Chuyên đề Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT

- Công tác nghiên cứu thị trường tại hiện trường của Công ty Artexport còn bị hạn chế. Hầu hết hoạt động này được Công ty thực hiện qua sách báo, internet, qua các thông tin từ phòng thương mại Việt Nam, thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại, một phần nhỏ được thực hiện qua các hội chợ và đi khảo sát thực tế tại thị trường bởi chi phí để nghiên cứu tại thị trường Mỹ tương đối cao và nguồn tài chính của Công ty có hạn. Mặc dù Công ty rất quan tâm đến việc lựa chọn và tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Mỹ nhưng số hội chợ mà Công ty tham gia còn ít và nếu tham gia thì ban lãnh đạo Công ty không có kế hoạch đặt chỗ từ trước hoặc các quyết định tham gia muộn dẫn đến gian hàng của Công ty tại hầu hết các hội chợ mà Công ty tham gia thường không nằm ở những vị trí trung tâm dễ thu hút sự chú ý của những doanh nghiệp đến tham gia hội chợ.

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu hàng thêu theo thị trường xuất khẩu (Đơn vị tính: 1.000 USD) TT Thị trường xuất khẩu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) 1 Mỹ 1.470,40 61,20 1.688,30 68,49 1.896,80 75,23 2.090,07 77,85 2.284,96 83,66 2.446,32 82,28 2 Pháp 382,40 15,92 322,70 13,09 331,00 13,13 276 10,28 242,00 8,86 264 8,88 3 Đức 248,70 10,35 163,70 6,64 154,80 6,14 182 6,78 105,00 3,84 132 4,44 4 Hàn Quốc 301,20 12,54 290,50 11,78 138,80 5,50 136,76 5,09 99,34 3,64 130,73 4,40 Tổng cộng 2.402,70 100,00 2.465,20 Nguồn: Ban xúc tiến thương mại – Công ty ARTEXPORT 100,00 2.521,40 100,00 2.684,83 100,00 2.731,30 100,00 2973,05 100,00 Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu nhóm hàng thêu, ren và dệt may (Đơn vị tính: 1.000 USD) TT Cơ cấu nhóm hàng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTXK Tỷ trọng % GTXK Tỷ trọng % GTXK Tỷ trọng % GTXK Tỷ trọng % GTXK Tỷ trọng % GTXK Tỷ trọng % 1 Hàng thêu 2.402,70 75,64 2.465,20 77,02 2.521,40 77,15 2.684,83 77,32 2.731,30 77,84 2973,05 80,41 2 Hàng ren 548,70 17,27 552,40 17,26 567,20 17,36 595,07 17,14 584,20 16,65 601,70 16,27 3 Hàng dệt may 225,23 7,09 183,05 5,72 179,38 5,49 192,26 5,54 193,16 5,51 122,40 3,31 Tổng cộng 3.176,63 100,00 3.200,65 100,00 3.267,98 100,00 3.472,16 100,00 3.508,66 100,00 3.697,15 100,00 Nguồn: Ban xúc tiến thương mại – Công ty ARTEXPORT 2.2.1 Thực trạng phát triển danh mục mặt hàng và giá trị sản lượng hàng thêu. Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm hàng thêu được coi là chiến lược đầu tiên giúp Công ty gia tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ. Nhìn vào số liệu của bảng 2.5 và 2.6 cho thấy Công ty đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chiến lược này, danh mục các mặt hàng thêu mà Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng qua các năm cả về chủng loại, số lượng và giá trị. Năm 2005 Công ty mới chỉ xuất được 10 mặt hàng thêu sang Mỹ thì đến năm 2010 danh mục mặt hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ đã lên tới con số 19 mặt hàng. Việc phát triển xuất khẩu những mặt hàng mới vào một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường Mỹ là một việc không đơn giản, nên số lượng và chủng loại mặt hàng mới của Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm qua có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao. Năm 2006 công ty chỉ ghi thêm được hai mặt hàng mới vào bảng danh mục hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ, còn năm 2007 Công ty xuất khẩu thêm được 4 chủng loại hàng mới nhưng với số lượng vẫn còn ít. Trong số những mặt hàng mà Công ty xuất khẩu sang Mỹ có ba mặt hàng luôn mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho Công ty và luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao