1998);tuy nhiên, bình quân lương thực trên đầu người mỗi năm lại tương đối ổn định và tăng dần. Trong cả một thời gian dài tất nhiên không thể tránh khỏi những thăng trầm của quá trình phát triển sản xuất do những đặc điểm tương ứng với từng giai đoạn.
Được triển khai từ những năm 1960 ở miền Bắc và tiếp tục ở miền Nam sau ngày giải phóng (1975) công cuộc “hợp tác hoá” đã có những đóng góp tích cực, đặc biệt là việc huy động sức người , sức của cho mặt trận để có được chiến thắng lịch sử 1975. Tuy nhiên, khi đã kết thúc chiến tranh và bước vào giai đoạn xây dưng, phát triển kinh tế, phong trào “hợp tác hoá” đã bộc lộ nhiều nhược điểm, tỏ ra không phù hợp với yêu cầu mới. Cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã kìm hãm lực lượng sản xuất. Sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ.
Lúc này, nhiệm vụ giải quyết lương thực luôn là nỗi lo âu, là gánh nặng của toàn Đảng, toàn dân, là gánh nặng của cả đất nước. Năm 1987 sản xuất lương thực của cả nước (gồm lúa là chủ yếu), đạt 18,37 triệu tấn thì đến năm 1988 giảm xuống 17,5 triệu tấn(tức là sụt 80 vạn tấn) trong khi dân số lại tăng thêm 1,5 triệu người. Bình quân lương thực năm 1987 là 300,8 kg/người tụt xuống còn 280 kg/người vào năm 1988 (nếu chỉ tính riêng miền Bắc chỉ còn 238,6 kg/ người).
Sản xuất lương thực không đủ, mặc dù Nhà nước đã phải nhập khẩu 1.28 triệu tấn lương thực (gạo, mì, ngô) để đưa thêm vào cân đối nhưng vẫn thiếu. Hậu quả là năm 1989, ở 21 tỉnh thành ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20319.doc