đó là ga trải giường, khăn bàn và khăn ăn. Đây là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của người dân Mỹ và phục vụ cho ngành du lịch của nước này, việc tiêu thụ nhiều ba mặt hàng này còn xuất phát từ thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ là luôn thay đổi và không dùng lại những sảm phẩm này nếu nó bị bẩn. Năm 2008, năm 2009 mỗi năm Công ty đều xuất khẩu thêm được hai mặt hàng mới thuộc nhóm hàng lưu niệm sang thị trường Mỹ nhưng với giá trị xuất khẩu chưa cao. Nhìn chung, nhóm hàng lưu niệm mà Công ty Artexport xuất khẩu sang Mỹ vẫn còn ít về chủng loại và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này không cao, tốc độ tăng về số lượng vẫn chậm là do đây là nhóm mặt hàng mà Công ty mới tiếp cận với thị trường Mỹ. Bên cạnh đó từ năm 2009 Công ty chưa xuất khẩu được thêm mặt hàng tiêu dùng nào mới mà chỉ tăng thêm được số lượng những mặt hàng xuất khẩu từ trước. Đặc biệt trong năm 2010 Công ty chỉ tăng về số lượng mà không tăng về chủng loại mặt hàng xuất khẩu, như vậy là công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại của Công ty trong năm 2010 thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Bảng 2.5: Giá trị hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các năm (Đơn vị tính: 1.000 USD) TT Danh mục hàng thêu Giá trị xuất khẩu theo năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 A Nhóm hàng tiêu dùng 1 Bộ quần áo 32,00 35,00 41,20 61,00 65,00 68,00 2 Ga trải giường 593,00 639,50 713,30 779,80 793,70 821,80 3 Vỏ chăn 39,60 47,30 59,20 67,30 71,20 74,10 4 Vỏ gối 94,50 97,40 126,70 132,70 141,50 153,00 5 Khăn trải bàn 352,00 371,40 402,00 423,70 435,60 451,00 6 Khăn ăn 272,00 361,60 379,70 417,60 444,80 507,30 7 Khăn tắm 34,00 37,00 42,00 51,00 66,00 70,00 8 Đệm ghế 21,00 29,00 38,00 46,00 59,00 66,00 9 Lót khay 8,60 11,00 16,00 27,00 30,00 32,00 10 Khăn bọc hộp giấy ăn 23,70 26,80 34,00 43,00 51,00 54,00 11 Rèm cửa 25,30 31,00 41,00 55,00 68,00 12 Dép 7,00 10,00 14,00 17,00 19,60 13 Tạp giề nấu bếp 37,00 39,60 41,05 Cộng 1.470,40 1.688,30 1.893,10 2.080,10 2.269,40 2.425,85 B Nhóm hàng lưu niệm 1 Túi đựng điện thoại 0,50 0,67 0,83 0,89 2 Khăn quàng cổ 3,20 4,80 5,10 7,30 3 Túi xách 3,80 5,02 6,40 4 ví 0,70 0,90 1,10 5 Chao đèn 2,50 3,30 6 Ô đI nắng 1,21 1,48 Cộng - - 3,70 9,97 15,56 20,47 Tổng cộng 1.470,40 1.688,30 1.896,80 2.090,07 2.284,96 2.446,32 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khấu hàng thêu 2005-2010 – Công ty ARTEXPORT Bảng 2.6: Sản lượng hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các năm TT Danh mục hàng thêu Sản lượng hàng thêu xuất khẩu theo năm Đ/ vị tính Đơn giá, $ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Bộ quần áo Bộ 300-400 91.429 101.449 117.714 174.286 185.714 194.286 2 Ga trải giường Chiếc 22-25 23.720.000 25.580.000 28.532.000 31.192.000 31.748.000 32.872.000 3 Vỏ chăn Chiếc 50-100 528.000 630.667 789.333 897.333 949.333 988.000 4 Vỏ gối Chiếc 10 9.450.000 9.740.000 12.670.000 13.270.000 14.150.000 15.300.000 5 Khăn trải bàn Chiếc 50-70 5.028.571 5.305.714 5.742.857 6.052.857 6.222.857 6.442.857 6 Khăn ăn Bộ 20 13.600.000 18.080.000 18.985.000 20.880.000 22.240.000 25.365.000 7 Khăn tắm Chiếc 15 2.266.667 2.466.667 2.800.000 3.400.000 4.400.000 4.666.667 8 Đệm ghế Chiếc 18 1.166.667 1.611.111 2.111.111 2.555.556 3.277.778 3.666.667 9 Lót khay Chiếc 1,7 5.058.824 6.470.588 9.411.765 15.882.353 17.647.059 18.823.529 10 Khăn bọc hộp giấy ăn Chiếc 1,5 15.800.000 17.866.667 22.666.667 28.666.667 34.000.000 36.000.000 11 Rèm cửa Bộ 120 210.833 258.333 341.667 458.333 566.667 12 Dép Chiếc 10 700.000 1.000.000 1.400.000 1.700.000 1.960.000 13 Túi đựng điện thoại Chiếc 7 71.429 95.714 118.571 127.143 14 Khăn quàng cổ Chiếc 12 266.667 400.000 425.000 608.333 15 Túi xách Chiếc 30 126.667 167.333 213.333 16 ví Chiếc 10 70.000 90.000 110.000 17 Tạp giề nấu bếp Chiếc 21 1.761.905 1.885.714 1.976.190 18 Chao đèn Chiếc 20 125.000 165.000 19 Ô đI nắng Chiếc 17 71.176 87.059 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khấu hàng thêu 2005-2010 – Công ty ARTEXPORT 2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu. Trước khi quan hệ của Việt Nam và Mỹ được nối lại, hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty Artexport chủ yếu phải thực hiện bằng hình thức xuất khẩu uỷ thác qua các nhà môi giới nước ngoài đã làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Nhưng sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ và đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết cuối năm 2005 thì Công ty Artexport đã thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thêu của mình sang thị trường này. Việc phân phối hàng thêu của Công ty Artexport trên thị trường Mỹ trong nhưng năm qua chủ yếu tập trung vào các Công ty thương mại của Mỹ. Họ đặt hàng theo mẫu mã, đề tài, chất liệu của họ, sau khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ họ tiến hành phân phối đến các hệ thống siêu thị, các cửa hàng lưu niệm rồi tới tay người tiêu dùng cuối cùng là các nhà hàng, khách sạn và người dân. Đây chính là hình thức gia công xuất khẩu và trong giai đoạn 2005-2010 giá trị xuất khẩu hàng thêu của Công ty sang thị trường Mỹ tập trung chủ yếu vào hình thức này (thể hiện qua bảng số 2.7). Giá trị hàng gia công xuất khẩu luôn chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ. Hình thức xuất khẩu này có thể phù hợp với bối cảnh của Công ty trong giai đoạn trước, khi Công ty đang hạn hẹp về vốn sản xuất kinh doanh vì với hình thức này Công ty không phải lo chi phí cho nguyên liệu đầu vào và đảm bảo chắc chắn là hàng sau khi sản xuất đều được xuất khẩu hết. Nhưng với sự chuyển đổi sang loại hình Công ty cổ phần thì khả năng huy động vốn của Công ty có phần thuận lợi hơn thì Công ty nên từng bước tổ chức tốt việc sản xuất, tiếp thị và xuất khẩu chính những sản phẩm hoàn toàn mang thương hiệu của Công ty. Nếu duy trì việc phát triển hình thức xuất khẩu trên thì Công ty sẽ không chủ động kiểm soát được việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường Mỹ, cũng như thương hiệu của Công ty sẽ không được biết đến, thông tin về thị trường cũng bị hạn chế, Công ty phải phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của các công ty thương mại Mỹ. Nhận thấy nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ, những năm gần đây Công ty Arttexport đã tăng dần giá trị hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ theo hình thức hợp đồng mua bán và sản xuất xuất khẩu. Công ty đã thông qua các thương nhân Việt Kiều đang định cư tại Mỹ để mở các của hàng giới thiệu và bán sản phẩm thêu của Công ty, tham gia hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm, chào hàng trực tiếp tới các công ty kinh doanh khách sạn, nhà hàng qua các webside của họ. Nếu như các năm trước 2005 các đơn đặt hàng của Công ty phần lớn là gia công xuất khẩu thì đến năm 2005,năm 2006,năm 2007,năm 2008,năm 2009,năm 2010 Công ty đã bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên xuất khẩu những sản phẩm mà nguyên liệu hoàn toàn của Việt Nam hoặc do Công ty nhập khẩu từ nước ngoài về sản xuất gắn nhãn mác và logo của Công ty tuy với số lượng không nhiều. Nhờ có sự thay đổi này mà Công ty đã chủ động hơn trong việc nắm bắt những thông tin về thị trường, xu thế tiêu dùng của người dân Mỹ và đang từng bước xây dựng thương hiệu của Công ty trên thị truờng Mỹ.Hơn nữa việc Công ty đã xuất khẩu được chính những sản phẩm mà Công ty thiết kế và sử dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước dưới hình thức hợp đồng mua bán còn là động lực để hoạt động sản xuất xuất khẩu của Công ty phát triển và giúp Công ty giảm chi phí, hạ giá thành của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường Mỹ. Bảng 2.7: Giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ theo các hình thức xuất khẩu (Đơn vị tính: 1.000 USD) TT Hình thức xuất khẩu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) GTXK Tỷ trọng (%) 1 Hợp đồng mua bán 70,09 4,8 71,60 4,24 92,15 4,86 97,89 4,68 110,78 4,85 118,04 4,83 2 Sản xuất xuất khẩu 123,31 8,39 149,50 8,86 148,15 7,81 170,38 8,15 179,68 7,86 188,48 7,70 3 Gia công xuất khẩu 1.277,00 86,85 1.467,20 86,90 1.656,50 87,33 1.821,80 87,16 1.994,50 87,29 2.139,80 87,47 Tổng cộng 1.470,40 100,00 1.688,30 100,00 1.896,80 100,00 2.090,07 100,00 2.284,96 100,00 2.446,32 100,00 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu 2005-2010 – Công ty ARTEXPORT 2.2.3 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu theo số lượng khách hàng. Hiện nay, để thực hiện việc xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ Công ty Artexport đang có quan hệ với trên 20 khách hàng, trong đó có những khách hàng đặt hàng với số lượng lớn và có quan hệ lâu dài nhưng cũng có những khách hàng mua với số lượng nhỏ và không thường xuyên. Họ là những Công ty thương mại chuyên nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng thêu nói riêng và tổ chức phân phối mặt hàng này tại thị trường Mỹ, những Công ty kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, quầy hàng lưu niệm nhập khẩu hàng thêu để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Trong khoảng 6 năm gần đây, số lượng khách hàng của Công ty đều tăng mỗi năm, nếu năm 2005 Công ty mới chỉ có 7 khách hàng thì đến năm 2010 số khách hàng có quan hệ với Công ty lên đến trên 20 khách hàng, như vậy trung bình một năm Công ty lại có thêm từ 2-3 khách hàng mới. Qua bảng 2.8 cho thấy khách hàng của Công ty chủ yếu tập trung nhiều nhất ở bang San-Francisco và New Jersy, đây cũng là hai bang đầu tiên mà hàng thêu của Công ty Artexport có mặt trên thị trường Mỹ và khách hàng ở bang này là những khách hàng mà Công ty chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng thêu mỗi năm.Cùng với sự phát triển theo thời gian khách hàng của Công ty cũng được mở rộng ra các bang khác trên nước Mỹ như Chicago, Florida, Boston, Las Vegas và đặc biệt là New York một bang đông dân nhất nước Mỹ và du lịch ở bang này cũng rất phát triển. Nhưng số lượng khách hàng của Công ty ở những bang này còn ít và thường là những khách hàng nhập khẩu với số lượng ít và giá trị xuất khẩu cho nhưng khách hàng này chưa cao. Bảng 2.8 Danh sách khách hàng chủ yếu trong năm 2010 TT Tên và địa chỉ khách hàng Năm 2010 Giá trị XK (1.000USD) (%)/ Tổng GTXK 1 Paudel Home Furnishin LTD 4 Floor st Jame's Building 89 Majamex Street - San Francisco 335,0 14,51 2 Ihauthogo Embroidery Goods Co, LTD 2118 Franklin St - San Francisco 393,7 16,09 3 Dall & Access Co, LTD 1001 Inficisitat Street - Chicago 258,0 10,55 4 International Fuamic Co, LTD 22007 North Texad - Atlantic City - NewJersey 318,0 13,00 5 Boutross Industries Inc Windsor Industrial 7115 B Main St - New Jersey 203,0 8,30 6 Market Lusi O/B Co, LTD 7739 Franklin St - San Francisco 197,0 8,05 7 Giftnew Co, LTD 18 Grandosi Street - Orlando Florida 232,0 9,48 8 M & M O/B Co, LTD 11701 Edison St - New Jersey 183,1 7,48 9 Maratoluci Show 1137 Tamnolati Street - LasVegas 52,7 2,15 10 Textiles an Goods 2297 Vanucenli Street - East Pacos - New York 43,0 1,76 11 Market Center Goods 27008 Landosicolas Street - Boston 77,0 3,15 Cộng 2.235,50 94,53 Tổng giá trị xuất khẩu 2.446,32 100,00 Nguồn: Ban xúc tiến thương mại – Công ty Artexport 2.2.4 Thực trạng phát triển thị phần hàng thêu tại thị trường Mỹ. Mỹ đến nay vẫn còn là một thị trường mới đối với hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu nói riêng của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ muộn hơn so với các quốc gia khác trên thế giới nên các sản phẩm thêu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường này. Nhưng sản phẩm thêu của Việt Nam vẫn có chỗ đứng trên thị trường Mỹ chính là bởi vì những sản phẩm thêu của Việt Nam hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công với độ tinh xảo và nét sáng tạo độc đáo riêng của mỗi sản phẩm. Tuy nhiên hàng thêu của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 2% thị phần trên thị trường này, trong khi đó hàng thêu của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ với khoảng trên 80% thị phần. Ở Việt Nam có trên 2.000 doanh nghiệp và cơ sở thuộc các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có khoảng trên 200 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty Artexport hiện nằm trong 5 doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung cũng như hàng thêu nói riêng sang thị trường Mỹ. Theo Ban xúc tiến thương mại của Công ty Artexport thì tính đến năm 2010 giá trị xuất khẩu hàng thêu của Công ty chiếm khoảng 10% trên tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Mỹ, tức là hàng thêu của Công ty Artexport hiện nay chiếm khoảng 0,02% thị phần Mỹ. Một tỷ lệ quá nhỏ trong khi Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu và sức tiêu thụ mặt hàng này rất lớn. Nhưng để có thị phần tuy còn nhỏ này thì Công ty Artexport trong thời gian qua đã rất nỗ lực phấn đấu vì năm 2005 thị phần của Công ty mới chỉ đạt khoảng 0,009%. Với những chiến lược phát triển đúng hướng và quyết tâm phấn đấu thì trong tương lai Công ty Artexport có thể thực hiện được chỉ tiêu tăng giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ đạt 3.500 nghìn USD và chiếm 0,035% thị phần Mỹ vào năm 2010. 2.2.5 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sự phát triển xuẩt khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ. Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport trong giai đoạn 2005-2010 có những bước phát triển. Danh mục hàng thêu của Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ liên tục tăng thêm qua các năm, mỗi năm tăng từ 2-3 chủng loại mặt hàng mới được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy trong năm 2010 Công ty không phát triển thêm được chủng loại mặt hàng mới nhưng tổng số lượng sản phẩm thêu xuất khẩu trong năm này lại tăng cao nhất, đạt trên 150 triệu sản phẩm các loại, tăng 7,34% so với năm 2009 và tăng 96% so với năm 2005. Số lượng khách hàng Mỹ nhập khẩu hàng thêu của Công ty trong giai đoạn này cũng tăng, nếu năm 2005 Công ty mới chỉ có 7 khách hàng, chủ yếu là các đơn vị giao gia công thì đến năm 2010 số khách hàng đã tăng lên con số 24. Trong đó, giá trị xuất khẩu của Công ty tập trung chủ yếu vào 11 khách hàng. Khu vực xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này cũng được mở rộng, từ 2 khu vực là bang San Fransico và New Jersy trong năm 2005, đến nay được mở rộng thêm 5 bang khác trên nước Mỹ như Chicago, Florida, Boston, Las Vegas và đặc biệt là New York. Mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu và khách hàng của Công ty tăng hàng năm nhưng doanh thu của Công ty qua các năm không ổn định. Lý do là vì các sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ có giá trị khác nhau, có những sản phẩm có giá trị cao lên tới 400 USD nhưng cũng có những sản phẩm giá trị chỉ 1,5 USD. Đặc biệt trong năm 2008 mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu không cao bằng năm 2010 nhưng doanh thu trong năm 2008 lại đạt cao nhất kể từ năm 2005-2010. Điều này có được là do trong năm 2008 các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao được Công ty xuất khẩu với số lượng tăng hơn so với các năm trước. Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ TT Tên chỉ tiêu Năm So sánh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 %/05 %/06 %/07 %/08 %/09 1 Danh mục sản phẩm xuất khẩu 10 12 14 17 19 19 120 116,67 121,43 111,76 100 2 Số lượng sản phẩm xuất khẩu (nghìn sp) 76.710 88.763 105.822 127.167 139.861 150.132 115,71 119,22 120,17 109,98 107,34 3 Số lượng khách hàng 7 9 12 17 21 24 128,57 133,33 141,67 123,53 114,29 4 Khu vực xuất khẩu 2 3 4 6 7 7 150 133,33 150 116,67 100 5 Thị phần (%) 0,009 0,02 6 Doanh thu xuất khẩu hàng thêu (triệu đồng) 29.664 28.757 34.723 56.512 46.904 53.665 96,94 120,75 162,75 83,00 114,41 7 Lợi nhuận xuất khẩu hàng thêu (triệu đồng) 467 412 459 784 804 1020 88,22 111,41 170,81 102,55 126,87 8 Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (%) 1,57 1,43 1,32 1,39 1,71 1,90 91,01 92,27 104,95 123,56 110,88 Nguồn: Công ty ARTEXPORT Tuy doanh thu xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ trong những năm qua không ổn định nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty lại có xu hướng tăng lên. Từ năm 2005-2007 lợi nhuận của Công ty có nhiều biến động do gặp phải những khó khăn từ môi trường trong nước và quốc tế đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhưng từ năm 2008-2010 lợi nhuận của Công ty liên tục tăng với tố độ tăng nhanh hơn giai đoạn trước và trong năm 2010 Công ty đã đạt mức lợi nhuận từ hoạt động này lên đến 1.020 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là gần 27,7%. Điều này có được là do Công ty có những thay đổi trong công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp nên Công ty đã tiết kiệm đáng kể chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhờ đó mà hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ của Công ty cũng được nâng cao. Thể hiện rõ nhất trong năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của hoạt động này đạt 1,9%. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hàng thêu của Công Artexport sang thị trường Mỹ. 2.3.1 Những ưu điểm Qua những phân tích trên cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT đã đạt được những thành tưu đáng kể. - Về chủng loại sản phẩm và giá trị sản phẩm thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng tăng: Công ty đã rất nỗ lực trong việc phát triển xuất khẩu những mặt hàng mới sang thị trường Mỹ trong nhưng năm qua, Công ty không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu những mặt hàng thêu tiêu dùng mà đã từng bước phát triển được những mặt hàng thêu lưu niệm mới. Bên cạnh đó Công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng về số lượng và giá trị xuất khẩu những mặt hàng cũ. Chính điều đó đã làm cho tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu của Công ty sang thị trường Mỹ liên tục tăng qua các năm. Như vậy, mặt hàng thêu xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, tăng về số lượng và nâng cao được giá trị xuất khẩu. - Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu mặt hàng thêu sang thị trường Mỹ so với tổng doanh thu xuất khẩu hàng thêu qua các năm luôn tăng. Mặt hàng thêu luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty trong những năm qua, hàng năm doanh thu từ việc xuất khẩu mặt hàng thêu luôn chiếm tỷ trọng trên 30% giá trị xuất khẩu của tổng số 12 mặt hàng xuất khẩu mà Công ty thực hiện trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010. Trong đó, doanh thu xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty luôn tăng và đạt ở mức cao từ 60% đến trên 80% tổng doanh thu xuất khẩu hàng thêu. Như vậy mặt hàng thêu xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong những năm qua. - Thị trường xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ ngày càng mở rộng: Việc xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng về số lượng khách hàng, khu vực xuất khẩu và về các hình thức xuất khẩu. Điều này chứng tỏ là Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của thị trường này và đang từng bước mở rộng và phát triển trên thị trường đầy tiềm năng này. Có được điều đó phải kể tới sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo Công ty trong việc đầu tư chi phí để thực hiện các bịên pháp, chiến lược tiếp thị quảng báo sản phẩm và xúc tiến bán hàng trên thị trường Mỹ, một thì trường được xem là có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức và khó khăn. 2.3.2 Những hạn chế. Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được từ hoạt động xuất khẩu và cụ thể là xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ trong những năm qua thì Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. - Doanh thu xuất khẩu hàng hoá nói chung và doanh thu xuất khẩu hàng thêu nói riêng mặc dù có tăng qua các năm song không ổn định và nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với doanh thu từ hàng nhập khẩu, điều này làm mất sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của Công ty. - Thị phần hàng thêu của Công ty tại thị trường Mỹ vẫn chiến tỷ lệ rất rất nhỏ mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng thêu lớn nhất của Công ty. Nguyên nhân là do Công ty mới bắt đầu chiến lược xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm thêu của Công ty tại thị trường Mỹ. - Cơ cấu mặt hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn chưa hợp lý, các mặt hàng thêu xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ chủ yếu vẫn tập trung vào nhòm hàng thêu tiêu dùng và Công ty mới chỉ phát triển được số lượng rất nhỏ về chủng loại hàng thêu thuộc nhóm hàng lưu niệm. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu hàng thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ còn tồn tại vấn đề là những mặt hàng có số lượng xuất khẩu lớn thì giá trị của mặt hàng đó lại nhỏ trong khi những mặt hàng có giá trị cao thì số lượng xuất khẩu lại ít. - Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ của Công ty Artexport chủ yếu vẫn dưới hình thức hoạt động gia công xuất khẩu (chiếm trên 80%) trong khi đó hình thức sản xuất xuất khẩu và hợp đồng mua bán vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chính vì vậy mà những khách hàng Công ty có thể xuất khẩu với số lượng lớn và có quan hệ làm ăn lâu dài lại là những Công ty thương mại giao gia công của Mỹ, còn những khách hàng mà Công ty xuất khẩu những mặt hàng chính thức mang thương hiệu của Công ty lại nhỏ và không ổn định. 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế. 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan - Công tác nghiên cứu thị trường tại hiện trường của Công ty Artexport còn bị hạn chế. Hầu hết hoạt động này được Công ty thực hiện qua sách báo, internet, qua các thông tin từ phòng thương mại Việt Nam, thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại, một phần nhỏ được thực hiện qua các hội chợ và đi khảo sát thực tế tại thị trường bởi chi phí để nghiên cứu tại thị trường Mỹ tương đối cao và nguồn tài chính của Công ty có hạn. Mặc dù Công ty rất quan tâm đến việc lựa chọn và tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Mỹ nhưng số hội chợ mà Công ty tham gia còn ít và nếu tham gia thì ban lãnh đạo Công ty không có kế hoạch đặt chỗ từ trước hoặc các quyết định tham gia muộn dẫn đến gian hàng của Công ty tại hầu hết các hội chợ mà Công ty tham gia thường không nằm ở những vị trí trung tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 168.doc
Tài liệu liên quan